Theo Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ, táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt ở các quốc gia Châu Á và châu Mỹ. Táo bón gây cảm giác khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, bụng ấm ách. Nếu tình trạng táo bón lâu ngày kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến đường ruột cũng như chức năng tiêu hóa của con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về táo bón lâu ngày cũng như các giải pháp khắc phục.
1. Thế nào là táo bón lâu ngày? Dấu hiệu nhận biết
Táo bón lâu ngày (táo bón mạn tính) được định nghĩa là tình trạng tần suất đi đại tiện nhỏ hơn 3 lần/tuần và được lặp đi lặp lại, kéo dài trong vài tháng.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng việc đánh giá chính xác tần suất đi vệ sinh của mỗi người là rất khó và khác nhau. Vì vậy để nhận biết được tình trạng táo bón lâu ngày chúng có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Tần suất đi đại tiện nhỏ hơn 3 lần trên tuần
- Đi đại tiện khó khăn: Không có cảm giác buồn đi đại tiện hoặc cảm thấy buồn đi nhưng không thể tống phân ra ngoài, phải rặn nhiều
- Phân khô cứng hoặc phân nhỏ, phân dê
- Cảm giác đầy hơi, chướng bụng kèm đau bụng khó chịu
- Xuất hiện máu tươi khi rặn quá nhiều
- Phải được thụt tháo hoặc dùng các biện pháp hỗ trợ để giúp đi ngoài dễ dàng hơn
- Cảm giác trong bụng không có gì
Tình trạng táo bón lâu ngày rất dễ nhận biết thông qua số lần đi đại tiện cũng như những biểu hiện điển hình. Tùy vào biểu hiện khác nhau của mỗi người để đánh giá được mức độ táo bón nặng hay nhẹ để có thể tìm ra những biện pháp kịp thời.
2. Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày được các chuyên gia đưa ra, đặc biệt về mối quan hệ của đường ruột, hoormon và hệ thần kinh. Đó có thể là nguyên nhân từ trong chính cơ thể hoặc cũng có thể là các nguyên nhân khách quan bên ngoài như chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính được cho là điển hình dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày:
2.1. Nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa
- Tuyến giáp suy giảm hoạt động: Chức năng của tuyến giáp suy giảm làm giảm tiết hormon T3, T4. Đây là hormone liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, trao đổi chất và hấp thu protein. Vì vậy khi giảm chức năng của tuyến giáp dẫn đến làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa và gây nên táo bón lâu ngày.
- Căng thẳng, lo lắng (stress) kéo dài: Khi căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, theo cơ chế hoạt động của cơ thể, khi đó hệ thần kinh sẽ được ưu tiên hơn và làm chậm hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, stress lâu ngày làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, từ đó gây ra tình trạng táo bón lâu ngày
- Ngoài ra một số bệnh lý khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh cũng sẽ gây nên tình trạng táo bón
2.2. Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân táo bón mạn tính. Như các bệnh lý ở đại tràng như viêm đại tràng, polyp đại tràng, đại tràng phình to,…
2.3. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
- Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm mạnh trong thời gian dài như Codein, ibuprofen,… làm giảm nhu động ruột, chậm khả năng tiêu hóa
- Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn ít chất xơ, rau xanh, không uống đủ nước, ăn quá nhiều đạm, đồ chiên rán.
- Ít vận động: ít vận động làm giảm nhu động ruột dẫn đến khả năng táo bón kéo dài.
- Lạm dụng quá nhiều rượu bia: việc lạm dụng rượu bia dẫn đến tổn thương trực tiếp hệ tiêu hóa như loét dạ dày, tăng tiết acid từ đó giảm chức năng tiêu hóa của cơ thể
2.4. Các nguyên nhân khác
- Tuổi tác: táo bón kéo dài hay gặp ở người già hoặc trẻ nhỏ. Bởi đây là những đối tượng bị suy giảm chức năng tiêu hóa hoặc là chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ngoài ra, đây còn là những đối tượng ít vận động, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng như đào thải phân ra ngoài.
- Phụ nữ có thai và sau sinh: có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ có thai và sau sinh hay gặp tình trạng táo bón kéo dài. Đây là giai đoạn nội tiết tố thay đổi, chế độ dinh dưỡng cần nhiều dưỡng chất, vì vậy dẫn đến khó tiêu hóa và hay gặp táo bón.
