Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ bú mẹ và trẻ dùng sữa công thức. Nếu không khắc phục sớm, táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến phát triển của bé ở những năm tháng đầu đời. Khi mới chớm bị táo bón, những biện pháp can thiệp tại nhà sẽ là lựa chọn an toàn nhất để cải thiện tình tràng này. Dưới đây, Imiale sẽ chia sẻ với mẹ cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng ngay.
Mục lục
- 1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
- 2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh
- 3. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh theo nguyên nhân
- 3.1. Trị trẻ sơ sinh táo bón do biếng bú
- 3.2. Massage bụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh
- 3.3. Đổi sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón do sữa công thức không phù hợp
- 3.4. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ sơ sinh bị táo bón
- 3.5. Với trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, thay đổi chế độ ăn của mẹ
- 3.6. Trị trẻ sơ sinh táo bón do bệnh lý
- 3.7. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh
- 3.8. Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh
- 4. 5 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
- IV. Lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón khi quan sát thấy trẻ có dấu hiệu bất thường:
- Giảm số lần đi ngoài: Thông thường, trẻ sơ sinh (trẻ dưới 6 tháng) bú mẹ hoặc uống sữa nên tần suất đi ngoài nhiều, hơn 2-3 lần mỗi ngày. Nếu trẻ đi ngoài ít hơn, có thể do bé bị táo bón. Lưu ý, do tần suất đi đại tiện mỗi trẻ là khác nhau nên mẹ chỉ so sánh với tần suất đi ngoài những ngày trước đó của con mà đừng so sánh với tần suất đi ngoài của bé khác nhé.
- Phân khô, cứng hoặc phân dê: Phân khô, cứng, có vết nứt hoặc thành từng cục như phân dê
- Trẻ khó chịu khi đi ngoài: Trẻ quấy khóc, phải gồng mình lên để rặn khi đi ngoài
Tuy nhiên, có những trẻ sơ sinh đi ngoài ít (1-2 ngày mới đi 1 lần), nhưng phân trẻ vẫn mềm, trẻ không khó chịu hay quấy khóc khi đi ngoài thì đó không phải là táo bón mà có thể trẻ đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý. Giãn ruột sinh lý là tình trạng ruột trẻ tăng thể tích (sinh lý) kéo theo giảm số lần đi ngoài, thường xảy ra khi bé 2-3 tháng tuổi. Do đó, nếu trẻ đang trong độ tuổi này mẹ cần lưu ý.
Ngược lại, có những trường hợp trẻ đi ngoài đều nhưng mỗi lần đều đau đớn, khó chịu, phân ít, khô, cứng hay thành cục thì có thể trẻ đang bị táo bón. Trong trường hợp này, mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên và có biện pháp xử lý sớm để cải thiện.
2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, bất cứ 1 yếu tố bất thường nào cũng khiến cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé “biểu tình” gây nên những rối loạn như tiêu chảy, táo bón.
Các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trẻ bú ít, cơ thể thiếu nước: Ở trẻ sơ sinh, lượng nước chủ yếu đến từ sữa mẹ. Do đó, việc trẻ bú ít là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước, dẫn đến cơ thể tăng tái hấp thu nước tại ruột già khiến phân khô cứng, vón cục hay táo bón. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu nước như môi khô, da khô, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.
- Một số loại sữa công thức không phù hợp với trẻ: Sữa công thức có các thành phần protein hấp thu chậm (hàm lượng đạm casein cao, đạm whey thấp) hay các vi chất như Ca, Fe,… nên sẽ dễ gây khó tiêu và táo bón. Ngoài ra lượng chất xơ trong sữa cũng rất ít nên sẽ khiến tình trạng táo bón kéo dài. Mẹ tham khảo thêm tại: Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức bị táo bón.
- Chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý: Khi chuyển từ bú mẹ hay uống sữa công thức sang ăn dặm, trẻ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn đặc hơn, nên hệ tiêu hóa có thể chưa thích nghi kịp, dễ gặp tình trạng táo bón hơn.
- Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý: Với trẻ sơ sinh, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng táo bón của trẻ. Do đó, chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn khó tiêu… cũng có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
- Do bệnh lý: Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể là hậu quả của một số bệnh lý bẩm sinh như bất thường đường tiêu hóa, bệnh Hipschsprung, …
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ miễn dịch trẻ còn non nớt nên dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, làm mất cân.bằng “tỷ lệ vàng” 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn, dẫn đến một số vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy… Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
Số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột tăng lên, cạnh tranh.chất dinh dưỡng và vị trí bám với lợi khuẩn, tiêu diệt lợi khuẩn. Ngoài ra chúng còn gây tổn thương niêm mạc ruột, từ đó trẻ sơ sinh sẽ.nhạy cảm hơn với những yếu tố tác động từ bên ngoài. Tần suất mắc những bệnh về đường tiêu hóa trong đó có táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn.
3. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh theo nguyên nhân
Để trị táo bón cho trẻ sơ sinh, trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây táo bón. Do đó, tùy từng nguyên nhân mà mẹ có biện pháp xử trí phù hợp.
3.1. Trị trẻ sơ sinh táo bón do biếng bú
Sữa mẹ có tới 80% là nước. Do đó, trong trường hợp trẻ biếng bú thì nguy cơ trẻ thiếu nước và táo bón là rất cao. Lúc này, mẹ có thể áp dụng 1 trong các cách sau
Tăng số lần cho trẻ bú
Với trẻ biếng bú, bú ít sữa trong một lần và có biểu hiện táo bón, mẹ có thể tăng cữ sữa cho bé. Tuy nhiên, việc tăng cữ sữa cũng cần có kỷ luật. Không phải cứ thấy bé đòi ti là mẹ cho bé bú, vì như vậy sẽ thói quen xấu cho trẻ, và không đảm bảo là trẻ bú nhiều hơn.
Thay vào đó, mẹ nên rút ngắn khoảng cách giữa hai cữ sữa. Ví dụ, trước mẹ cho bé bú hai cữ cách nhau 4 giờ, thì giờ rút ngắn cữ bú còn 3,5 giờ, hoặc 3 giờ để trẻ bú nhiều lần hơn, bổ sung nước.
Thời gian đầu, mẹ có thể phải ép trẻ bú. Nhưng mẹ lưu ý không nên ép quá mức vì có thể tạo ấn tượng xấu cho trẻ, gây biếng ăn tâm lý. Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, nên khi thấy trẻ có dấu hiệu no (chỉ ngậm ti mà không bú, ngoảnh mặt ra ngoài nhiều lần, không tập trung bú), mẹ cũng không nên ép trẻ ti thêm. Lúc này, nếu trẻ tiếp tục bú mẹ có thể dẫn đến nôn trớ hay sặc sữa.
Tăng lượng nước cho trẻ sơ sinh
Các tổ chức, hiệp hội lớn như WHO, UNICEF đều khẳng định “Trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước”. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ biếng bú, bú ít và có biểu hiện táo bón, mẹ nên cho bé uống vài thìa nước.
Tất nhiên, trẻ sơ sinh biếng bú cũng không hề dễ dàng để cho uống nước. Mẹ nên ép trẻ uống, 1 thìa, 2 thìa, hoặc tăng lần mời nước trẻ. Khi trẻ uống thêm nước, trẻ sẽ có cảm giác khát nước và muốn uống nhiều hơn để uống nước hay bú mẹ nhiều hơn.
Sử dụng cốc tập hút cho trẻ
Với trẻ trên 6 tháng, ngoài chế độ ăn dặm, mẹ cũng cần bổ sung nước cho trẻ. Lúc này, nếu trẻ vẫn không chịu hợp tác uống nước, mẹ có thể sử dụng cốc tập hút cho trẻ. Với cốc tập hút, bé vừa tập hút, mẹ vừa ấn nắp để nước lên, tạo cảm giác thích thú với uống nước.
Thời gian đầu có thể bé cũng không hợp tác, hút ít hay chỉ nghịch. Lúc này, mẹ nên kiên trì tạo thói quen cho trẻ để trẻ biết cảm giác khát và hợp tác lại.
