Một trong những tình trạng mà nhiều sản phụ sau sinh thường phải đối mặt và không mong muốn xảy ra, đó chính là mất sữa đột ngột. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, dấu hiệu ra sao và cách gọi sữa về sau khi mất sữa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tường tận qua những thông tin sau.
Mục lục
- 1. Dấu hiệu mất sữa sau sinh
- 2. 11 nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa sau sinh
- 2.1. Mẹ bị trầm cảm, stress
- 2.2. Bé ít bú mẹ
- 2.3. Mẹ ít uống nước
- 2.4. Chế độ dinh dưỡng kém
- 2.5. Bé bú bình/bú sữa công thức sớm
- 2.6. Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
- 2.7. Nghỉ ngơi không hợp lý
- 2.8. Sử dụng thuốc điều trị bệnh
- 2.9. Ăn phải thực phẩm gây ít sữa
- 2.10. Mẹ sinh non, sinh mổ
- 2.11. Chưa có kinh nghiệm nuôi con
- 3. Hướng dẫn cách gọi sữa về hiệu quả sau khi bị mất sữa
- 4. Những lưu ý khi kích sữa cho mẹ ít sữa, mất sữa
1. Dấu hiệu mất sữa sau sinh
Đối với trường hợp mất sữa đột ngột sau sinh, đa số mẹ bỉm sẽ xuất hiện những dấu hiệu, như:
1.1. Ngực xẹp nhũn, không căng tức
Dường như ai cũng biết, bầu ngực là nơi chứa đựng sữa. Vì thế, nếu bầu ngực căng đầy, chứng tỏ mẹ sẽ luôn có nhiều sữa. Ngược lại, bầu ngực luôn trong trạng thái nhão, xẹp thì khả năng cao là mẹ có ít sữa, thậm chí bị mất sữa.
Nhất là những mẹ trước đây, bầu ngực luôn căng tròn mà bỗng nhiên bị xẹp, nhão thì nguy cơ mất sữa là cực kỳ lớn.
1.2. Mẹ không có sữa hoặc rất ít sữa
Trước đó vẫn đủ sữa cho con ăn nhưng tự nhiên ít sữa hoặc không có sữa, chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng mất sữa đột ngột. Thậm chí, kể cả khi vắt sữa hoặc nặn bằng tay cũng chỉ ra vài giọt, không đủ cho con ăn.
1.3. Tắc tia sữa
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là tắc tia sữa. Mẹ có thể bị sốt, đau tức ngực. Thậm chí, bầu ngực căng đầy mà sữa lại không chảy ra. Lý do là bởi, sữa vẫn được tạo ra nhưng ống dẫn sữa bị tắc, khiến sữa không thông. Để một thời gian dài, sẽ đông kết lại, gây mất sữa.
2. 11 nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa sau sinh
Cùng điểm qua 11 nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa sau sinh:
2.1. Mẹ bị trầm cảm, stress
Một trong những vấn đề ảnh hưởng khá nhiều đến cơ chế sản xuất sữa của mẹ bỉm, đó chính là tinh thần sau sinh. Cụ thể, tâm lý bất ổn, mẹ chịu tổn thương về tinh thần sẽ khiến cho khí huyết lưu thông kém, kinh mạch trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Vì vậy, nếu sản phụ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, tâm lý không ổn định, đặc biệt những người mẹ bị trầm cảm thì dễ gặp phải tình trạng mất sữa. Khả năng mất sữa sẽ càng cao nếu tâm trạng cứ lo lắng, stress, áp lực.
2.2. Bé ít bú mẹ
Bé ti mẹ trực tiếp sẽ tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Không những vậy, đây còn là phương pháp duy trì, hỗ trợ làm tăng sữa mẹ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn sữa của trẻ.
Trường hợp, bé lười hoặc không chịu ti trực tiếp sữa mẹ, cơ thể người mẹ sẽ ngầm hiểu rằng, con cần ít sữa nên sẽ tiết ra lượng sữa ít hơn. Một thời gian dài, bé không bú hoặc bú ít, sẽ dẫn đến tình trạng sữa bị giảm, rồi mất sữa.
Dựa vào nguyên lý này, cho bé bú cũng được coi là một cách gọi sữa về sau khi mất sữa được nhiều người áp dụng. Thế nên, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt nhé, nhất là những ngày đầu sau sinh.
2.3. Mẹ ít uống nước
Ít ai biết rằng, 80% sữa mẹ là nước. Do đó, uống ít nước cũng chính là nguyên nhân gây ít sữa hoặc mất sữa.
2.4. Chế độ dinh dưỡng kém
Cũng giống như nước, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết sữa, cũng như chất lượng sữa. Vì thế, sau sinh, mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
Trường hợp, sản phụ không được ăn uống đầy đủ, chế độ ăn nghèo nàn hoặc quá kiêng khem trong chuyện ăn uống… hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng sữa ít dần hoặc bị mất sữa đột ngột.
2.5. Bé bú bình/bú sữa công thức sớm
Có thể mẹ không biết, trường hợp bé uống sữa công thức, bú bình sớm sẽ khiến con bỏ ti mẹ. Bé lười hoặc không bú sữa mẹ sẽ khiến lượng sữa được sản xuất ít dần, rồi mất sữa.
Vì lẽ đó, nếu không phải bất đắc dĩ, mẹ nên cho con bú sữa trực tiếp. Vừa giúp duy trì sữa lại tăng tình cảm mẫu tử.
2.6. Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
Sau sinh, nếu mẹ mắc một số bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm tuyến vú, áp xe vú, nhiễm khuẩn núm vú, tắc tia sữa, phẫu thuật ngực sau sinh… thì cũng có khiến tuyến dẫn sữa bị tắc, gây nên tình trạng mất sữa.
Nếu muốn áp dụng cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả thì sản phụ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, để tránh nhiễm khuẩn và không mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
Ngoài những bệnh lý trên, nếu sản phụ bị rối loạn nội tiết, cũng có thể gây mất sữa, bởi nó ảnh hưởng đến Prolactin và Oxytocin – 2 loại hormone điều tiết quá trình sản xuất sữa bên trong ngực mẹ.
2.7. Nghỉ ngơi không hợp lý
Nghỉ ngơi được cho là khoảng thời gian tuyệt vời để giúp cơ thể người mẹ phục hồi và tái tạo nguồn năng lượng mới.
Vì thế, sinh nở xong mà mẹ không được nghỉ ngơi hoặc có ít thời gian nghỉ ngơi, sẽ làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, lượng sữa cho con bú cũng giảm hoặc mất đi.
2.8. Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Việc sử dụng thuốc sau quá trình sinh nở của sản phụ cũng cần đặc biệt chú ý. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé. Đặc biệt, nếu mẹ dùng thuốc kháng sinh, đặc trị bệnh thì tác dụng phụ của thuốc có thể làm ức chế quá trình tiết sữa, dẫn đến giảm sữa, mất sữa đột ngột.
2.9. Ăn phải thực phẩm gây ít sữa
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng kém, một số mẹ chưa có kinh nghiệm hoặc không tìm hiểu kỹ mà ăn phải những thực phẩm gây mất sữa như lá bạc hà, măng chua, rau bắp cải, lá lốt, khổ qua… cũng là nguyên nhân của tình trạng mất sữa.
Do đó, cách gọi sữa về sau khi mất sữa đơn giản nhất dành cho các mẹ bỉm là nên kiêng khem những thực phẩm này.
2.10. Mẹ sinh non, sinh mổ
Sản phụ sinh mổ hoặc sinh non cũng là nguyên nhân gây mất sữa. Bên cạnh đó, cũng không thể kể đến ảnh hưởng của thuốc mê, thuốc tê và cơn đau đẻ… Đây mới chính là nguyên nhân hàng đầu gây ức chế các hormone tạo sữa, tiết sữa.