>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai – Nguyên nhân và cách xử trí
3. Một số lầm tưởng tai hại về táo bón kéo dài
3.1. Hiểu sai nguyên nhân
Có rất nhiều người cho rằng việc bị táo bón lâu ngày là bệnh lý bình thường của cơ thể, và “cơ địa” như vậy. Nguyên nhân đơn giản chỉ là do ít bổ sung chất xơ, rau xanh. Tuy nhiên khi bổ sung thêm chất xơ, rau xanh hay các sản phẩm bổ sung thì lại thấy không cải thiện.
Câu hỏi đặt ra liệu nguyên nhân này do đâu?
Trên thực tế chuyên gia cho rằng táo bón kéo dài gồm rất nhiều nguyên nhân bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Vì vậy, để xác định rõ nguyên nhân chúng ta cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Từ đó đưa ra giải pháp điều trị hợp lý và an toàn.
3.2. Lạm dụng thuốc thụt tháo hậu môn, nhuận tràng
Việc sử dụng thuốc tháo thụt hậu môn, thuốc nhuận tràng sẽ giúp đi vệ sinh dễ dàng ngay lập tức. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và lạm dụng lâu dài rất ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và khiến cơ thể bị phụ thuộc.
Nếu ngưng sử dụng hoặc sử dụng lâu dài thuốc thụt tháo, nhuận tràng thì hậu quả dần dần làm giảm nhu động ruột, mất khả năng buồn đi đại tiện và tình trạng táo bón sẽ nặng nề hơn.
>> Xem thêm: Tổng quan thuốc trị táo bón và phương pháp xử trí
4. Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? 3 Hậu quả khi bị táo bón kéo dài
Táo bón lâu ngày tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời, dẫn đến những biến chứng khôn lường như sau:
4.1. Dẫn đến tình trạng bị trĩ, nứt hậu môn
Trĩ là hậu quả thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị táo bón lâu ngày.
Khi bị táo bón việc đi đại tiện rất khó khăn, phân to khô cứng, phải rặn nhiều. Khi phân tiếp xúc với hậu môn, rất dễ làm tổn thương niêm mạc hậu môn dẫn đến chảy máu.
Bên cạnh đó việc phải rặn nhiều gây áp lực và làm giãn các tĩnh mạch hậu môn. Khi vấn đề này lặp đi lặp lại sẽ hình thành các búi trĩ, phù nề hậu môn.
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, trĩ sẽ gây đau, ngứa rát hậu môn nhất là lúc đi vệ sinh. Điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, viêm loét và có thể hình thành ổ áp xe rất nguy hiểm
4.2. Giảm hấp thu, giảm sức đề kháng
Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến giảm các chức năng của hệ tiêu hóa bao gồm hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất. Từ đó cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm miễn dịch, suy nhược và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.
Ngoài ra, việc ứ đọng thức ăn và phân trong ruột sẽ khiến chúng ta có cảm giác đầy bụng khó chịu, mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Điều này rất dễ gặp đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
4.3. Ảnh hưởng trực tiếp đến đại tràng
Thức ăn không thể tiêu hóa hết sẽ ứ đọng tại đại tràng, để quá lâu rất có thể dẫn đến tình trạng phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng bởi đây là phần cuối cùng của đại tràng, nơi chứa phân trước khi được đào thải ra ngoài.
Việc những chất cặn bã không được thải ra ngoài mà tồn tại trong đại tràng lâu ngày rất dễ nhiễm trùng gây đến viêm đại tràng. Nếu tình trạng này lâu ngày, hậu quả rất có thể dẫn đến ung thư đại tràng.
5. 5 nguyên tắc vàng trong xử trí táo bón lâu ngày
Để xử trí táo bón lâu ngày chúng ta cần phải xác định rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Dưới đây sẽ cung cấp 5 nguyên tắc vàng trong xử trí.
5.1. Nguyên tắc 1: Rèn luyện đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ
Theo nghiên cứu của Hiệp hội táo bón Hoa Kỳ, hoạt động của hệ tiêu hóa đặc biệt là nhu động ruột đạt hiệu quả cao nhất vào buổi sáng. Vì vậy việc hình thành thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện táo bón đáng kể.
