Sự thay đổi trong tính chất phân có thể chính là dấu hiệu quan trọng để mẹ nhận biết con đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài ra máu, đi ngoài phân màu đen, phân sống, đi ngoài có bọt… Vậy trẻ đi ngoài có bọt là do đâu và cách xử trí như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Trẻ đi ngoài có bọt do đâu?
Đi ngoài có bọt là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, nổi bong bóng, có thể có lợn cợn, nhầy… Bọt trong phân thường do trong phân có chứa chất nhầy hoặc chất béo chưa tiêu hóa hết.
Thông thường, chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột và giúp đi ngoài dễ dàng hơn, nên đi ngoài ra chất nhầy là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi đi ngoài phân nhiều chất nhầy, tạo thành bọt thì đó là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Bởi chất nhầy tăng chính là do niêm mạc ruột bị tổn thương, gây viêm, tăng tiết nhầy để bảo vệ và thải ra ngoài theo phân.
Đa số trường hợp trẻ đi ngoài có bọt là do kém hấp thu chất béo. Khi chất béo không được tiêu hóa và hấp thu hết, chúng được thải ra ngoài theo phân, là nguyên nhân khiến phân có mỡ, tạo bọt. Trẻ kém hấp thu chất béo còn có một số triệu chứng khác như:
- Phân có mỡ: Nhìn rõ váng mỡ trong phân.
- Phân nhạt màu: Phân trẻ có màu vàng hoặc xanh là do sản phẩm của quá trình tiêu hóa chất béo. Vì vậy, khi chất béo không được tiêu hóa, phân có màu nhạt hoặc màu đất sét.
- Phân có mùi hôi: Phân trẻ có chứa váng mỡ được vi khuẩn chí đại tràng lên men, tạo mùi hôi.
Đi ngoài phân có bọt thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, bởi cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện (dạ dày trẻ còn nhỏ, các cơ co bóp yếu,…), do đó các hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, kém hiệu quả. Các chất dinh dưỡng chưa được hấp thu triệt để, đặc biệt là chất béo, lactose,… được thải ra ngoài theo phân, là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có bọt.
Thông thường, trẻ đi ngoài sủi bọt sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đi ngoài có bọt kéo dài lại là dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh về đường tiêu hóa. Chính vì vậy, các mẹ cần theo dõi thật kỹ tình trạng này ở trẻ để có cách xử trí cho phù hợp.
2. Trẻ đi ngoài có bọt là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi trẻ đi ngoài có bọt, mẹ cần theo dõi kỹ số lần đi ngoài cũng như biểu hiện của trẻ như mệt mỏi, khó chịu,… Trong trường hợp tình trạng này kéo dài nhiều ngày, triệu chứng không cải thiện thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
2.1. Đi ngoài có bọt do nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng niêm mạc ruột bị tổn thương gây ra bởi vi khuẩn, virus,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm trùng đường ruột:
- Đi ngoài sủi bọt, phân có chất nhầy, lẫn máu.
- SỐT: Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, mức độ sốt tùy từng trẻ, có trẻ sốt >38,5 độ cần dùng thuốc hạ sốt, nhưng có những trẻ nhiệt độ cơ thể chỉ thay đổi chút ít.
Lúc này trẻ cần được điều trị theo phác đồ cụ thể, chi tiết TẠI ĐÂY
Ngoài ra trẻ đi ngoài sủi bọt còn gặp trong trường hợp tiêu chảy do Rotavirus (phân có màu dưa cải xanh, có thể nhầy nhưng không có máu), tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng (trẻ đau quặn bụng, đi ngoài phân mỡ).
2.1. Đi ngoài có bọt do bệnh Celiac
Celiac (không dung nạp gluten) là bệnh lý đường ruột gây ra bởi rối loạn của hệ thống miễn dịch. Khi người bệnh ăn thực phẩm chứa Gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch…), hệ miễn dịch phản ứng quá mức, làm tổn thương thậm chí hủy hoại niêm mạc ruột, gây ra tình trạng kém hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt, phân có mùi hôi và chứa dầu mỡ,….
Trẻ mắc bệnh Celiac có một số triệu chứng đặc trưng:
- Chậm phát triển, suy dinh dưỡng: Niêm mạc ruột bị tổn thương, kém hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển. Trẻ không tăng cân, cơ thể gầy gò, ốm yếu.
- Tiêu chảy: Thức ăn không được tiêu hóa, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, kéo theo nước vào lòng ruột gây tiêu chảy. Ngoài ra niêm mạc ruột bị tổn thương ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn sụt giảm, tăng hại khuẩn, khiến tình trạng tiêu chảy, đi ngoài có bọt kéo dài không cải thiện.
- Khác: Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ăn không ngon, nôn mửa.
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm. Thông thường, trẻ được chỉ định làm xét nghiệm máu và xét nghiệm phân để đưa ra chẩn đoán xác định. Những trẻ mắc Celiac sẽ chấm dứt tình trạng đi ngoài có bọt khi loại bỏ Gluten khỏi chế độ ăn.
2.2. Hội chứng ruột kích thích gây đi ngoài sủi bọt
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi IBS là tình trạng rối loạn chức năng ruột mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân nhầy hay đau quặn bụng khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
Khi trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột sẽ bị kích thích kể cả khi trong bụng trẻ không có thức ăn, do đó mà nước và khí trong lòng ruột lúc này sẽ theo nhu động ra ngoài, dẫn đến việc đi ngoài có bọt.
Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời duy trì phác đồ điều trị hợp lý. >> Xem thêm: Vai trò cửa lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích
2.4. Trẻ không dung nạp lactose đi ngoài có bọt
Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt enzym lactase để phân hủy lactose có trong thức ăn. Lactose không được tiêu hóa sẽ xuống đại tràng, được vi khuẩn tại đây lên men sinh khí, sinh acid.
Do đó, Trẻ không dung nạp lactose thường bị rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy phân lỏng, nhầy, có thể có lợn cợn, có bọt,…. Biện pháp cải thiện trong trường hợp này là mẹ cần đổi sang sữa free lactose cho trẻ.
> Tham khảo: Top 7+ sữa free lactose cho trẻ
2.5. Trẻ dị ứng với một số thực phẩm
Tương tự, khi bị trẻ bị dị ứng với protein có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu,… sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài có bọt, phân lỏng chứa nước, chất nhầy, lợn cợn,… Trường hợp nặng, có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Thường gặp nhất là trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Lúc này, để cải thiện tình trạng đi ngoài có bọt, mẹ cần đổi cho trẻ dùng sữa công thức không chứa đạm bò. >>> Xem thêm: Trẻ dị ứng đạm sữa bò và sữa cho trẻ dị ứng đạm bò
2.6. Viêm tụy gây đi ngoài có bọt
Tụy thuộc bộ phận trong hệ tiêu hóa, có chức năng bài tiết enzym giúp tiêu hóa thức ăn, bao gồm cả thức ăn chứa dầu mỡ. Ở những bệnh nhân viêm tụy, các enzym tiết ra lại tiêu hóa chính tế bào tuyến tụy, gây ra tình trạng viêm cấp, lâu ngày tiến triển thành viêm mạn và cần được đến ngay cơ sở y tế để được giám sát và điều trị đặc biệt.
Đặc biệt, ở trẻ viêm tụy mạn giảm đáng kể khả năng tiết enzym lipase – enzym tiêu hóa chất béo, gây ra tình trạng kém hấp thu chất béo với biểu hiện đi ngoài phân mỡ, phân nhạt màu, đi ngoài có bọt.
3. Trẻ đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không?
Đi ngoài có bọt là một dấu hiệu cho thấy việc hấp thu dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa đang hoạt động kém. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, mất nước, suy dinh dưỡng,…). Do vậy, các mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ một cách hợp lý, quan sát kỹ số lần đi ngoài có bọt của trẻ để có cách xử trí phù hợp.
4. Cần làm gì khi trẻ đi ngoài có sủi bọt?
Trẻ đi ngoài có sủi bọt thường rất mệt mỏi, khó chịu,… Do đó, các mẹ cần chú ý những điều sau để giúp cải thiện tình trạng này ở trẻ.
Theo dõi số lần đi ngoài có sủi bọt ở trẻ
Việc theo dõi số lần đi ngoài có bọt sẽ giúp đánh giá được tình trạng mất nước ở trẻ cũng như tiến triển (mức độ) của bệnh. Nhờ vậy mà các mẹ có cách xử trí phù hợp. Nếu số lần đi ngoài của trẻ không thuyên giảm thì các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bù nước cũng như điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
>>> Xem thêm: Cách đánh giá mất nước do tiêu chảy ở trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ đi ngoài sủi bọt là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc các mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ một các hợp lý sẽ góp phần cải thiện tình trạng này ở trẻ. Cụ thể:
- Các mẹ cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều cùng một loại thực phẩm (ăn quá nhiều đạm, nhiều tinh bột, nhiều chất béo,…) vì rất dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài có bọt,…
- Đối với trẻ đang bú mẹ, các mẹ cần cho trẻ bú cân bằng giữa lượng sữa đầu và sữa sau. Điều này sẽ giúp trẻ no lâu hơn, bên cạnh đó cũng sẽ giảm tình trạng đi ngoài có bọt khi trẻ chỉ bú được sữa đầu.
>>> Xem thêm: 5 món cháo dễ tiêu cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ
Lợi khuẩn có đảm nhận vai trò hết sức quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ:
- Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, kích thích cơ thể tiết ra kháng thể bề mặt IgA bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút,… gây bệnh.
- Lợi khuẩn còn giúp điều hòa nhu động ruột, kích thích enzym tiêu hóa phân cắt triệt để thức ăn, tạo điều kiện cho chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa. Nhờ đó mà tình trạng đi ngoài có bọt của trẻ cũng được cải thiện.
Tham khảo men vi sinh Imiale chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, là chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường tiêu hóa, chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn tiêu hóa. Imiale có tới hơn 307 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả và an toàn và được các tổ chức quốc tế chứng nhận và tin dùng.
Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị tiêu chảy do vi khuẩn (Shigella, Salmonella, Escherichia coli, Clostridium difficile), do vi rút (Rotavirus) hay do ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii) gây ra tình trạng đi ngoài có bọt. Chính vì vậy, việc vệ sinh cho trẻ cũng như môi trường xung quanh một cách sạch sẽ là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho trẻ. Do đó, các mẹ cần:
- Thay tã cho trẻ thường xuyên.
- Tắm rửa cho trẻ sạch sẽ.
- Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Vệ sinh sạch sẽ tay nắm cửa, đồ chơi của trẻ.
- Giữ phòng ngủ của trẻ được thông thoáng.
5. Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế?
Đi ngoài có bọt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị mất cân bằng dinh dưỡng khi bú mẹ hoặc khi trẻ mọc răng,….Song, các mẹ cần lưu ý một số trường hợp sau để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
- Trẻ bị mất nước và điện giải với biểu hiện: mệt mỏi, môi khô, da nhợt, mắt trũng, đi tiểu ít, nước tiểu vàng…
- Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn: Phân có chất nhầy và máu, trẻ có sốt,… .
- Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy do virus: đi ngoài có bọt, phân có chất nhầy, lợn cợn, có màu xanh dưa cải, có thể sốt,…
- Trẻ biếng ăn, sụt cân.
Khi trẻ đi ngoài có bọt, mẹ cần quan sát biểu hiện khác để xem nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp. Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu nặng hay tình trạng không cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ sớm. Mong rằng, với những thông tin hữu ích trên, các mẹ sẽ có cách chăm sóc trẻ hợp lý, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh.
[THAM KHẢO THÊM]
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên nâng cao khả năng hấp thu & sức đề kháng cho bé yêu qua các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB-12 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482
Tham khảo nguồn: