Bất dung nạp lactose là tình trạng các tế bào niêm mạc ruột không tiết đủ lượng enzyme lactase để phân cắt đường lactose có trong sữa nguyên chất (sữa mẹ, sữa bò…). Khi gặp tình trạng này, trẻ nhỏ bú mẹ hoặc dùng sữa công thức có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, mùi chua, nhiều lần trong ngày. Cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ bất dung nạp lactose. Bài viết dưới đây trình bày chi tiết 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bất dung nạp Lactose mà mẹ cần biết.
Mục lục
- 1. Tổng quan: Bất dung nạp lactose – Hội chứng không dung nạp lactose
- 2. Nguyên tắc 1: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose bú mẹ hoàn toàn
- 3. Nguyên tắc 2: Dành cho trẻ bất dung nạp Lactose dùng sữa công thức
- 4. Nguyên tắc 3: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose đang ăn dặm
- 5. Nguyên tắc 4: Bổ sung men vi sinh cho trẻ không dung nạp lactose
1. Tổng quan: Bất dung nạp lactose – Hội chứng không dung nạp lactose
1.1. Bất dung nạp Lactose là gì?
Lactose là 1 loại đường tạo vị ngọt, có trong sữa mẹ và sữa động vật có vú như sữa bò, sữa dê,… Lactose là đường đôi (dissacharide) kết hợp bởi 2 loại đường đơn là glucose và galactose. Ngoài ra, lactose còn có trong các loại bánh kẹo, đồ uống tạo vị sữa hấp dẫn cho trẻ nhỏ.
Để tiêu hóa được đường lactose, niêm mạc đường tiêu hóa cần sản xuất 1 loại men đặc hiệu – enzyme lactase . Lactase được ví như một chiếc kéo sinh học, có vai trò phân cắt lactose thành 2 loại đường đơn: glucose và galactose. Hai loại đường đơn này có kích thước đủ nhỏ để cơ thế hấp thụ và đi vào tuần hoàn chung của cơ thể.
Một số trẻ đường tiêu hóa không có khả năng tiết enzyme lactase hoặc tiết rất ít men, không thể hấp thụ hoàn toàn lượng lactose có trong mẹ hay từ sữa công thức thông thường. Theo đó, lactose không được tiêu hóa tại ruột non, tiếp tục đi xuống ruột già và được vi khuẩn tại đây lên men gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đi ngoài phân chua, có bọt, nhầy… Đó là tình trạng trẻ bất dung nạp Lactose.
Bất dung nạp Lactose cũng có thể gặp ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Đó là do tuổi càng cao, khả năng tiết enzyme lactase của niêm mạc tiêu hóa càng giảm. Lượng enzyme tiết ra không đủ tiêu hóa đường lactose trong thực phẩm nạp vào cơ thể, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tương tự.
1.2. Phân loại bất dung nạp lactose
Trẻ không dung nạp lactose có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc nhưng cũng có thể sau một rối loạn tiêu hóa. Sau rối loạn tiêu hóa, niêm mạc ruột tổn thương, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn đến giảm khả năng tiết enzyme lactase. Các rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến bất dung nạp lactose là: viêm ruột, nhiễm Rotavirus, dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, loạn khuẩn ruột kéo dài, tiêu chảy cấp,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân, bất dung nạp Lactose được chia thành 3 loại:
- Không dung nạp lactose bẩm sinh: Do gen, di truyền, trẻ sinh ra đã không có khả năng tiết enzyme lactase, gây bất dung nạp lactose trong sữa mẹ. Lúc này, các triệu chứng bất dung nạp lactose sẽ xuất hiện ngay từ 1-2 tuần tuổi và trẻ có thể sống chung với tình trạng này.
- Không dung nạp lactose nguyên phát: Do tuổi tác (75% trường hợp BDN lactose). Khi tuổi cao, khả năng tiết enzyme lactase của cơ thể giảm, nguy cơ bất dung nạp lactose càng cao.
- Không dung nạp lactose thứ phát: là bất dung nạp lactose xảy ra sau đợt viêm ruột (nhiễm trùng tiêu hóa), tổn thương niêm mạc tiêu hóa, sau 1 đợt dùng kháng sinh,… Trong trường hợp này, tình trạng bất dung nạp Lactose của trẻ có thể cải thiện hoàn toàn nếu mẹ có biện pháp xử trí sớm và kịp thời. Ngoài ra, trong trường hợp thức ăn xuống dạ dày quá nhanh, dạ dày trẻ chưa kịp tiết enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose cũng gây ra triệu chứng bất dung nạp. Tình trạng này thường gặp ở trẻ bú mẹ do sữa đầu của mẹ chứa nhiều lactose, ít chất béo. Nếu không vắt bỏ sữa đầu, trẻ dễ vừa bú mẹ vừa són phân, đi ngoài ngay sau khi bú.
