Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ, trẻ thường tiêu chảy trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần. Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ ăn kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, xanh xao, chậm lớn. Vì vậy, mẹ thường rất hoang mang, lo lắng khi trẻ tiêu chảy. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà để mẹ có thể hiểu đúng và giúp trẻ cải thiện nhanh chóng
1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy có các biểu hiện:
- Tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường hoặc trên 3 lần/ ngày
- Phân lỏng, nhiều nước, có thể có mùi tanh, chua, có bọt, nhầy
- Có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc
- Ngoài ra, trẻ đi ngoài nhiều có thể bị đỏ hậu môn, đau rát
Với trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ 3-6 lần/ ngày, phân sệt, vàng. Nên dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều hơn, phân rất lỏng, tóe nước, có mùi, thay đổi màu, thường đi kèm với ăn kém, không tăng cân.
2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy có thể do những nguyên nhân sau:
- Trẻ nhiễm trùng đường ruột: thường gặp là Rotavirus, vi khuẩn Salmonella từ đồ ăn, dụng cụ ăn uống hay do trẻ tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây bệnh ( trẻ mút tay, ngậm đồ vật có vi khuẩn)
- Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy
- Ít gặp hơn là trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa như Crohn, bất dung nạp lactose hay dị ứng thực phẩm, hội chứng ruột kích thích,…
Các yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ
Nếu có các yếu tố sau đây, trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn:
- Trẻ dùng sữa công thức từ sớm, trước 6 tháng tuổi. Trẻ cai sữa sớm
- Trẻ bú bình
Trẻ bú mẹ trực tiếp giúp bé nhận được vi sinh từ mẹ tốt hơn khi bé bú bình. Ngoài ra, bú bình tăng nguy cơ bình không được vệ sinh kỹ, gây nhiễm trùng tiêu hóa
- Trẻ sinh non, sinh mổ, trẻ có hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt.
80% tế bào miễn dịch được tổng hợp tại ruột nên bé hay ốm là dấu hiệu cho đường ruột bé kém
- Yếu tố thời tiết: mùa hè nóng ẩm, trẻ hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông thường là tiêu chảy do virus
3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tại nhà
Tiêu chảy ở tình trạng thường gặp ở trẻ nên bố mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể tự xử lý ở nhà trước khi đưa bé đi khám.
3.1. Bù nước và điện giải
Trẻ đi ngoài nhiều khiến một lượng lớn nước, điện giải mất ra ngoài theo phân. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ
- Với trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức: Cho trẻ tăng lượng sữa, chia nhỏ các bữa trong ngày
- Với trẻ ăn dặm: Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ít đường
- Bù điện giải bằng dung dịch Oresol. Mẹ lưu ý đặc biệt khi dùng Oresol: Dùng đúng liều, pha đúng tỷ lệ trên nhãn. Nếu pha quá đặc, có thể dẫn tình trạng trẻ bị ngộ độc muối, còn nếu pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng điện giải cần thiết
3.2. Chế độ ăn đủ chất, phù hợp với trẻ tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy có thể bỏ bú, biếng ăn hơn bình thường, mẹ nên chia nhỏ các cữ ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng nhé.
Với trẻ bú sữa mẹ:
- Thực hiện chế độ ăn khoa học cho mẹ vì dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào nguồn thực phẩm mẹ ăn. Mẹ tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giàu kẽm, vitamin C như rau xanh, ổi, chuối, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt heo nạc, thịt bò,…
Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng theo kinh nghiệm, mẹ nên tránh ăn các đồ tanh, chua, đồ nhiều ngọt, kể cả hoa quả nhiều đường.
- Vắt bỏ sữa đầu khi cho bé bú. Sữa đầu chứa nhiều đường, trong khi nguyên nhân bé tiêu chảy có thể do quá tải đường.
Với trẻ bú sữa công thức:
- Khử trùng kỹ bình sữa
- Có thể cân nhắc đổi sữa nếu chắc chắn nguyên nhân trẻ tiêu chảy do sữa.
Nguyên tắc là đổi sữa từ từ, tránh đổi sữa liên tục, đột ngột. Mẹ cho trẻ dặm sữa mới = ⅓ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày. Nếu bé tiêu hóa bình thường, không tiêu chảy, bỏ bú, mẹ tăng dần lượng sữa lên.
Với trẻ ăn dặm:
- Chế biến đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món hầm, ninh nhừ.
Một số món cháo, mẹ tham khảo tại đây: 8 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé tiêu chảy
3.3. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh
Nguyên nhân của tiêu chảy chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột, trẻ không đi ngoài sẽ tích tụ vi khuẩn, chất độc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cần có chỉ đinh từ bác sỹ khi có những đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể
3.4. Biện pháp dân gian cải thiện tiêu chảy
Mẹ có thể tham khảo một số công thức như nước gạo nứt rang, nước hồng xiêm, nước cỏ sữa, nước búp ổi non,… để trị tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, các loại nước này cho thời gian cải thiện thường lâu, bé khó uống.
3.5. Dùng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy
Men vi sinh là biện pháp cải thiện tiêu chảy tại nhà tiện lợi, hiệu quả nhanh và an toàn tuyệt đối, được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ. Men vi sinh giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phục hồi đường ruột tổn thương, giảm tiêu chảy nhanh chóng. Men vi sinh nên dùng trước ăn 30 phút và dùng từ 1 -3 tháng.
Men vi sinh Imiale nhập khẩu Đan Mạch, chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy
Men vi sinh Imiale là men đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, chứa chủng lợi khuẩn thuần khiết, thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ là Bifidobacterium BB-12. Sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant hiện đại, lợi khuẩn trong Imiale vào sâu trong đường ruột với tác dụng đào thải hại khuẩn, thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột, nhanh chóng cải thiện tiêu chảy, kể cả tiêu chảy do kháng sinh, bất dung nạp lactose.
- Liều sử dụng đơn giản, 6 giọt/ ngày, Imiale cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn sống giúp bé hết rối loạn tiêu hóa, kích thích vị giác, bé ăn ngon, hấp thu tốt.
- Imiale dẫn đầu các men vi sinh về bằng chứng lâm sàng với 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả, FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu chứng nhận an toàn.
- Hiện nay, Imiale đã có mặt tại 5000 bệnh viện, nhà thuốc lớn trên toàn quốc như bệnh viện Nhi TW, Sản Nhi, Thu Cúc,…, chuỗi nhà thuốc Long Châu. Tại đây, Imiale được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.
- Triệu mẹ Việt đang sử dụng Imiale và theo nghiên cứu, 95% mẹ phản hồi hài lòng về sản phẩm.
Hệ thống điểm bán Imiale:
Đánh giá của bác sỹ về Imiale
Đánh giá của mẹ về Imiale
Chị Lý chia sẻ: ” Bé nhà mình có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ. Sau thời gian sử dụng Imiale, bé cải thiện rõ rệt, giảm nôn trớ, không còn đi ngoài phân lỏng, ngày nhiều lần nữa. Ngày chỉ đi 1 lần, phân sệt. Mình rất hài lòng và ưng ý. Ngoài ra, mình thấy bé cũng ngoan hơn, đêm không quấy khóc mẹ nữa”
Trên đây là các biện pháp giúp mẹ cải thiện tiêu chảy cho trẻ tại nhà, đa số các trường hợp trẻ sẽ giảm tiêu chảy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu chảy có đồng thời các triệu chứng như sốt cao, phân có lẫn máu, nôn ói nhiều, trẻ không ăn không ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, bụng đau thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có sự kiểm tra từ chuyên gia nhé.