Đầy bụng là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ đầy bụng thường trở nên khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc. Nếu tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (cân nặng giảm, trẻ chậm phát triển,…). Vậy, trẻ bị đầy bụng nên ăn gì? Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đầy bụng một cách hợp lý? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này nhé.
1. Vai trò của chế độ ăn uống trong xử trí đầy bụng ở trẻ nhỏ
Đầy bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó mang đến cho trẻ cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến trẻ ăn không ngon, kéo dài thành tình trạng biếng ăn, lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách tối đa, hạn chế được tình trạng buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày ở trẻ. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho tình trạng đầy bụng của trẻ được cải thiện.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị đầy bụng
Bé bị đầy bụng nên ăn gì? Làm sao để thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp? Để giải quyết các câu hỏi trên, các mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc dưới đây khi xây dựng thực đơn cho trẻ.
Nguyên tắc 1: Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
Nguyên tắc 2: Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, chất đạm: Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán hay cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm nặng hơn tình trạng đầy bụng ở trẻ.
Nguyên tắc 3: Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ: Các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ bị đầy bụng vì nó sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất, hạn chế được tình trạng đầy bụng khó tiêu do cơ thể chưa kịp tiêu hóa.
Nguyên tắc 4: Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ: Vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, giảm được tình trạng đầy bụng ở trẻ, cụ thể:
- Vitamin B2 (Niacin) tham gia chuyển hóa chất béo, protein, cacbohydrat,…thành ATP, cung cấp năng lượng cho tế bào, giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh.
- Vitamin D tăng cường hấp thu canxi ruột.
- Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, bên cạnh đó nó còn giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng
Nguyên tắc 5: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn đường ruột kích thích cơ thể tiết ra các vitamin nhóm B cũng như enzym tiêu hóa, phân cắt thức ăn, nhờ đó làm tăng khả năng hấp thu các chất. Nhờ vậy, tình trạng đầy bụng của trẻ cũng được dần cải thiện.
Nguyên tắc 6: Bổ sung chất xơ hòa tan vào trong chế độ ăn hằng ngày cho trẻ. Trẻ bị đầy bụng nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan như hạnh nhân, táo, chuối, bơ,…
- Chất xơ hòa tan có vai trò là nguồn prebiotics (thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột).
- Bên cạnh đó nó còn làm giảm pH acid ở đại tràng, tạo điều kiện cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, kích thích tiết ra các enzym tiêu hóa phân cắt thức ăn, giúp giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ.
Để trả lời cho câu hỏi: Bé bị đầy bụng nên ăn gì? Hay làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy bụng một cách hợp lý? Các mẹ cần nắm rõ 6 nguyên tắc như lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, không cho trẻ ăn quá nhiều đạm, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cũng như chất xơ hòa tan trong chế độ ăn hằng ngày. Đặc biệt, các mẹ cần chú ý chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Mong rằng, 6 nguyên tắc trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
3. Gợi ý cho mẹ 5 món cháo cho trẻ đầy bụng
Trẻ bị đầy bụng nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, … Song, việc phối hợp hài hòa các loại thực phẩm trong cháo hoặc súp cũng rất quan trọng, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời thay đổi loại cháo/ súp thường xuyên để trẻ không bị ngán. Sau đây là gợi ý cho các mẹ 5 món cháo cho trẻ đầy bụng.
Trẻ đầy bụng nên ăn các loại cháo như:
Cháo bí đỏ thịt bằm
Trong bí đỏ có nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ phát triển như A, B, C, E, K, canxi, photpho, sắt…Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa nhiều axit glutamic, tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích trí não trẻ phát triển. Cháo bí đỏ thịt bằm vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt.
Cháo thịt bò cà rốt
Cháo thịt bò cà rốt giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thịt bò còn cung cấp hàm lượng sắt tốt, giúp cho quá trình tạo máu. Cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp mắt trẻ sáng khỏe.
Cháo gà đậu xanh
Đã từ lâu, đậu xanh được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Việc kết hợp đậu xanh với thịt gà trong cháo giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ (đạm, chất xơ, vitamin C, vitamin E,… ). Bên cạnh đó, lượng chất xơ hòa tan có mặt trong đậu xanh còn giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ.
Cháo tôm bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hòa tan, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường ruột trẻ hoạt động một cách khỏe mạnh. Sự kết hợp giữa tôm và bông cải xanh mang đến món cháo đầy dinh dưỡng, giúp trẻ dễ tiêu hóa, cải thiện được tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.
Cháo thịt bò hạnh nhân
Trẻ bị đầy bụng ăn cháo thịt bò hạnh nhân không những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B, chất xơ, chất đạm,…mà còn giúp cải thiện tình trạng đầy bụng. Bởi vì trong hạnh nhân chứa nhiều chất xơ hòa tan – nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho chúng phát triển, tham gia vào các hoạt động tiêu hóa, đảm bảo cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động hiệu quả.
>> Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? 8+ món cháo dễ tiêu
4. Những lưu ý đi kèm giúp xử trí đầy bụng hiệu quả
Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì các mẹ cần nắm rõ một số lưu ý sau để tình trạng đầy bụng của bé được cải thiện tốt hơn.
- Khi cho trẻ ăn, các mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ thường xuyên để tránh khí đi vào khiến trẻ bị đầy bụng.
- Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng để giúp trẻ dễ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống đủ nước để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
- Nếu trẻ vẫn quấy khóc nhiều, mệt mỏi, khó chịu, tình trạng đầy hơi chướng bụng không thuyên giảm dù đã áp dụng việc thay đổi chế độ ăn cũng như massage, vỗ ợ hơi, uống đủ nước,… thì các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng này diễn ra lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Để việc xử trí đầy bụng tại nhà trở nên hiệu quả, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp thì các mẹ cần lưu ý vỗ ợ hơi cho trẻ thường xuyên, massage vùng bụng trẻ một cách nhẹ nhàng, cho trẻ uống đủ nước để quá trình tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần theo dõi biểu hiện của trẻ, nếu tình trạng diễn ra dài ngày cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
5. Kết luận
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ vai trò của chế độ ăn uống, các nguyên tắc về dinh dưỡng cho trẻ bị đầy bụng cũng như những lưu ý đi kèm để việc xử trí đầy bụng ở trẻ trở nên hiệu quả . Bên cạnh đó, bài viết cũng gợi ý cho các mẹ 5 loại cháo đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bị đầy bụng. Mong rằng với những thông tin trên, các mẹ sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp, giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não.
Tham khảo nguồn: Healthline