Táo bón ở người già là một tình trạng rất phổ biến và được biết đến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tỷ lệ người già gặp táo bón khác nhau ở từng độ tuổi: đối với độ tuổi từ 65 trở lên thì tỉ lệ ở nữ giới là 26% và nam giới là 16%. Tỉ lệ này thay đổi lên 34% đối với nữ giới và 26% đối với nam giới ở những người độ tuổi trên 80. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân táo bón ở người già, từ đó đưa ra giải pháp xử trí và phòng ngừa hiệu quả, hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tại sao người già hay gặp táo bón?
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: người cao tuổi có nguy cơ mắc táo bón cao gấp 5 lần so với các lứa tuổi khác. Đây là độ tuổi nhạy cảm và dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.
Vậy câu hỏi đặt tại sao người già hay gặp tình trạng táo bón?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn có thể dẫn đến táo bón ở người già. Trong đó 6 nguyên nhân phổ biến nhất là:
1.1. Suy giảm các chức năng trong cơ thể
Quá trình lão hóa bắt đầu xuất hiện từ năm 30 tuổi và sẽ diễn ra liên tục. Theo thời gian, các cơ quan đều suy giảm chức năng và cường độ hoạt động. Điều đó sẽ dẫn đến các tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Ở người già, khi hệ tiêu hóa kém hoạt động ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Dạ dày giảm co bóp và lượng enzym tiết ra ít hơn khiến thức ăn được tiêu hóa chậm. Bên cạnh đó, nhu động ruột giảm khiến thời gian lưu thức ăn ở trong ruột tăng lên, từ đó rất dễ xuất hiện tình trạng táo bón.
1.2. Ít vận động
Những người cao tuổi thường ít vận động hơn bởi các chức năng trong cơ thể bị suy giảm. Đặc biệt đây là độ tuổi rất hay gặp các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, đau nhức xương khớp, chân tay yếu,… cản trở quá trình hoạt động.
Việc ít vận động sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nhu động ruột và mất đi cảm giác buồn đi đại tiện. Vì vậy giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể và dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi.
1.3. Thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi
Thiếu ngủ là một tình trạng rất hay gặp ở người lớn tuổi, từ đó dẫn đến căng thẳng thần kinh, lo lắng (stress) kéo dài. Khi căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, theo cơ chế hoạt động của cơ thể, khi đó hệ thần kinh sẽ được ưu tiên hơn và làm chậm hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, stress lâu ngày làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
1.4. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng táo bón ở người lớn tuổi.
Chế độ ăn ít chất xơ, ít ăn rau củ quả, ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều chất bổ, chất đạm sẽ khiến hệ tiêu hóa của những người lớn tuổi khó chuyển hóa và hấp thu hết.
Bên cạnh đó, do tâm lý cũng như bệnh tật tuổi già nên nhiều người kiêng khem quá mức, lượng thức ăn trong đường ruột quá ít, dẫn đến tích lũy lâu ngày làm mất cảm giác buồn đi đại tiện. Từ đó cũng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
Uống quá ít nước do các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân rất hay gặp ở người già. Việc uống ít nước sẽ làm cho phân khô và cứng, khó đào thải ra ngoài.
1.5. Do các tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng quá nhiều các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa tanin như Codein, Ibuprofen,… sẽ làm giảm nhu động ruột và chậm khả năng tiêu hóa.
1.6. Biến chứng của một số bệnh lý
Biến chứng của một số bệnh lý ở người già có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở người già như:
- Suy giảm chức năng tuyến giáp: Chức năng của tuyến giáp suy giảm làm giảm tiết hormon T3, T4. Đây là hormone liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, trao đổi chất và hấp thu protein. Vì vậy khi giảm chức năng của tuyến giáp dẫn đến làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa. Từ đó gây nên táo bón.
- Bệnh trĩ: những người bị bệnh trĩ thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ chảy máu và đau. Khi nhịn đi đại tiện lâu ngày, sẽ mất cảm giác buồn đi vệ sinh, từ đó tình trạng táo bón nặng hơn và kéo theo bệnh trĩ sẽ nặng hơn.
- Các bệnh lý khác như: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm loét dạ dày, bệnh liên quan đến hệ tiết niệu,… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón ở người già.
2. Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở người già
Để nhận biết tình trạng táo bón ở người già chúng ta có thể tham khảo các tình trạng sau đây:
- Đi đại tiện dưới 3 lần / tuần
- Có cảm giác đau và khó chịu khi đi đại tiện
- Giảm sút cân
- Phân rắn, khô cứng, phân dê hoặc khuôn to.
- Đi ngoài có thể kèm theo máu
- Cảm giác đầy bụng kèm theo đau bụng khó chịu
- Khó đi đại tiện: không có cảm giác buồn đi hoặc phải rặn khi đi vệ sinh.
3. Hậu quả khôn lường khi người già bị táo bón
Táo bón lâu ngày sẽ để lại những hậu quả khôn lường và đặc biệt ở người cao tuổi, tình trạng này sẽ ở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời.
3.1. Các bệnh lý về tim mạch
Khi người già bị táo bón sẽ rất khó đào thải phân ra ngoài. Điều đó sẽ khiến họ phải rặn với một lực rất mạnh sẽ khiến tim đập nhanh, mệt mỏi, mất sức. Đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.
3.2. Các bệnh lý trên đường tiêu hóa và tiết niệu
Táo bón lâu ngày làm cho phân ứ đọng tại đại tràng làm phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng và chất cặn bã, độc tố không thể đào thải ra ngoài. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đại tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
Ngoài ra, việc phân ứ đọng có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu do chèn lên bàng quang, chèn ép lên các mạch máu làm giảm tưới máu đến thận. Nếu kéo dài tình trạng sẽ dẫn đến suy thận.
