Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày mấy lần là bình thường? Thông thường, số lần trẻ đi ngoài trong 1 ngày sẽ dựa vào từng giai đoạn phát triển của trẻ. Để biết được số lần trẻ đi ngoài bình thường hay bất thường, mẹ cần theo dõi trẻ đi ngoài ít hơn hay nhiều hơn so với ngày trước đó. Đồng thời, mẹ cũng cần phải theo dõi phân của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Sau đây, Imiale sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết để các mẹ có thể nhận biết được chính xác hơn.
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày mấy lần là bình thường?
Ở giai đoạn này, trẻ có rất nhiều biến đổi về hệ tiêu hóa. Trẻ càng lớn thì hệ tiêu hóa dần hoàn thiện nên số lần đi ngoài sẽ ít đi. Để nhận biết được trẻ đi ngoài bình thường hay bất thường, các mẹ có thể dựa vào số lần đi ngoài hoặc qua phân của trẻ.
1.1. Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần 1 ngày
Mỗi giai đoạn khác nhau, số lần đi ngoài của trẻ cũng khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, số lần trẻ đi ngoài theo độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh trong 6-12 giờ sau sinh: Trẻ thường đi ngoài phân su, phân su màu xanh đậm, không mùi duy trì trong khoảng 2-3 ngày. Phân su sẽ hết sau khi trẻ bú sữa mẹ. Sau đó số lần đi ngoài phụ thuộc vào lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ bú mỗi ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi: số lần đi ngoài bình thường trong 1 ngày được các bác sĩ chuyên khoa thống kê trong bảng sau:
Theo bảng trên có thể thấy, những trẻ uống sữa công thức đi ngoài ít lần hơn so với trẻ dùng sữa mẹ vì hệ tiêu hoá còn non nớt nên trẻ khó thể hấp thụ hết dinh dưỡng từ sữa công thức. Vì vậy, mẹ có thể dựa vào đó để xác định được con mình đang đi ngoài bình thường hay bất thường.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải theo dõi màu sắc và tính chất phân của con như thế nào để có các biện pháp xử lý phù hợp.
1.2. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân thế nào là bình thường?
Theo dõi phân của trẻ rất quan trọng, nó giúp cho mẹ nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần theo dõi màu sắc và tính chất phân của con theo các giai đoạn dưới đây:
Phân trẻ lúc mới chào đời (phân su)
Phân su được tạo thành từ nước ối, tế bào da, chất nhờn,… Đây là loại phân đầu tiên khi trẻ ra đời được 1 – 2 ngày, có màu đen hoặc xanh đen, kết dính và hầu như không có mùi hôi. Sau khi đi hết phân su, trẻ sẽ đi ngoài bình thường phụ thuộc vào nguồn sữa mà trẻ hấp thụ được.
Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn
Trẻ bú mẹ thường đi ngoài phân màu vàng hay hơi ngả sang xanh lá, kết cấu lỏng. Trong 1-2 tuần đầu, trẻ đi ngoài khoảng 4 – 5 lần/ngày. Sau đó, số lần đi ngoài của trẻ giảm dần chỉ có 1 – 2 lần/ngày.
Phân của trẻ uống sữa công thức
Với trẻ uống sữa công thức sẽ đi ngoài ít lần hơn trẻ uống sữa mẹ, phân sệt đặc hơn vì sữa mẹ trẻ hấp thu được gần hết, còn sữa công thức có nhiều thành phần không được tiêu hóa nên khi thải ra ngoài phân có màu đậm hơn, đặc hơn.
Phân của trẻ cũng sẽ có màu vàng nâu, nâu nhạt hoặc xanh nâu. Chất phân lỏng giống như bơ đậu phộng và mùi phân khá nặng so với trẻ sữa mẹ.
Phân của trẻ ăn dặm
Tuỳ theo loại thức ăn hấp thụ mà bé đi ngoài phân có màu sắc khác nhau. Nếu con được cho ăn phong phú các loại thức ăn thì phân cũng sẽ dày, đậm màu và nặng mùi hơn. Nhưng do hệ tiêu hoá của trẻ lúc này cũng chưa hoàn chỉnh cho nên có thể phân của trẻ sẽ còn dính thức ăn con đã nuốt. Tình trạng này sẽ dần cải thiện khi trẻ đã làm quen với chế độ ăn mới, mẹ đừng quá lo lắng nhé.
>>> Xem thêm: Màu phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?
1.3. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân thế nào là bất thường?
Phân của trẻ được cho là bất thường dựa vào các yếu tố sau:
1.3.1. Phân của trẻ sơ sinh có màu đỏ
Đối với trẻ mới ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, có thể không tiêu hóa hết thức ăn nên phân có màu đỏ. Nếu bé ăn cà rốt, cà chua,… thì phân có màu đỏ là bình thường.
Ngoài ra, phân màu đỏ cũng có thể là biểu hiện bất thường của một bệnh lý nào đó:
- Nếu phân màu đỏ, lỏng, sốt: Trẻ bị bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn. Thông thường, nếu phân có máu đi cùng với tiêu chảy phân lỏng và sốt, đó sẽ là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột bởi vi khuẩn shigella, salmonella hoặc campylobacter. Vì có vi khuẩn Streptococcus có thể lây nhiễm vào các mô quanh hậu môn, làm viêm và nứt rách ở trực tràng dẫn đến đi ngoài có lẫn máu. Hầu hết trẻ nhiễm khuẩn đường ruột cần được nhập viện để điều trị phác đồ kháng sinh. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm.
- Phân màu đỏ thành sợi máu: Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, cơ thể của trẻ nhận nhầm các protein có trong sữa là các thành phần lạ, có hại nên cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể (IgE) để tiêu diệt những chất lạ đó tạo ra tình trạng dị ứng, nổi mày đay, nôn mửa, tình trạng nặng kéo dài trẻ đau bụng nhiều hơn, phân thành sợi có lẫn máu. Trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thực hiện xét nghiệm, biết chính xác trẻ dị ứng tác nhân nào để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Phân màu dính máu, cục cứng: Trẻ bị táo bón, phân khô, cứng khiến bé phải rặn nhiều lần dẫn đến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, nứt nẻ, gây xuất huyết ra máu tươi bám bên ngoài phân hoặc trên giấy vệ sinh. Mỗi lần đại tiện bé gặp rất nhiều đau đớn, thậm chí khóc thét. Táo bón có dính máu trong phân chứng tỏ đã khá nặng. Lúc này, mẹ cần thay đổi chế độ ăn của bé, cho bé uống nhiều nước, với trẻ ăn dặm cho trẻ ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu. Nếu tình trạng không cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ.
>>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu là do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục
1.3.2. Phân của trẻ sơ sinh có màu trắng hoặc xám
Chức năng gan và mật yếu
Bình thường, phân sẽ có màu nâu là do dịch mật liên kết với thức ăn. Dịch mật có màu xanh sẽ được gan bài tiết vào ruột non giúp tiêu hoá và hấp thu chất béo cũng như một số vitamin hòa tan trong chất béo (A, D, E, K). Sau đó dưới tác dụng của vi khuẩn trong ruột già thì dịch mật sẽ chuyển dần thành màu vàng nâu trong phân. Do đó, khi mật thiếu hoặc tắc thì trẻ đi ngoài phân màu trắng hay nhạt màu.
Trẻ uống nhiều sữa
Đối với trẻ uống sữa công thức là do cặn sữa vẫn còn tích tụ lại hoặc con không thích ứng với một số chất nên khi đào thải ra ngoài phân sẽ có màu trắng xám. Nếu trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường thì không có gì nghiêm trọng.
Nếu thấy biểu hiện bất thường mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
1.3.3. Phân của trẻ sơ sinh có màu xanh, đen
Nếu mẹ cho con bổ sung sắt thì phân của bé sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang xanh đen nhưng điều này là rất bình thường.
Nếu khi mẹ không cho con uống sắt mà phân của bé lại có màu đen thì mới cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc có thể trong thành phần sữa công thức có sắt nên trẻ đi ngoài có phân màu xanh, đen.
>>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân màu xanh đen – Nguyên nhân có thể mẹ chưa biết
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều hơn bình thường
Trẻ đi ngoài nhiều lần có thể do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nước và trẻ có biểu hiện mất nước như môi khô, tay chân lạnh, cha mẹ cần bù nước và điện giải cho trẻ kịp thời bằng dung dịch Oresol.
2.1. Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể do vấn đề sinh lý, bệnh lý hoặc các nguyên nhân khác như:
Nguyên nhân sinh lý
Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần hơn so với ngày trước nhưng màu sắc và tính chất phân vẫn bình thường, trẻ vẫn chơi đùa vui vẻ, vẫn ăn uống ngủ nghỉ bình thường thì bố mẹ cũng không nên lo quá. Có thể do trẻ được bố mẹ cho uống sữa nhiều cữ hơn trong ngày hoặc trẻ ăn vặt nhiều dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước đó.
Do trẻ mọc răng
Ngoài ra, trẻ trong thời kỳ mọc răng cũng bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do trẻ thấy khó chịu nên đã đưa tay vào miệng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào miệng và theo xuống đường tiêu hóa gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nếu trẻ bị nhiễm một số loại vi khuẩn như: Salmonella, E.coli, Campylobacter, Shigella hoặc Yersinia từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sẽ cạnh tranh áp đảo vi khuẩn có sẵn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Lúc này, trẻ có biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, phân có dịch, phân lẫn máu hoặc trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Tiêu chảy cấp
Thông thường, bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ có thể xảy ra bởi vi rút Rota. Loại vi rút này lây nhiễm vào cơ thể do việc tiếp xúc với bề mặt có vi rút hay trong phân của người bị bệnh. Khi trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, một số vi rút Rota xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc đường ruột và đưa đến những triệu chứng của tiêu chảy cấp tính, bao gồm: Sốt cao, buồn nôn, nôn trớ, đau bụng và đi ngoài liên tục trong ngày.
Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa
Trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ thông thường bao gồm 2 nhóm vi khuẩn chính, là lợi khuẩn (chiếm 85%) và hại khuẩn (chiếm 15%). Trong trường hợp trẻ ăn những thức ăn lạ sẽ tạo cơ hội cho những vi khuẩn có hại áp đảo lợi khuẩn thì trẻ sẽ mắc phải tình trạng rối loạn đường tiêu hoá như đầy hơi, đi phân lỏng hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Trẻ không dung nạp lactose: Khi ruột non không tạo ra đủ dịch enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Lúc này, trẻ bú mẹ hay uống sữa công thức chứa lactose, đường lactose không được tiêu hóa sẽ xuống đại tràng, được vi khuẩn tại đây lên men sinh khí và acid, gây ra các triệu chứng bất dung nạp lactose điển hình như tiêu chảy, phân lỏng, chua, có thể có bọt…
Nguyên nhân khác:
- Do chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý: Với những trẻ bú mẹ, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày là do chế độ ăn của mẹ không hợp lý. Cũng có thể trẻ ăn các thực phẩm lạ không đảm bảo vệ sinh dẫn đến hệ tiêu hóa không dung nạp được và phản ứng lại bằng cách đi ngoài nhiều lần.
- Trẻ dị ứng với sữa công thức: Do mẹ thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức, trẻ dị ứng với một số thành phần có trong sữa.
- Trẻ sử dụng kháng sinh: Do trẻ đang dùng kháng sinh để điều trị một căn bệnh nào đó dẫn đến loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ đi ngoài. Kháng sinh diệt hại khuẩn, đồng thời diệt cả lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh vốn có, gây ra các rối loạn tiêu hóa.
2.2. Giải pháp cho trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
Để khắc phục các nguyên nhân nêu ở trên, mẹ cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:
Bổ sung nước hoặc dung dịch oresol theo đúng chỉ dẫn
Cũng có thể bổ sung cho bé bằng nước đun sôi để nguội như nước dừa, nước cam,… Trẻ em chỉ nên dùng nước đun sôi hoặc nước tinh khiết và tránh những loại thức uống có gas gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy ở trẻ. Bổ sung dung dịch oresol theo đúng chỉ dẫn cho trẻ uống để bù nước và điện giải.
Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
- Đối với trẻ bú mẹ, mẹ hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng hay các đồ ăn lạ gây dị ứng ảnh hưởng đến nguồn sữa trẻ bú.
- Mẹ cần theo dõi trẻ, khi xác định được em bé nhà mình đang bị dị ứng sữa. Các mẹ nên chuyển sang dùng những sản phẩm sữa công thức cho trẻ dị ứng đạm sữa bò. Chẳng hạn như sữa đã được xử lý protein hay sữa bột công thức có amino axit. Sản phẩm sữa này sẽ không làm khởi phát những triệu chứng dị ứng như sản phẩm sữa công thức thông thường.
- Đối với trường hợp bất dung nạp lactose, bố mẹ cần cho các bé dùng những loại sữa không có hoặc rất ít lactose: Similac Isomil IQ 1, Sữa Enfamil A+ Lactofree Care,… Hoặc bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng qua các con đường khác.
- Đối với những trẻ ăn dặm, trước tiên mẹ cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo thịt nấu nhuyễn, rau xanh, bí đỏ,… để trẻ dễ hấp thu tốt nhất.
- Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ sẽ làm bệnh trầm trọng thêm.
- Ngoài ra, mẹ cần xây dựng chế độ ăn cho bé hợp lý, ăn đúng giờ, đúng bữa với thực đơn cân bằng các dưỡng chất từ: tinh bột, chất xơ, đạm, béo, canxi,…phù hợp với độ tuổi của bé.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa: Trường hợp trẻ vẫn đi ngoài nhiều, cơ thể mệt mỏi mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để khám càng sớm càng tốt.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn: Mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh thật sạch cho trẻ trong ăn uống. Nên dùng tay sát trùng cho con sau mỗi lần đi vệ sinh và rửa tay sạch trước khi ăn. Tuyệt đối không nên để trẻ mút tay hay đưa đồ chơi ngậm vào miệng.
Sử dụng men vi sinh cho bé: Bên cạnh đó, khi các bé gặp vấn đề với đường ruột, các mẹ nên sử dụng men vi sinh cho bé nhằm giúp bé có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh làm giảm những triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy,… giúp trẻ ngủ ngon hơn. Men vi sinh là một sản phẩm rất được ưa thích vì các công dụng tuyệt vời mà sản phẩm đem lại cho người sử dụng.
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường
Thực tế trẻ đi ngoài ít hơn so với mọi ngày chưa có gì là nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng bất thường như: đầy hơi, đau bụng, quấy khóc, nôn,… thì mẹ cần phải chú ý.
3.1. Nguyên nhân trẻ đi ngoài ít hơn bình thường
Không phải trẻ sơ sinh nào đi ngoài ít hơn so với mọi ngày cũng do sữa công thức. Một số nguyên nhân liên quan đến vấn đề bệnh lý cũng có thể khiến trẻ đi ngoài ít hơn nên mẹ cần đặc biệt chú ý.
- Do giãn ruột sinh lý: Nếu trẻ đi ngoài ít hơn ( thể tích ruột tăng) nhưng màu sắc và tính chất phân không thay đổi, phân vẫn mềm và trẻ chơi ngoan không quấy khóc, mẹ không nên lo lắng vì có thể đây là giai đoạn giãn ruột sinh lý của trẻ hoàn toàn bình thường. >>> Xem thêm: Giai đoạn trẻ giãn ruột sinh lý, mẹ cần lưu ý
- Do chế độ ăn không hợp lý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ uống sữa mẹ là chính, vì vậy chế độ ăn của mẹ không hợp lý sẽ dẫn truyền qua sữa gây nên táo bón cho con. Chẳng hạn như, mẹ ăn những đồ thô cứng, đồ cay nóng, uống không đủ nước, trẻ biếng bú, bú không đủ dẫn đến hệ tiêu hóa khó hấp thu, không thể đào thải phân ra ngoài dẫn đến táo bón. Với những trẻ trên 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm mà mẹ không bổ sung thêm nước cho con cũng gây nên tình trạng phân khô, cứng khó đi ngoài.
- Đại tràng phình to: Bệnh phình đại tràng là hiện tượng mà khi đó đại tràng bị giãn ra làm giảm nhu động. Khi đó, ruột có thêm thời gian tái hấp thu nước nên trẻ sẽ đi ít hơn, phân sẽ khô hơn.
- Bệnh lồng ruột: Bệnh lồng ruột là tình trạng các đoạn ruột lồng vào nhau gây tắc ruột, khiến việc đào thải phân gặp khó khăn. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Bệnh táo bón: Bé đi ngoài rất khó, có khi 3 – 5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Khi đi ngoài phân thường lớn, cứng làm bé đi ngoài vô cùng khó, mệt và hay quấy khóc. Bụng sưng to, chướng hơi và đau bụng, phân có lẫn máu hoặc nếu nứt hậu môn, trẻ sẽ đi ngoài ra máu tươi. Nếu tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi nhiều hơn 2 lần, bạn nên cho bé đi kiểm tra.
3.2. Giải pháp cho trẻ đi ngoài ít hơn bình thường
Cho bé uống nhiều nước và bú nhiều cữ hơn
Cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều cữ hơn có tác dụng hỗ trợ quá trình làm mềm phân, trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Những trẻ trên 6 tháng, khi đã ăn dặm, mẹ nên cho bé uống nước 100 – 200ml mỗi ngày hoặc nhiều hơn khi bé uống sữa công thức.
Thay đổi sữa công thức cho bé
Nếu trẻ đi ngoài ít hơn so với ngày thường là do sữa công thức mẹ nên thay đổi loại sữa cho bé có thương hiệu uy tín tránh hàng giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt nhất mẹ nên cho con uống thử trước một ít sữa xem phản ứng của con như thế nào rồi mới tăng dần lượng sữa.
Massage bụng cho bé
Mẹ đặt 3 ngón tay phía bên trái rốn rồi massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 – 3 phút giúp nhuận tràng và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, trẻ sẽ dễ chịu và dễ đi ngoài hơn.
Bổ sung chất xơ
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn cho trẻ như: Rau khoai lang, cải xanh, súp lơ, cam, bưởi, chuối,… Thông thường, chất xơ ở ruột già là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước giúp làm mềm phân và dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Thụt hậu môn
Mẹ có thể dùng mật ong để thụt hậu môn cho trẻ giúp làm mềm phân và có độ an toàn cao. Hoặc, mẹ có thể dùng dung dịch thụt hậu môn do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn.
Cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa
Trường hợp, mẹ áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả hoặc trẻ có biểu hiện lạ, khác thường phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để xử trí kịp thời.
Sử dụng men vi sinh cho trẻ
Men vi sinh là một loại chế phẩm sinh học có chứa những vi khuẩn có lợi hoặc nấm men sống tự nhiên trong cơ thể. Men vi sinh được tạo nên từ những vi khuẩn có lợi sẽ góp phần duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh đường tiêu hoá. Từ đó, hỗ trợ phục hồi chức năng tự nhiên của hệ tiêu hoá giúp gia tăng tần suất thải phân và cải thiện tình trạng táo bón một cách đáng kể.
4. Giải pháp phục hồi hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho bé
Trẻ đi ngoài ít hay nhiều lần hơn bình thường là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh chỉ khi hệ vi sinh được cân bằng. Hệ vi sinh này được hình thành từ khi trẻ mới chào đời và dần hoàn thiện đến khi trẻ chạm mốc 1000 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, hệ vi sinh này dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, dẫn đến mất cân bằng, gây ra rối loạn tiêu hóa.
Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn là giải pháp phục hồi hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột cho bé. Tuy nhiên, có rất nhiều lợi khuẩn, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng, gắn đích tại đại tràng và có dạng bào chế đặc biệt để đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích và cho hiệu quả nhanh nhất.
Lợi khuẩn sống Imiale là sản phẩm phân phối độc quyền tại Việt Nam lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12. Đặc biệt, với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale đảm bảo bổ sung chủng lợi khuẩn sống được bảo vệ. Imiale cho hiệu quả nhanh – trực tiếp gắn đích tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa.
Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
- Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
- Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý
Imiale – Lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch
Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu phát triển của đội ngũ chuyên gia hàng đầu Đan Mạch. Imiale, sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu thế giới cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí dành cho 1 lợi khuẩn lý tưởng theo tổ chức y tế thế giới:
Ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn sống Imiale
- Phân lập tới chủng: Bifidobacterium BB-12
- Sống, bền vững, gắn đích tại đại tràng: Sống trên 80% khi qua môi trường dịch vị dạ dày, dịch mật
- Lợi khuẩn Bifidobacterium nhiều bằng chứng lâm sàng nhất: 307 nghiên cứu khoa học
- An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: bởi FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu)
- Được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ sơ sinh: Không sinh D – lactact, phòng viêm ruột hoại tử
- Dạng bào chế nhỏ giọt: thuận tiện, dễ dùng cho trẻ nhỏ
Imiale được các bác sĩ tại bệnh viện Nhi trung ương, Sản nhi, Thu Cúc, Hồng Ngọc tin dùng.
Mong rằng với những chia sẻ trên của Imiale, mẹ đã có thể biết được vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày mấy lần là bình thường rồi đúng không nào? Hi vọng qua bài viết, ba mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc nhận biết đâu là trẻ đi ngoài bình thường hay bất thường để cho con có một sức khỏe tốt và an toàn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.