Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến bé khó chịu, kém hấp thu dinh dưỡng. Việc sử dụng thuốc điều trị táo bón với trẻ sơ sinh cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ và chỉ dùng thuốc trong một số trường hợp trẻ táo bón nghiêm trọng. Do đó, việc áp dụng những biện pháp dân gian trong điều trị táo bón là cách xử lý an toàn, hiệu quả với em bé. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng điều trị cho bé.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Một số dấu hiệu điển hình giúp mẹ nhận biết sớm tình trạng trẻ bị táo bón để có biện pháp xử trí kịp thời:
- Tần suất đại tiện giảm: thông thường với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tần suất đi ngoài là 2-3 lần/ngày. Trẻ từ 8 tháng -1 tuổi thường đi ngoài 1-2 lần/ngày. Nếu mẹ thấy tần suất đại tiện của bé giảm, 1-2 ngày bé mới đại tiện thì có thể bé đang bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các bé từ 1-4 tháng tuổi bị giãn ruột sinh lý cũng khiến bé giảm tần suất đại tiện.
- Đặc điểm phân: phân trẻ bị táo bón thường khô cứng, vón cục, tròn như phân dê, có thể màu đen xám hoặc dính máu do bé rặn mạnh gây nứt hậu môn.
- Bé khó chịu, quấy khóc khi đại tiện: do cơ bụng của trẻ sơ sinh vẫn yếu, chưa hoàn thiện nên khi đại tiện bé có biểu hiện rặn khó khăn như mặt đỏ, nhăn nhó khó chịu, gồng co người để rặn…
- Trẻ lười ăn, quấy khóc: bé bị táo bón khiến thức ăn không tiêu hóa, phân không được thải ra gây tích tụ trong đường tiêu hóa khiến bé chán ăn, quấy khóc.
- Trẻ đầy bụng, chướng hơi: do thức ăn bị tích tụ trong đường tiêu hóa lâu gây lên men sinh khí khiến trẻ chướng hơi, bụng căng tức
>>> Xem thêm: 7 nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ em
2. 6 mẹo dân gian trị táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Sau khi xác định em bé bị táo bón thì cha mẹ cần tìm ra biện pháp trị táo bón an toàn và hiệu quả nhất cho bé. Bởi nếu không được xử trí sớm sẽ gây những hậu quả xấu đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa táo bón mà mẹ nên tham khảo:
2.1. Rau mồng tơi
Đây là loại rau chứa nhiều chất nhầy, nhớt nên khi đưa vào hậu môn của bé sẽ bôi trơn, kích thích phân đẩy ra dễ hơn. Biện pháp này đem lại hiệu quả khi mẹ thực hiện cho bé từ 1-3 ngày và tùy vào mức độ táo bón của bé.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vài cọng mồng tơi tươi xanh, không cứng quá, già quá
- Bước 2: Rửa sạch mồng tơi, tước bỏ lớp vỏ bên ngoài
- Bước 3: Đưa ngọn mồng tơi vào hậu môn của trẻ ngoáy vài lần
2.2. Mật ong (bôi hậu môn)
Do trẻ dưới 1 tuổi không dùng được mật ong theo đường uống nên mật ong được dùng làm chất bôi trơn hậu môn, kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhất với các mẹ giúp con cải thiện táo bón.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 10ml mật ong, 10ml nước đun sôi để nguội, 1 tăm bông
- Bước 2: Cho mật ong vào nước hòa tan, dùng tăm bông chấm vào mật ong rồi ngoáy vào vùng hậu môn của bé 1cm, mẹ nên làm từ từ nhẹ nhàng tránh gây đau cho bé
2.3. Vừng đen
Trong vừng đen có chứa hàm lượng chất béo, chất xơ tương đối nhiều giúp hút nước làm mềm phân và bôi trơn niêm mạc ruột giúp phân được đào thải dễ dàng. Biện pháp này chỉ nên áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh thì mẹ có thể nấu cháo hoặc bột ăn dặm chứa vừng đen cho bé dễ ăn, mẹ cho con ăn liên tục trong 3 ngày và mỗi ngày ăn 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 50g gạo, 50g thịt lợn xay nhỏ, 20g vừng đen xay và gia vị kèm theo
- Bước 2: Nấu cháo hoặc bột cùng thịt lợn cho đến khi nhừ cháo thì thêm vừng đen vào đun thêm 10p, nêm gia vị cho vừa ăn
2.4. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm dễ tìm giúp điều trị táo bón cho bé hiệu quả. Trong thành phần có chứa phần lớn nước, tinh bột, chất xơ, đường,….giúp làm mềm phân, bôi trơn và tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón, đồng thời tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ. Đây là phương pháp áp dụng cho các bé trên 6 tháng, bắt đầu ăn dặm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ khoai lang, sữa
- Bước 2: Khoai lang rửa sạch, cạo vỏ, đem hấp chín
- Bước 3: Nghiền khoai lang nhuyễn rồi trộn với sữa thành hỗn hợp mềm mịn, mẹ cho bé ăn trong 3-5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần.
2.5. Bồ kết
Trong đông y, hạt bồ kết có vị cay, tính ấm giúp nhuận tràng, chữa táo bón hiệu quả. Biện pháp dùng bồ kết có thể áp dụng cho các bé sơ sinh từ 1 tháng tuổi nên được nhiều mẹ lựa chọn áp dụng cho con.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1-2 quả bồ kết khô, 300ml nước đun sôi
- Bước 2: Nướng bồ kết và cho bồ kết đun với nước trong 5p
- Bước 3: Để nguội hỗn hợp nước bồ kết, dùng 1 xilanh hút nước bồ kết
- Bước 4: Bơm nước bồ kết vào hậu môn của trẻ giúp kích thích hậu môn, cơ trơn co bóp và đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng biện pháp này kéo dài bởi có thể gây nhiễm khuẩn, bé giảm phản xạ rặn đi đại tiện.
2.6. Nho khô
Không chỉ là món ăn vặt hoặc nguyên liệu dùng làm bánh mà nho khô còn là giải pháp chữa táo bón tự nhiên cho bé mà mẹ nên áp dụng. Do trong nho khô chứa hàm lượng chất xơ khá cao nên nó có tác dụng chữa táo bón hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, trong nho khô còn chứa đường nên mẹ chỉ nên cho con ăn lượng nhỏ nho khô mỗi ngày.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Mẹ có thể cho bé ăn nho khô trực tiếp, biện pháp này áp dụng cho bé trên 8 tháng tuổi, các bé đang ăn dặm
- Cách 2: Mẹ cho bé ăn nho khô nghiền. Đối với bé dưới 1 tuổi, mỗi lần mẹ cho con ăn khoảng 2 thìa nho nghiền. Còn các bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể tăng lượng nho khô lên khoảng 3-4 thìa nho.
>>> Xem bài viết: 5 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn
3. Lưu ý trong điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp dân gian trong điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh thì mẹ cần lưu ý một số điều sau để bé nhanh khỏi táo bón và tránh hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:
- Không lạm dụng các mẹo dân gian trong thời gian dài do các biện pháp dân gian chỉ mang tính tạm thời. Nếu bé không giảm táo bón thì mẹ không nên tiếp tục dùng mẹo dân gian mà cần đưa bé đi khám
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
- Với bé bú sữa mẹ thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nước ép hoa quả,… để sữa mẹ có thêm chất xơ giúp bé giảm tình trạng táo bón.
- Với trẻ bú sữa công thức thì mẹ có thể cân nhắc đổi loại sữa khác cho con. Tuy nhiên mẹ không nên đổi sữa nhiều lần, bởi hệ tiêu hóa của bé có thể chưa kịp thích nghi với sữa mới gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Massage bụng cho bé giúp tăng tuần hoàn máu, tăng nhu động ruột của bé, giảm tình trạng táo bón. Mẹ có thể dùng tinh dầu massage lành tính để không gây kích ứng da bé. Bên cạnh đó, mẹ nên massage cho con vào buổi sáng sau khi con thức dậy và sau khi tắm, massage trong 15-20p để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cho bé ngâm mình trong nước ấm: mỗi ngày mẹ nên cho con ngâm trong nước ấm 5-10p để con thư giãn, kích thích hoạt động cơ vòng hậu môn giúp bé đi ngoài dễ hơn, giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
4. Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần đưa đi khám?
Mẹo dân gian chỉ áp dụng khi trẻ táo bón nhẹ, nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám:
- Có nhiều máu trong phân
- Nôn ra dịch xanh hoặc vàng
- Táo bón kéo dài hơn 3 ngày
- Sút cân nhanh
- Sốt
- Chướng bụng
- Lười ăn, quấy khóc
- Áp dụng các biện pháp dân gian nhưng không thấy cải thiện
Hy vọng với những thông tin mà Imiale vừa cung cấp thì các bậc cha mẹ sẽ chọn được biện pháp điều trị táo bón an toàn, hiệu quả và phù hợp với tình trạng của mỗi trẻ. Dù táo bón ít gây nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của con. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>>> Xem thêm: Con hết táo bón, mẹ đón niềm vui – Bí quyết từ chuyên gia