Thụt tháo hậu môn là thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón nặng, nhằm đưa dịch lỏng qua đường hậu môn, làm sạch ruột kết và phát hiện tốt hơn các khối u và ung thư trong ruột kết. Chúng ta dùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách sử dụng thuốc đúng cách và an toàn.
Mục lục
1. Thuốc thụt tháo hậu môn là gì?
Táo bón là biểu hiện bệnh lý gặp thường xuyên ở mọi lứa tuổi với mọi đối tượng. Với trường hợp táo bón nhẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị như dùng thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng,… Nhưng nếu các liệu pháp điều trị đó vẫn không có hiệu quả, tình trạng bệnh nặng và kéo dài ta có thể sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn trong điều trị.
Thuốc tháo thụt hậu môn là thuốc đưa dịch lỏng từ bên ngoài vào đại tràng qua đường hậu môn bằng ống tháo thụt nhằm tăng dịch lỏng trong ruột, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, giãn cơ hậu môn, tạo cảm giác dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
Các nhóm hoạt chất trong thuốc thụt tháo:
- Natri phosphate và các hợp chất: Có khả năng thẩm thấu , hút nước
- Glycerin: Làm mềm phân, giảm ma sát, tăng hút nước
Thường thụt tháo dùng trước vài ngày hoặc vài giờ trước khi tiến hành các thủ thuật nội soi đại tràng, chụp X-Quang.
Các trường hợp sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn trong điều trị táo bón:
- Táo bón nặng và kéo dài, điều trị bằng các thuốc đường uống không mang lại hiệu quả
- Phân cứng, khó đi đại tiện, gây nứt nẻ, đau rát hậu môn
- Uống không đủ lượng nước theo nhu cầu, bổ sung không đủ chất xơ và chế độ dinh dưỡng cho cơ thể
2. Một số thuốc thụt tháo hậu môn
Sử dụng thuốc thụt tháo như một phương pháp hữu ích để làm sạch ruột bên trong. Các loại thuốc thụt tháo thường dùng trên thị trường:
2.1. Nhóm thuốc thụt tháo chứa Natri Phosphat
Nhóm này có khả năng thẩm thấu, hút nước bao gồm các loại:
a. Usefma Enema Solution
- Thành phần gồm
- Natri biphosphat
- Natri phosphat: 19g
- Hộp 1 lọ thể tích 118ml
- Liều dùng dành cho người lớn: 1 chai/1 lần dùng
b. Evacenema
- Thành phần:
- Monobasic natri phosphat: 139,1mg/ml
- Dibasic natri phosphat: 31,8mg/ml
- Dạng bào chế: dung dịch đựng trong chai thể tích 118ml
- Liều dùng:
- Người lớn: dùng nguyên chai cho một lần dùng
- Trẻ nhỏ từ 2-12 tuổi dùng 1/2 chai
- Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
c. Golistin-enema
- Thành phần chứa:
- Monobasic natri phosphat.H2O: 21,41g
- Dibasic natri phosphat.7H2O: 7.89g
- Hộp 1 lọ thể tích 133ml
- Liều dùng: sản phẩm dành cho người lớn
d. Golistin-enema for children
- Thành phần chứa:
- Monobasic natri phosphat.H2O: 10,63g
- Dibasic natri phosphat.7H2O: 3,92g
- Hộp 1 lọ thể tích 66ml
- Liều dùng cho trẻ em
2.2. Nhóm Thuốc thụt tháo chứa thành phần Glyceryl
Nhóm này làm mềm phân, giảm ma sát, tăng hút nước bao gồm các loại phổ biến sau:
a. Microclismi 3g (thành phần chứa Glycerol-2.25g; dịch chiết hoa cúc La Mã-0.1g; dịch chiết hoa Cẩm Quỳ-0.1g). Liều dùng cho trẻ em.
b. Microclismi 9g (thành phần chứa Glycerol-6.75g; dịch chiết hoa cúc La Mã-0.3g; dịch chiết hoa Cẩm Quỳ-0.3g). Liều dùng cho người lớn.
c. Rectiofar (thành phần chứa Glycerin 1.79g/3ml): hộp 50 túi x 1 ống bơm (gắn dĩa) 3ml, hộp 50 túi x 1 ống bơm 3ml, hộp 50 túi x 1 ống bơm (gắn dĩa) 5ml, hộp 50 túi x 1 ống bơm 5ml
- Ống bơm 3ml dành cho trẻ em
- Ống bơm 5ml dành cho người lớn tuổi
d. Stiprol ( thành phần chứa Glycerol 2.25g)
- Liều 3g dùng cho trẻ nhỏ
- Liều 9g dùng cho người lớn
» Xem thêm: [TỔNG QUAN] Thuốc trị táo bón & Phương pháp xử trí
3. Cách sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn
Việc sử dụng các dụng cụ thụt rửa để giảm táo bón không gây hại cho bạn, miễn là dụng cụ của bạn được vô trùng và bạn tuân thủ các chỉ dẫn một cách cẩn thận.
Các bước sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn tại nhà:
- Rửa tay trước và sau khi sử dụng thuốc thụt hậu môn.
- Nằm nghiêng người về phía bên trái trong tư thế thoải mái, gập chân cong lên hoặc nằm ở tư thế chổng mông lên.
- Thở đều, áp lực ổn định, nhẹ nhàng tháo nắp thuốc, đưa đầu thuốc thụt vào trực tràng với chuyển động nhẹ nhàng, hướng đầu thuốc về phía rốn hậu môn. Không ép đầu thuốc thụt vào trực tràng vì bạn có thể dễ bị thương gây chảy máu.
- Bóp chai nhẹ nhàng cho đến khi lượng thuốc được khuyến nghị nằm trong trực tràng.
- Lấy đầu chai ra khỏi trực tràng. Giữ nguyên tư thế trong 1 đến 5 phút cho đến khi bạn cảm thấy muốn đi đại tiện (đi tiêu) mạnh mẽ.
4. Những lưu ý sau khi thực hiển thủ thuật thụt tháo hậu môn
Khi thụt tháo hậu môn cần lưu ý những điểm sau:
- Người bệnh giữ dịch trong đại tràng khoảng 10-15 phút hoặc lâu hơn nếu được. Đối với trẻ nhỏ nên giữ chặt mông của trẻ trong vòng vài phút
- Làm sạch chất trơn hoặc nước phân dính ở hậu môn bằng giấy vệ sinh
- Để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng hướng bên trái
- Khi người bệnh không thể giữ dịch được nữa thì giúp người bệnh đi vào nhà vệ sinh hoặc lót bô đại tiện tại giường
- Sau khi đi đại tiện người bệnh vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục
- Cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, đặt thêm một tấm lót dưới mông để phòng ngừa một ít phân còn lại tiếp tục tháo ra.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn
- Với bệnh nhân có tiền sử về các bệnh dạ dày, đường ruột, hay bệnh thận, mất nước, chế độ ăn hạn chế natri cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Cần cân nhắc thuốc thụt tháo hậu môn đối với người cao tuổi, mắc các bệnh về tim mạch, tiết niệu, tiểu đường
- Cần bổ sung chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ các thành phần phần chất xơ, vitamin, kết hợp với chế độ sinh hoạt đều đặn và thể dục thể thao hàng ngày.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn ở bệnh nhân bị táo bón
6. Tổng kết
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tài liệu tham khảo: