Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều đường và đạm, đạm lại giàu các axit amin và đặc biệt, cực kỳ có lợi cho cơ thể của trẻ bởi khi bé bú bao nhiêu sẽ hấp thụ bấy nhiêu. Tuy nhiên, chính vì quá giàu đạm nên vi khuẩn dễ sinh sôi, nảy nở. Nhất là khi để quá lâu, sữa mẹ sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, bé bú phải sẽ gặp các rối loạn đường tiêu hóa. Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Mục lục
1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Theo khuyến cáo của các tổ chức uy tín như Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, WHO, UNICEF, khi ở môi trường bên ngoài thì thời gian bảo quản hoàn hảo của sữa mẹ sẽ được xác định cụ thể như sau:
- Giữ được 6 – 8 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C.
- Giữ được 3 – 5 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C và giữ được 3 tháng nếu để sữa mẹ ở ngăn đá của tủ lạnh.
- Giữ được 6 tháng với điều kiện lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt < -18 độ C.
Mặc dù theo khuyến cáo, sau khi vắt sữa, sữa mẹ sẽ để được ở bên ngoài trong khoảng thời gian như trên. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần kiểm tra kỹ về mùi vị, trạng thái của sữa trước khi cho bé uống. Điều này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho con. Nếu không, trẻ sẽ có nguy cơ uống phải sữa hỏng và dẫn đến bị tiêu chảy, viêm đường ruột.
2. Vì sao sữa mẹ dễ hỏng ở nhiệt độ thường? Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Sau khi đã biết sữa mẹ để ngoài được bao lâu thì nhiều người lại hoang mang không biết tại sao ở nhiệt độ thường, sữa mẹ dễ bị hỏng và có những cách nào để biết rằng, sữa mẹ đã bị hỏng?
2.1. Vì sao sữa mẹ dễ hỏng ở nhiệt độ thường?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ dễ bị hỏng ở nhiệt độ thường nhưng phần lớn chủ yếu là bởi:
2.1.1. Chứa các hợp chất dễ lên men
Ít ai biết rằng, có rất nhiều chất đạm và đường ở trong sữa mẹ.
- Đường là dạng đường đôi hoặc đường đơn. Dù có ưu điểm là giúp trẻ dễ hấp thu nhưng cực kỳ dễ lên men, nhanh bị ôi thiu, hư hỏng và để lâu ở bên ngoài, bé ăn phải, có thể bị tiêu chảy cấp.
- Chất đạm chứa nhiều axit amin nên mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể của trẻ. Tức là, bú bao nhiêu sẽ hấp thụ bấy nhiêu. Tuy nhiên, lại dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Do đó, sữa mẹ mà để quá lâu sẽ bị nhiều vi khuẩn xâm nhập và con bú vào thì hệ tiêu hóa có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
2.1.2. Bảo quản không đúng cách
Lý do sữa mẹ không để được quá lâu ở nhiệt độ thường là vì các bậc phụ huynh bảo quản sữa không đúng cách.
- Một số mẹ bỉm áp dụng cách rã đông sữa bằng phương pháp dựa vào nhiệt độ phòng. Cách này sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm sữa nhanh bị hỏng.
- Nhiều ông bố bà mẹ lại hay để sữa đã vắt ra tại cánh tủ lạnh – vị trí dễ bị rã đông vì nhiệt độ không quá lạnh, nhằm mục đích tiện lợi hơn. Thế nhưng, việc mở tủ lạnh nhiều lần sẽ làm cho sữa không được bảo quản ở nhiệt độ đúng tiêu chuẩn. Từ đó, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào, gây hư hỏng sữa.
- Sữa mẹ sau khi vắt ra, kể cả để ở trong tủ lạnh, tủ đông… một thời gian dài cũng đều làm cho hàm lượng dinh dưỡng bị giảm dần. Nhất là, để quá hạn, sữa mẹ sẽ bị hỏng và cho bé uống, sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
- Sữa mẹ để ngoài được bao lâu – điều này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ bảo quản. Tuy nhiên, nếu mẹ dồn chung sữa mới vắt và cũ lại với nhau, cũng làm cho sữa dễ bị hỏng hơn. Nguyên nhân là bởi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 loại sữa sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tình trạng bảo quản.
- Sữa mẹ còn dễ bị quá hạn và hư hỏng nhanh hơn nếu mẹ đổ sữa quá đầy trong túi hoặc bình. Theo các chuyên gia, sau khi vắt sữa xong, mẹ chỉ được đổ khoảng ¾ thể tích bình hoặc túi là vừa. Vì sữa là chất lỏng, đông lại sẽ giãn nở và khi đổ quá đầy, sữa dễ bị tràn ra, hư hỏng.
- Những món đồ, dụng cụ dùng để vắt sữa cho trẻ cần đảm bảo an toàn vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ. Mục đích là đề phòng sữa mẹ sẽ bị hỏng ngay từ khi mới vắt ra. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng vật dụng không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không đúng tiêu chuẩn.
