Trẻ nhỏ rất dễ gặp các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn, virus và nhiều yếu tố khác tấn công. Theo thống kê, bệnh viêm ruột ở trẻ em chiếm gần 20% số ca viêm ruột được chẩn đoán ở Việt Nam. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy cha mẹ đã biết cần biết các biện pháp để phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ sau khi mắc.
Mục lục
I – Bệnh viêm ruột là gì
Viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra trong lòng ống tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột, thường gặp do:
- Ăn thực phẩm hoặc uống đồ uống bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
- Lạm dụng các thuốc như: thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống ung thư
- Tổn thương do bức xạ
Các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi bị viêm ruột là: tắc ruột, vỡ ruột hoặc thủng, suy dinh dưỡng, viêm tụy, rối loạn tuyến mật, rối loạn cảm xúc,….nguy hiểm nhất là tử vong.
II – Tại sao trẻ mắc viêm ruột
Bệnh viêm ruột ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng tăng trong nhiều năm trở lại đây. Các yếu tố nguy cơ có thể làm cho trẻ mắc bệnh như sau:
- Yếu tố di truyền
- Hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của trẻ còn chưa được hoàn thiện
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu, khói bụi hóa chất
- Trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn những thức ăn chưa được nấu chín, hoặc thức ăn không được hâm nóng
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Không đảm bảo vệ sinh các dụng cụ chứa đựng thức ăn của trẻ
- Trẻ tiếp xúc với những đồ vật có nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh
- Do bị lây nhiễm siêu vi trùng (phần lớn do Rota virus), vi trùng, hoặc ký sinh trùng
II – Triệu chứng điển hình nhất của viêm ruột
Các triệu chứng của bệnh viêm ruột có thể bắt đầu từ vài giờ đến vài ngày sau khi nhiễm trùng, bao gồm:
- Tiêu chảy phân lỏng, nhiều nhầy
- Buồn nôn và nôn
- Ăn uống không ngon
- Đau quặn bụng
- Trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc,…
Nếu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn thì trẻ có nhiều nguy cơ bị mất nước nguy hiểm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị mất nước. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ nếu trẻ có dấu hiệu mất nước như: trẻ toát nhiều mồ hôi, sốt, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài liên tục 2-3 ngày.
III – Phương pháp chẩn đoán viêm ruột hiện nay
Để chẩn đoán xác định trẻ có bị viêm ruột hay không, các bác sỹ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ. Sau đó kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận:
- Xét nghiệm máu (xét nghiệm đo hematocrit, bạch cầu, tiểu cầu và protein phản ứng C): tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy máu có bị nhiễm khuẩn/nhiễm virus và giúp đo độ viêm
- Nuôi cấy phân (giúp xác định chính xác trẻ bị nhiễm loại khuẩn nào)
- Xét nghiệm nhu động ruột
- Sinh thiết
- Phương pháp nội soi
- Phương pháp hình ảnh: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)
IV – Các thuốc điều trị bệnh viêm ruột
Mục tiêu điều trị bệnh là giảm tình trạng viêm gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ. Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật:
- Thuốc kháng viêm: corticosteroid, aminosalicylates,..
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: methotrexate, azathioprine,…
- Thuốc kháng sinh: augmentin, metronidazol,…
- Các loại thuốc và chất bổ sung khác: thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau, bổ sung sắt, bổ sung canxi và vitamin D
- Hỗ trợ dinh dưỡng
- Phẫu thuật: phương pháp này được sử dụng sau khi áp dụng các liệu pháp dùng thuốc hoặc điều trị khác mà không đem lại kết quả
V – Cách chăm sóc – Phục hồi sau viêm ruột ở trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn non nớt và nhạy cảm, thế nên cha mẹ nên chú ý cách chăm sóc, phục hồi sau viêm ruột ở trẻ, tránh làm cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên nặng hơn.
1. Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ
Lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cha mẹ cần chú ý bổ sung các chất lỏng (sữa mẹ, sữa công thức, nước đun sôi để nguội..) phù hợp để tránh làm hại hệ tiêu hóa của trẻ. Không nên cho trẻ sử dụng đồ uống có gas, chứa nhiều đường và nhiều chất béo.
2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đa dạng và thích hợp đóng vai trò quan trọng,cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng góp phần thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Tuyệt đối không để trẻ đói, không ăn gì trong 24 giờ. Trong thực đơn của trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm tinh bột (cháo, cơm trắng, khoai tây,…). Do cơ thể trẻ đang dần phục hồi, cần tránh các thực phẩm có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn (gia vị cay nóng, chất tạo ngọt nhân tạo, bắp cải, súp lơ,…) khiến trẻ thêm yếu mệt hơn. Uống và ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
3. Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên
- Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước (nếu có) trước khi ăn
- Luôn rửa kỹ tay ngay sau khi trẻ đi từ bên ngoài vào nhà
- Khi đi du lịch nên mang theo khăn lau tay cho trẻ
- Thay tã, bỉm thường xuyên
4. Bổ sung lợi khuẩn
Hiện nay, việc bổ sung lợi khuẩn thường xuyên cho trẻ là một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia hàng đầu về y tế và dinh dưỡng khuyến cáo để phòng và cải thiện bệnh viêm ruột ở trẻ em. Lợi khuẩn đem lại nhiều ưu điểm vượt trội khi bổ sung cho trẻ viêm ruột:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh cho trẻ
- Loại trừ vi khuẩn có hại, hỗ trợ tiêu hóa
- Bảo vệ đường ruột
- Phục hồi và ngăn ngừa tiến triển lên viêm ruột mạn tính
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy kéo dài
VI – Cách phòng tránh viêm ruột ở trẻ
Những điều sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm ruột ở trẻ em:
- Rửa tay thường xuyên. Sử dụng xà phòng và nước. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ hoặc sau khi hắt hơi. Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn.
- Làm sạch bề mặt và giặt thường xuyên. Giặt riêng quần áo và khăn tắm của bạn với phần còn lại của đồ giặt. Làm sạch các bề mặt trong nhà bằng chất tẩy hoặc chất tẩy kháng khuẩn.
- Làm sạch thực phẩm kỹ lưỡng, chế biến chín thực phẩm. Hạn chế ăn rau sống, nấu chín thịt, cá, trứng. Không sử dụng chung dụng cụ (như dao, thớt, …) cho cả thực phẩm sống và chín. Bảo quản thức ăn thừa ở tủ lạnh ngay sau khi ăn. Chú ý hạn sử dụng của thực phẩm.
- Lưu ý khi đi du lịch. Chỉ uống nước sạch, không uống nước từ sông, hồ (trừ khi đã được đun sôi trước), nên sử dụng nước đóng chai, không ăn trái cây chưa gọt vỏ
- Bổ sung men vi sinh
Tham khảo men vi sinh Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch cho trẻ Viêm ruột
Trên đây là tất cả những thông tin khách quan nhất mẹ cần biết về bệnh viêm ruột ở trẻ. Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: