Ốm nghén, khó chịu, tâm trạng thay đổi bất thường là những biến đổi thường thấy ở bà bầu. Không những thế, hơn 1 nửa số bà bầu còn đang phải đối diện với tình trạng táo bón. Sự lo lắng về sức khỏe của bản thân và thai nhi luôn hiện hữu trong đầu các mẹ. Bỏ túi những cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản hiệu quả.dưới đây, để táo bón không còn là mối bận tâm.
Mục lục
- 1. Một số nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón khi mang bầu
- 2. 6 cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản, hiệu quả cho bà bầu
- 2.1. Cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản nhờ thói quen dinh dưỡng hợp lý
- 2.2. Bổ sung đủ nước khi mang thai – cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản
- 2.3. Giảm liều lượng sắt và canxi bổ sung– cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản
- 2.4. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn)
- 2.5. Cải thiện táo bón tại nhà đơn giản bằng cách Massage vùng bụng
- 2.6. Những thói quen khác có thể giúp điều cải thiện táo bón ở bà bầu đơn giản tại nhà
- 3. Khi nào bà bầu bị táo bón cần đi gặp bác sĩ
1. Một số nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón khi mang bầu
Táo bón là một vấn đề rất hay gặp ở phụ nữ có thai. Ước tính có một nửa số sản phụ mắc vấn đề táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ.nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa biết nguyên nhân.do đâu và biện pháp cải thiện, phòng tránh.
Táo bón khi mang thai có thể do 1 số nguyên nhân sau đây:
1.1. Sự thay đổi nội tiết tố
Progesterone được xem là hormon “an thai” giúp giảm các cơn co bóp tử cung, phòng ngừa nguy cơ đẻ non. Tuy nhiên Progesterone tăng trong thai kỳ.lại làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột. Vì thê phân di chuyển chậm gây táo bón thai kỳ.
1.2. Gia tăng áp lực của tử cung
Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu.hẹp không gian trong ruột, khiến phân di chuyển chậm hơn.
1.3. Bổ sung sắt và canxi không hợp lý
Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều các yếu tố vi lượng này sẽ khiến phân cứng, đen và vón cục. Tình trạng này gây áp lực cho đường tiêu hóa và gây ra táo bón.
1.4. Bà bầu có thói quen ít vận động
Bà bầu thường có tâm lý ngại vận động, đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Hạn chế vận động sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm kích thích quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón.
1.5. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Một số loại thức ăn mẹ đang sử dụng có xu hướng làm trầm trọng.thêm tình trạng táo bón như: sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Những loại thức ăn chứa hàm lượng protein lớn sẽ khó hấp thu và khó tiêu hóa.
Ngoài ra, thai phụ uống ít nước hoặc mất nước do nôn, nghén trong 3 tháng đầu cũng gây ra táo bón.
Đó là một số nguyên nhân phổ biến của bệnh táo bón khi mang bầu, nếu không.có giải pháp cải thiện phù hợp, nó sẽ gây những tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
>> Xem thêm: Mối nguy hiểm của chứng táo bón khi mang bầu
2. 6 cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản, hiệu quả cho bà bầu
2.1. Cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản nhờ thói quen dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung chất xơ giúp phân giữ nước, tạo khối phân mềm và xốp hơn. Từ đó, mẹ đi tiêu dễ dàng hơn.
Một số loại rau giàu chất hòa tan xơ như rau dền, mồng tơi, súp lơ xanh, và.1 số loại quả như đu đủ chín, khoai lang, cà rốt… luôn là lựa chọn để giảm tình trạng táo bón. Mẹ hãy cố gắng tiêu thụ 25- 30 g chất xơ mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy.hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.
Bạn có thể sử dụng nước ép mận khô như một loại thuốc nhuận tràng tự.nhiên, nếu đang gặp vấn đề về táo bón. Ăn một vài quả mận khô mỗi ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Đối với thói quen ăn uống, hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn.thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn để giúp giảm táo bón. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm việc quá lâu, đồng.thời cho phép nó chuyển thức qua ruột và đại tràng một cách thuận lợi.
>> Xem thêm: Bật mí 9+ lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
2.2. Bổ sung đủ nước khi mang thai – cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản
Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, thai phụ có.tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây ra tâm lý ngại uống nước. Đây là điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.
Vì thể uống đủ nước là điều quan trọng để giữ cho phân mềm, bôi trơn đường tiêu hóa và dễ đi ngoài hơn. Và nước cũng rất quan trọng cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể.
Bạn cần cố gắng uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
Nếu mẹ cảm thấy rằng uống nước không được nhiều, mẹ hoàn toàn có thể thử.dụng thêm trà và nước ép trái cây hoặc rau có vị ngọt tự nhiên vào chế độ ăn uống.
>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
2.3. Giảm liều lượng sắt và canxi bổ sung– cách cải thiện táo bón tại nhà đơn giản
Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh.nặng cho đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón.
Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống.với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và khả năng bị kích ứng đường ruột ít hơn.
2.4. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn)
Trong cơ thể của con người, hàng triệu vi khuẩn khỏe mạnh sống trong đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động chính xác.
Tuy nhiên, khi mang thai, chế độ dinh dưỡng và hoạt động đảo lộn hoàn toàn, cơ thể chưa kịp thích ứng với điều đó. Cùng với sự thay đổi tâm sinh lý, nhiều mẹ hay lo lắng căng thẳng trong giai đoạn.mang thai từ đó dẫn đến suy giảm những vi khuẩn có lợi, gia tăng hại khuẩn. Cơ thể tiết ít enzym tiêu hóa hơn, nhu động ruột kém hiệu quả hơn từ đó gây nên tình trạng táo bón ở thai phụ
Bổ sung Probiotic (lợi khuẩn) là cách giúp tái sinh vi khuẩn đường ruột với các chủng khỏe.mạnh, từ đó giúp tạo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.
Bifidobacterium là 1 trong những lợi khuẩn được nhiều chuyên gia khuyến cáo bổ.sung trong thai kỳ, với những tác dụng như: điều tiết tái hấp thu nước, tăng tiết enzym tiêu hóa, tăng nhu động đại trạng, bảo vệ niêm mạc đại tràng, tăng sinh khánh thể, tăng sức đề kháng.
2.5. Cải thiện táo bón tại nhà đơn giản bằng cách Massage vùng bụng
Massage bụng là 1 trong những mẹo cải thiện táo bón cho bà bầu khá hay, hiệu quả, an toàn mẹ có thể thử áp dụng. Massage giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ dễ đi ngoài, vùng bụng dễ chịu hơn.
Ngoài ra, vận động hợp lý không chỉ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn mà còn tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tập luyện đều đặn mỗi ngày giúp bà bầu giải tỏa bớt căng thẳng, mệt mỏi duy trì tinh thần thoải mái. Điều này cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tốt hơn tình trạng táo bón.
Đi bộ thể dục hay một số động tác yoga đơn giản là những bài tập rất phù.hợp với chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý ý tập luyện với cường độ và thời gian hợp lý để luôn.có một thai kỳ khỏe mạnh.
2.6. Những thói quen khác có thể giúp điều cải thiện táo bón ở bà bầu đơn giản tại nhà
Dành thời gian để ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng mỗi ngày. Có thể là sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và mẹ cố gắng không để đi vội vã. Hãy mang theo một cuốn sách, đọc báo và cố gắng thư giãn.
Tránh bị căng thẳng và ngồi quá lâu. Để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh, thai phụ có thể nghiêng về phía trước với khuỷu tay trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng giúp bạn.
Một số loại thuốc có tác dụng gây táo bón. Hãy hỏi dược sĩ và bác sĩ để tìm được các loại thuốc thay thế và tránh tác dụng phụ này.
Việc sử dụng ngay những loại thuốc nhuận tràng hay làm mềm phân khi mới chớm là điều không nên vì nó có thể gây tình trạng quen thuốc, khiến ruột “quên “ cách đẩy phân qua ruột. Ngoài ra lạm dụng thuốc cũng có thể gây mất cân bằng điện giải hoặc chất dịch ở 1 số người.
Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể của bạn thúc giục cần phải đi vệ sinh. Công việc bận rộn, sự thiếu riêng tư và tự ý thức, cảm giác căng thẳng… có thể dẫn đến nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài hơn cần thiết.
3. Khi nào bà bầu bị táo bón cần đi gặp bác sĩ
Phụ nữ có thai nên được đưa đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bổ sung nào xảy ra, bao gồm:
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Nôn
- Táo bón kéo dài hơn 1 – 2 tuần
- Chảy máu từ trực tràng
- Không giảm đau sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng.
Hãy đề cập đến bất kỳ triệu chứng hoặc mối quan tâm nào khác với bác sĩ để có thông tin và lời khuyên cụ thể hơn.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
>> Xem thêm: Tổng quan thuốc điều trị táo bón và phương pháp xử trí