Táo bón là một chứng bệnh mang lại rất nhiều những bất tiện cho người mắc phải chúng. Trong một số trường hợp, nó cần được khắc phục nhanh chóng để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. Sau đây là những điều cần biết về chữa táo bón cấp tốc.
Mục lục
- 1. Các trường hợp cần cải thiện chứng táo bón cấp tốc
- 2. Nguyên tắc điều trị táo bón cấp tốc
- 3. Các phương pháp hỗ trợ chữa táo bón cấp tốc
- 4. Biện pháp massage giúp đi ngoài nhanh chóng
- 5. Thay đổi lối sống và duy trì chế độ ăn uống hợp lí
- 6. Đi tiêu đúng cách giúp chứng táo bón được khắc phục
- 7. Bifidobacterium – Cải thiện tình trạng táo bón kinh niên
- Kết luận
1. Các trường hợp cần cải thiện chứng táo bón cấp tốc
Cần chữa táo bón cấp tốc trên một số đối tượng và có các tình trạng khẩn cấp để tình trạng táo bón không tiến triển nặng gây ra các biến chứng không mong muốn:
1.1. Bệnh nhân bị nghẽn phân quá lâu
Bệnh nhân có tình trạng tắc nghẽn phân sau nhiều ngày không thể đi đại tiện được và có các triệu chứng đi kèm theo:
- Đi ngoài <3 lần/tuần
- Đi ngoài ra phân vón cục hoặc cứng
- Khó đi tiêu; cảm giác như thể có một khối tắc nghẽn trong trực tràng ngăn cản chuyển động của ruột; không thể tống hết phân ra khỏi trực tràng hoặc cần trợ giúp để tống phân ra khỏi trực tràng, chẳng hạn như dùng tay ấn vào bụng.
1.2. Xuất hiện các biến chứng của táo bón như:
- Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ)
- Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn)
- Sa trực tràng (hiện tượng một phần nhỏ trực tràng bị nhô ra khỏi hậu môn)
1.3. Không thể đại tiện do các nguyên nhân:
- Trên các đối tượng đặc biệt như: người già, trẻ em
- Người bệnh: bệnh nhân nằm liệt giường không thể đi lại được, bệnh nhân đang điều trị bệnh nặng,..
- Do tác dụng phụ do sử dụng các loại thuốc gây táo bón như: kháng cholinergic, ma túy, thuốc chống trầm cảm, nhiễm độc chì, vitamin D…
Khi thấy những điều này cần phải có những biện pháp cấp tốc để khắc phục chứng táo bón ngay.
2. Nguyên tắc điều trị táo bón cấp tốc
Sau đây là một số nguyên tắc trong điều trị táo bón cấp tốc mà bệnh nhân nên biết:
- Đào thải phân càng sớm càng tốt bằng những biện pháp:
- Sử dụng các thuốc nhuận tràng có thời gian tác dụng nhanh hoặc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng ở các dạng bào chế như: viên đạn, thụt để có thể đi ngoài ngay lập tức.
- Massage là một biện pháp đem lại sự thoải mái và có thể giúp đi ngoài nhanh chóng.
- Thay đổi lối sống và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lí trên người mắc chứng táo bón.
- Tập đại tiện đúng cách và đúng thời điểm
3. Các phương pháp hỗ trợ chữa táo bón cấp tốc
Các phương pháp hỗ trợ này sử dụng để có tác dụng ngay cho bệnh nhân các trường hợp cần tống phân ra khỏi hậu môn ngay lập tức. Những phương pháp này giúp người bệnh có thể đi ngoài nhanh chóng để khắc phục tình trạng táo bón hiện tại. Sau đây là các biện pháp hỗ trợ có thể thực hiện.
3.1.Thuốc nhuận tràng có tác dụng nhanh điều trị táo bón cấp tốc
Các dạng thụt hay đặt viên đạn đều sử dụng thành phần chính là các thuốc nhuận tràng. Thuốc này có thể sử dụng đường uống, đường hậu môn tùy mục đích sử dụng và đối tượng. Dưới đây là những lưu ý và các lựa chọn thuốc nhuận tràng khi phải chữa táo bón cấp tốc.
3.1.1.Thuốc nhuận tràng mất bao lâu để phát huy tác dụng?
Xác định được thời gian tác dụng của nhóm thuốc nhuận tràng để cân nhắc lựa chọn trong các trường hợp cấp thiết.
- Thuốc nhuận tràng dạng khối có thể cho tác dụng trong vòng 12-24 giờ nhưng tác dụng đầy đủ thường mất 2-3 ngày.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như lactulose có thể mất 6- 12 giờ để có tác dụng.
- Thuốc nhuận tràng kích thích thường có tác dụng trong vòng 6-12 giờ. Nên dùng liều trước khi đi ngủ để bạn có thể cảm thấy muốn đi vệ sinh vào sáng hôm sau.
- Thuốc nhuận tràng làm mềm và làm trơn thường hoạt động trong vòng 12 đến 72 giờ.
- Thuốc nhuận tràng được đưa qua đường trực tràng (thuốc đạn hoặc thuốc xổ) thường có tác dụng trong vòng 15-30 phút. Có một vài loại có thể có tác dụng trong vài phút.
» Xem thêm: Duphalac (lactulose): 5+ Lưu ý khi sử dụng cải thiện táo bón
3.1.2. Sử dụng thuốc nhuận tràng như thế cho hợp lí khi bị táo bón?
Sau đây là một số gợi ý khi sử dụng các nhóm thuốc nhuận tràng sao cho đúng cách để người bệnh mắc chứng táo bón có thể cân nhắc khi sử dụng.
- Chỉ bắt đầu sử dụng thuốc nhuận tràng sau khi các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng không có tác dụng.
- Nếu phân vẫn còn cứng khi đã sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối thì có thể dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
- Nếu phân mềm mà vẫn khó đi ngoài nên sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích hoặc thuốc nhuận tràng tạo khối.
3.1.3. Lưu ý phòng ngừa rủi ro khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Sử dụng thuốc nhuận tràng gây ra rất nhiều các nguy cơ tiềm ẩn gây hại nên lưu ý những điểm sau đây:
- KHÔNG sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào khi:
- Nếu có dấu hiệu của viêm ruột thừa hoặc ruột bị viêm như :đau dạ dày hoặc đau bụng dưới, chuột rút, chướng bụng, đau nhức, buồn nôn hoặc nôn. Thay vào đó, hãy đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Không dùng thường xuyên như một loại thuốc hàng ngày, chỉ sử dụng khi có triệu chứng táo bón lâu ngày.
- Nếu không đi ngoài 1,2 ngày.
- Nếu nhận thấy có sự thay đổi trong thói quen hoặc chức năng của ruột kéo dài hơn 2 tuần hoặc liên tục đi ngoài ra máu, cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- “Thói quen nhuận tràng” – các thuốc nhuận tràng được nhiều người lạm dụng. Khi lạm dụng các thuốc nhuận tràng sẽ dẫn đến sự phụ thuộc vào thuốc để tạo ra nhu động ruột. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc lạm dụng một số loại thuốc nhuận tràng đã gây ra tổn thương cho các dây thần kinh, cơ và các mô của ruột và ruột.
- Đối với bệnh nhân sử dụng dung dịch thụt trực tràng: Kiểm tra nếu nhận thấy chảy máu trực tràng, phồng rộp, đau, rát, ngứa hoặc các dấu hiệu kích ứng khác không xuất hiện trước khi bắt đầu sử dụng thuốc này
- Đối với bệnh nhân sử dụng dạng viên đạn: Không bôi trơn thuốc đạn bằng dầu khoáng hoặc dầu hỏa trước khi đưa vào trực tràng. Làm như vậy có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc đạn. Chỉ làm ẩm bằng nước.
3.2. Bơm trực tràng (thụt hậu môn)
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ đi ngoài ngay sau vài phút đến vài chục phút. Nên đây sẽ là phương pháp đầu tay đối với các trường hợp cấp tốc cần tống phân ra khỏi ruột ngay lập tức. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng phương pháp này.
3.2.1. Đối tượng cần thụt hậu môn?
- Táo bón: phân cứng, khô, không thường xuyên, khó đi ngoài
- Táo bón kèm các triệu chứng: ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng.
- Ứ phân trong trực tràng: một lượng lớn phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng không thể cho ra được
- Cho những trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày do uống ít nước, không ăn chất xơ và sử dụng sữa công thức
- Người lớn bị táo bón dài ngày do căng thẳng và chế độ ăn khoa học
- Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu
3.2.2. Sử dụng bơm thụt hậu môn đúng cách
Biết cách sử dụng thụt hậu môn đúng cách rất quan trọng, vì sử dụng đúng mới đem lại hiệu quả toota mà không lại những di chứng sau quá trình thụt. Các bước thực hiện là:
- Bước 1: Trước khi thụt hậu môn cần đeo găng tay vệ sinh thật sạch sẽ các dụng cụ dùng thụt.