5.2. Nguyên tắc 2: Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học
Việc xây dựng một chế độ khoa học thông qua các hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng là hết sức quan trọng.
Vậy câu hỏi đặt ra thế nào là khoa học và hợp lý?
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ ăn lành mạnh là điều rất cần thiết cho những bệnh nhân bị táo bón đặc biệt là táo bón kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng:
- Một chế độ ăn nhiều chất xơ: bệnh nhân táo bón nên ăn từ 18 – 30 gam chất xơ một ngày. Chất xơ sẽ tăng cường nước, tăng cường khối lượng phân và kích thích nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài. Hầu hết chất xơ được tìm trong các loại rau xanh (rau chân vịt, rau ngót,…) hay các loại quả như (táo, chuối, dâu tây,…). Đặc biệt ngũ cốc cũng là một trong những thực phẩm giàu chất xơ.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: uống nước không chỉ tốt cho bệnh nhân táo bón mà còn rất tốt cho cơ thể. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lượng nước trong phân, làm mềm phân từ đó dễ đào thải ra ngoài hơn.
- Hạn chế uống các đồ uống chứa cồn và caffein
- Tăng cường bổ sung các lợi khuẩn thông qua sữa chua hay sữa chua uống.
- Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm bởi với lượng chất đạm quá lớn cơ thể không tiêu hóa được hết dẫn đến các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất và đúng giờ.
Chế độ sinh hoạt:
- Tích cực vận động: sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng và ngồi quá lâu, chúng ta nên chơi thể thao để cơ thể có thể hoạt động tốt. Nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng cá nhân, sở thích và hoàn cảnh.
- Tăng cường vận động giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, đẩy nhanh nhu động ruột. Đồng thời tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.
- Không nhịn đi đại tiện: Việc nhịn đi đại tiện sẽ khiến phân tích tụ lại trong cơ thể, dần dần sẽ làm mất cảm giác buồn đi vệ sinh ảnh hưởng đến nhu động ruột.
5.3. Nguyên tắc 3: Giảm căng thẳng mệt mỏi
Các chuyên gia y tế cho rằng: khi quá căng thẳng, cơ thể sẽ mất cân bằng hoạt động tự nhiên của cơ thể. Bằng cơ chế điều hòa, hệ thần kinh sẽ được tập trung chủ yếu để giải quyết các vấn đề đang gặp phải, khi đó hệ tiêu hóa không được ưu tiên và giảm mất khả năng hoạt động. Đồng thời, stress sẽ làm tăng kích thích acid dịch vị dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa.
Vì vậy, giữ cho cơ thể luôn được thoải mái, không căng thẳng kéo dài sẽ cải thiện tốt tình trạng táo bón
5.4. Nguyên tắc 4: Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế
Táo bón lâu ngày không chỉ đơn giản do thói quen dinh dưỡng hay chế độ sinh hoạt hàng ngày, mà đó còn là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó trong cơ thể. Vì vậy khi đã tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà tình trạng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để có thể xác định rõ nguyên nhân và tìm ra biện pháp hợp lý.
Cần làm xét nghiệm gì để biết chính xác táo bón kéo dài?
- Xét nghiệm máu và phân: để xác định được hoạt động của cơ thể như phát hiện sớm các bệnh suy giáp, thiếu máu, tiểu đường, nhiễm trùng hay ung thư,…
- Chụp X – quang, siêu âm ổ bụng: phát hiện những tổn thương của đường tiêu hóa
- Đo áp lực hậu môn, trực tràng
- Các xét nghiệm để chẩn đoán các chức năng ruột
Bên cạnh đó, trước khi quyết định sử dụng thuốc nhuận tràng hay thụt tháo, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi việc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo sẽ giúp chúng ta cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu ngưng sử dụng rất dễ bị táo bón trở lại và ngày càng nặng hơn.
5.5. Nguyên tắc 5: Bổ sung lợi khuẩn – Probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa
Ngày nay, sử dụng lợi khuẩn – probiotics để cải thiện táo bón lâu ngày được hầu hết các chuyên gia y tế khuyên dùng bởi đây là giải pháp mới, tối ưu và có hiệu quả lâu dài cho hệ tiêu hóa.
Lợi khuẩn – Probiotics giúp kích thích nhu động ruột, từ đó phân được tống đẩy ra ngoài một cách tự nhiên. Đây được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả cho táo bón thông qua các cơ chế:
- Sản xuất SCFAs (Axit béo chuỗi ngắn). SCFAs được tạo ra do quá trình lên men carbohydrate ở ruột do các vi khuẩn chủng Bifidobacteria và Lactobacilli. Các acid béo này tăng cường nhu động đại tràng bằng cách kích thích các thụ thể thần kinh ở cơ trơn thành ruột. Ngoài ra còn tăng nồng độ serotonin trong ruột già, một chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích nhu động.
- Giảm pH đại tràng do tăng sản xuất axit lactic và SCFAs bởi hai loài Lactobacillus và Bifidobacteria. Tính axit của các chất trong ruột kích thích nhu động ruột và giảm thời gian lưu của phân trong ruột già.
- Tăng cường chuyển hóa muối mật: Do các chủng Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột kích thích nhu động ruột có sự tham gia của muối mật không liên hợp, vì vậy tăng cường chuyển hóa muối mật.
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: trong hệ tiêu hóa có 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn, vì vậy khi xảy ra tình trạng mất cân bằng (số lượng hại khuẩn tăng) sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa. Thiếu hụt trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn thương nặng.
- Điều hòa tái hấp thu nước: giúp làm mềm phân dễ đào thải ra ngoài
Nhờ vậy mà phân mềm, tần suất đi đại tiện tăng lên, hơn nữa bệnh nhân không còn cảm giác đầy chướng bụng.
Bifidobacterium BB12 – Lợi khuẩn sống, gắn đích tại đại tràng, được chứng minh lâm sàng cải thiện táo bón hiệu quả.
Bifidobacterium được biết đến là chủng lợi khuẩn thiết yếu và quan trọng nhất của đường tiêu hóa. Chúng chiếm tỉ lệ đến 90% tổng lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa, tập trung chủ yếu tại đại tràng cư ngụ chủ yếu tại đại tràng, quyết định cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiết lập hình thái phân, sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể.
Bifidobacterium BB-12 cải thiện 100% táo bón, làm mềm phân sau 4 tuần sử dụng.
Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu kỹ lưỡng, lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất trên thị trường hiện nay. Hiệu quả của chủng lợi khuẩn này được đánh giá cao nhất trong ngân hàng lợi khuẩn thế giới, đặc biệt trên tác dụng giảm táo bón, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ cải thiện tần suất đi tiêu đều đặn.
Vào năm 2015, nhóm tác giả Eskesen và cộng sự tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm tại Anh và Đức với cỡ mẫu lên tới 1248 bệnh nhân có tần suất đại tiện thấp (1-3 lần/ tuần). Các bệnh nhận được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày trong thời gian 4 tuần.Tần suất đại tiện và tính chất phân của bệnh nhân được theo dõi và đưa vào thống kê.
Kết quả nghiên cứu: Sau thời gian nghiên cứu, nhóm sử dụng BB-12 có sự cải thiện vượt trội so với nhóm chứng, bệnh nhân đại tiện đều đặn 6-8 lần/ tuần, khối lượng phân nhiều hơn và mềm hơn, giảm hẳn các triệu chứng đầy chướng bụng.
Một nghiên cứu khác của Nishida. et al (2004) [18]thực hiện tại Nhật Bản trong 2 tuần, bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và theo dõi khối lượng phân mỗi ngày. Thống kê nghiên cứu cho thấy, khối lượng phân trung bình của bệnh nhân tăng lên đáng kể sau khi bổ sung lợi khuẩn BB-12 ( từ 30,5 g phân/ lần lên 37,5 g/ lần). Qua đó, tình trạng táo bón được cải thiện sau 2 tuần nghiên cứu.
TPBVSK – Imiale
TPBVSK – Imiale là sản phẩm độc quyền chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch.
Imiale với công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
>> Xem thêm: Cách điều trị táo bón tại nhà – Áp dụng ngay 5 nguyên tắc
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
1. https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation
2. https://www.webmd.com/digestive-disorders/features/chronic-constipation-facts-vs-myths