Việc bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ góp phần giúp lưu trữ sữa được lâu hơn và tránh vi khuẩn xâm nhập gây hỏng sữa. Vậy mẹ nên bảo quản và rã đông như thế nào cho đúng chuẩn? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Mục lục
- 1. Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
- 2. Nguyên tắc chuẩn bị trước khi vắt sữa
- 3. Nguyên tắc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
- 4. Mẹo trữ sữa mẹ được lâu mà vẫn giữ được nguyên chất
- 5. Cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn an toàn
- 6. Vệ sinh dụng cụ bơm và bình sữa cho trẻ
- 7. Sữa mẹ bảo quản được bao lâu
- Kết luận
1. Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
1.1. Đặc điểm sữa mẹ
Sữa mẹ có tới 90% là nước. Ở tuần đầu sau khi sinh, sữa mẹ luôn biến đổi công thức để phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn tăng trưởng và thường có đặc điểm sau:
- Sữa non: được tiết ra trong 2-4 ngày đầu sau khi sinh, sữa thường có màu vàng nhạt hoặc trong, đặc dính, rất giàu dinh dưỡng và các kháng thể, chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành.
- Sữa chuyển tiếp khoảng 5-14 ngày sau khi sinh, thành phần dinh dưỡng trong giai đoạn này gần giống với sữa trưởng thành và số lượng sữa cũng tăng lên.
- Sữa trưởng thành xuất hiện từ ngày thứ 14 trở đi, lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn.
Sữa mẹ có thể thay đổi trong một số trường hợp như:
- Sau những lần cho con bú:
-
- Sữa đầu bữa: tiết ra đầu bữa bú của trẻ, thường có màu xanh, số lượng nhiều cung cấp nhiều đạm, đường, nước và chất dinh dưỡng khác.
- Sữa cuối bữa: tiết ra cuối bữa của trẻ, thường có màu trắng do chứa nhiều chất béo hơn
- Thay đổi thời tiết: thời tiết nóng thì sữa mẹ tiết ra nhiều hơn
- Theo giới tính của trẻ: nếu là bé trai thì sữa mẹ có năng lượng hơn 25% so với bé gái
1.2. Thành phần sữa mẹ
Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ như: chất béo, đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, các vitamin và khoáng chất, men và hormone, casein, sắt, DHA,….
2. Nguyên tắc chuẩn bị trước khi vắt sữa
Trước khi vắt sữa mẹ nên đảm bảo các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất không bị nhiễm khuẩn và giúp mẹ dễ dàng vắt sữa hơn:
2.1. Rửa tay trước khi thực hiện các thao tác
Trước khi vắt sữa, mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước, nếu không có xà phòng và nước có thể dùng cồn chứa ít nhất 60% cồn. Mẹ nên dùng khăn mềm sạch lau qua bầu vú trước khi vắt.
2.2. Vệ sinh dụng cụ hút sữa
Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hay bằng máy hút bằng tay hoặc bằng điện. Nếu sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra bộ máy hút sữa và ống bơm đảm bảo độ sạch sẽ. Hãy vứt bỏ ngay và thay thế các ống hút bị mốc. Nếu sử dụng máy hút sữa bằng điện hãy lau sạch mặt đồng hồ, công tắc nguồn và mặt trên của máy bằng khăn lau khử trùng.
2.3. Chuẩn bị vật dụng đựng sữa
Mẹ chuẩn bị túi trữ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch có nắp đậy kín bằng thủy tinh hoặc nhựa để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Mẹ nên tránh các chai có ký hiệu số 7, biểu tượng này cho thấy hộp chứa có thể được làm bằng nhựa BPA. Đây là nhựa chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
2.4. Chuẩn bị nhãn dán
Sử dụng nhãn và mực không thấm nước, dán nhãn cho mỗi bình ghi ngày và giờ vắt sữa. Nếu tích sữa chung với người khác hãy thêm tên bé vào bên cạnh việc lấy sữa để tránh lấy nhầm sữa cho trẻ. Việc thêm nhãn vào các bịch sữa để tiện cho việc kiểm tra hạn sử dụng hạn chế dùng sữa hết hạn cho trẻ.
3. Nguyên tắc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
Trong một số trường hợp trẻ đẻ non tháng không bú được, mẹ quá nhiều sữa trẻ không bú kịp, mẹ phải đi làm,… để trẻ vẫn bú được sữa mẹ thì biện pháp tốt nhất là vắt sữa ra. Vậy câu hỏi đặt ra: sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu? Do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, không chất bảo quản. Nên để lâu ngoài không khí rất dễ bị biến chất và mất chất, khi trẻ uống vào có thể rối loạn đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, để sữa mẹ sau khi vắt vẫn còn thơm ngon, chất lượng tốt thì mẹ cần phải nắm rõ các cách bảo quản sữa mẹ mới vắt hoặc bơm như sau:
Không nên đổ đầy sữa vào bình vì sữa mẹ là chất lỏng khi đông lại sẽ giãn nở ra. Do đó, khi đổ đầy bình sữa hoặc túi đựng sữa khi cho bảo quản sữa rất dễ bị tràn ra dẫn tới sữa nhanh hỏng hơn.
Vì vậy, mỗi bình sữa chỉ nên chứa 60-120ml, với lượng vừa đủ cho 1 lần trẻ bú đồng thời cũng tránh được tình trạng lãng phí. Bên cạnh đó lưu trữ lượng sữa với lượng nhỏ sẽ giúp sữa nhanh đông lạnh hơn rút ngắn được thời gian rã đông sữa mẹ.
Sau khi vắt xong sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Với sữa để ở nhiệt độ phòng mức nhiệt khoảng 25 độ C chỉ để được tối đa là 6 giờ. Còn nhiệt độ cao hơn sữa chỉ được sử dụng tối đa 1 giờ. Do vậy, mẹ nên làm lạnh ngay sau khi vắt để sữa được bảo quản tốt hơn và đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong sữa không bị mất đi quá nhiều.
Bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa tủ lạnh sẽ không đảm bảo được độ lạnh. Một ngày chỉ cần mở ra và vào vài lần có thể gây hỏng sữa. Do đó, mẹ nên để sữa ở phía trong cùng của ngăn mát tủ lạnh và phía trên cùng của ngăn đá. Điều này sẽ giúp mẹ bảo quản được sữa đúng cách không lo bị hỏng.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Ở nhiệt độ phòng 25oC hoặc thấp hơn thì có thể giữ tốt nhất trong khoảng 4-6 giờ. Nếu sữa mẹ để trong phòng ấm hơn thì thời gian trữ và sử dụng tối ưu là 4 giờ.
Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng:
- Không được quá 25 độ C, phòng càng mát càng tốt
- Sau khi vắt sữa xong nên đóng nắp cẩn thận
- Đặt một chiếc khăn lạnh vào nắp hộp sữa để giữ lạnh sữa
- Giữ sữa tránh sức nóng, cửa sổ và ánh nắng trực tiếp.
- Không nên để sữa ở nhiệt độ cao trên 30 độ C vì đây là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển dẫn tới nhanh làm hỏng sữa.
Sử dụng túi làm lạnh hoặc đặt vào ngăn mát cách nhiệt với túi đá khô có thể bảo quản sữa mẹ tối đa được 1 ngày. Sau 24 giờ mẹ nên bảo quản lạnh hoặc đông lạnh để có thể bảo quản sữa được lâu hơn.
Để bảo quản sữa tốt trong tủ lạnh mẹ nên áp dụng lưu ý sau:
- Nên để trên cùng ngăn mát và sâu bên trong, không nên để gần cửa
- Sắp xếp theo thứ tự cũ nhất ở bên ngoài và mới nhất ở bên trong và nên đánh số thứ tự sử dụng cho trẻ.
