Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng còn phụ thuộc vào các triệu chứng mắc kèm của trẻ. Do đó, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của con để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mẹ có giải pháp xử trí phù hợp hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất, tránh tình trạng mất máu kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Mục lục
- 1. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
- 2. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột
- 3. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do dị ứng thực phẩm
- 4. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do táo bón
- 5. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nguyên nhân khác
- 6. Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy
- 7. Phục hồi và phòng ngừa trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy với lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12
1. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể có 2 trường hợp như sau:
- Trẻ đi ngoài ra phân có màu giống máu mà mẹ có thể bị nhầm lẫn: Nếu phân có dính màu đỏ tươi: có thể do thuốc kháng sinh, thực phẩm có màu đỏ như củ dền, dưa hấu,… Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài mà sẽ hết nếu mẹ ngừng cho trẻ ăn thực phẩm có màu đỏ.
- Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu bất thường báo hiệu có tổn thương trong đường tiêu hóa. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây những biến chứng khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Mẹ cần quan sát tính chất phân của trẻ thấy những đặc điểm sau đây thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
Phân lẫn máu đỏ tươi có thể do chảy máu đường tiêu hóa dưới ở đại tràng, hậu môn.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, máu lẫn nhầy mủ có thể do bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như kiết lỵ, dị ứng đạm sữa bò
- Trẻ đi ngoài phân cứng, dính ít máu tươi kèm dịch nhầy, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, có thể do trẻ bị táo bón lâu ngày nên khi rặn khiến nứt hậu môn gây chảy máu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ đi ngoài ra máu nhiều lẫn nhầy trong thời gian dài, không cầm được máu, kèm theo triệu chứng trẻ mệt mỏi, quấy khóc, da nhợt nhạt, sốt,… Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy dù do bất kì nguyên nhân nào cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
>>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?
2. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy kèm theo các biểu hiện sốt, đi ngoài liên tục thì có thể trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột.
2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng một số loại vi khuẩn (E.coli, Salmonella) xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:
- Bé ăn thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh
- Với trẻ dùng sữa ngoài, có thể do vệ sinh bình sữa chưa sạch khiến mầm bệnh dễ lây lan
- Bé đưa đồ chơi, đồ dùng vào miệng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể
- Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm khuẩn hơn người lớn
2.2. Biểu hiện trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
Mẹ nhận biết trẻ nhiễm khuẩn đường ruột khi trẻ có các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần, có nhầy, máu trong phân.
- Sốt: Sốt là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập, và điển hình cho tình trạng nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy, kèm theo sốt khả năng cao trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Nôn, buồn nôn
- Đau đầu
- Trẻ bỏ ăn, sụt cân, quấy khóc
2.3. Cần làm gì khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
Hầu hết trẻ nhiễm khuẩn đường ruột có chảy máu cần đến viện để được điều trị theo phác đồ kháng sinh của bác sĩ. Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất.
Sau nhiễm khuẩn đường ruột, niêm mạc tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Vì vậy, để niêm mạc tiêu hóa phục hồi, không tái đi tái lại, mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý:
Xây dựng chế độ ăn khoa học:
- Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, lỏng, ít gia vị như cháo trắng, súp,..
- Chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bởi trong sữa chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bé, cung cấp nước và tăng sức đề kháng cho con.
- Nếu trẻ đang ăn dặm: mẹ nên nấu các thực phẩm như khoai tây, thịt lợn, thịt gà, rau củ giàu chất xơ…tránh cho trẻ ăn đồ tanh, đồ chiên rán,….
Bổ sung kẽm cho trẻ: giúp giảm số lần đại tiện, giảm lượng nước trong phân, niêm mạc ruột được hồi phục nhanh chóng. Do vậy, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé ngay khi bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy. Liều dùng kẽm của trẻ:
- Bé < 6 tháng tuổi: dùng 10mg/ngày, trong 10 – 14 ngày
- Bé > 6 tháng tuổi: dùng 20mg/ngày, trong 10 – 14 ngày
Bổ sung men vi sinh:
Nhiễm khuẩn đường ruột do sự xâm nhập của vi khuẩn, kí sinh trùng có hại vào đường tiêu hóa tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột. Do đó, mẹ cần bổ sung men vi sinh giúp:
- Cung cấp lợi khuẩn, thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Phục hồi niêm mạc ruột sau nhiễm khuẩn
- Tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc ruột, tăng thải độc tố
- Tăng sinh kháng thể, tạo hàng rào đề kháng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Lưu ý: Không được tự ý cho trẻ uống thuốc, cần đưa trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Chi tiết được trình bày tại: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tái lại
3. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do dị ứng thực phẩm
Trẻ đi ngoài phân nhầy, lúc có máu lúc không có, hoặc chỉ là sợi máu thì mẹ có thể dự đoán bé bị dị ứng thực phẩm. Trong đó dị ứng đạm sữa bò là trường hợp phổ biến nhất mà các bé thường mắc phải nên mẹ cần lưu ý.