2.2. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Bên cạnh việc nắm rõ kiến thức sữa mẹ để ngoài được bao lâu thì các bậc phụ huynh cũng cần biết những phương pháp nhận diện sữa mẹ bị hỏng như sau:
Bé có biểu hiện lạ hoặc không muốn bú sữa mẹ
Thực ra, em bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với mùi vị của sữa mẹ. Do đó, trường hợp trẻ quấy khóc khi bú hoặc không muốn bú thì có thể sữa mẹ đã bị hư hỏng. Mùi vị của sữa có vấn đề. Khi đó, mẹ nên kiểm tra lại chất lượng của sữa.
Bị nổi váng
Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ khá cao nên hay bị nổi váng. Nhất là, sau khi lắc đều bình sữa, lớp váng hòa tan vào sữa thì mẹ bỉm có thể cho bé uống bình thường. Ngược lại, sau khi đã hâm nóng sữa mà lớp váng ấy vẫn nổi lên trên bề mặt, không hòa tan cùng sữa thì tức là sữa đã bị quá hạn hoặc hư hỏng.
Có mùi và vị lạ
Thông thường, sữa mẹ sẽ có mùi hơi béo ngậy và vị nhạt nhạt. Trường hợp, các ông bố bà mẹ ngửi thấy mùi hôi hoặc nếm thử có vị chua tanh… thì chắc chắn sữa mẹ đã bị hỏng.
Sau khi rã đông, có mùi chua
Như đã nói, sữa mẹ nguyên chất sẽ có màu trắng ngà, vị nhạt nhạt và mùi thơm béo. Sau khi rã đông mà không còn mùi vị ấy, thay vào đó là mùi tanh, chua, không dễ chịu thì khả năng cao là sữa mẹ bị hỏng.
Bị quá hạn
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu – câu trả lời đã có rõ ràng ở phía trên. Vì vậy, vượt quá thời hạn bảo quản thì sữa mẹ sẽ bị biến chất. Lời khuyên là, trên túi, bình đựng sữa, mẹ bỉm nên ghi chú cẩn thận ngày giờ vắt sữa, để tránh cho bé uống phải sữa đã quá hạn.
3. 3 cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Trường hợp không có tủ lạnh, các bậc phụ huynh có thể bảo quản sữa mẹ theo 3 cách đơn giản như sau:
3.1. Cho trẻ bú chủ động
Dường như ai cũng biết, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, các chuyên gia y tế trên thế giới đều khuyến khích nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.
Đây cũng chính là cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất khi không có tủ lạnh. Trẻ sẽ được hưởng trọn vẹn dưỡng chất ngọt ngào, thơm ngon từ ngực mẹ. Từ đó, đảm bảo sức khỏe cho trẻ luôn luôn khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ- Tổng hợp những lợi ích tuyệt vời
3.2. Bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng
Sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên, nguyên chất, không có chất bảo quản. Vì thế, sẽ không để được trong thời gian quá dài ở nhiệt độ thường. Nếu không có tủ lạnh, các mẹ có thể sử dụng điều hòa căn chỉnh lại nhiệt độ phòng để bảo quản sữa mẹ. Cụ thể, cần đảm bảo:
- Thời hạn dùng tối đa là 6 tiếng đồng hồ nếu nhiệt độ phòng < 26 độ C.
- Sử dụng được sữa mẹ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ nếu nhiệt độ phòng > 26 độ C.
3.3. Đặt túi sữa vào thùng cách nhiệt cùng đá viên/ đá khô
Ngoài ra, một cách khác để giúp bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh mà không phải ai cũng biết, đó chính là đặt túi sữa, bình sữa vào thùng cách nhiệt, bên trong có đá viên hoặc đá khô. Nhưng nhớ, xếp đá xen kẽ với nhau để bảo quản hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ giữ chọn dưỡng chất
4. Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu chắc hẳn mọi người đều đã biết. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản sữa mẹ mà không có tủ lạnh thì các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như:
- Cần vắt, hút sữa mẹ đúng cách và để vào các món vật dụng sạch sẽ. Sau đó, đậy kín và để ở vị trí thoáng mát, khô thoáng.
- Tuyệt đối không được để ở nơi có nhiệt có cao hoặc ẩm thấp. Không được để ở khu vực có ánh nắng mặt trời, bức xạ hay nguồn nhiệt khác chiếu vào. Tốt nhất nên bảo quản sữa mẹ ở phòng có điều hòa nhiệt độ dưới 26 độ C.
- Chỉ nên bảo quản sữa mẹ tối đa trong vòng 8 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ phòng 35 độ C. Không để lâu hơn để tránh tình trạng sữa mất hết chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bởi đây chỉ là giải pháp tạm thời.
>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc bảo quản sữa mẹ đúng cách
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, quan trọng đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Mong rằng, với những thông tin hữu ích giải đáp về vấn đề sữa mẹ để ngoài được bao lâu mà bài viết trên đã chia sẻ thì sẽ giúp mẹ bỉm bảo quản được sữa tốt nhất, luôn đảm bảo an toàn cho con yêu.