>> Xem thêm: Bất dung nạp lactose, hiểu đúng để phục hồi hiệu quả
1.3. Biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose
Trẻ bất dung nạp lactose thường xuất hiện các triệu chứng sau khi uống sữa công thức, bú sữa mẹ hay dùng các thực phẩm chứa đường lactose. Lúc này, đường lactose không được tiêu hóa sẽ vận chuyển xuống đại tràng, được vi khuẩn tại đây lên men gây ra các triệu chứng:
- Tiêu chảy: Đường lactose làm tăng áp suất thẩm thấu, kéo nước vào lòng ruột. Vì vậy, trẻ đi ngoài liên tục, đi ngoài ngay sau khi ăn, có khi són phân, vừa bú vừa đi ngoài.
- Phân lỏng, mùi chua đặc trưng, có nhầy, bọt: Tại khu vực đại tràng, lactose được vi khuẩn lên men tạo mùi phân chua đặc trưng. Vi khuẩn lên men sinh acid, khí thải ra ngoài theo phân cũng là nguyên nhân khién phân chua, có nhầy bọt.
- Bụng đầy chướng: Lactose không được tiêu hóa khiến bụng thường xuyên đầy chướng, sôi bụng, trẻ hay vặn vẹo người khó chịu, quấy khóc.
- Hăm đỏ hậu môn: Phân chua, pH thấp, trẻ đi ngoài nhiều lần dễ dẫn đến hăm đỏ quanh khu vực hậu môn. Lâu ngày, vùng hăm tã có thể trợt loét, rỉ máu gây đau đớn cho trẻ.
1.4. Xét nghiệm bất dung nạp lactose
Để chấn đoán trẻ xác định trẻ bất dung nạp Lactose, trẻ có thể được chỉ định một số xét nghiệm chuyên biệt:
- Đo nồng độ hydro trong hơi thở: Lactose không được tiêu hóa sẽ lên men và sinh khí hydro. Do đó, dựa vào nồng độ hydro trong hơi thở có thể xác định trẻ bất dung nạp hay không.
- Xét nghiệm phân – pH phân: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra pH phân (độ chua của phân). Ở trẻ bất dung nạp Lactose, acid lactic làm pH phân thay đổi.
- Test dung nạp lactose: Thông thường, lactose được phân cắt thành đường glucose, nên sau khi ăn thực phẩm chứa lactose, nồng độ glucose trong máu trẻ tăng. Nếu sau dung nạp lactose, nồng độ glucose máu không đổi tức là trả không dung nạp lactose.
1.5. Phân biệt trẻ bất dung nạp Lactose và trẻ dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ nhận nhầm protein trong sữa bò là thành phần có hại, gây ra các phản ứng dị ứng sau khi trẻ uống sữa bò. Các triệu chứng điển hình là: Tiêu chảy, nổi ban da, mề đay, đôi khi khò khè, khó thở. Trường hợp nặng nhất, trẻ dị ứng có thể bị sốc phản vệ, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Trẻ bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò đều có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa công thức nên dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lầm trong cách chăm sóc và điều trị cho trẻ, dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ cần nhận biết chính xác hai bệnh lý này:
- Trẻ bất dung nạp Lactose không xuất hiện các triệu chứng trên da và hô hấp: Nổi ban da và khò khè là các triệu chứng dị ứng điển hình, là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập. Các triệu chứng này sẽ không xuất hiện ở trẻ bất dung nạp Lactose.
- Tính chất phân khác nhau: Trẻ bất dung nạp Lactose đi phân nhầy, chua, có bọt. Trong khi đó, trẻ dị ứng đạm sữa bò đi phân lỏng, nhưng thường có máu trong phân (sợi máu, là do đường tiêu hóa bị tổn thương), thường không có mùi chua đặc trưng.
- Bất dung nạp Lactose có thể gặp ở cả trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức: Lactose có trong cả sữa mẹ và sữa công thức. Do đó, trẻ bất dung nạp lactose xuất hiện triệu chứng cả khi bú mẹ và cả khi dùng sữa công thức. Ngược lại, trẻ dị ứng đạm sữa bò xuất hiện triệu chứng khi uống sữa công thức (sữa có chứa thành phần đạm sữa bò), mà không gặp tình trạng này khi bú mẹ.
Chi tiết, mẹ tham khảo tại:
Trẻ bất dung nạp Lactose sẽ phục hồi khi niêm mạc tiêu hóa của trẻ được phục hồi và có khả năng tiết enzyme lactase đủ để tiêu hóa đường lactose trẻ dung nạp được. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được mà trẻ không phải “sống chung với bệnh” nếu mẹ có biện pháp xử trí phù hợp.
Để trẻ bất dung nạp Lactose nhanh phục hồi, trước hết mẹ cần loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn của trẻ đến khi niêm mạc tiêu hóa của trẻ phục hồi. Chi tiết sẽ được trình bày qua 4 nguyên tắc dưới đây:
2. Nguyên tắc 1: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose bú mẹ hoàn toàn
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn bất dung nạp lactose thứ phát, nhiều mẹ có thể lầm tưởng vấn đề là do bé không dung nạp được sữa mẹ nên dừng cho bú mẹ. Điều này có thực sự cần thiết không?
2.1. Tiếp tục cho trẻ bất dung nạp Lactose bú mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời trẻ nhận miễn dịch tự nhiên từ sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Do đó, không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa mẹ khi trẻ có triệu chứng bất dung nạp Lactose. Thay vào đó, mẹ nên:
- Vắt bỏ sữa đầu: Sữa đầu là sữa chứa nhiều lactose và ít chất béo. Trong khi chất béo làm tăng thời gian lưu thức ăn tại dạ dày, tạo điều kiện cho niêm mạc tiết enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Vì vậy, vắt bỏ sữa đầu rồi mới cho trẻ bú giúp làm giảm lactose trong sữa, tăng chất béo, tăng thời gian để tiết enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Nhờ đó, các triệu chứng bất dung nạp của trẻ sẽ được cải thiện mà mẹ không cần cắt bỏ sữa cho bé.
- Cho trẻ bú hết một bên mới chuyển sang bên còn lại: Nếu mẹ liên tục chuyển bên cho trẻ khi trẻ bú, lượng sữa đầu ở mỗi bên sẽ nhiều hơn. Vì vậy, lượng đường lactose trẻ bú tăng lên và làm nặng thêm tình trạng quá tải dung nạp lactose. Vì vậy, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu và cho trẻ bú hết một bên. Khi bên này hết, bạn mới chuyển sang bên còn lại, và nhớ vắt sữa đầu bên này nhé.
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bất dung nạp của con. Trong giai đoạn này, mẹ hạn chế ăn đồ ngọt (bánh kẹo, sữa hay các loại hoa quả nhiều đường). Ngoài ra, mẹ cũng hạn chế ăn thực phẩm như hải sản, đồ tanh,.. Những thực phẩm này khi qua sữa mẹ dễ gây dị ứng, làm tổn thương niêm mạc vốn đang tổn thương của trẻ và làm các triệu chứng nặng hơn.
>> Mẹ tham khảo: Trẻ bị bất dung nạp Lactose, mẹ kiêng gì, ăn gì?
2.2. Cân nhắc chuyển sang sữa free lactose dành cho trẻ bất dung nạp
Khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, sau 3-4 ngày mà các triệu chứng của trẻ không cải thiện, mẹ cân nhắc chuyển sang sữa free lactose cho trẻ. Sữa free lactose là sữa đã được loại bỏ thành phần lactose, giúp trẻ dễ dung nạp hơn và cải thiện các triệu chứng.
Lưu ý:
- Trong thời gian dùng sữa, mẹ vẫn duy trì vắt sữa để tránh tắc sữa, mất sữa. Sau khi trẻ đi ngoài ổn định, mẹ quay trở lại chế độ bú mẹ hoàn toàn cho con.
- Sữa free lactose ban đầu có thể khó uống, khiến trẻ quấy khóc không chịu uống. Lúc này, mẹ nên kiên trì với bé.
3. Nguyên tắc 2: Dành cho trẻ bất dung nạp Lactose dùng sữa công thức
Với trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa công thức, mẹ nên chuyển sang sữa free lactose cho trẻ.
3.1. Đổi sữa phù hợp cho trẻ bất dung nạp Lactose
Để cải thiện các triệu chứng do bất dung nạp Lactose, mẹ có thể đổi cho trẻ sang 2 loại sữa:
- Sữa được bổ sung thêm men lactase: Trong sữa này chứa thành phần enzyme lactose giúp phân cắt đường lactose thành các đường đơn mà không cần cơ thể tiết lactase để tiêu hóa.
- Sữa free lactose không chứa đường lactose: Loại sữa này được loại bỏ thành phần lactose nhờ công nghệ siêu lọc. Vì vậy, sữa này thường có vị nhạt, vị hơi lợ (đối với một số trẻ quen sữa thường dễ xảy ra tình trạng khó uống). Sữa có thể được thay thế bằng 1 loại đường khác như: Glucose, Succrose, siro bột bắp, …
Để nhận biết hai loại sữa này, mẹ có thể tham khảo thành phần sữa trước khi chọn mua. Tuy nhiên, trên thị trường ít dòng sữa bổ sung men lactase, hoặc có enzyme lactase bán rời nhưng giá thành đắt hơn. Do đó, sữa free lactoses được nhiều mẹ lựa chọn hơn.
3.2. Dùng sữa free lactose lâu có gây thiếu chất cho trẻ bất dung nạp lactose?
Sữa free lactose có đầy đủ các thành phần của 1 sản phẩm sữa thông thường như đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và các khoáng chất thiết yếu,… Qua đây, trẻ bổ sung sữa free lactose vẫn đảm bảo nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường.
Ngoài ra, sữa free lactose không chứa đường lactose mà thay vào đó bằng đường đơn, cấu trúc phân tử nhỏ, dễ hấp thụ như glucose, succrose,… Qua đó trẻ không cần bài tiết enzym lactase vẫn có khả năng hấp thụ những loại đường này.
Chính vì tất cả những lý do trên, trẻ dùng sữa không lactose lâu dài không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung cho bé để ổn định hệ tiêu hóa.
>>> Xem thêm: Mách mẹ 7 loại sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay
3.3. Khi nào trẻ bất dung nạp lactose có thể trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường
Trẻ có thể quay trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường khi các tổn thương tiêu hóa được phục hồi, cơ thể đủ bài tiết lactase để có thể hấp thu đủ lượng lactose cung cấp trong sữa. Và để tổn thương tiêu hóa phục hồi, cần có một lộ trình bổ sung men vi sinh và duy trì chế độ dinh dưỡng free lactose tốt, thời gian đủ lớn (Có thể 1-2 tháng)
Bên cạnh đó, khi chuyển về sữa thường, mẹ cần bổ sung theo lộ trình với nguyên tắc từ ít đến nhiều để cơ thể trẻ có khả năng thích nghi tăng dần theo lượng lactose trong sữa cung cấp. Cụ thể:
- Tăng thêm 1 cữ sữa chứa lactose, giảm 1 cữ sữa free lactose.
- Nếu trẻ đi ngoài ổn định: Tiếp tục giảm sữa free lactose, thay bằng sữa chứa lactose thông thường.
- Nếu vẫn còn triệu chứng bất dung nạp: Tiếp tục duy trì sữa free lactose cho trẻ đến khi trẻ đi ngoài ổn định.
4. Nguyên tắc 3: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose đang ăn dặm
Với trẻ bất dung nạp lactose đang trong chế độ ăn dặm, hoặc chế độ ăn thông thường như người lớn, trẻ cần có một chế độ ăn đặc biệt: Loại bỏ lactose và các thực phẩm chứa lactose khỏi chế độ ăn
4.1. Trẻ bất dung nạp lactose kiêng ăn gì?
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose: Trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê đều có đường lactose. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác có nguyên liệu là sữa bò bé cũng nên tránh như bơ, phô mai, sữa chua, kem.
- Thực phẩm nhiều đường: Một số loại hoa quả cũng có thể chứa nhiều đường như xoài, nho, dưa hấu… mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hệ tiêu hóa của trẻ có thể chưa hoàn thiện và đang bị tổn thương nên dễ dị ứng với các thực phẩm lạ, chứa protein điển hình là hải sản (tôm, cua, …)
- Các thức ăn chế biến sẵn: Một số thức ăn được chế biến sẵn có đường lactose trong thành phần. Các mẹ cần kiểm tra thành phần trước khi cho con sử dụng. Điển hình như bánh kẹo ngọt, bánh có nước sốt kem, phô mai.
4.2. Trẻ bất dung nạp Lactose nên ăn gì?
Thay vào đó, trẻ bất dung nạp lactose nên ăn các thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả như cam, táo, nho, dứa,…Rau bắp cải, bông cải xanh, bí ngòi, cà rốt, cà chua,…
- Thực phẩm giàu protein “lành”: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, cá ngừ, cá thu…
- Chất béo lành mạnh: Dầu lạc, dầu olive, dầu mè, các loại hạt như hạt óc chó, hạt macca,…
- Thực phẩm giàu Canxi: Với những trẻ lớn hơn, trẻ đã có thể ăn được những loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng, mẹ có thể giảm lượng sữa mà trẻ uống. Đồng thời nên bổ sung thêm canxi cho con. Vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khi giảm lượng sữa thì có nguy cơ trẻ bị thiếu canxi. Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: cá hồi, cá mòi, bông cải xanh…
Mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho trẻ vì trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều có nguy cơ mất nước.
4.3. Bổ sung kẽm cho trẻ mắc hội chứng không dung nạp lactose
Trẻ bất dung nạp lactose có thời gian tiêu chảy kéo dài, và có các tổn thương niêm mạc tiêu hóa cần hồi phục. Bổ sung kẽm chính là giải pháp giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể và giảm các phản ứng viêm trong đường tiêu hóa.
Vì vậy, mẹ tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung kẽm cho trẻ. Dưới đây là liều bổ sung kẽm cho trẻ:
5. Nguyên tắc 4: Bổ sung men vi sinh cho trẻ không dung nạp lactose
Men vi sinh (lợi khuẩn) là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với 1 liều lượng đầy đủ sẽ đem đến hiệu quả có lợi cho sức khỏe con người. Các hiệu quả có lợi này cần được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
4.1. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose (Không dung nạp lactose) nên bổ sung men vi sinh?
Trẻ bất dung nạp lactose với triệu chứng tiêu chảy kéo dài dẫn tới hậu quả hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nghiêm trọng. Mất cân bằng hệ vi sinh được đặc trưng bởi:
- Giảm số lượng vi khuẩn có lợi, tăng số lượng vi khuẩn có hại
- Trẻ đầy chướng bụng vì vi khuẩn có hại lên men lactose sinh hơi
- Vi khuẩn có hại bài tiết nhiều chất độc kích thích tiêu hóa: trẻ hay vặn mình, co người vì cảm giác khó chịu trong đường ruột
- Trẻ khó chịu, quấy khóc
4.2. Vai trò của men vi sinh đối với trẻ bất dung nạp lactose:
Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tốt cho trẻ bất dung nạp lactose nhờ các cơ chế:
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
- Lợi khuẩn hỗ trợ kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa
- Điều tiết lượng nước trong phân, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại. Cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
- Các lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.
Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 cho trẻ bất dung nạp Lactose
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy công dụng.
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Phản hồi khách hàng sử dụng Imiale cho trẻ bất dung nạp Lactose
Imiale được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn và phản hồi tốt khi sử dụng cho trẻ bất dung nạp Lactose.
“Bé nhà mình bị bất dung nạp lactose trộm vía dùng hợp lắm ạ”.
“Bác sĩ kê cho bé nhà mình bị bất dung nạp lactose, uống thấy cải thiện rõ rệt, không còn tiêu chảy nhiều như trước nữa. Các mẹ có con bất dung nạp lactose nên mua nhé!!!”
Một khách hàng trung thành của Imiale – chị có nick facebook Tuan Chuvan chia sẻ “lmiale là một sản phẩm đạt chất lượng cao , bé nhà em dùng hiệu quả rõ rệt sau 2 ngày sử dụng,trước khi chưa dùng sản phẩm bé đi phân lỏng ngày đi 7-8 lần và nay dùng sản phẩm ngày chỉ đi 1-2 lần là nhiều .lmiale đạt chất lượng 5 sao ,các mẹ có con bị bất dung nạp lactose nên cho con dùng càng sớm càng tốt. Và đây là ý kiến của mình một mẹ có con bị bất dung nạp lactose và đã dùng sản phẩm”
Mẹ có thể xem thêm phản hồi tại
Xem thêm:
Chia sẻ của khách hàng khi sử dụng Imiale cho trẻ bất dung nạp Lactose
Cải thiện tình trạng trẻ bất dung nạp lactose là một quá trình đầy gian khó và vất vả. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp cha mẹ hiểu thêm các vấn đề như lactose là gì, thế nào là sữa free lactose và cách chăm sóc trẻ bị bất dung nạp lactose như thế nào. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482.