Trong trường hợp, mẹ ít sữa không đủ cho con bú, mẹ nên thực hiện một số biện pháp kích sữa. Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo và bổ sung sữa công thức cho con, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đáp ứng nhu cầu nước và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Mẹ tham khảo: 12+ mẹo kích sữa an toàn cho mẹ
3.2. Massage bụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Đây là “First choice” trong các cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Massage bụng giúp kích thích nhu động ruột, thức ăn trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột, bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ nên thực hiện thao tác cho bé sau ăn 1 giờ, tư thế tốt nhất là đặt bé nằm ngửa, hướng về phía mẹ.
Xoa bụng theo vòng tròn
- Bước 1: Mẹ đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần rốn, ấn nhẹ xuống và xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Trong 2-3 vòng đầu, mẹ nên xoa chậm để con tập thích ứng.
- Bước 2: Mẹ tăng tốc độ.xoa bụng lên, mở rộng vòng tròn ra cho đến khi ngón tay chạm hông bên phải của bé. mẹ thực hiện xoa 30 vòng.
- Bước 3: Mẹ đổi tay, thực hiện tương tự với chiều ngược lại.
- Bước 4: Lặp lại động tác này cho đến khi bé cảm thấy thoải mái.
Mẹ có thể kết hợp giữa massage với một số bài tập tập vận động như đạp xe để trị táo bón cho trẻ sơ sinh tốt hơn.
Bài tập đạp xe
- Bước 1: Đặt bé nằm ngửa trên đệm
- Bước 2: Nhẹ nhàng nắm lấy cổ chân rồi di chuyển hai chân bé nhịp nhàng theo một vòng tròn tương tự như động tác đạp xe. Duy trì trong vòng 10 phút.
Bài tập này giúp kích thích nhu động ruột và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 10 phút thôi là đã có thể làm giảm chứng táo bón hiệu quả cho bé yêu rồi.
Để tham khảo các bài tập khác cho trẻ táo bón, mẹ xem tại: 5 bài tập tại nhà giảm ngay tình trạng táo bón hoài ở trẻ.
3.3. Đổi sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón do sữa công thức không phù hợp
Nếu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh là sữa công thức, mẹ nên giảm lượng sữa, hoặc pha sữa loãng hơn xem tình trạng có cải thiện không. Trong trường hợp táo bón không cải thiện, mẹ cần đổi sang loại sữa công thức khác.
Một số lưu ý khi đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh bị táo bón:
- Lựa chọn sữa có thành phần phù hợp: nên chọn sữa chứa chất xơ GOS hoặc FOS, sữa non… hoặc sữa có bổ sung lợi khuẩn (Probiotics) hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa của trẻ.
- Chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mẹ ưu tiên lựa chọn sữa công thức từ nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Pha sữa theo đúng hướng dẫn: Không pha sữa quá đặc, gây quá tải cho hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, táo bón. Mẹ nên pha sữa đúng theo tỉ lệ hướng dẫn, nước dùng pha sữa cho trẻ có nhiệt độ từ 40-70 độ là thích hợp nhất.
- Vệ sinh bình sữa trước và sau khi cho trẻ bú bình: Việc này giúp loại bỏ các tác nhân gây hại trên bình, đảm bảo vệ sinh cho bé, ngăn ngừa táo bón.
>>> Xem thêm: Cách lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
3.4. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Thông thường, trẻ ăn dặm khi ngoài 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển để tiêu hóa được các thức ăn mềm, dễ tiêu. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện sẵn sàng ăn dặm sớm, mẹ cũng có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ và cho trẻ ăn dặm khi chưa được 6 tháng tuổi.
Để cải thiện và ngăn ngừa táo bón trong trường hợp này, mẹ cần có chế độ ăn cho trẻ hợp lý:
- Ăn các món mềm, dễ tiêu
- Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn dặm
- Kết hợp cho trẻ uống thêm nước, nước canh.
Trẻ ăn bao nhiêu rau củ một ngày để không bị táo bón?
Tips nhỏ cho mẹ: Mỗi người cần ăn 5-8 phần rau củ quả mỗi ngày để hạn chế nguy cơ táo bón. Trong đó:
- 1 khẩu phần củ ứng với 1 nắm tay của người ăn
- 1 khẩu phần rau ứng với 2 lòng bàn tay khum lại của người ăn.
Ngoài ra, mẹ có thể thay đổi rau củ quả các màu sắc khác nhau để cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất cho trẻ.
