Biếng ăn ở trẻ là chứng rối loạn ăn uống của trẻ và được biểu hiện bằng tình trạng chán ăn, mất cảm giác thèm ăn hoặc từ chối thức ăn. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Vậy làm thế nào để nhận biết và mẹo dân gian để giúp trẻ hết biếng ăn?
Mục lục
- 1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ
- 2. Dấu hiệu biểu hiện và chẩn đoán trẻ biếng ăn
- 3. Mẹo giúp trẻ hết biếng ăn
- 3.1. Đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn của trẻ
- 3.2. Để bé tự ăn tự cảm nhận đồ ăn
- 3.3. Trang trí đồ ăn trở nên thu hút bé
- 3.4. Áp dụng nguyên tắc 3 KHÔNG khi ăn
- 3.5. Tạo không khí bữa ăn vui vẻ
- 3.6. Chuẩn bị món ăn dễ nuốt, dễ tiêu
- 3.7. Chia bữa ăn thành những phần nhỏ
- 3.8. Giới hạn thời gian cho mỗi bữa ăn
- 3.9. Khoảng cách giữa hai bữa hợp lý
- 3.10. Để bé vận động nhiều hơn
- 3.11. Bổ sung lợi khuẩn
- 3.12. Luôn khuyến khích và động viên bé
- 3.13. Kiên nhẫn với bé biếng ăn
- 4. Tổng hợp các món ăn cho trẻ biếng ăn
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ
Các nguyên nhân được biết đến gây ra biếng ăn ở trẻ bao gồm:
Biếng ăn bẩm sinh
Tình trạng này được biết đến có thể do di truyền. Trẻ có tỷ lệ biếng ăn cao hơn nếu tiền sử người trong gia đình bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, suy thận, viêm khớp…
Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý thường do những biến đổi sinh lý của trẻ như biết bò, biết đi, mọc răng… Ở giai đoạn này trẻ sẽ không cảm thấy hứng thú với việc ăn uống như trước, kéo dài trong 1-2 tuần đến 1 tháng và tự phục hồi sau quá trình thay đổi sinh lý đó
Biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn do bệnh lý của trẻ được chia thành nguyên nhân sau:
- Bệnh lý ngắn hạn: Trẻ bị nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… hoặc chỉ là trẻ cảm thấy khó chịu mệt mỏi, sốt,… điều này khiến trẻ chán ăn. Khi sức khỏe trẻ trở lại bình thường thì tình trạng biếng ăn ở trẻ cũng được cải thiện hơn.
- Bệnh lý dài hạn: Tình trạng thiếu vi chất và khoáng chất là nguyên nhân phổ biến do bệnh lý dài hạn khiến trẻ biếng ăn. Các vi lượng và khoáng chất phải kể đến như vitamin A, B, C, D, canxi, magie, kẽm, sắt… Bên cạnh đó, có thể do các vấn đề về tiêu hóa mãn tính như táo bón, tiêu chảy mãn tính, trẻ bất dung nạp lactose, dị ứng đạm bò,…
Biếng ăn do sai nguyên tắc ăn dặm
Các nguyên tắc ăn dặm mẹ dễ mắc sai lầm khiến trẻ biếng ăn cần lưu ý:
- Mẹ ép trẻ ăn
- Cho trẻ ăn vặt nhiều làm ảnh hưởng đến lượng ăn của trẻ trong bữa ăn chính.
- Khi ăn bé không tập trung bị xao nhãng bởi tivi, smartphone hoặc đồ chơi. Điều này kéo dài sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn và dẫn đến tình trạng biếng ăn.
- Thời gian bữa ăn: Khoảng cách thời gian giữa bữa ăn chính và phụ có thể quá gần hoặc quá xa cũng ảnh hưởng đến. Theo khuyến cáo thì bữa ăn chính nên cách bữa ăn phụ khoảng 2 – 2,5 giờ.
- Không kiên trì khi cho bé ăn và giới thiệu đồ ăn mới.
Biếng ăn do tác dụng của thuốc
Khi trẻ biếng ăn mẹ liền cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ các sản phẩm biếng ăn như cốm biếng ăn, siro biếng ăn… hoặc trong quá trình chăm sóc mẹ lạm dụng các thuốc kháng sinh, corticoid. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Biếng ăn tâm lý
Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống của trẻ. Trẻ biếng ăn thường có tâm lý chán nản, dễ cáu gắt khi ăn hoặc có thể quấy khóc khi ăn.
Biếng ăn do cha mẹ
Các thói quen xấu mà do cha mẹ tạo ra cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn như ngậm thức ăn, nuốt thức ăn mà không nhai… Mẹ nên thay đổi các thói quen không tốt này của trẻ vì các thói quen này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ.
2. Dấu hiệu biểu hiện và chẩn đoán trẻ biếng ăn
Các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ dễ nhận thấy như:
- Liên tục từ chối thức ăn
- Không có cảm giác đói
- Không tăng cân
- Cân nặng, chiều cao, số khối cơ thể thấp hơn mức trung bình cùng lứa tuổi
- Bị phân tâm trong giờ ăn
Để chẩn đoán bé biếng ăn ngoài việc dựa vào các dấu hiệu trên mẹ có thể đưa vào cân nặng, chiều cao, đo vòng đầu, vòng cánh tay để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nếu muốn biết chính xác hơn mẹ có thể đưa bé đi khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn chi tiết.
>>> Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng cho bé chuẩn WHO
3. Mẹo giúp trẻ hết biếng ăn
Biếng ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não, thể chất và tinh thần của con nhỏ. Tình trạng thường gặp này kéo dài khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, “con lười ăn phải làm sao?”. Imiale sẽ gợi ý cho cha mẹ 9 mẹo đánh bay biếng ăn ở trẻ, giúp con ăn ngon tự nhiên.
3.1. Đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn của trẻ
Khi bé ăn thường xuyên một món thì đương nhiên bé sẽ chán ăn, lười ăn. Vì vậy, việc đa dạng các món ăn hằng ngày sẽ tăng hứng thú cho trẻ khi ăn.
Một khẩu phần ăn của trẻ nên đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, khoáng chất và các vitamin, điều này sẽ giúp đảm bảo con bạn luôn đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển tốt cả về thể chất lẫn não bộ.
Đối với mỗi bé thì khả năng tiếp nhận thức ăn khác nhau mẹ không nên bắt ép trẻ ăn điều này chỉ khiến tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn dinh dưỡng cho bé được trình bày chi tiết ở dưới.
»Xem thêm: [BẬT MÍ] 8 Cách giúp bé ăn ngon tự nhiên mà không cần ép ăn
3.2. Để bé tự ăn tự cảm nhận đồ ăn
Để giúp con ăn ngon tự nhiên, bố mẹ nên cho con tự cảm nhận món ăn và cách ăn yêu thích. Trẻ có thể thích kiểu bốc ăn hoặc dùng thìa. Khi được thoải mái lựa chọn thức ăn và cách ăn, trẻ sẽ thích thú hơn so với việc bị đút hay ép ăn. Nếu thực hiện theo phương pháp này, mẹ cần lưu ý vệ sinh tay bé và dụng cụ ăn uống sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus làm hại bé.
Mẹ có thể tập cho bé tự bốc hoa quả, tự xúc thức ăn, mì sợi đưa vào miệng, đây cũng là một mẹo cho bé ăn nhanh hơn. Lúc đầu có thể bé sẽ làm rơi vãi, động tác vụng về nhưng mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn để bé thành thạo hơn và có thể tự ăn tốt hơn.
3.3. Trang trí đồ ăn trở nên thu hút bé
Hãy bắt đầu với trẻ một lượng ít thức ăn hàng ngày và đầu tư thời gian vào việc trang trí đồ ăn trở nên đẹp mắt thu hút sự chú ý của bé. Trẻ nhỏ luôn thích khám phá, tìm tòi những đồ vật có hình thù, màu sắc bắt mắt. Khi trước mặt trẻ là dụng cụ ăn uống trang trí đẹp mắt hay cách sắp xếp món ăn thú vị, trẻ sẽ có hứng thú với chúng. Điều này sẽ giúp trẻ sẽ chú ý đến bữa ăn hơn và chịu khó ăn nhiều hơn.
Do đó, để cải thiện biếng ăn ở trẻ, mẹ nên chọn mua dụng cụ ăn uống nên được trang trí sinh động, đồng thời mẹ cũng trang trí thức ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh và đẹp mắt.
3.4. Áp dụng nguyên tắc 3 KHÔNG khi ăn
KHÔNG xem tivi, KHÔNG ăn vặt, KHÔNG chơi đồ chơi khi đang ăn. Đây là 3 KHÔNG mẹ nên áp dụng khi cho trẻ khi ăn. Nguyên tắc này cần áp dụng một cách nghiêm túc ngay từ khi các bé bắt đầu chế độ ăn dặm để hình thành nề nếp trong bữa ăn thật tốt.
Khi cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính, vừa ăn vừa xem tivi hay nghịch đồ chơi vô tình sẽ làm bé phân tâm, không cảm nhận được độ ngon của thức ăn cũng như không tập trung nhai, điều này rất không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
3.5. Tạo không khí bữa ăn vui vẻ
Không khí vui vẻ trong bữa ăn sẽ tác động lớn tới lượng ăn của trẻ nhỏ. Nếu trẻ ăn một mình hay ăn khi đang khó chịu, trẻ sẽ dễ chán và không có hứng thú ăn. Khi đó, trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai, nuốt thức ăn. Một số trẻ có thể sẽ nhè thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên, khi được ngồi ăn cùng mọi người, được thấy bố mẹ ăn uống vui vẻ, không khí thoải mái này sẽ giúp trẻ có hứng thú ăn uống hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên trò chuyện với bé khi cho bé ăn. Những mẩu chuyện thú vị sẽ phần nào làm bé quên đi việc mình đang thực hiện là “ăn”. Khi đó, bố mẹ sẽ dễ dàng cho trẻ ăn nhanh hơn.
3.6. Chuẩn bị món ăn dễ nuốt, dễ tiêu
Khi nhai không kỹ, trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn tới cảm giác khó chịu, không muốn ăn. Từ đó, cảm giác sợ thức ăn sẽ xuất hiện, con trở nên biếng ăn.
Các món ăn dễ tiêu sẽ làm giảm áp lực hoạt động đối với đường ruột trẻ. Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru sẽ giúp trẻ hấp thu tốt và ăn ngon miệng hơn. Thực đơn của con nên được xây dựng bởi các món ăn dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, cơm mềm, thịt xay, trứng,…. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý: bữa ăn của con không nên có các món thịt dai hay quá nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ. Những thực phẩm này thường khó tiêu, có thể gây táo bón cho trẻ.
3.7. Chia bữa ăn thành những phần nhỏ
Một bát cơm hay một đĩa thức ăn đầy sẽ dễ làm con sợ và từ chối tiếp nhận bữa ăn. Vì vậy, bố mẹ nên chia bữa ăn thành những phần nhỏ, khi con ăn hết phần này sẽ chuyển sang phần tiếp theo.
Con sẽ hào hứng ăn hơn nếu trước mặt con là một vài mẩu thịt, một vài thìa cơm hay một lát nhỏ hoa quả. Lúc này, tâm lý vui vẻ sẽ đẩy lùi chứng biếng ăn cho con.
>>> Xem thêm: Bí quyết vàng hỗ trợ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
3.8. Giới hạn thời gian cho mỗi bữa ăn
Bữa ăn kéo dài là nguyên nhân thường gặp dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Thời gian dành cho mỗi bữa ăn của con nên được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong 30 phút.
Khi thời gian kéo dài nhưng lượng ăn của bé ít, nếu mẹ tiếp tục đút cho bé thì bé sẽ ngậm thức ăn trong miệng thậm chí bé còn nhè thức ăn ra ngoài. Nếu quá 30 phút, thức ăn của bé sẽ bị nguội và bị vữa dẫn đến bé sẽ không cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra, bé sẽ không tập trung vào thức ăn nếu thời gian kéo dài. Lúc này, bé muốn được vui chơi, nếu tiếp tục ăn thì bé sẽ khó chịu và sợ ăn.
Mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa từ 30 – 40 phút để bé tập trung ăn uống, tiết kiệm cả thời gian cho con ăn của mẹ.
3.9. Khoảng cách giữa hai bữa hợp lý
Khoảng cách giữa hai bữa ăn sẽ tác động chính đến khả năng ăn của trẻ. Nếu thời gian giữa hai bữa ăn quá ngắn, trẻ chưa thực sự đói nên trẻ sẽ cảm thấy ngán và chán ăn. Ngược lại, khoảng cách giữa hai bữa quá dài sẽ làm trẻ bị mệt vì đã quá bữa. Khi đó, trẻ cũng sẽ không muốn ăn.
Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, một ngày trẻ có thể ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Thực đơn, cách chế biến thức ăn cho trẻ nên được đa dạng hóa mỗi ngày. Nếu sáng trẻ ăn cháo thì buổi trưa mẹ cho con ăn cơm. Bữa phụ của trẻ có thể là 1 ly sữa, 1 chiếc bánh hay 1 chút hoa quả. Mẹ nên thay đổi linh hoạt cách chế biến món ăn như các món luộc, xào, chiên, rán,… Chế độ ăn phong phú vừa giúp trẻ không bị ngán vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
>>> Xem thêm: [Chia sẻ] Không còn nỗi lo biếng ăn ở trẻ nhờ giải pháp này
3.10. Để bé vận động nhiều hơn
Khi ngồi yên một chỗ sẽ khiến bé tiêu tốn ít năng lượng hơn so với việc vận động nhiều. Việc vận động sẽ giúp lưu thông máu tốt, tăng cường quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, làm cho trẻ mau đói và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nếu muốn con ăn nhiều và ngon miệng cũng như hấp thu dưỡng chất tốt hơn, các mẹ cần cho bé vận động thường xuyên.
Các hoạt động mẹ có thể cho bé tham gia như cho trẻ đi bộ, đi xe đạp, chạy nhảy hoặc chơi các trò chơi vận động (cầu trượt, nhà bóng, đối với các bé lớn thì có thể khuyến khích bé phụ mẹ làm việc nhà).
3.11. Bổ sung lợi khuẩn
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường chưa phát triển hoàn chỉnh trong những năm đầu đời. Do đó, trẻ sẽ dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Hại khuẩn phát triển quá mức, lợi khuẩn bị ức chế hoạt động dẫn tới suy giảm chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ. Từ đó, trẻ trở nên chán ăn, biếng ăn.
Nếu con trẻ biếng ăn do đường ruột hoạt động kém thì việc bổ sung lợi khuẩn cho con là giải pháp cần thiết. Bên cạnh việc tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột và thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn sẽ giúp tạo cảm giác thèm ăn và giúp con trẻ ăn ngon hơn.
3.12. Luôn khuyến khích và động viên bé
Những lời động viên hay những lần vỗ tay sẽ tiếp thêm động lực và niềm vui thích cho con, kích thích con thích ăn, ăn nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bữa ăn của con thêm hiệu quả, con nhỏ sẽ không còn sợ việc phải ăn hay bị ép ăn.
3.13. Kiên nhẫn với bé biếng ăn
Quát, mắng hay đánh trẻ là điều không nên xảy ra vì đây chính là nguyên nhân làm con thêm sợ bữa ăn, sợ bố mẹ. Trẻ sẽ căng thẳng, khó chịu khi thấy món ăn, tình trạng biếng ăn sẽ thêm nặng nề.
Mặc dù việc con biếng ăn khiến bố mẹ rất sốt ruột và lo lắng nhưng chỉ khi bố mẹ thật sự kiên nhẫn, bình tĩnh thì mới có thể cải thiện biếng ăn cho con.
>>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn kéo dài và những điều mẹ cần làm ngay
4. Tổng hợp các món ăn cho trẻ biếng ăn
Ngoài ra, để kích thích trẻ ăn và tăng cân thì có một số món ăn mà nhiều mẹ đã áp dụng và có hiệu quả tốt. Dưới đây là một số món ăn mà mẹ có thể tham khảo:
Món thứ nhất: Cá chép hấp gừng
Chuẩn bị:
- Cá chép 1 con khoảng 200-400 g
- Gừng: 1 củ nhỏ chừng 25g
- Vỏ quýt: 1 – 2 g
Cách thực hiện:
- Bước 1: đánh sạch vảy, mổ bụng và rửa sạch.
- Bước 2: Gừng băm nhỏ, vỏ quýt rửa thật sạch rồi nhét chúng vào bụng cá cùng các loại gia vị.
- Bước 3: Hấp cách thủy cá chép cùng các nguyên liệu để cho bé ăn khi còn ấm.
Nên cho con ăn cả nước lẫn cá. Với món ăn này, mẹ nên cho trẻ ăn 2 lần/ tuần.
Món ăn thứ hai: Thịt lươn hấp gà
Chuẩn bị:
- Thịt lươn 25g
- gà 6g
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế lươn – cạo sạch nhớt, bỏ hết ruột, rửa sạch và thái khúc vừa ăn.
- Bước 2: Sao khô thịt gà, tán nhuyễn, thêm chút muối và gia vị.
- Bước 3: Trộn 2 nguyên liệu với nhau và hấp chín.
Món ăn này hợp với những bé thường xuyên biếng ăn do tỳ khí hư nhược (lưỡi nhạt màu, hay bị tiêu chảy, phân hơi nát).
Món ăn thứ ba: Thịt dê, cá diếc hấp ý dĩ
Chuẩn bị:
- Thịt dê 100g
- Cá diếc 1 con (khoảng 100g)
- Ý dĩ 15g
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch cá diếc rồi mổ bụng bỏ hết ruột và rửa sạch.
- Bước 2: Thái miếng thịt dê vừa ăn rồi rửa sạch bằng nước sôi cho hết mùi hôi.
- Bước 3: Đãi sạch vỏ hạt ý dĩ.
- Bước 4: Đem tất cả các nguyên liệu cho vào nồi hấp chín, nêm gia vị vừa ăn.
Món này chỉ nên ăn trong ngày, tuyệt đối không để qua đêm. Thỉnh thoảng bổ sung vào thực đơn món này sẽ giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn cũng như bồi bổ cơ thể và tăng cân nhanh hơn.
»Xem thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao? 8 mẹo xử lý triệt để
Tóm lại: Hi vọng qua bài viết trên các mẹ đã hiểu thêm về biếng ăn ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng này ở trẻ. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.