Trẻ bị tiêu chảy ra máu là tình trạng trẻ đi ngoài trong phân có lẫn máu. Mẹ đang băn khoăn trẻ tiêu chảy lẫn máu có nguy hiểm không? Có bài kiểm tra nào để xác định chính xác nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu. Trường hợp này mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Khi nào trẻ tiêu chảy ra máu?
Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng trong phân dính máu màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen.
Dưới đây là một nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy ra máu:
Do nhiễm vi khuẩn
Trẻ nhiễm phải trực khuẩn lỵ (Shigella), chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bàn tay bị nhiễm khuẩn và ruồi, nhặng.
Khi vào tới niêm mạc đại tràng, trực khuẩn lỵ gây viêm xuất tiết, chảy máu, tiêu huỷ tế bào biểu mô niêm mạc, đồng thời giải phóng ra độc tố. Các độc tố này tiết ra khiến trẻ đau quặn, đi ỉa chảy nhiều lần, phân có nhiều máu, mủ,…
Ngoài ra, còn có vi khuẩn như: Salmonella enterocolitica, Campylobacter jejuni.
Nhiễm phải lỵ amip
Amip là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy ra máu, đây là nguyên nhân ít gặp hơn chỉ chiếm 3%. Chúng xâm nhập vào đường tiêu hoá của trẻ em qua ăn uống, nhất là các thực phẩm chưa được nấu chín như: rau, cá,…
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu, không có khả năng chống lại được amip gây tổn thương đường ruột dẫn tới trẻ bị tiêu chảy có lẫn máu.
Bệnh lí
Lồng ruột ở trẻ thường xảy ra với trẻ đang bú mẹ, khi bị lồng ruột các mạch máu bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột bị lồng, có thể dẫn tới hoại tử. 75% là không rõ nguyên nhân, hay do nhiễm Rotavirus, sau một đợt viêm mũi họng, adenovirrus,…Khi trẻ bị lồng sau khoảng 6-12 tiếng trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc màu nâu, có lẫn chút nhầy.
Ngoài ra, còn một số bệnh khác cũng gây tiêu chảy lẫn máu như: trẻ bị thương hàn, xuất huyết đường tiêu hoá, kiết lỵ,..
Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy ra máu. Vây trẻ tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không? cùng đọc tiếp dưới đây.
2. Trẻ tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Trẻ tiêu chảy ra máu chiếm khoảng 10% – 15%, có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu chảy, trong trường hợp trẻ tiêu chảy lẫn máu có thể dẫn tới:
Nhiễm trùng
Trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra dẫn tới trẻ thường có các biểu như: ho, hắt hơi, sốt, viêm, tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,…
Trong trường hợp không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây bệnh dạ dày, tá tràng, xuất huyết hoặc biến chứng liệt cơ.
➤Xem thêm: Hướng dẫn điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em
Nhiễm độc
Trẻ bị nhiễm độc do ăn phải các thức không đảm bảo vệ sinh bị nhiễm độc, hay ngậm phải các đồ chơi có chứa chì,..gây ra các triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngừng thở, co giật, truỵ tim mạch và bất tỉnh.
Nhiễm khuẩn huyết
Trẻ tiêu chảy ra máu gây nhiễm trùng huyết chủ yếu vi khuẩn gây ra, đây là một bệnh cấp tính có tỉ lệ tử vong rất cao. Trẻ bị nhiễm trùng huyết thường có các biểu hiện như: sốt, hạ thân nhiệt, thở gấp, rối loạn nhịp thở, đau nhức, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, da trở nên tím tái và nhợt nhạt,…
Suy dinh dưỡng
Trẻ tiêu chảy có ra máu khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng. Các biểu hiện của trẻ khi bị suy dinh dưỡng như: mệt mỏi, chóng mặt, khô da, đầu óc lú lẫn, khó tiếp thu,…
Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới phát triển chiều cao của trẻ, giảm phát triển trí não, chậm chạp, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.
Mất máu
Nguyên nhân do trẻ tiêu chảy có lẫn máu. Nếu thời gian trẻ tiêu chảy ra máu càng dài sẽ dẫn tới: thiếu máu, mất máu nghiêm trọng, mất nước, sốc, suy tạng có thể dẫn tới tử vong.
Mất nước
Trẻ tiêu chảy khiến cho cơ thể trẻ bị mất nước. Trong trường hợp trẻ có mất nước thường có các dấu hiệu sau: vật vã, kích thích, mắt trũng, uống háo hức, khát, nếp véo da mất chậm. Khi trẻ mất nước nặng hơn sẽ có các biểu hiện như: li bì, khó đánh thức, mắt trũng, không uống được hoặc uống kém, nếp véo da mất rất chậm.