2.11. Chưa có kinh nghiệm nuôi con
Đối với những người lần đầu làm mẹ, thường sẽ chưa có kinh nghiệm nuôi con như cách cho bé ngậm núm vú sao cho đúng, tần suất cho bé bú… Đó cũng là lý do khiến mẹ dần dần bị mất sữa.
3. Hướng dẫn cách gọi sữa về hiệu quả sau khi bị mất sữa
Nếu chưa biết cách gọi sữa về sau khi mất sữa như thế nào đảm bảo hiệu quả tốt nhất thì mẹ bỉm có thể tham khảo hướng dẫn như sau:
3.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng sau quá trình sinh nở. Điều này, không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp sản phụ dễ dàng hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn mệt nhọc mà còn giúp nguồn sữa dồi dào, chất lượng hơn.
Một số thực phẩm có tác dụng lợi sữa mà mẹ bỉm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như rau củ quả (đu đủ xanh, rau ngót, khoai lang…), thịt động vật (thịt lợn, thịt bò, trứng, cá…), trái cây (hồng xiêm, na, bưởi, vú sữa…).
3.2. Massage ngực trước cữ bú
Trước khi hút sữa hoặc cho con bú, mẹ nên massage bầu ngực một cách nhẹ nhàng. Cách chữa mất sữa này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao và nhiều mẹ bỉm đã thực hiện thành công.
Cụ thể, khi massage, mẹ nên sử dụng một tay nâng ngực, tay còn lại xoa nhẹ quanh bầu vú từ dưới lên trên theo chiều kim đồng hồ từ 20 – 30 lần.
3.3. Cho bé bú/hút sữa đúng cữ, đủ cữ
Bé bú gây kích thích lên cơ quan cảm giác. Khi đó, cơ thể mẹ nhận được tín hiệu sản xuất sữa. Vì vậy, mẹ cần cho bé ti sữa theo đúng các mốc thời gian hợp lý, đúng và đủ cữ.
Trường hợp bé con không chịu bú, bú ít hoặc bú sai khớp ngậm, sản phụ có thể dùng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động. Nhất là trong khoảng thời gian mới sinh, mẹ nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, cho bé bú và hút sữa 2 – 3 giờ/ lần.
3.4. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Để có được tinh thần vui vẻ, lạc quan, giúp sữa tiết ra nhiều hơn thì mẹ có thể áp dụng một số cách như:
- Cùng trò chuyện và nghe nhạc cùng con.
- Bế con ra ngoài đi bộ, đi dạo… thư giãn.
- Xem các chương trình hài hước, thú vị và hữu ích.
- Đọc những câu chuyện vui và hạnh phúc.
3.5. Chườm nóng ngực
Khi mẹ bỉm bị tắc tia sữa, việc chườm nóng ngực sẽ giúp làm tan khối sữa bị đông kết. Nhờ đó, sữa trong bầu ngực sẽ được lưu thông tốt hơn. Đồng thời, kích thích sữa mẹ về nhiều và đều đặn hơn.
Do đó, bên cạnh việc massage ngực, trước khi cho con bú hoặc hút sữa, mẹ có thể chườm nóng bằng cách sử dụng khăn xô thấm nước, rồi chườm quanh bầu ngực.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng cách làm khác như lấy củ hành nướng lên, bọc vào khăn rồi chườm quanh ngực. Hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh, lăn xung quanh núm ti.
Đây đều được đánh giá là cách gọi sữa về sau khi mất sữa theo mẹo dân gian, rất hiệu quả.
3.6. Kích sữa bằng máy hút sữa
Ngày nay, có rất nhiều người sử dụng máy hút sữa. Bởi hút sữa đúng cữ, giúp cơ thể luôn tiết sữa đều đặn, vừa đảm bảo đủ sữa cho con ăn lại không gây mất sữa.
>>> Xem thêm: 3 cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản, hiệu quả nhất cho mẹ
3.7. Kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa bằng mẹo dân gian
Mẹ bỉm cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian khác để “gọi” sữa về như sau:
Kích sữa bằng lá mít
Chuẩn bị 9 lá mít (nếu là bé gái) và 7 lá mít (nếu là bé trai). Rửa sạch, cho cùng 2 lít nước, đun sôi, đến khi còn khoảng 1,5 lít. Chia thành 2 phần: phần 1 dùng khăn sữa nhúng vào, vắt nước rồi lau đầu ti. Sau đó, lấy lược nhúng vào nước lá mít, trải đều lên bầu ngực. Còn phần 2, để sản phụ uống sau vài giờ.
Mẹo kích sữa từ búp dứa
Chuẩn bị 7 búp dứa non (nếu là bé trai) và 9 búp (nếu là con gái). Rửa thật sạch sẽ, cắt bỏ lá dứa màu xanh và chỉ giữ phần búp dứa màu trắng. Thái nhỏ như hạt lựu, bỏ vào nấu canh với sườn heo hoặc thịt nạc. Ninh thật nhừ, để cho mẹ bỉm ăn cả cái và nước, mỗi ngày 2 lần để sữa về nhiều hơn.
Chườm ngực bằng xôi nếp
Nấu chín xôi nếp, gói vào lớp khăn dày, chườm xung quanh bầu ngực. Vừa chườm vừa massage nhẹ nhàng, giúp kích thích sữa về nhiều hơn.
Men trộn rượu trắng
Mua men và rượu trắng về. Trộn lẫn 2 hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút. Men và rượu nóng giúp thông tia sữa, gọi sữa về nhanh. Đồng thời, giúp sữa thơm ngon hơn.
Nếu có thời gian, mẹ nên áp dụng mẹo này trong vòng 15 phút. Sau đó, lau lại bằng khăn ấm, sữa sẽ về rất nhanh.
Lá tía tô
Lấy một nắm tía tô cùng với ngọn cây dừa nước. Rửa thật sạch và nghiền nát. Bọc hỗn hợp trên trong chiếc khăn mỏng rồi đem chườm lên ngực.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 1 – 2 tiếng. Vài hôm sau sẽ thấy sữa về.
>>> Xem bài viết: Tổng hợp 10+ mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa sau sinh
3.8. Sử dụng sản phẩm lợi sữa
Bật mí: một cách gọi sữa về sau khi mất sữa được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng ngày nay, đó là sử dụng các sản phẩm lợi sữa như chè vằng, nước đỗ đen gạo lứt… Những thức uống này vừa dễ làm lại đảm bảo an toàn nên sản phụ có thể uống thay nước lọc hàng ngày.
Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều loại thuốc lợi sữa được bán trên thị trường. Mẹ nên tham khảo kỹ càng để lựa chọn được sản phẩm an toàn, hiệu quả.
4. Những lưu ý khi kích sữa cho mẹ ít sữa, mất sữa
Trong quá trình kích sữa cho mẹ bỉm sau sinh, các bạn cũng cần lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:
- Không nên áp dụng phương pháp kích sữa ngay sau khi sinh xong. Hãy tiến hành kích sữa khi bé đã ti mẹ đều đặn và các tuyến sữa đã được lưu thông.
- Uống nhiều nước, 80% sữa mẹ là nước. Vì thế, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước/ ngày, bao gồm cả sữa, nước canh, nước hoa quả…
- Áp dụng các cách gọi sữa về sau khi mất sữa đơn giản nhưng tốn khá nhiều thời gian. Mẹ bỉm cần kiên trì, chịu khó thực hiện.
- Tùy vào cơ địa của mỗi sản phụ, việc “gọi” sữa về sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, có thể đến sớm hoặc muộn hơn.
Chắc hẳn, đến đây các bạn đã biết cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả rồi đúng không? Chúc bạn sẽ “nạp” được thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị để biết cách chăm sóc bé yêu nhà mình tốt hơn.
>>> Xem thêm: 7+ Cách sữa an toàn, sữa đặc về nhanh