Dị ứng đạm sữa bò là một rối loạn phổ biến ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ trên toàn thế giới. Chế độ ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lý này do đạm sữa bò có thể vào cơ thể bé qua sữa mẹ. Hãy cùng Imiale A tìm hiểu mẹ nên ăn gì kiêng gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
Mục lục
1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Dị ứng đạm sữa bò ( Cow’s Milk protein allergy – CMPA ) là một tình trạng quá mẫn miễn dịch bẩm sinh của trẻ đối với protein sữa bò. Cụ thể, khi bé bị CMAP uống phải protein sữa bò, cơ thể sẽ ngay lập tức nhận định đây là kháng nguyên lạ, kích hoạt hàng loạt các tế bào có thẩm quyền miễn dịch để tấn công protein đó, gây ra phản ứng dị ứng với rất nhiều biểu hiện trên các hệ cơ quan khác nhau như da, hô hấp, tiêu hóa,…
>>> Xem thêm: Dị ứng sữa – Phân loại và Nguyên nhân
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé tiêu thụ đạm sữa bò. Có hai loại dị ứng đạm sữa bò cơ bản là dị ứng qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE.
>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ cần biết ngay
Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định dị ứng đạm sữa bò, trẻ cần được thực hiện các test dị ứng chuyên biệt tại cơ sở y tế, hoặc tại nhà theo giám sát của nhân viên y tế.
2. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò mẹ nên kiêng gì?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Tổ chức Nhi khoa Hoa Kì khuyến nghị bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cho bú tiếp tục đến khi bé 2 tuổi.
Đạm sữa bò hoàn toàn có thể được đưa vào cơ thể bé qua sữa mẹ, do đó mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình cho phù hợp với tình trạng dị ứng đạm sữa bò của bé. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần kiêng:
Sữa bò và bất kì thực phẩm nào chế biến từ sữa bò
- Tất cả các loại phô mai, pho mát
- Sữa nguyên chất béo, tách béo một phần, sữa tách kem và sữa không béo
- Sữa cô đặc, sữa đặc
- Đồ uống làm từ sữa
- Sữa bột, bơ, bơ thực vật
- Kem, sữa chua
Một số thực phẩm có thể chứa sữa như:
- Mỳ ống và sốt kem, mỳ ý, súp
- Pizza
Thực phẩm chế biến sẵn:
- Khoai tây nghiền, khoai tây chiên, bỏng ngô và đồ ăn nhẹ tương tự
- Bánh quy, bánh ngọt, bánh pudding, bánh trứng
- Socola và các loại kẹo ngọt
Một số thực phẩm có khả năng gây ra dị ứng chéo do có protein tương tự với sữa bò:
- Đậu nành và các chế phẩm chế biến từ đậu nành
- Tất cả các loại sữa động vật khác như sữa dê, sữa cừu, …
Khi bé từ 6 tháng tuổi trở nên, mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp duy trì sữa mẹ. Chế độ ăn uống của bé cũng cần kiêng những thực phẩm chứa protein sữa bò tương tự như mẹ, tuy nhiên bé cần tham khảo thêm chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một thực đơn phù hợp do nguy cơ thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Đôi với mẹ, vì vẫn cho bé bú nên mẹ cũng cần kiêng những thực phẩm liệt kê ở trên.
3. Mẹ cần bổ sung gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò?
Đối với bà mẹ cho con bú, việc thực hiện một chế độ ăn cắt bỏ hoàn toàn sữa cũng như các chế phẩm từ sữa có thể gây ra tình trạng thiếu hụt canxi, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Hơn thế nữa, bé bú sữa mẹ cũng có khả năng thiếu hụt tương tự.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo đối với bà mẹ cho con bú thì nên bổ sung 1000 – 1300 mg canxi mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm 10mcg vitamin D nhằm giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
Dưới đây là một vài loại thực phẩm mẹ cho nên bổ sung:
- Thực phẩm giàu canxi như sữa gạo, sữa hạnh nhân, bông cải canh, rau xanh, hàu, cá hồi, sò điệp, …
- Thịt, cá tươi không qua chế biến
- Gạo, ngũ cốc, mì gạo
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
4. Vai trò của lợi khuẩn đối với bé bị dị ứng đạm sữa bò?
Probiotics được định nghĩa là những vi sinh vật sống, có lợi cho sức khỏe của vật chủ.
So với trẻ khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cho thấy sự gia tăng của các vi khuẩn có hại như Trichocomaceae, Ruminococcaceae cũng như các chi Bacteroides và Alistipes trong khi giảm chi Bifidobacterium, chứng minh rằng đang có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn tiêu hóa ở bé CMPA.
Lợi khuẩn có liên quan cực kì mật thiết đến hệ thống miễn dịch tiêu hóa và các phản ứng dị ứng như:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện miễn dịch tiêu hóa
- Điều chỉnh phản ứng của cytokine bởi các tế bào miễn dịch và giúp ngăn ngừa dị ứng
Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung loài lợi khuẩn Bifidobacterium có khả năng cải thiện triệu chứng ở trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng như tăng cường khả năng dung nạp đạm sữa bò ở hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ tham khảo chế phẩm Imiale A chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 thiết yếu đối với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện triệu chứng dị ứng và phục hồi niêm mạc ruột. Hơn thế nữa, sản phẩm này còn vô cùng an toàn và không có bất kì tác dụng bất lợi nào đối với bé.
Dị ứng đạm sữa bò là một tình trạng phổ biến đối với trẻ nhỏ và sẽ dần dung nạp khi bé lớn lên, do đó mẹ không cần quá lo lắng. Đối với bé dưới 6 tháng sử dụng hoàn toàn nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ, mẹ nên có một chế độ ăn phù hợp, cắt bỏ hoàn toàn protein sữa bò và các thực phẩm liên quan ra khỏi thực đơn nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm thức ăn dặm phù hợp nhưng phải đảm bảo không chứa đạm sữa bò. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi, vitamin D hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung nếu cần thiết.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.