3.1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng cơ thể trẻ nhầm lẫn protein có trong sữa bò là tác nhân có hại, dẫn đến các phản ứng dị ứng. Vì vậy, sau khi dùng các sản phẩm sữa chứa protein khoảng 5 – 30 phút sau hoặc 1 – 2 ngày sau, bé có các dấu hiệu dị ứng điển hình như nổi mẩn đỏ, nôn, khò khè,…
3.2. Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò
Một số biểu hiện cụ thể khi trẻ dị ứng đạm sữa bò:
- Trên da: xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, sưng mắt môi, các vết mẩn đỏ bắt đầu từ mặt, chân tay, sau đó lan ra khắp cơ thể
- Trên tiêu hóa: nôn trớ, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể có chấm máu, sợi máu nhỏ, lẫn nhầy
- Trên hô hấp: khó thở, sổ mũi,…
- Trẻ không sốt
>>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ chớ coi thường
3.3. Mẹ cần làm gì khi trẻ dị ứng đạm sữa bò
Để xác định chính xác bé có bị dị ứng đạm sữa bò hay không, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện test dị ứng đạm sữa bò hoặc cho trẻ thực hiện test qua đường miệng .
Sau khi có kết quả trẻ đi ngoài ra máu và nhầy do nguyên nhân dị ứng đạm sữa bò thì mẹ cần:
- Cho trẻ dừng uống loại sữa đang dùng gây dị ứng, không cho con ăn các loại thực phẩm chứa sữa bò
- Với trẻ bú mẹ: tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ tránh ăn các thực phẩm chứa sữa bò
- Với trẻ bú sữa ngoài: nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể thay thế cho bé uống sữa thủy phân một phần hoặc hoàn toàn
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ chỉ xảy ra tạm thời cho đến khi con 1-3 tuổi sẽ khỏi. Mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ để cho con dùng lại các thực phẩm chứa đạm sữa bò.
Chi tiết cách chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò được trình bày tại: Top 8 sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
4. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do táo bón
4.1. Trẻ bị táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng trẻ đại tiện với tần suất < 3 lần/tuần, phân cứng, trẻ gặp đau đớn, khó khăn khi đại tiện. Cha mẹ cần quan sát để ý để nhận biết con bị táo bón, tránh để táo bón kéo dài gây những bệnh lý đường tiêu hóa khác.
4.2. Biểu hiện của trẻ bị táo bón
Dựa vào tiêu chuẩn NICE, bệnh nhân được xác định táo bón nếu có 2 trong số các triệu chứng sau:
- Tần suất đại tiện <3 lần/tuần
- Phân cứng, kích thước phân lớn hoặc lổn nhổn như phân dê, phân có thể dính máu do bị nứt kẽ hậu môn khi rặn
- Trẻ khó chịu, đau đớn khi rặn
- Trẻ có tiền sử bị táo bón
4.3. Mẹ cần làm gì khi bé bị táo bón
Sau khi quan sát thấy con bị táo bón, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp bé cải thiện tình trạng táo bón:
- Cho bé uống đủ nước: mỗi ngày bé nên uống 1 – 1.5 lít nước, bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp phân được hấp thu nước, giảm khô cứng và trẻ đi tiêu dễ dàng hơn
- Tạo thói quen cho bé đi vệ sinh đều đặn: mẹ cố gắng giúp bé tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ trong ngày, tốt nhất là nên đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy bởi lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh nhất hoặc sau khi ăn 30 phút.
- Bổ sung đầy đủ chất xơ: mẹ có thể cho bé ăn một số loại rau củ giàu chất xơ như súp lơ, rau cải,…giúp tăng khả năng hấp thu nước vào phân, giúp phân mềm hơn, cải thiện tình trạng táo bón.
- Cho trẻ vận động nhiều hơn: mẹ nên để trẻ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,.. khoảng 30 phút mỗi ngày, giúp nhu động ruột được co bóp đều đặn, phòng tránh táo bón hiệu quả
- Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân: thành phần của thuốc gồm muối canxi hoặc natri docusat là một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, hút nước vào khối phân giúp phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn mà không kích thích nhu động ruột.
>>> Xem thêm: Cẩm nang cho trẻ bị táo bón – Bí quyết từ chuyên gia
5. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy như trên thì còn một số nguyên nhân khác không phổ biến nhưng mẹ cũng cần lưu ý, không nên chủ quan.
5.1. Trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là tình trạng một phần của ruột bị lồng vào một phần của đoạn ruột liền kề khiến các mạch máu cũng bị cuốn vào gây tắc mạch máu ruột gây tắc ruột và xuất huyết. Đây là trường hợp nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời, máu bị tắc không lưu thông được sản xuất gây hoại tử ruột, viêm phúc mạc và đe dọa tính mạng của trẻ. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi.
Biểu hiện của trẻ bị lồng ruột gồm:
- Đau bụng dữ dội, đau theo cơn, cứ 15-20 phút bé lại đau
- Nôn nhiều lần
- Đi ngoài máu tươi kèm dịch nhầy nhớt
- Sờ thấy khối lồi ở bụng bé
- Da xanh tái, vã mồ hôi
Cách xử trí: Khi thấy bé có những dấu hiệu trên, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.
5.2. Trẻ bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện vết viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Khi viêm sẽ dẫn đến biểu hiện trẻ đi ngoài ra máu, kèm nhầy. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu:
- Đau bụng
- Chướng bụng
- Bỏ ăn, sút cân
- Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc
Cách xử trí:
Viêm đại tràng hiếm khi xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên nếu bé bị viêm đại tràng có dấu hiệu chảy máu kèm nhầy thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện sớm nhất để được thăm khám và điều trị.
>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: Trẻ đi ngoài phân đen là báo hiệu bệnh gì? Giải pháp cho mẹ?
6. Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy
Tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là dấu hiệu báo hiệu những bệnh lý đường hóa nghiêm trọng ở trẻ nên mẹ cần lưu ý. Khi thấy trẻ có biểu hiện này, mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để phát hiện triệu chứng bất thường nếu có và xử trí kịp thời.
Nếu trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất:
- Sốt cao
- Nôn
- Tiêu chảy kéo dài
- Mất nước
- Đau bụng
- Bỏ ăn, mệt mỏi
Phòng ngừa đi ngoài ra máu và chất nhầy:
- Cho trẻ ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ thức ăn
- Bổ sung nước, vitamin và chất xơ cho bé
- Giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ tránh nhiễm khuẩn
- Bổ sung men vi sinh
7. Phục hồi và phòng ngừa trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy với lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12
Các rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy và sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do bất cứ nguyên nhân nào cũng dẫn dến thiếu hụt lợi khuẩn, hại khuẩn tăng sinh. Chính sự mất cân bằng này khiến các rối loạn tiêu hóa dai dẳng, mãi không dứt điểm.
Vì vậy, giải pháp để chấm dứt vòng luẩn quẩn đi ngoài ra máu và chất nhầy – thiếu hụt lợi khuẩn, hại khuẩn tăng sinh – rối loạn tiêu hóa, trẻ cần được bổ sung men vi sinh để tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho tiêu hóa khỏe mạnh.
Tuy nhiên, có rất nhiều lợi khuẩn, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng, gắn đích tại đại tràng và có dạng bào chế đặc biệt để đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích và cho hiệu quả nhanh nhất.
7.1. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn cho trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy
Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh đi phân sống là biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng tại vùng đại tràng. Khi bổ sung lơi khuẩn, mẹ cần chọn đúng loại men vi sinh có vị trí hoạt động tại đại tràng. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ được giải quyết.
Với một đứa trẻ, sau khi được sinh ra, hệ khuẩn chí bắt đầu được hình thành. Trong đó, có một loại lợi khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh – Bifidobacterium. Bởi lẽ Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của một em bé. Bifidobacterium chính là thủ lĩnh đứng đầu, quyết định trật tự và khả năng hỗ trợ tiêu hóa tại đại tràng của trẻ nhỏ.
7.2. Lợi khuẩn Imiale – Gắn đích tại đại tràng: hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu và chất nhầy
Lợi khuẩn sống Imiale là sản phẩm phân phối độc quyền tại Việt Nam lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12. Đặc biệt, với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale đảm bảo bổ sung chủng lợi khuẩn sống được bảo vệ. Imiale cho hiệu quả nhanh – trực tiếp gắn đích tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa.
Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
- Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
- Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý
Ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn sống Imiale
- Phân lập tới chủng: Bifidobacterium BB-12
- Sống, bền vững, gắn đích tại đại tràng: Sống trên 80% khi qua môi trường dịch vị dạ dày, dịch mật
- Lợi khuẩn Bifidobacterium nhiều bằng chứng lâm sàng nhất: 307 nghiên cứu khoa học
- An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: bởi FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu)
- Được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ sơ sinh: Không sinh D – lactact, phòng viêm ruột hoại tử
- Dạng bào chế nhỏ giọt: thuận tiện, dễ dùng cho trẻ nhỏ
Imiale đã và đang được các bác sĩ tại: viện nhi trung ương, Vinmec, Thu Cúc, Việt Nam Cuba, các viện sản nhi tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Yên Bái, … tin dùng
Hội thảo hướng dẫn sử dụng lợi khuẩn đúng cách
Hy vọng, qua những thông tin mà Imiale vừa cung cấp, mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích giúp nhận biết những nguyên nhân và cách xử trí đúng cách khi trẻ đi ngoài ra máu lẫn nhầy. Nếu có bất kì thắc mắc về bài viết cũng như những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy, mẹ đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.
>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: [Giải đáp] Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày mấy lần là bình thường?