Tiêu chảy nhiễm khuẩn là tình trạng phổ biến ở trẻ khi hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Biểu hiện tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể chỉ xảy ra một vài ngày hoặc kéo dài. Trẻ bị tiêu chảy cần được điều trị kịp thời, bù nước, điện giải, xử trí triệu chứng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé và có biện pháp phục hồi hệ tiêu hóa sau đợt nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây chia sẻ Hướng dẫn điều trị Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em chuẩn Bộ Y tế, mẹ tham khảo để xử lý đúng cách nhé!
Mục lục
I. Thế nào là tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn là tình trạng đường ruột của trẻ bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng đột ngột, đau quặn bụng. Khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, trẻ thường đi ngoài nhiều lần (hơn 3 lần) trong vòng 24 giờ.
Đối với trẻ bị tiêu chảy cấp thời gian trẻ tiêu chảy thường ngắn và kết thúc trong trong vòng 2 tuần.
Sau 2 tuần, tình trạng tiêu chảy của trẻ chưa dứt, được phân nhóm tiêu chảy kéo dài. Điều này có thể dẫn đến các rối loạn dinh dưỡng ở trẻ. Trẻ tiêu chảy kéo dài có thể mất nước vừa hoặc nặng.
Với trẻ tiêu chảy do nhiễm khuẩn cần có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng tiêu chảy của trẻ.
II. Tiêu chảy nhiễm khuẩn do đâu?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ có thể do nhiều yếu tố nguy cơ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ.
- Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khiến các loại vi khuẩn dễ tấn công làm cho trẻ bị tiêu chảy
- Thiếu hụt lợi khuẩn, loạn khuẩn đường ruột
- Trẻ tiếp xúc với môi trường, các đồ vật bên ngoài có chứa các loại vi khuẩn có hại làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy
- Ăn phải thức ăn có độc, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số tác nhân gây bệnh chính ở trẻ: Campylobacter Jejuni, Salmonella, trực khuẩn lỵ Shigella, Yersinia Enterocolitica, vi khuẩn đường ruột E.Coli, Clostridium difficile, vi khuẩn tả Vibrio Cholerae.
Ngoài ra, Rotavirus và Norovirus là hai virus hay gặp nhất gây tiêu chảy cho trẻ.
Các vi sinh vật này khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ phá hủy tế bào hoặc bám dính trên niêm mạc ruột, tiết ra độc tố gây tiêu chảy. Trên thực tế, cơ chế gây tiêu chảy khá phức tạp chúng có thể kết hợp với nhau gây ra tiêu chảy ở trẻ.
III.Nguyên tắc điều trị cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
1. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp
- Đánh giá mức độ mất nước của trẻ, bù nước và điện giải kịp thời
- Xử lý kịp thời các triệu chứng, biến chứng
- Điều trị đặc hiệu nếu có chỉ định
- Phòng ngừa lây lan ra cộng đồng
1. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kéo dài nặng
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, rối loạn toan kiềm cho trẻ kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm
- Điều trị nhiễm trùng
- Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ
- Điều trị theo nguyên nhân
IV. Phác đồ điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
1.1 Phác đồ điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp ở trẻ
Ở mỗi cấp độ tiêu chảy khác nhau sẽ có hướng điều trị cụ thể cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp 1
Phác đồ A: Trẻ có mất nước nhẹ và trung bình
Đối với trường hợp này, trẻ được bù dịch Oresol trong 4 giờ đầu sau đó được đánh giá lại mức độ mất nước. Đặc biệt với trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục cho bú mẹ trong giai đoạn này. Cho trẻ ăn sớm – chế độ ăn bình thường khi bù nước đủ. Phòng ngừa mất nước bằng bù dịch duy trì với Oresol 10ml/kg sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Ở trình trạng này tránh dùng thuốc làm giảm nhu động ruột.
Phác đồ B: Chỉ định nhập viện
Đối với trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn mất nước trên 5% được chỉ định nhập viện. Không thể áp dụng bù bằng đường uống do trẻ mất nước nhiều, bù bằng đường uống không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhập cấp cứu nếu bệnh nhân không ổn định: rối loạn thị giác, sốc. Một số chỉ định khác: có bệnh đi kèm chưa rõ hoặc nghi ngờ có bệnh ngoại khoa, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng, trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
Phác đồ C: Xử trí cấp cứu tình trạng huyết động học không ổn định
Áp dụng những trường hợp sốc do mất nước ( kể cả mất nước nhược trương hay đẳng trương). Bolus dịch đẳng trương 20ml/kg trong 30 phút đầu. Xem xét việc truyền máu và huyết tương nếu không đáp ứng sau 2 lần bolus dịch đẳng trương hoặc có mất máu cấp. Với trường hợp co giật do hạ Natri/máu truyền 10 – 12ml/kg NaCl 3% trong 60 phút. Xử trí đối với trường hợp hạ đường huyết, suy thận, nhiễm toan chuyển hóa.
Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp 2
Phác đồ A: Bù dịch và điện giải
Bù bằng đường tĩnh mạch được chỉ định: khi bệnh nhân mất nước nặng, có các biến chứng, bệnh nhân có mất nước kèm bụng chứớng, nôn ói liên tục, hoặc tốc độ thải phân cao (>10ml/kg/giờ) hoặc >10 lần. Điều trị khi thất bại bù nước bằng đường uống. Không dùng KCl khi trẻ chưa đi tiểu. Khi trẻ có thể uống được thì cho uống Oresol 10ml/kg/giờ
Bù bằng đường uống được chỉ định: khi không mất nước hoặc mất nước nhưng không có chỉ định truyền dịch. Cho trẻ uống bằng ly, muỗng. Nếu trẻ ói khi uống, cho uống chậm 5-10ml / 5-10 phút và tăng dần lượng dịch. Dùng dung dịch bù nước oresol với thể tích 10ml/kg sau mỗi lần trẻ đi tiêu lỏng
Phác đồ B: Dùng kháng sinh
Chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn khi phân có máu, hoặc nghi ngờ tả. Trẻ có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân hay có nhiễm trùng ngoài ruột khác. Với trẻ nhiễm shigella dùng ciprofloxacin 30mg/kg/ngày, chia 2 lần. Trẻ nhiễm salmonella non-typhoid thường tự giới hạn, không cần kháng sinh. Nhiễm giardia lamblia, cryptosporidium chỉ định dùng metronidazol 15- 20mg/kg/ngày, chia 2 lần.
Phác đồ C: Điều trị hỗ trợ
Khuyến khích trẻ bú mẹ thường xuyên. Vẫn cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và tiếp tục uống sữa. Cho trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục 2 tuần sau khi ngưng tiêu chảy.
>>Xem thêm: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên làm gì
1.2 Phác đồ điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ
Xử trí ban đầu:
Đánh giá mức độ và bù nước theo phác đồ B hoặc C. Cho bù dịch bằng oresol, một số trẻ không hấp thu được glucose trong oresol làm tăng tiêu chảy do đó cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng với oresol. Với trường hợp mất nước B kèm ói nhiều, uống kém hoặc tốc độ thải phân cao (>10ml/kg/giờ) cần bù nước bằng đường tĩnh mạch. Dịch được lựa chọn là lactate ringer, natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% in half saline, tốc độ truyền 40-75ml/kg/4giờ. Điều chỉnh các rối loạn điện giải, kiềm toan nếu có.
Điều trị đặc hiệu cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài
Điều trị nhiễm trùng: Không điều trị kháng sinh thường quy trong tiêu chảy kéo dài. Phát hiện và điều trị nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa.
Soi phân có máu thì điều trị kháng sinh uống nhạy với shigella: bactrim, negram, fluoroquinolone (trẻ 2 tháng -5 tuổi). Với trẻ < 2 tháng: ceftriaxone 100mg/kg/ngày trong 5 ngày.
Soi phân có E. Histolytica dạng dưỡng bào trong hồng cầu: metronidazole 7,5mg/kg x 3 lần/ngày trong 5 ngày và phân có cyst hoặc dưỡng bào của giardia lamblia: metronidazole 5mg/kg x 3 lần/ngày trong 5 ngày.
Điều trị campylobacter: erythromycin 30- 50mg/kg/ngày trong 5 -10ngày.
Chế độ dinh dưỡng: rất quan trọng với mọi trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
Với trẻ < 4 tháng: cho bú mẹ liên tục, thường xuyên, kéo dài. Nếu không có sữa mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa thủy phân.
Còn trẻ > 4 tháng: khuyến khích tiếp tục bú mẹ. Chế độ ăn đặc biệt giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và lượng thức ăn > 110 kcal/kg/ngày. Nếu trẻ không ăn đủ (cung cấp ít hơn 80% nhu cầu năng lượng) cần nuôi ăn qua sonde dạ dày.
Cần thiết cung cấp vitamin và khoáng chất: bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày trong 2 tuần: folate, vitamin a, đồng, kẽm, sắt, magie.
Xem thêm:
Tham khảo: Sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale – bổ sung 1 tỷ Bifidobacterium cho trẻ mỗi ngày
Hội chẩn dinh dưỡng: suy dinh dưỡng nặng, thất bại trong nuôi ăn (sau 7 ngày điều trị: tiêu chảy > 10 lần/ngày, xuất hiện lại dấu hiệu mất nước, không tăng cân) hoặc có chỉ định nuôi ăn qua sonde
Theo dõi mỗi ngày: cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy, tính chất phân. Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu, biến chứng: nhiễm trùng rối loạn nước – điện giải, kiềm toan, bụng ngoại khoa
Tóm lại: Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ cần được phát hiện kịp thời tìm ra nguyên nhân, bổ sung nước – điện giải. Tùy tình trạng tiêu chảy của trẻ mà có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị kịp thời tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hệ vi sinh của trẻ sau khi bị tiêu chảy nhiễm trùng bị mất cân bằng nên được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng.
> XEM THÊM: TIÊU CHẢY Ở TRẺ – 4 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ & NHÓM KHÔNG KHUYẾN CÁO
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em – Cục quản lý Khám chữa bệnh, BYT, chi tiết tại đây