3.5. Với trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, thay đổi chế độ ăn của mẹ
Với trẻ sơ sinh bú mẹ, chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn của con. Vì vậy, đối với những mẹ đang cho con bú, mẹ chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà. Mẹ nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như: Không ăn đồ ăn cay nóng, không sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu bia,… tránh căng thẳng stress. Mẹ nên bổ sung các loại rau xanh chứa hàm lượng cao các vitamin cùng chất xơ như: Súp lơ xanh, rau đay, rau mồng tơi, rau cải, rau dền, đu đủ xanh…
Có một lầm tưởng là: Mẹ ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trẻ sơ sinh bú mẹ cải thiện táo bón. Điều này là không đúng. Bởi vì, rau xanh chứa chất xơ khi vào cơ thể mẹ, không được hấp thu mà đào thải ra ngoài theo phân. Chất xơ trong rau xanh không hề qua sữa mẹ để giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Việc mẹ ăn rau xanh, ăn uống lành mạnh giúp mẹ tiêu hóa tốt, đồng thời cung cấp vitamin, khoáng chất cho cả mẹ và con. Còn việc trị táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu phụ thuộc vào việc bổ sung đầy đủ nước hay chế độ ăn của trẻ.
3.6. Trị trẻ sơ sinh táo bón do bệnh lý
Trường hợp này, trước hết trẻ cần được điều trị dứt điểm bệnh lý thì tình trạng trẻ táo bón mới cải thiện. Do đó, mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện để đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bệnh cường giáp: Trẻ mắc bệnh cường giáp đặc trưng với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, hay căng thẳng, run rầy, gầy sút cân, táo bón thường xuyên (do cơ ruột hoạt động kém).
- Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: Là hiện tượng đại tràng trẻ sơ sinh phình ra do thiếu cơ thần kinh, dẫn đến giảm nhu động ruột, tắc nghẽn ruột gây căng chướng bụng. Với trẻ lớn, có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các triệu chứng như trẻ táo bón kéo dài, phân có mùi thối, thường là màu đen (do tích tụ trong ruột lâu).
- Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý thần kinh tác động trực tiếp đến hệ thần kinh ruột, làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và khả năng tiết dịch nhầy, từ đó gây táo bón.
3.7. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu không có biện pháp giúp tái cân bằng hệ vi.khuẩn đường ruột, tình trạng.táo bón của bé sẽ tái.đi tái lại, táo bón kéo dài làm bé khó chịu, quấy khóc, cha mẹ lo lắng.
Vì vậy, sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung lợi khuẩn ưu thế tại đại tràng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm đến 90% lợi khuẩn ở đường tiêu hóa, gắn đích chủ yếu tại đại tràng và được nghiên cứu lâm sàng chứng minh cải thiện 100% táo bón ở trẻ.
Chi tiết nghiên cứu: Cải thiện 100% táo bón sau 4 tuần nhờ bổ sung men vi sinh
3.8. Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Khi đã áp dụng các biện pháp dùng thuốc kể trên mà tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón cho trẻ sơ sinh.
Theo Hướng dẫn điều trị Táo bón cho trẻ em của Bộ Y tế, trẻ táo bón được điều trị theo phác đồ sau:
- Tư vấn cho cha mẹ về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
- Thụt tháo để tạm thời giải quyết tình trạng táo bón.
- Liệu pháp duy trì: Bao gồm điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn và thói quen đại tiện.
Tuy nhiên, việc điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh bằng thuốc cần chỉ định của bác sĩ. Mẹ không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón cho trẻ.
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh – Tổng hợp thông tin thuốc nhuận tràng.
4. 5 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể khắc phục nhờ một số mẹo dân gian. Những biện pháp dân gian này an toàn, lành tính mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cho bé nhà mình.
4.1. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Mật ong có thể chất trơn nhờn, đồng thời có khả năng kích thích co thắt hậu môn, giúp đẩy phân ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cần tránh uống mật ong (trẻ dưới 12 tháng có thể ngộ độc bởi độc tố có trong mật ong), do đó, mẹ thực hiện như sau:
- Bước 1: Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1-3.
- Bước 2: Thấm ướt tăm bông với dung dịch vừa pha rồi nhẹ nhàng đưa vào hậu môn trẻ.
Lưu ý:
- Chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng.
- Không đưa quá sâu hay quá mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc hậu môn trẻ.
- Không thực hiện nhiều lần do có thể làm mất phản xạ tự nhiên của cơ hậu môn.
4.2. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mùng tơi
Mùng tơi có chứa chất nhớt, gây trơn tốt đồng thời kích thích hậu môn, giúp đẩy phân dễ dàng.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị 1-2 cọng mùng tơi non, sau đó rửa sạch và tước bỏ vỏ.
- Bước 2: Nhẹ nhàng đưa cọng mùng tơi vào hậu môn bé và ngoáy nhẹ khoảng 3-5 lần.
Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể nấu cháo/bột với mùng tơi cho trẻ cũng có tác dụng cải thiện táo bón nhanh chóng.
4.3. Dùng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Lá diếp cá có tính mát và có tác dụng nhuận tràng hiệu quả nên được sử dụng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch.
- Bước 2: Xay nhuyễn với nửa cốc nước.
- Bước 3: Lọc nước cốt, đun sôi, để nguội và cho bé uống từng thìa.
4.4. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng bồ kết
Mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng bồ kết hiệu quả như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 5-7 quả bồ kết.
- Bước 2: Thêm 500ml nước, đun sôi và chờ nước nguội.
- Bước 3: Dùng xilanh, hút 1-2 ml nước bồ kết vào hậu môn trẻ sơ sinh bị táo bón.
Lưu ý: Chỉ áp dụng với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.
4.5. Ngâm hậu môn trẻ trong nước ấm chữa táo bón
Đây là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ thực hiện. Nước ấm sẽ giúp phần hậu môn của bé mở rộng, bé được ngâm trong nước ấm cũng cảm thấy thoải mái, dễ chịu đồng thời giảm căng phần cơ hậu môn, hạn chế táo bón.
Việc ngâm nước ấm còn giúp bé giãn cơ bụng, giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột để bé dễ dàng đẩy phân ra ngoài.
Ngoài những cách trên, với trẻ ăn dặm, mẹ có thể chế biến món ăn cho bé từ các thực phẩm có tính nhuận tràng, an toàn với trẻ như khoai lang, vừng đen, nho khô….
Tuy nhiên, những mẹo này chỉ có tác dụng khi tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh còn nhẹ. Nếu áp dụng các mẹo trên 2-3 ngày mà bé chưa đi ngoài được, mẹ nên dừng lại và áp dụng các biện pháp khác.
Để tình trạng táo bón của bé cải thiện dứt điểm, mẹ nên loại bỏ nguyên nhân gây táo bón bằng cách phối hợp các phương pháp. Biện pháp trị táo bón cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ với trẻ, đồng thời có hiệu quả nhanh chóng.
IV. Lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ áp dụng các mẹo khắc phục táo bón cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ sơ sinh táo bón, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Đi bác sĩ khi táo bón không cải thiện hay có biểu hiện nặng: Nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện hay có biểu hiện nặng như sốt, mệt mỏi, có máu trong phân, bé cáu kỉnh khó chịu không chịu ăn, không ngủ, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử lý sớm nhất.
- Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ: Thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ chỉ được sử dụng thuốc trị táo bón cho bé khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn Imiale từ Đan Mạch. Imiale chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giữ lợi khuẩn sống, bền vững khi qua môi trường dạ dày để đến bám dính tại đại tràng. Imiale đã được nhiều bác sĩ tin dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn Bifidobacterium cải thiện tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh như thế nào?
- Điều tiết tái hấp thu nước, giúp phân mềm, xốp hơn.
- Tiết enzym tiêu hóa, giúp tăng hấp thu, tiêu hóa các chất dinh dưỡng.
- Điều hòa nhu động đại tràng, kích thích đẩy phân ra ngoài
- Tiết chất nhầy, tạo màng sinh học, bảo vệ niêm mạc đại tràng
- Cạnh tranh, ức chế sự tấn công của hại khuẩn, loại bỏ độc tố
- Kích thích tăng sinh kháng thể cho hệ tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng.
Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc gì, mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 9482 để được dược sĩ tư vấn tận tình.
Nguồn tham khảo