- Bước 2: Để người nằm nghiêng bên trái, hai chân gập lại, gập người, mang bao tay để thực hiện.
- Bước 3: Di chuyển từ từ đầu ống bơm qua hậu môn vào trực tràng, bóp mạnh đến khi toàn bộ dung dịch đã vào trong hết. Khi dung dịch đã vào hết trực tràng, nhanh chóng rút đầu bơm ra. Nằm yên từ 2-5 phút sẽ có phản ứng muốn đi vệ sinh.
- Bước 4: Sau khi đi vệ sinh xong, hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm tránh gây viêm nhiễm hay đau rát hậu môn.
- Bước 5: Rửa sạch tay sau khi thực hiện thụt hậu môn. Vệ sinh dụng cụ thụt rửa bằng xà phòng diệt khuẩn và để khô ráo.
Thực hiện nghiêm túc và đúng với trình tự các bước để mang lại hiệu quả tốt như mong muốn.
3.2.3. Những lưu ý khi thụt hậu môn
- Không nên sử dụng thuốc cho những trường hợp bị liệt ruột, buồn nôn, đau bụng hoặc xuất huyết trực tràng.
- Thận trọng với những người cao tuổi, người mắc các chứng bệnh về gan, thận, tim hoặc tiểu đường.
- Không nên dùng thuốc liên tục quá 7 ngày
- Không được sử dụng kết hợp với các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc ảnh hưởng tới các chất điện giải.
- Chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định từ các bác sĩ.
- Thận trọng khi kết hợp các loại thuốc bơm hậu môn với các loại thuốc chống viêm. Bởi khi kết hợp rất dễ xảy ra tình trạng viêm loét dạ dạ hành tá tràng
- Cần phối hợp điều trị bằng các phương pháp khác như uống nhiều nước, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục, thể thao vận động thường xuyên để phòng tránh và điều trị bệnh táo bón.
3.2.4. Các thuốc thụt thường được sử dụng
a. Rectiofar
Thành phần chính: Glycerine
Liều dùng:
- Trẻ em: sử dụng Rectiofar loại 3ml, 1 ống/ngày
- Người lớn: sử dụng Rectiofar 5ml, 1-2 ống/ ngày
Không nên sử dụng quá 1 lần trong 24 giờ hoặc sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày khi không có chỉ định của bác sĩ.
b. Microlax
Thành phần chính: sorbitol ở dạng tinh thể, sodium citrate và sodium lauryl sulfoacetate.
Liều dùng:
- Đối với người lớn: 5ml( 1 ống) / ngày, sử dụng trước thời điểm dự định đi đại tiện 5 – 20 phút
- Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên: 5ml( 1 ống) /ngày
- Đối với trẻ em dưới 3 tuổi: Nửa ống mỗi ngày và không đưa hoàn toàn chiều dài của ống canule vào trực tràng của trẻ
3.3. Sử dụng viên đạn
Ngoài phương pháp thụt cho hiệu quả nhanh thì sử dụng viên đạn cũng mang lại hiệu quả nhanh mà ít gây rủi ro cho người bệnh và thuận tiện hơn.
- Sử dụng thuốc đạn: Những trường hợp cần tống phân ra ngoài nhanh chóng khi sử dụng các loại thuốc đường uống không hiệu quả hoặc ở những người không thể sử dụng thuốc theo đường uống như: trẻ em, người già, người bị ốm …
- Thuốc đạn kích thích phần đáy của ruột, khiến nó co lại (co bóp) và tống phân ra ngoài. Một số loại thuốc đạn cũng kích thích ruột tiết ra muối và nước, làm mềm phân trong trực tràng và giúp đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thời gian tác dụng: thuốc nhanh khoảng từ 15-30 phút sau khi đặt.
- Sử dụng viên đạn đúng cách: Đây là một giải pháp hữu hiệu để có thể tống phân ngoài nhanh chóng nhưng cần phải đặt viên đạn đúng cách để phát huy tác dụng tối đa của thuốc. Sau đây cách đặt viên đạn đúng cách:
- Bước 1: Rửa sạch tay trước khi đưa viên đạn vào trực tràng. Để dễ dàng đưa viên đạn vào trực tràng có thể nhúng vào nước ấm trước khi thực hiện Lưu ý: không nhúng vào các loại dầu khoáng vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc
- Bước 2: Nằm nghiêng bên trái, đầu gối phải hơi co. Sử dụng ngón tay, nhẹ nhàng đưa thuốc đạn vào trực tràng, đầu nhọn trước. Sau khi đặt, giữ nguyên tư thế trong 15 đến 20 phút nếu có thể cho đến khi cảm thấy muốn đi đại tiện. Nếu sử dụng cho trẻ em, hãy để trẻ nằm nghiêng, chân nằm dưới duỗi thẳng và chân trên co về phía bụng. Sử dụng ngón tay, nhẹ nhàng đưa thuốc đạn vào trực tràng, đầu nhọn trước. Giữ hai mông với nhau trong vài giây. Sau đó, để bé nằm nghỉ trong vòng 15 đến 20 phút để thuốc không bị trào ra ngoài.
- Bước 3: Vứt bỏ các vật liệu vào thùng rác, rửa sạch tay sau đặt
- Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên sử dụng viên đặt thường xuyên vì gây có thể làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của cơ thể, gây phụ thuộc vào thuốc.
- Bảo quản ở nhiệt độ lạnh khoảng từ 2-8 oC, tránh để đông lạnh·
- Loại thuốc hay được sử dụng như: Glycerine, Bisacodyl…
» Xem thêm: [TỔNG QUAN] Thuốc trị táo bón & Phương pháp xử trí
4. Biện pháp massage giúp đi ngoài nhanh chóng
So với việc sử dụng thuốc thì massage mang lại đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này khiến người bệnh rất thoải mái và được nhiều người ưa chuộng.
4.1. Công dụng của massage
Đối với bệnh nhân đang không thể đi ngoài do táo bón và cảm thấy khó chịu thì massage là một biện pháp rất hữu hiệu. Massage giúp :
- Giúp giảm đau giảm khó chịu khi không thể đi tiêu được
- Kích thích nhu động ruột giúp đi tiêu nhanh chóng hơn
- Loại bỏ khí, tắc nghẽn và chất thải, giảm áp lực trong ổ bụng
4.2. Cách massage đúng và có tác dụng trong điều trị táo bón.
Cách massage xoa bóp vùng bụng:
- Nằm ngửa và dùng hai tay ấn nhẹ nhàng lên bụng.
- Bắt đầu ở phần dưới bên phải của bụng ấn nhẹ theo chiều kim đồng hồ
- Sau đó, dùng lòng bàn tay phải để ấn nhẹ vào bên trong khu vực xương hông
- Thả ra và ấn nhẹ bên phải, bên dưới chính giữa xương sườn bên trái.
- Chuyển sang tay trái ấn nhẹ vào bên trong hông trái.
- Dùng hai đầu ngón tay ấn vào bụng và kéo lên.
- Lặp lại 1 lần nữa.
Cách thực hiện xoa bóp ruột kết:
- Ngồi hoặc nằm để toàn thân thả lỏng
- Dùng các đầu ngón tay, đốt ngón tay hoặc gót bàn tay vuốt hoặc ấn vào bụng.
- Xoa bóp theo hình móng ngựa của đại tràng
- Bắt đầu từ góc dưới bên phải của bụng và di chuyển lên trên.
- Sau đó, xoa bóp dưới xương sườn và qua bên trái, làm tương tự và vào trung tâm.
- Có thể dừng lại và tập trung xoa bóp vào bất kỳ vị trí nào.
5. Thay đổi lối sống và duy trì chế độ ăn uống hợp lí
Biện pháp này được thực hiện sau khi người bệnh đã giải quyết được những khó chịu và đau đớn do chứng táo bón gây ra. Khi những khó khăn đó đã được khắc phục thì người bệnh vẫn phải thay đổi lối sống và chế độ ăn hợp lí.
- Tăng cường chất xơ: Chất xơ làm tăng trọng lượng của phân và tăng tốc độ đi qua ruột. Để tăng cường chất xơ, nên bổ sung chế độ ăn với nhiều trái cây tươi, rau củ quả. Trung bình một ngày nên tiêu thụ khoảng 14 gam chất xơ. Nếu bổ sung một lượng chất xơ quá lớn và đột ngột ngay lập tức có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Vì vậy, nên thay đổi một cách hợp lí và từ từ để vừa khắc phục được tình trạng táo bón mà lại không gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Tập thể dục: Tập thể dục là biện pháp tốt giúp cho hoạt động của ruột được tăng lên. Nếu chưa quen tập thể dục, nên bắt đầu với một chế độ nhẹ nhàng.
- Bổ sung probiotic. Sự mất cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột có thể gây ra táo bón. Lúc này cần bổ sung các probiotics. Probiotics là những vi sinh vật sống giúp duy trì vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh và đều đặn.
- Chế độ ăn kiêng hợp lí. Nếu mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh lý tiêu hóa, có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp làm giảm hoạt động của ruột. Thông qua chế độ ăn kiêng có thể xác định chính xác các loại thực phẩm nào gây táo bón và sau đó tránh những thực phẩm này khi có thể. Một số loại thực phẩm nên hạn chế như: thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, rượu và thực phẩm chứa gluten.
- Sử dụng trà: Trà nóng và các chất lỏng ấm khác có thể thư giãn đường tiêu hóa, tăng tốc độ vòng tuần hoàn đến ruột và tăng hoạt động co bóp của ruột.
- Tránh nhịn đi vệ sinh: Hãy dành thời gian trong nhà vệ sinh, cho phép bản thân có đủ thời gian để đi vệ sinh mà không bị phân tâm và không cảm thấy vội vã.
6. Đi tiêu đúng cách giúp chứng táo bón được khắc phục
Có mối liên hệ giữa tâm lí và việc đại tiện. Một tâm lí thoải mái và tư thế đi ngoài đúng cách giúp cải thiện tình trạng đi tiêu:
- Đại tiện là một phần tự nhiên và cần thiết của cơ thể mỗi người.
- Rèn thói quen đi ngoài vào cùng một thời điểm trong ngày như: buổi sáng hoặc sau ăn sáng để tạo một thói quen tốt và giúp thoải mái hơn trong mỗi lần đi tiêu.
- Tránh nhịn đại tiện: Cố gắng không nhịn hoặc không đi tiêu trong lúc đang có cảm giác buồn đi tiêu. Nếu cảm giác cần phải đi, nên chuẩn bị sẵn sàng để có thể đi tiêu một cách thật thoải mái.
- Giảm căng thẳng trong lúc đi tiêu. Ví dụ như hít thở sâu, thực hiện các động tác kéo giãn tư thế ngồi như xoay vai về phía sau và về phía trước, nghe nhạc êm dịu hoặc lặp lại một câu nói tích cực để có thể đi tiêu một cách dễ dàng.
- Tư thế đúng để đi tiêu được dễ dàng hơn:
- Ngồi với đầu gối cao hơn hông (sử dụng ghế đẩu để chân hoặc vật bằng phẳng nếu cần).
- Nghiêng người về phía trước và đặt khuỷu tay của bạn trên đầu gối.
- Thư giãn và phình ra bụng tạo lực đẩy xuống phía dưới.
- Duỗi thẳng cột sống trong khi tạo lực đẩy xuống phía dưới.
Thực hiện tốt mẹo nhỏ này sẽ giúp người bệnh đi tiêu nhanh chóng và thoải mái hơn trong mỗi lần đi tiêu.
7. Bifidobacterium – Cải thiện tình trạng táo bón kinh niên
Imiale với chủng lợi khuẩn Sống – Gắn đích – Hiệu năng cao Bifidobacterium BB12 độc quyền từ Đan Mạch. Imiale đem lại 3 tác động: cải thiện nhanh tình trạng Táo bón, hết Biếng ăn và tăng cường sức đề kháng.
Imiale cải thiện tình trạng táo bón bằng cách:
- Tăng cường nhu động ruột bằng cách kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin
- Bifidobacterium BB-12 tạo một lớp màng nhầy giúp bôi trơn ống tiêu hóa để phân di chuyển dễ dàng
- Tiết ra các enzym giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để chất dinh dưỡng, tăng khối lượng phân
- Làm mềm phân nhờ điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn đường ruột
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Imiale được sản xuất từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Châu Âu. Imiale là lợi khuẩn Số 1 về kiểm chứng lâm sàng. Hiệu quả và độ an toàn đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận.
» Xem thêm: Probiotics (Lợi khuẩn) Tiếp cận mới cải thiện Táo bón kéo dài
Kết luận
Liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được tư vấn hoặc đặt mua hàng.
Tài liệu tham khảo: