Táo bón là tình trạng thường gặp ở những năm đầu phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến nhiều cha mẹ lo lắng, muốn tìm kiếm cách để trị dứt điểm cho con. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho mẹ một số cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.
Mục lục
1. Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo tiêu chuẩn ROME IV, với trẻ sơ sinh, táo bón được định nghĩa là tình trạng:
- Đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần
- Phân thường cứng, khô, khó đẩy ra ngoài
- Kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu trong mỗi lần đi.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện, bất cứ 1 yếu tố bất thường nào cũng khiến cho hệ tiêu hóa của bé phản ứng lại.
Trẻ sơ sinh thường mắc tình trạng táo bón chức năng. Táo bón chức năng là tình trạng bệnh nhân khó đi tiêu hoặc không thể đi, mặc dù không có tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. Nó thường liên quan đến:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ
- Sữa công thức của bé
- Thói quen sinh hoạt vận động của trẻ hàng ngày
>>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ: Cách nhận biết và xử trí tại nhà hiệu quả
2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Các nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ sơ sinh:
2.1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa phù hợp
Với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng và tình trạng bệnh của trẻ. Mẹ ăn quá nhiều chất đạm, đồ ăn cay nóng khó tiêu, hoặc ăn ít chất xơ hay thiếu chất đều thay đổi chất lượng sữa và gây ra táo bón ở trẻ.
2.2. Công thức sữa chưa phù hợp
Mặc dù hiếm khi trẻ sơ sinh toàn bú sữa ở dạng lỏng bị táo bón, nhưng điều này có thể xảy ra. Theo tiến sĩ Morton của ĐH Stanford “Trẻ bú sữa công thức hoàn toàn có nhiều khả năng bị táo bón hơn” [3]. Tiến sĩ Shu, một bác sĩ nhi khoa tại Atlanta cho biết “sữa công thức có thể làm phân của trẻ đặc hơn so với sữa mẹ”. Trong thành phần sữa chứa quá nhiều chất đạm, chất béo, ít chất xơ khiến hệ tiêu hóa quá tải, không hấp thu triệt để dưỡng chất, tốc độ tiêu hóa chậm.
Hiện nay, trên thị trường có một số sữa có thành phần chất xơ cao, đạm và chất béo vừa phải, phù hợp cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Có thể kể tới như Physiolac của Pháp cung cấp nhiều chất xơ GOS/FOS có lợi cho hệ tiêu hóa, hoặc sữa Meji của Nhật hay Nan của Nestle,…
2.3. Trẻ bú ít
Nước giúp tăng thể tích phân, làm phân mềm hơn, dễ dàng tống đẩy ra ngoài. Khi trẻ bú ít, lượng nước không được cung cấp đủ, nước trong phân sẽ bị hấp thu ngược trở lại. Phân trở nên khô hơn và dễ gây táo bón.
2.4. Hệ thống đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện
Sau 2 tuổi trở lên hệ tiêu hoá của trẻ mới gần như tương đồng với người lớn. Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn rất đơn giản, chưa hoàn thiện, hoạt động co bóp của ruột yếu. Dẫn đến quá trình thải phân chậm hơn, phân bị lưu giữ lâu, trở nên khô cứng.dẫn đến hình thành táo bón ở trẻ sơ sinh. Vì vậy mà kể cả trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn gặp táo bón.
Ngoài ra, một số trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh như bệnh suy giáp trạng, đại tràng phình to… có thể khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc kém hiệu quả, trẻ dễ táo bón hơn.
2.5. Trẻ mắc một số bệnh lý
Các bệnh lý đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Hay gặp nhất là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài hay còn gọi là loạn khuẩn.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng loại bỏ các lợi khuẩn – đặc biệt là các lợi khuẩn đường ruột. Điều này làm giảm vai trò của hệ lợi khuẩn đường ruột trong hỗ trợ tiêu hoá và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại gây bệnh, dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh.
3. Một số cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Các phương pháp giúp mẹ xử lý táo bón cho trẻ:
3.1. Thay đổi sữa cho trẻ
Với những bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình. Có thể con bị nhạy cảm với thứ gì đó mẹ đang ăn và gây ra táo bón. Vì vậy, mẹ nên:
- Hạn chế ăn quá nhiều chất béo
- Hạn chế quá nhiều chất đạm
- Hạn chế các đồ ăn có khả năng kích thích như cay, nóng.
- Nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả
- Chú ý bổ sung đủ nước (tối thiểu >1,5 l nước/ ngày)
Với những bé đang bú sữa ngoài, có thể một thành phần trong sữa công thức khiến trẻ bị táo bón. Khi ấy mẹ có thể cân nhắc thay đổi sữa cho con. Một số sữa có hàm lượng đạm và lipid quá cao có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa của trẻ khiến phân di chuyển trong đại tràng lâu hơn và gây ra táo bón. Vì vậy, mẹ nên theo dõi kỹ thành phần protein cũng như lipid để thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.
Hiện nay, theo các khuyến nghị của các chuyên gia, hàm lượng đạm trong sữa bò tối thiểu là 1,8 g/100 kcal và tối đa 3 g/100 kcal (tương đương với khoảng 1,2% đến 2% cho mỗi 100g sữa). Khi chọn sữa cho trẻ sơ sinh táo bón, ngoài hàm lượng % đạm, mẹ cũng cần chú ý tới tỷ lệ whey/casein. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn những loại sữa bột có tỷ lệ whey/casein tương đương sữa mẹ (55/45, 60/40) hoặc cao hơn sữa mẹ. Hiện nay có một số sữa có tỷ lệ whey/casein đạt 45/55 như Physolac (Pháp) hay Aptamil (Úc) có tỷ lệ (60/40),…
Ngoài ra mẹ cũng cần để ý thành phần inulin, FOS, vì đây là những chất xơ có lợi cho bé. Hiện nay, có khá nhiều sữa dành cho trẻ bị táo bón, mẹ có thể tham khảo như Sữa Hoàng Gia Australia Royal AUSNZ, Lactoferrin Formula Milk Powder Bifidobacteriumanimalis (Bb-12), Nan (Nestle),…
>>> Xem thêm: 6 nguyên tắc chọn sữa cho trẻ sơ sinh
3.2. Tăng cường vận động cho trẻ
Ở trẻ sơ sinh, do hệ đường ruột còn non nớt, nên chức năng chưa được đảm bảo, nhu động ruột còn kém. Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp ở ruột, hỗ trợ tiêu hoá.
Người chăm sóc sẽ giúp bé vận động bằng một số các bài tập như bài tập đạp xe để tăng nhu động ruột và giảm táo bón.
Ngoài ra, mẹ có thể massage, xoa bóp dạ dày cho bé để giảm táo bón bằng một số các phương pháp massage. Mẹ có thể tham khảo phương pháp massage trong cuốn “Massage cho trẻ sơ sinh: Cẩm nang dành cho cha mẹ yêu thương” của Vimala McClure, bao gồm:
- Massage kiểu đồng hồ: Mẹ massage cho bé theo hình đồng hồ, bắt đầu hướng 7 hoặc 8 giờ, sau đó di chuyển từ trái sang phải theo hình bán nguyệt, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Chèo thuyền: Mẹ dùng mu bàn tay đặt ngang trên bụng bé. Sau đó nhẹ nhàng ấn vào gần khung xương sườn và trượt xuống theo chiều dài bụng của bé giống như khi chèo thuyền.
- Ăn no: Đặt hai ngón tay cái của bạn nằm ngang bụng của trẻ, phía trên rốn. Sau đó ấn nhẹ nhàng, di chuyển ngón tay cái ra xa nhau.
- I love you: Cách massage này mô tả hình ảnh chữ I – L – Y. Bắt đầu từ phía bên phải của rốn của bé, theo dấu chữ I. Tiếp theo di chuyển từ góc trên bên trái của bụng bé, di chuyển ngang và xuống phía bên phải tạo hình chữ L. Và cuối cùng là hình chữ U ngược, từ góc dưới cùng bên trái và theo hướng lên trên, sau đó qua thân trên rốn và lùi xuống phía bên phải.
- Hướng tuần trăng: Cách này thì mẹ nhẹ nhàng đưa ngón trỏ và ngón giữa trên bụng em bé từ trái sang phải.
3.3. Cho trẻ bú đủ, cung cấp nước cho trẻ
Một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở cả trẻ sơ sinh và người lớn là cung cấp đủ nước.
- Đối với trẻ sơ sinh, nước chỉ được cung cấp qua sữa. Chính vì thế mẹ nên cho trẻ bú đủ. Thông thường trẻ nên bú mẹ 8 lần/ ngày.
- Với trẻ ăn sữa công thức mẹ nên đảm pha sữa theo đúng hướng dẫn. Tránh pha sữa quá đặc khiến bé khó hấp thu, chậm tiêu hóa, dễ bị táo bón.
3.4. Sử dụng một số thuốc
Khi biện pháp kể trên không hiệu quả, trẻ vẫn bị táo bón, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số thuốc cho trẻ sơ sinh khi bị táo bón
a. Nhóm thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân
- Cơ chế: Đây là các chất xơ tác động chậm, an toàn và nhẹ nhàng, thúc đẩy việc bài xuất phân nhờ khả năng hút nước từ ruột và tăng nhu động ruột giúp phân được đẩy ra ngoài dễ dàng. Đại diện cho nhóm thuốc này gồm như psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose,…
- Cách dùng và liều dùng: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng dạng bột của thuốc bằng cách hòa vào chất lỏng khác, khuấy đều và uống ngay. Dựa vào mức độ táo bón và phản ứng với điều trị, bác sĩ sẽ xác định liều lượng phù hợp cho bé. Ví dụ, liều dùng Citrucel ở trẻ là 0,5g x 1-3 lần/ngày
- Chú ý: Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể khiến bé bị chướng bụng. Chính vì thế, mẹ nên tăng dần lượng chất xơ trong khẩu phần ăn cho đến liều khuyến cáo để ngăn ngừa tình trạng này.
b. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu
- Cơ chế: Nhóm thuốc này làm tăng áp suất thẩm thấu và kéo nước vào lòng ruột. Nhờ vậy, tăng cường kích thích nhu động.
Với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu ở dạng carbohydrate như Duphalac (Lactulose), Sorbitol ở dạng uống. Nhóm này có thể sử dụng dạng uống trực tiếp hoặc pha loãng như với Duphalac, hoặc sử dụng dạng ống bơm trực tràng như với Sorbitol.
- Liều dùng: Liều dùng cho trẻ em từ sơ sinh đến 14 tuổi của Duphalac dao động từ 5ml-15ml. Tùy thuộc độ tuổi và tình trạng táo bón ở trẻ. Còn Sorbitol có dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với liều 2,5 mg/ lần (tương ứng với 1/2 gói có khối lượng 5g)
- Đặc điểm: Nhìn chung nhóm này khá an toàn và cho hiệu quả nhanh.
c. Các dung dịch thụt
Trong trường hợp trẻ bị táo bón quá nặng, mẹ có thể phải sử dụng một số dung dịch thụt bao gồm vòi nước và các dung dịch ưu trương.
- Cơ chế: Nhóm này gồm bơm trực tiếp tại hậu môn, trực tràng để thụt rửa. Chúng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân và niêm mạc ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó làm phân dễ di chuyển.
- Cách dùng và liều dùng: Thuốc thụt hậu môn là loại thuốc được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch, đưa qua hậu môn vào trực tràng. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1 số loại dung dịch thụt hay sử dụng chứa Sorbitol vi tinh thể, Muối phosphat, Glycerol,… Liều lượng thường không quá 2 ống/lần
- Chú ý: Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường dùng để giải quyết tình trạng táo bón cấp tính khi các biện pháp khác đã không thể áp dụng được. Nếu lạm dụng thuốc thụt tháo cho bé có thể gây nên những hậu quả như bỏng rát hoặc tổn thương hậu môn, giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn,…
>>> Xem thêm: Thuốc chữa táo bón cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo
4. Lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh
- Nguyên tắc đầu tay trong xử trí khi trẻ sơ sinh bị táo bón là thay đổi lối sinh hoạt.
- Có nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm về thuốc nhuận tràng ví dụ như: thuốc nhuận tràng rất nguy hiểm; không thể uống hàng ngày trong thời gian dài; lệ thuộc vào thuốc và không hiệu quả. Lưu ý không phải tất cả các loại thuốc nhuận tràng đều giống nhau. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu an toàn và không gây lệ thuộc; việc lệ thuộc mà cha mẹ hay đề cập đến là tác dụng không mong muốn của thuốc nhuận tràng kích thích. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia y tế.
- Việc sử dụng thuốc thụt tháo có thể giúp trẻ giải quyết tình trạng táo bón cấp tính. Tránh lạm dụng để trẻ mất khả năng tự chủ trong đại tiện
5. Cách phòng tránh táo bón cho trẻ sơ sinh
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ quay lại, mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau đây:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ: Việc cung cấp các chất dinh dưỡng như chất xơ, đảm bảo đủ nước giúp phân mềm, ngăn ngừa nguy cơ táo bón ở trẻ sơ sinh
- Tăng cường vận động cho trẻ: Các bài vận động nhẹ nhàng có thể giúp tăng nhu động ruột, kích thích đẩy phân, tránh táo bón ở trẻ
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ: Thức ăn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là từ sữa mẹ. Chính vì thế, việc chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng quyết định tới tính chất phân cũng như sức khỏe của bé.
>>> Xem thêm: Cách phòng táo bón tại nhà cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
6. Lựa chọn lợi khuẩn phòng ngừa táo bón cho trẻ
Các lợi khuẩn đường ruột là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại. Hệ lợi khuẩn này còn có vai trò quan trọng trong tăng cường tiêu hoá thức ăn và kích thích nhu động ruột. Vì vậy việc bổ sung lợi khuẩn giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón ở trẻ.
Nhờ khả năng bám dính chủ yếu ở đại tràng và chiếm số lượng đông nhất trong các loại lợi khuẩn (khoảng 90%), Bifidobacterium có vai trò hỗ trợ cải thiện táo bón rất hiệu quả. Với hàng trăm nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chủng Bifidobacterium BB-12 có lợi ích vượt trội nhất trong các chủng lợi khuẩn trong cải thiện táo bón.
Imiale bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng, có khả năng bám dính cao và phát huy hiệu quả tại đại tràng. Bifidobacterium chiếm tới Imiale giúp cải thiện táo bón qua 6 tác động:
- Giúp làm mềm phân: Bifidobacterium đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh tính thấm ở đại tràng. Giúp tăng lượng nước trong phân. Từ đó giữ nước giúp phân mềm,.xốp và dễ dàng được đẩy ra ngoài.
- Làm tăng nhu động ruột: Giúp kích thích làm tăng nhu động ruột.– yếu tố quyết định để đẩy phân ra ngoài.
- Tiết các enzyme tiêu hoá: Nhờ có các enzyme này giúp tiêu hóa thức ăn còn sót lại tại đại tràng để tối ưu hóa hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
- Thiết lập hệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.đảm bảo tỷ lệ 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn; ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
- Sản xuất các vitamin nhóm B: vitamin B1, B2 … kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lợi khuẩn này sản sinh ra các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Sản phẩm lợi khuẩn Imiale (Bifidobacterium BB12) có hơn 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Trong đó, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả vượt trội cải thiện tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12.giúp cải thiện 100% tình trạng táo bón sau 4 tuần.sử dụng và giúp ổn định tiêu hóa.
Theo Ths. BS. Đinh Ngọc Hoa nhận định: ” Imiale là lợi khuẩn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời”
Bài viết trên cung cấp các kiến thức cần thiết về cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Hy vọng những biện pháp đơn giản này có thể giúp bé cải thiện táo bón, giảm quấy khóc và tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482 để được chuyên gia hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Imiale và những bằng chứng khoa học hỗ trợ cải thiện táo bón