Nếu không bù nước kịp thời cho trẻ có thể dẫn tới hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.
➤ Xem thêm: Tại sao tiêu chảy ở trẻ em thường khó xử trí dứt điểm
3. Các bài kiểm tra xác định nguyên nhân khi trẻ đi ngoài ra máu
Do trẻ tổn thương niêm mạc ruột nên tính chất phân khác nhau. Nếu trẻ tổn thương trên ống tiêu hoá (ruột non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy. Còn tổn thương ở thấp (đại tràng) thì phân ít nước, lẫn nhầy máu, có kèm theo mót rặn, đau quặn.
Để kiểm tra xác định nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra như sau:
3.1. Đối với trường hợp nghi ngờ trực khuẩn lỵ
Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm công thức máu, soi phân, trực tràng, miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán. Các xét nghiệm sau đây cho thấy trẻ đi ngoài ra máu do trực khuẩn lỵ như:
- Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu tăng cao, trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
- Soi phân tươi: có nhiều hồng cầu, bạch cầu đa nhân và không thấy thể amip ăn hồng cầu.
- Soi trực tràng: thấy hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc trực tràng, có vết loét nông, có thể có xuất huyết.
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn trong phân.
3.2. Đối với trường hợp nghi ngờ lỵ amip
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, các xét nghiệm sau có thể chẩn đoán được trẻ bị tiêu chảy ra máu do lỵ amip là:
- Tính chất phân: phân có nhầy máu riêng rẽ, nhầy trong, không lẫn máu, dính bô.
- Hình ảnh soi trực tràng ở trẻ: niêm mạc ít xung huyết, lòng đại tràng có nhầy trong, ổ loét dạng cúc áo, rải rác trên bề mặt niêm mạc.
- Soi phân tươi: phát hiện thể ăn hồng cầu
- Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể có giá trị chẩn đoán định hướng
Trên đây là các bài kiểm tra xác định nguyên nhân trẻ tiêu chảy ra máu. Trong trường hợp này mẹ cần phải chăm sóc trẻ như thế nào? Nên bổ sung thực phẩm gì? cùng đọc tiếp dưới đây.
4. Chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu như thế nào?
Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ hãy điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ, đồng thời lập cho trẻ một chế độ ăn khoa học, mẹ có thể tham khảo dưới đây:
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin K
Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, khi chất này có thể gây chảy máu nhiều ngay khi trẻ bị tổn thương nhẹ. Vì thế mẹ hãy bổ sung vitamin K cho trẻ qua các thực phẩm như: rau càng cua, bắp cải, súp lơ, cà rốt, lòng đỏ trứng,…Mỗi ngày, mẹ bổ sung khoảng 2 mcg cho trẻ dưới 1 tuổi, 30 mcg cho trẻ 1-3 tuổi.
Cho trẻ uống đủ chất lỏng
Mẹ hãy cho trẻ uống đủ nước và sữa trong ngày. Tuỳ theo độ tuổi mà cho trẻ đủ lượng nước như trẻ từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ ngày.
Trong trường hợp trẻ bị nôn, tiêu chảy mẹ hãy bù chất lỏng bằng cháo loãng, nước súp,…hãy trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung các vitamin thiết yếu cần cho trẻ.
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Cho trẻ vận động không chỉ giúp trẻ chắc khỏe xương khớp mà còn giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Do nhu động ruột của trẻ sẽ kích thích khiến trẻ có cảm giác đi cầu thường xuyên, tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục.
Giữ vệ sinh cho trẻ
Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ trước và sau ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Ngoài ra mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn.
Cho trẻ ăn các thức ăn đã được nấu chín và nước sôi
Việc mẹ cho trẻ ăn các thức ăn chín, uống nước sôi để nguội có thể ngăn được phần lớn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hoá của trẻ.
➤ Xem thêm: 8 Món cháo cho trẻ bị tiêu chảy nhanh hồi phục
Bổ sung thực phẩm chứa sắt
Sắt là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tạo máu. Khi trẻ bị tiêu chảy ra máu, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa sắt cho trẻ giúp phòng ngừa được tình trạng thiếu máu. Thực phẩm giàu sắt gồm: gan, ức gà, các loại đậu, thịt bò,…
Bổ sung lợi khuẩn
Trẻ thiếu lợi khuẩn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Chính vì vậy, mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.
Lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột, đây là cư dân quen thuộc xuất hiện sớm sau khi bé chào đời. Lợi khuẩn bifidobacterium BB12 có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh, tạo ra hàng rào bảo vệ duy trì sự ổn định của đường tiêu hoá, điều hoà được nhu động ruột đại tràng, giảm được số lần tiêu chảy ở trẻ.
5. Kết luận
Để được tư vấn thêm tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Xem thêm: