Trẻ dị ứng đạm sữa bò cần được phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm để có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Vậy, biểu hiện dị ứng đạm sữa bò là gì, làm thế nào để chẩn đoán bệnh cho trẻ, cần chăm sóc trẻ ra sao? Hãy cùng Imiale tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Dị ứng đạm sữa bò là một loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn một chất vô hại – protein sữa bò – thành một chất có hại. Từ đó, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể IgE hoặc các chất miễn dịch khác (không qua trung gian IgE) để tấn công những tác nhân này như cách tấn công và tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus. Sản phẩm của các phản ứng bất thường này là các chất hóa học, điển hình là histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
Phản ứng dị ứng được phân thành hai loại:
- Phản ứng dị ứng tức thời: Các biểu hiện dị ứng xảy ra trong vòng vài giờ, thậm chí vài phút, vài giây sau khi bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khi người bệnh có phản ứng dị ứng tức thời, kết quả test dị ứng trên da như lẩy da, test kích thích đường miệng hầu như luôn dương tính.
- Phản ứng dị ứng chậm: Các biểu hiện có thể không xuất hiện trong nhiều giờ hoặc trong 2-3 ngày. Vì vậy, khi thực hiện các xét nghiệm trên da thường cho kết quả âm tính, dẫn đến chẩn đoán sai. Thông thường, xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò cần kết hợp test với theo dõi biểu hiện của trẻ trong thời gian dài khoảng 1-2 tuần sau khi test để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
2. Biểu hiện dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Biểu hiện dị ứng đạm sữa bò khởi phát sau khi sữa bò được đưa vào chế độ ăn của trẻ dưới dạng sữa công thức hoặc thức ăn dặm. Một số ít trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cũng có biểu hiện này vì sữa bò từ chế ăn của mẹ có thể truyền vào sữa mẹ.
Các triệu chứng của dị ứng đạm bò có thể xảy ra ngay sau khi trẻ sử dụng sữa bò vài phút hoặc muộn hơn, khoảng vài giờ, thậm chí vài ngày sau đó. Một loạt các triệu chứng lâm sàng đã được ghi nhận, bao gồm các triệu chứng về đường tiêu hóa, hô hấp, trên da cũng như phản ứng phản vệ toàn thân, có triệu chứng xảy ra tức thời, có triệu chứng xảy ra muộn. Cụ thể:
2.1. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò tức thời
Các phản ứng tức thời chủ yếu phụ thuộc vào kháng thể IgE, dẫn đến các tổn thương trên da, đường ruột hoặc hô hấp.
Biểu hiện trên da
Biểu hiện trên da do dị ứng đạm sữa bò được ghi nhận ở 50% bệnh nhân, các triệu chứng có thể gặp:
- Phù mạch: Sưng mặt, môi, mí mặt, sau có thể sưng phù toàn thân.
- Mề đay: Cả người nổi mẩn đỏ
Biểu hiện trên hô hấp
Các triệu chứng về hô hấp xuất hiện ở 10-30%. Trong số đó, viêm mũi là biểu hiện hô hấp phổ biển nhất. Các triệu chứng khác trên hô hấp:
- Khò khè
- Sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục
Biểu hiện trên tiêu hóa
Trong số biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò, triệu chứng thường gặp nhất là trên đường tiêu hóa, gặp ở 50-75% bệnh nhân mắc CPMA, bao gồm:
- Nôn mửa
- Tiêu chảy liên tục
- Đau bụng dữ dội
- Trào ngược thực quản
Khác: Sốc phản vệ.
Đây là triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. các biểu hiện như khó thở, sưng họng, tụt huyết áp, hôn mê,… Sốc phản vệ được ghi nhận ở 12% bệnh nhân mắc dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên, đây cũng là phản ứng ít được quan sát thấy hơn so với các triệu chứng khác. Trong trường hợp này, bố mẹ cần liên hệ ngay trung tâm cấp cứu để được xử lý kịp thời.
2.2. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò muộn
Các triệu chứng này xảy ra sau vài ngày, hoặc vài tuần sau khi trẻ sử dụng thực phẩm chứa sữa bò, thường là các triệu chứng trên da, tiêu hóa.
Triệu chứng trên da
- Viêm da dị ứng
- Chàm da
Triệu chứng trên tiêu hóa
- Tiêu chảy, táo bón mạn tính
- Kém hấp thu: Niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng dẫn đến các rối loạn tiêu hóa kéo dài, kém hấp thu, trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…
Triệu chứng trên hô hấp
- Ho mạn tính
- Thâm nhiễm phổi
- Viêm tai giữa
3. Hình ảnh trẻ dị ứng đạm sữa bò
Một số hình ảnh trẻ dị ứng đạm sữa bò
4. Mẹ chia sẻ về triệu chứng trẻ dị ứng đạm sữa bò
Trong các group “Vì con” chia sẻ kinh nghiệm chăm con uy tín, rất nhiều mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm nhận biết trẻ dị ứng đạm sữa bò.
Có mẹ chia sẻ: “Bé mẩn nhiều lắm bạn à. Khắp người. Tay, chân, người, lưng, mặt, đầu. Chỗ nào cũng mẩn hết.” Đây chính là biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò trên da.
Có mẹ nghi ngờ con mắc dị ứng đạm sữa bò vì trẻ có các biểu hiện: “Bé ăn sữa xong là mặt đỏ ửng lên. Rồi bị mấy ngày liền khắp người. Bôi gì thì bôi cũng chỉ hết được 2,3 ngày là lại lên tiếp. Con quấy và khó chịu nhiều, ảnh hưởng cả con và mẹ luôn“. Có thể thấy trẻ có các biểu hiện trên da rất rõ ràng. Mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn theo dõi để chẩn đoán và xử trí dị ứng đạm sữa bò sớm nếu mắc phải.
Mẹ Gia Linh cũng chia sẻ về tình trạng của bé nhà mình: “Bé nhà mình bú mẹ hoàn toàn, khi mẹ ăn phomai hoặc uống sữa tươi sẽ bị đỏ khóe mắt và khò khè, phân hơi lỏng chút. Bé bị sau sinh 2-3 tháng” Phomai và sữa tươi có chứa thành phần đạm sữa bò, kết hợp với các phản ứng dị ứng trên da, tiêu hóa và hô hấp có khả năng cao đây là dấu hiệu trẻ dị ứng đạm sữa bò. Mẹ nên tham khảo test dị ứng đạm sữa bò để kiểm tra tình trạng của bé và có giải pháp sớm.
5. Phân biệt biểu hiện dị ứng đạm sữa bò với các rối loạn tiêu hóa khác
Phân biệt trẻ dị ứng đạm sữa bò và trẻ bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể thiếu hụt enzyme lactase, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa lactose. Lactose không được tiêu hóa và hấp thu được đào thải xuống đại tràng, được vi khuẩn tại đây lên men gây ra tình trạng bú sữa mẹ hay uống sữa công thức chứa lactose là sôi bụng, đầy chướng bụng, là đi ngoài phân chua,có nhầy.
Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose khá phổ biến ở trẻ nhỏ, một phần do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của hai bệnh lý khá giống nhau, và đều xảy ra khi trẻ uống sữa công thức nên khiến nhiều mẹ nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn hai bệnh lý này có thể dẫn đến sai lầm trong cách chăm sóc và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ cần phân biệt rõ hai bệnh này để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Bảng dưới đây chỉ ra các điểm giống và khác nhau của trẻ dị ứng đạm sữa bò và trẻ bất dung nạp Lactose để mẹ dễ dàng phân biệt.
>> Xem thêm: Phân biệt trẻ dị ứng đạm sữa bò và trẻ bất dung nạp Lactose
Phân biệt trẻ dị ứng đạm sữa bò và trẻ dị ứng đạm bò (thịt bò)
Nhiều mẹ có con dị ứng đạm sữa bò vẫn có thể nhầm lẫn trẻ dị ứng đạm sữa bò và dị ứng đạm bò (thịt bò) là một. Sự thực là, đây là hai tình trạng riêng biệt. Trẻ có thể mắc một trong hai, nhưng có những trẻ mắc cả hai bệnh.
- Nếu trẻ chỉ mắc dị ứng đạm sữa bò: Trẻ chỉ phản ứng khi ăn các thực phẩm từ sữa bò như sữa, bánh kẹo… mà vẫn có thể ăn thịt bò mà không gặp vấn đề gì.
- Nếu trẻ vừa dị ứng đạm sữa bò vừa dị ứng đạm bò (protein bò): Cần tránh hoàn toàn các thực phẩm từ sữa bò, thịt bò vì phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi trẻ ăn các thực phẩm này.
Vì vậy, mẹ cần phân biệt và test xem con dị ứng đạm sữa bò, hay dị ứng đạm bò để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhé. Với trẻ chỉ dị ứng đạm sữa bò, mẹ vẫn có thể ăn thịt bò khi cho trẻ bú, hoặc thêm thịt bò vào chế độ ăn của trẻ, tránh tình trạng kiêng không cần thiết, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ.
Điều này cũng được các mẹ chia sẻ với nhau trong group “Vì con”.
Mẹ Mỹ Duyên chia sẻ: “Đạm sữa bò với thịt bò khác nhau á mom. Co bé dị ứng đạm sữa bò nhưng thịt bò thì không bị. Mom cứ thử cho bé ăn 3 ngày thịt bò như kiểu thử của ăn dặm kiểu nhật á.”
Mẹ Nhan Tran cũng đồng tình: “Không phải bé nào dị ứng đạm sữa bò cũng dị ứng thịt bò”
Mẹ Thúy Oanh chia sẻ tình trạng bé nhà mình: “Bé dị ứng đạm sữa bò chưa chắc dị ứng thịt bò. Bé ăn thịt bò bình thường nhưng ăn phomai, sữa chua, váng sữa là bị”
6. Xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò cho trẻ
Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng với các thực phẩm bé đã sử dụng, đồng thời chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý trẻ mắc phải là dị ứng đạm sữa bò thay vì các nguyên nhân dị ứng hay bệnh lý khác. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Dưới đây là những xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán dị ứng đạm bò.
6.1. Xét nghiệm lẩy da
Cách thực hiện:
- Đánh dấu vùng da thực hiện xét nghiệm, thường là da cẳng tay hoặc lưng trẻ
- Dùng đầu kim tiêm gây vết chích hoặc vết xước tại vùng da đó
- Nhỏ 1-2 giọt sữa bò lên vùng da đã đánh dấu và chờ 15-30.
Kết quả: Nếu vùng da thực hiện xét nghiệm xuất hiện nốt phồng rộp, đỏ, ngứa thì chứng tỏ trẻ dị ứng đạm bò. Kích thích vết phồng rộng tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của dị ứng.
6.2. Xét nghiệm định lượng kháng thể IgE đặc hiệu trong máu
Xét nghiệm này được thực hiện khi test lẩy da cho kết quả âm tính mà vẫn còn nghi ngờ trẻ dị ứng đạm bò.
Cách thực hiện: Trẻ được lấy máu trước và sau khi sử dụng sữa bò và đo nồng độ kháng thể IgE. Dựa vào kết quả là âm tính hay dương tính để bác sĩ đưa ra kết luận trẻ có mắc dị ứng hay không
Lưu ý:
- Kết quả dương tính cho thấy trẻ đang bị dị ứng đạm bò qua trung gian IgE. Tuy nhiên, kết quả âm tính cũng không có nghĩa trẻ không mắc dị ứng đạm bò nếu cơ chế gây bệnh không qua trung gian IgE.
- Tương tự test lẩy da, xét nghiệm này cũng cho kết quả dương tính giả
6.3. Test kích thích đường miệng
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán dị ứng đạm bò.
Thời điểm thực hiện: Khi 2 xét nghiệm trên chưa xác định chính xác dị ứng đạm bò,
Cách thực hiện: Trẻ sẽ được cho ăn các loại thực phẩm có chứa sữa bò với lượng tăng dần. Nhân viên y tế sẽ theo dõi biểu hiện của trẻ để để đưa ra chẩn đoán xác định.
Lưu ý: Test được thực hiện tại bệnh viện.
6.4. Test ăn kiêng/ cho ăn lại
Cách thực hiện: Trẻ dừng sử dụng các sản phẩm liên quan đến sữa bò trong 2-4 tuần. Sau thời gian này, mẹ cho bé sử dụng lại sữa bò với lượng tăng dần vừa quan sát phản ứng dị ứng của trẻ.
Lưu ý: Test được thực hiện tại nhà và dưới sự giám sự của phụ huynh.
>>> Xem thêm: Test dị ứng đạm sữa bò chính xác nhất cho trẻ
7. Cần làm gì khi trẻ dị ứng đạm sữa bò
Nguyên tắc điều trị trẻ dị ứng đạm bò là loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa sản phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ
Khuyến khích trẻ dị ứng đạm sữa bò bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và quan trọng nhất với trẻ. Các chuyên gia cho rằng, trê nên duy trì sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, tốt nhất là 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện, tránh những hậu quả xấu do dị ứng đạm bò gây nên.
Lời khuyên cho mẹ lúc này là mẹ cần tránh sử dụng sữa bò và bất cứ sản phẩm nào từ sữa bò như bơ, phô mai, kem,…
Đồng thời, chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định chất lượng của sữa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để bé mau phục hồi sau dị ứng đạm bò, mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để sữa mẹ luôn có nhiều lượng năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ bú mẹ
- Đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả, tinh bột,…
- Hạn chế chất béo và thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, trà,…
Sau khi hết thời kỳ cho con bú, mẹ có thể quay lại chế độ ăn uống như bình thường và không cần hạn chế sữa bò.
Chọn sữa đạm thủy phân cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức với thành phần đa dạng. Mẹ nên chú ý bảng thành phần trên bao bì sản phẩm, hoặc tốt hơn hết là hỏi ý kiến chuyên gia để chắc chắn loại sữa đó không chứa đạm bò gây dị ứng cho trẻ.
Một số thành phần đạm bò được ghi trên bao bì mà mẹ cần lưu ý tránh như:
- Whey
- Casein
- Nonfat milk solids
- Lactoglobulin
- Cow’s milk protein
- Nougat
- Curds
- Lactalbumin
Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn sữa công thức chứa đạm thủy phân. Trong loại sữa này, thành phần protein gây dị ứng đã được xử lý bằng cách thủy phân thành các phân tử nhỏ hơn.
Mẹ tham khảo: Top 8 sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Lưu ý:
- Mẹ cần lựa chọn đúng loại sữa phù hợp với độ tuổi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
- Trong nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò tạm thời. Mẹ nên cho trẻ thử dùng lại lượng nhỏ sữa bò sau một khoảng thời gian, khoảng 2-6 tuần. Nếu trẻ không có biểu hiện bất thường, trẻ có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm liên quan sữa bò. Ngược lại, nếu các phản ứng dị ứng lặp lại, mẹ nên cắt bỏ và đưa sữa bò trở lại khỏi chế độ ăn của trẻ cho đến khi trẻ không còn biểu hiện dị ứng.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Ăn dặm là một quá trình cần thiết đối với trẻ trên 6 tháng tuổi để làm quen với thực phẩm mới với kết cấu đặc. Một chế độ ăn dặm khoa học có thể ngăn ngừa dị ứng một số thực phẩm sau này.
Thực phẩm cần tránh:
- Sữa bò và sữa động vật có vú khác (sữa dê, sữa cừu,…): vì thành phần cũng khá tương đồng, có thể gây dị ứng chéo
- Thịt bò: vì có chứa protein gây dị ứng tương tự sữa bò.
- Sản phẩm liên quan sữa bò như bơ, phô mai, bánh kẹo,
- Ngoài ra, một số thực phẩm có thể chứa protein sữa bò mà mẹ không ngờ tới như: một số cá ngừ đóng hộp, nước tăng lực, thậm chí kẹo cao su…
Thực phẩm cần ăn:
- Các loại rau củ quả: cà rốt, khoai tây, khoai lang, chuối
- Trứng, thịt nấu chín nhừ (gà, cá, lợn…)
Bổ sung men vi sinh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở trẻ mắc dị ứng đạm bò, theo thời gian, lợi khuẩn đường ruột có xu hướng giảm dần và bị thay thế dần bởi các hại khuẩn. Điều này dẫn đến mất cân bằng vi sinh và gây ra một loạt hệ quả khác như rối loạn tiêu hóa, kém dung nạp sữa bò,… Vì vậy, rất cần thiết có một sản phẩm giúp cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Bổ sung probiotic – lợi khuẩn sống là lựa chọn phù hợp lúc này.
Ngoài ra, probiotic còn được chứng minh một số vai trò trên trẻ dị ứng sữa bò như sau:
- Cải thiện cũng như ngăn ngừa tái phát tình trạng dị ứng thực phẩm, bao gồm sữa bò.
- Điều hòa miễn dịch của hệ tiêu hóa cũng như toàn thân
- Cải thiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy/ táo bón
Hơn hết, một số loại probiotic an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh. Vì thế mẹ có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng bất cứ tác dụng không mong muốn nào.
Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá thường gặp, nhất là khi trẻ bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác sữa mẹ như sữa công thức hoặc thức ăn dặm. Biểu hiện dị ứng đạm sữa bò ở trẻ cũng tương tự như dị ứng thực phẩm khác với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Để được điều trị đúng cách và hiệu quả, bệnh cần được xác định thông qua tiền sử dị ứng và một số xét nghiệm. Điều quan trọng khi điều trị bệnh là bé cần tránh hoàn toàn sữa bò và các thực phẩm chứa sữa bò và cần sử dụng loại sữa phù hợp khác để đảm bảo dinh dưỡng.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.