- Nhiệt độ càng thấp sữa mẹ bảo quản càng lâu
- Không hòa chung với sữa mới vắt với sữa đã trữ đông cho trẻ bú
Tích trữ trong tủ đông là biện pháp để bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài có thể lên tới 1 năm. Khi sử dụng tủ trữ đông thì không nên để chung với các thực phẩm khác do có thể ảnh hưởng tới việc bảo quản sữa.
Sữa mẹ sau khi vắt xong nên để vào túi trữ sữa chuyên dụng hay bằng thủy tinh đã được trần nước sôi vô trùng. Và cần ghi chú ngày tháng để phân biệt sữa cũ hay mới, sữa bao giờ hết hạn dùng. Nên xếp sữa cũ lên trên để dùng trước và sữa mới để xuống dưới dùng sau.
» Xem thêm: [Áp dụng ngay] Mách mẹ 7 cách tăng IQ cho trẻ mỗi ngày
4. Mẹo trữ sữa mẹ được lâu mà vẫn giữ được nguyên chất
Để sữa mẹ vẫn giữ được sữa nguyên chất dinh dưỡng, mẹ có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
4.1. Luôn tiệt trùng dụng cụ hút sữa, trữ sữa
Vệ sinh là vấn đề hàng đầu trong việc bảo quản sữa mẹ. Vì dụng cụ nhiễm bẩn cũng là tác nhân khiến cho các vi khuẩn, vi sinh vật,… sinh sôi làm hỏng sữa mẹ dẫn tới không bảo quản được sữa
Nếu mẹ vắt sữa bằng tay thì nên rửa tay và vệ sinh đầu vú thật kỹ trước khi thực hiện các thao tác. Với máy hút sữa và các dụng cụ đựng sữa cần phải rửa sạch và trụng qua nước sôi để ráo nước trước khi dùng
4.2. Làm lạnh ngay sau khi vắt
Làm lạnh ngay sau khi vắt giúp sữa trữ được lâu hơn vì càng để ngoài lâu thì vi khuẩn càng phát triển nhanh. Điều này khiến cho chất lượng sữa bị giảm sút, không đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
4.3. Trữ đông đúng cách
Việc trữ đông đúng cách cũng là mẹo giúp mẹ bảo quản được nguyên các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp sữa không bị biến chất. Các mẹo trữ đông như sau:
- Trước khi trữ đông mẹ nên vệ sinh tay và vật dụng hút sữa cũng như trữ sữa
- Đổ sữa vào bình hoặc túi trữ sữa với lượng vừa đủ cho trẻ uống khoảng 60-120 ml
- Ghi nhãn và xếp theo nguyên tắc sữa nào vắt ra trước thì dùng trước, sữa nào vắt ra sau dùng sau.
- Trong quá trình bảo quản hạn chế mở tủ thường xuyên.
4.4. Lưu trữ sữa ở tủ lạnh riêng
Mẹ có thể sử dụng các tủ lạnh mini riêng để lưu trữ sữa cho trẻ được lâu dài hơn. Vì để cùng các thực phẩm có thể tăng lần mở tủ không đảm bảo được chính xác nhiệt độ bảo quản sữa khiến sữa nhanh hỏng hơn.
5. Cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn an toàn
- Luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước. Vì theo thời gian, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống.
- Một số cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn:
- Để sữa mẹ từ ngăn tủ đông xuống ngăn mát qua đêm. Sau khi sữa đã tan hoàn toàn, mẹ nên lắc nhẹ để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa hòa tan đều vào nhau. Sau đó mới đem ngâm với nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm khoảng 40 độ C đến khi sữa ấm rồi cho trẻ bú. Không được để nước ngâm sữa quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ
- Đối với sữa để trong ngăn mát, mẹ có thể đem ngâm luôn với nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm cho đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ sử dụng.
- Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Vì lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng, enzyme và kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Ngoài ra, rã đông bằng lò vi sóng sẽ tạo ra các điểm nóng lạnh không đều dẫn tới làm bỏng miệng của trẻ.
- Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sữa được rã đông hoàn toàn chứ không phải thời điểm bắt đầu được lấy ra từ tủ đông.
- Sau khi sữa mẹ được để ở nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa mẹ nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Không bao giờ làm đông lạnh lại sữa khi sữa đã được rã đông.
- Trong thời gian bảo quản sữa mẹ có thể tách lớp, do vậy nên lắc đều trước khi cho trẻ uống. Nếu trẻ không bú hết sữa phần còn lại có thể sử dụng trong 2 giờ tiếp theo, sau khoảng thời gian này nên bỏ sữa và không được cho trẻ bú.
6. Vệ sinh dụng cụ bơm và bình sữa cho trẻ
Sau khi vắt sữa xong, mẹ nên tiến hành bảo quản sữa sau đó vệ sinh các dụng cụ bơm và bình sữa cho trẻ đúng nhất để có thể sử dụng cho những lần sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây
- Bước 2: Tách tất cả các bộ phận thiết bị vắt sữa và đựng sữa như bình sữa, núm vú, nắp, vòng, van,…
- Bước 3: Rửa sạch có thể bằng nước ấm hay nước lạnh tùy ý
- Bước 4: Rửa sạch các vật dụng cho trẻ ăn bằng chậu nước nóng và thêm xà phòng
- Bước 5: Rửa sạch các vật dụng cho ăn lại lần nữa
- Bước 6: Để khô trong không khí
- Bước 7: Vệ sinh chậu rửa và cọ rửa bình sữa cho trẻ
Để loại bỏ thêm vi trùng mẹ nên vệ sinh các dụng cụ cho ăn ít nhất 1 lần/ ngày.
Mẹ có thể dùng thêm các biện pháp sau để đảm bảo vệ sinh hơn:
- Đun sôi: đặt các vật dụng tháo rời vào nồi nước và đun sôi khoảng 5 phút
- Hơi nước: Cho dụng cụ đã tháo rời vào lò vi sóng hoặc hệ thống hơi nước cắm điện và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng, làm khô và làm mát các dụng cụ.
Khi vệ sinh xong các dụng cụ nên để khô trong không khí hoàn toàn trước khi cất giữ để ngăn ngừa vi trùng và nấm mốc phát triển. Nên để các dụng cụ ở nơi sạch sẽ được bảo vệ như tủ bếp đóng kín chỉ đựng bát đĩa sạch.
7. Sữa mẹ bảo quản được bao lâu
Để trả lời cho câu hỏi: sữa mẹ để được bao lâu? thì tùy vào các cách bảo quản sữa mẹ có thể sử dụng từ vài giờ cho đến hàng tháng, cụ thể:
- Nếu vắt ra để ở nhiệt độ 25 độ C hoặc lạnh hơn ở nhiệt độ phòng có thể bảo quản được 4-6 giờ
- Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu: nếu để nhiệt độ từ 4 độ có thể bảo quản được 4 ngày.
- Sử dụng túi chườm mát có thể bảo quản tối đa 1 ngày.
- Trong ngăn đá tủ lạnh có thể giữ được 3 tháng.
- Trong tủ đông lạnh chuyên biệt nhỏ hơn -18 độ C dùng được trong vòng 6 tháng là tốt nhất, có thể chấp nhận được tối đa 12 tháng.
Kết luận
Việc bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn sẽ giữ được chất chất dinh dưỡng mà không lo bị biến chất. Nhưng việc cho trẻ bú trực tiếp sẽ tốt hơn vì làm tăng tình cảm gắn kết với con. Hy vọng các thông tin trên bổ ích cho người đọc.
» Xem thêm: 12+ Mẹo kích sữa an toàn cho mẹ, sữa đặc về nhanh
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo