Táo bón là một chứng bệnh hay gặp khi mang thai. Nhất là khi ở những tháng đầu, sản phụ thường có tâm lý lo lắng, cộng thêm với triệu chứng khó chịu của táo bón khiến nó thực sự là nỗi băn khoăn của cả gia đình. Táo bón có nguy cơ gì đối với thai nhi và mẹ? Đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn? Cùng tham khảo bài viết dưới đây
I. Ảnh hưởng của táo bón khi mang thai đối với mẹ và thai nhi
Bà bầu bị táo bón tháng đầu không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không.tốt đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu không biết cách trị táo bón khi mang thai tháng đầu có thể dẫn là nguyên dân dẫn đến.đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thậm chí là sảy thai…
1. Chất độc hấp thu ngược lại cơ thể
Đại tràng là điểm đến cuối cùng của chất cặn bã, những chất không còn cần thiết cho cơ thể. Từ đó nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa đại tràng và.hậu môn thì phân được hình thành và đẩy ra ngoài. Tuy nhiên khi bà bầu bị táo bón, quá trình này diễn ra rất khó khăn. Điều này khiến cho phân sẽ ứ đọng tại đại tràng, một số loại.chất độc như phenol, indol, amoniac hấp thu ngược lại cơ thể.
Khi mang thai, bà bầu thường có tâm lý sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng, chất bổ. Những chất này sẽ càng khiến cho việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, việc những chất thải không thể thoát ra ngoài sẽ tạo.điều kiện thuận lợi cho vị khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Chúng có thể tiết ra độc tố, ruột già hấp thu ngược lại hoàn toàn có thể gây nhiễm.độc mãn tính ở thai phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
2. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng.bị sưng lên, gây.đau đớn trong tháng thai kỳ và sau khi sinh.
Khi mang thai, nhiều mẹ thường có tâm lý ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều. Cùng với đó, khi bà bầu bị táo bón sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến.búi trĩ.lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu.
Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu khi mang thai.
3. Nứt hậu môn
Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng.
Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan.rộng và thấy máu xuất hiện trong phân.
Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu kéo dài vài giờ sau khi thai phụ đi tiêu.
Nếu không có giải pháp trị táo bón kịp thời, những vết nứt trở nên to hơn và có thể.dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ.trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.
Tham khảo Mối nguy hiểm của chứng táo bón khi mang bầu.
4. Ảnh hưởng của táo bón đến tâm lý của mẹ khi mới mang thai
Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ
có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng táo bón của thai phụ. Kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của mẹ bầu.
Mẹ khó chịu vì cảm giác lạ lẫm. Cảm giác ậm ạch, đầy trướng.bụng, đi tiêu xong lại muốn đi tiếp, khi đi lại rất khó khăn. Điều này sẽ khiến mẹ dễ cáu gắt, mệt mỏi,không muốn nói chuyện với ai.
5. Thai suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng
Bà bầu bị táo bón nặng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần dẫn tới thiếu chất, thai nhi cũng vì thế mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khi sinh ra bé sẽ thiếu cân, còi cọc. Ngoài ra sức đề kháng của thai nhi cũng không đảm bảo để chống lại những tác nhân gây hại.
II. Giải pháp an toàn giúp giảm táo bón khi mang thai hiệu quả
Đối với tình trạng táo bón khi mang thai tháng đầu, cảm giác lần.đầu làm mẹ, nỗi băn khoăn của về sức khỏe sức khỏe của bé là những điều mẹ cần được hỗ trợ và tư vấn. Vậy đâu là những giải pháp tốt nhất cho tình trạng này?
1. Chú ý thời điểm và cách đi vệ sinh khi gặp táo bón khi mang thai
Dưới đây là 1 số lưu ý mẹ nên lưu tâm:
- Cố gắng đi vệ sinh như một phần thói quen buổi sáng của mẹ bầu. Uống một cốc uống ấm vào bữa sáng có thể hữu ích. Nếu mẹ không đi vào buổi sáng, khoảng nửa giờ sau khi ăn xong.bữa chính là thời điểm khác mà bà bầu có thể cần đi tiêu
- Hãy luôn chú ý lắng nghe cơ thể của bản thân. Luôn đi vệ sinh khi bạn cảm thấy thôi thúc.
- Hãy cho bản thân nhiều thời gian và cố gắng không làm quá trình đi tiêu diễn ra nhanh chóng bằng cách rặn cố làm căng thẳng khi chưa đi tiêu được ngay.
- Hãy giữ cho bản thân cảm giác thoải mái nhất có thể, hãy hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn.
- Bạn có thể đọc 1 bài báo hoặc nghe một bản nhạc nhẹ nhàng khi đi vệ sinh.
- Hãy thử đặt chân lên một chiếc ghế đẩu thấp khi đi tiêu, vì tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn tư thế ngồi. Hình ảnh dưới đây hướng dẫn bạn cách ngồi đúng cách.
2. Uống đủ nước
Bà bầu cần ít nhất 2 lít chất lỏng, thông thường là từ khoảng 2,5- 3 lít nước mỗi ngày đề giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài.
Một vài ly nước ép trái cây mỗi ngày cũng là giải pháp rất tốt đối với tình trạng táo bón của thai phụ. Nước ép mơ và mận khô là thường được lựa chọn vì chúng chứa nhiều sorbitol, giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
3. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm táo bón khi mang thai
Bà bầu nên ăn một chế độ nhiều chất xơ đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vừa làm thay đổi hình thái phân( phân mềm, xốp), giúp giảm táo bón (không chỉ táo bón trong những tháng đầu mang thai mà còn táo bón trong suốt cả thời gian thai kì).
- Thực phẩm có nhiều chất xơ – đặc biệt là trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Hãy thử những trái cây tươi như mận, táo, cam và lê.
- Các loại rau giàu chất xơ có thể được tiêu thụ dưới dạng súp, salad… Bạn có thể lựa chọn cà rốt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… kết hợp với trứng – dạng protein dễ tiêu hóa.
Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Vì cám sẽ làm tăng số lượng phân, nếu kết hợp với tình trạng thiếu nước, sẽ khiến việc di chuyển của phân trở nên khó khăn hơn.
Tham khảo Trẻ táo bón uống gì nhanh khỏi, bật mí dành cho mẹ.
Đồng thời, mẹ bầu cần tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga. Vì chúng có chứa caffeine có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn.
4. Chia nhỏ các bữa ăn
Đối với thói quen ăn uống của mẹ, hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn thay vì 3 bữa chính. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm việc quá tải. Đồng thời cho phép nó chuyển thức qua ruột và đại tràng một cách thuận lợi.
5. Biến vi khuẩn có lợi trong thực phẩm thành đồng minh
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng táo bón khi mang thai ở mẹ là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lượng lợi khuẩn giảm xuống, lượng hại khuẩn tăng lên chính là điều kiện để gây nên những rối loạn tiêu hóa như táo bón.
Khi đó, hệ tiêu hóa của các bà mẹ đã yếu, khi bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài lại càng yếu hơn. Khả năng hấp thu, tiêu hóa thức ăn chậm. Phân khô, cứng bị ùn ứ tại đại tràng, đi tiêu khó khăn. Tình trạng táo bón lại càng thêm phức tạp.
Để bổ sung, kích thích sản sinh lợi khuẩn cho hệ đường ruột, nên sử dụng 1 số sản phẩm như sữa chua chứa hàm lượng Probiotic (lợi khuẩn) cao hoặc một số loại thực phẩm chứa Prebiotic (1 số loại rau như hành tây, chuối, súp lơ, măng tây). Việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, nuôi dưỡng vi khuẩn chí đường ruột. Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.
Mẹ cũng có thể sử dụng dạng lợi khuẩn sống như Imiale khi gặp táo bón thai kỳ. Ưu điểm của dạng lợi khuẩn này là tác dụng nhanh, hiệu quả đối với tình trạng táo bón thai kỳ nhờ cơ chế vượt trội, đã được kiểm chứng lâm sàng. Nó cung cấp đến 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium-BB12, liều đủ lớn để có hiệu quả.
Tham khảo: Bifidobacterium-BB12 giúp làm giảm táo bón như thế nào.
Ngoài ra Imiale còn dễ dàng sử dụng, bảo quản. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp.
6. Luyện tập thể dục
Mẹ bầu mỗi ngày nên vận động ít nhất 15 phút. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng hay tập những bài yoga dành cho bà bầu. Việc này giúp kích thích nhu động, thúc đẩy quá trình tiêu hóa ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường sức khỏe, giúp bà bầu có tâm lí thoải mái.
7. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng
- Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn, phụ thuộc vào thuốc.
- Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen không có hiệu quả.
- Khi uống thuốc, cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
Tham khảo thông tin sản phẩm Imiale.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nghiên cứu khoa học của Imiale cải thiện 100% tình trạng táo bón của trẻ ở nghiên cứu dưới đây
Dược sĩ Hải Yến tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, dặc biệt lĩnh vực tiêu hóa, dinh dưỡng, da liễu nhi khoa. Hiện tại Dược sĩ Hải Yến đảm nhiệm vị trí tư vấn tại Imiale Việt Nam.