3.3. Bệnh trĩ
Như chúng ta đã biết, việc phân khô phân cứng sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc của hậu môn, có thể làm rách tổn thương hậu môn dẫn đến đau rát, ngứa. Nếu như phải mót rặn quá nhiều, cái búi trĩ sẽ hình thành và dẫn đến bệnh trĩ.
Ở những người cao tuổi đã mắc bệnh trĩ, thì mối liên hệ giữa táo bón và trĩ là một vòng luẩn quẩn tác động qua lại với nhau. Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, khi bị trĩ sẽ cảm giác khó đi và xuất hiện tâm lý nhịn đi vệ sinh, từ đó làm tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
3.4. Các bệnh lý khác
Các chuyên gia cho rằng: táo bón ở người già có thể rất ảnh hưởng đến hệ hô hấp như: gây vỡ phế nang khi rặn quá mạnh, dẫn đến khó thở mệt mỏi.
Ngoài ra, táo bón còn sẽ gây suy nhược cơ thể do kém hấp thu chất dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng của cơ thể do thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng, sụt cân,… ở người cao tuổi.
4. Các giải pháp cải thiện táo bón cho người già hiệu quả
4.1. Biện pháp dùng thuốc
Dùng thuốc là một trong những giải pháp được rất nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên đây sẽ là biện pháp tạm thời và nếu như không sử dụng đúng cách, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Hãy tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các thuốc điều trị táo bón tiếp cận một trong hai cơ chế chính: Làm mềm, làm ẩm và cải thiện nhu động ruột.
Các thuốc làm mềm, làm ẩm bao gồm các nhóm:
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Forlax, Duphalac,…
- Thuốc điều chỉnh bài tiết dịch ruột: Lubiprostone,…
- Thuốc thụt tháo: Fleet enema,…
Các thuốc cải thiện nhu động ruột bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl,…
- Thuốc chủ vận serotonin: Prucalopride,…
- Thuốc đối kháng thụ thể opioid ngoại vi: Alvimopan, methylnaltrexone và naloxegol.
Lưu ý: Việc lạm dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng và thuốc thụt tháo cũng sẽ dẫn đến táo bón do tác dụng phụ của chúng. Nếu dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc. làm mất khả năng buồn đi đại tiện và sẽ khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn.
>> Xem thêm: Tổng quan thuốc trị táo bón & phương pháp xử trí
4.2. Biện pháp không dùng thuốc
Cải thiện chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng táo bón ở người già cải thiện rất tốt. Việc điều chỉnh cân bằng lại dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn sẽ giúp người cao tuổi dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Ở những người cao tuổi, việc chơi những môn thể thao cần nhiều sức là rất khó. Thay vào đó người cao tuổi nên lựa chọn những hình thức vận động phù hợp như đi bộ, tập những bài thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ,… Điều đó rất tốt cho sức khỏe, giúp người già thêm dẻo dai và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
Không nên nằm hay ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài.
Không nhịn đi đại tiện
Hạn chế tối đa việc nhịn đi đại tiện để hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng và hoạt động bình thường. Điều đó sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và hạn chế táo bón.
Tập đi đại tiện cố định vào một thời gian nhất định. Như vậy sẽ hình thành thói quen cho đường ruột, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Bổ sung thêm lợi khuẩn – Probiotics
Probiotics đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn sống sẽ làm giảm tình trạng táo bón ở người già qua cơ chế:
- Kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn.
- Điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân.
- Kích thích nhu động ruột.
- Thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột.
Nhờ vậy giúp phân mềm, tăng số lần đi đại tiện, giảm chướng bụng đầy hơi.
Ngoài ra việc sử dụng lợi khuẩn còn giúp nâng cao sức đề kháng rất tốt ở người cao tuổi.
5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị táo bón
Như đã nêu ở trên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho người cao tuổi cải thiện rất tốt tình trạng táo bón. Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý?
Theo khuyến cáo các chuyên gia, dinh dưỡng mỗi ngày cho người già cần:
- Chất xơ: 25 – 30 gam/ngày
- Nước: 1,5 – 2 lít / ngày
- Protein: 60 – 70 gam / ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein nạp trong cơ thể.
- Chất béo: nên sử dụng cả đạm động vật và thực vật. Tuy nhiên cần hạn chế không ăn quá nhiều.
- Muối: kiểm soát trong khoảng 150 gam/người/tháng
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D,…
Một số loại thực phẩm dành cho người cao tuổi bị táo bón nên sử dụng:
Chuối
Hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ có trong chuối rất cao, vì vậy chuối là thực phẩm được khuyên dùng dành cho người bị táo bón. Cứ 100 gam chuối thì có đến 3,7 gam chất xơ hòa tan. Chất xơ này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, đào thải cặn bã ra bên ngoài, cải thiện tốt tình trạng táo bón.
Ngoài ra trong chuối có rất nhiều loại vitamin như B6, vitamin C, kali,… rất tốt cho sức đề kháng và sức khỏe của người già.
Quả bơ
Bơ được đánh giá là một trong những loại quả có hàm lượng chất xơ cũng như dinh dưỡng cao. Điều này rất tốt cho những người cao tuổi bị táo bón. Bởi bên cạnh giúp nhuận tràng giảm táo bón, bơ còn rất tốt cho hệ tim mạch và điều hòa đường huyết.
Táo
Chất xơ trong táo rất tốt cho những bệnh nhân bị táo bón. Hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan ở trong táo rất cao, đặc biệt ở vỏ táo. Vì vậy, khi ăn táo các chuyên gia khuyến khích nên ăn cả vỏ để thu được giá trị dinh dưỡng cao.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
Tham khảo nguồn:
1. https://www.news-medical.net/health/Constipation-in-the-Elderly.aspx