Thuốc trị tiêu chảy cho bé được sử dụng khi các biện pháp không dùng thuốc như bổ sung đủ nước và điện giải, thay đổi chế độ ăn hợp lý… mà tình trạng đi ngoài nhiều lần của bé không cải thiện. Tuy nhiên, thuốc dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng. Bài viết dưới đây tổng hợp 6+ thuốc trị tiêu chảy cho bé và những lưu ý để mẹ sử dụng đúng cách nhất, mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
I – Nguyên tắc xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
Tùy tình trạng diễn tiến bệnh của mỗi trẻ mà cách điều trị lại khác nhau. Tuy nhiên để xử lý tiêu chảy hiệu quả và dứt điểm, mẹ nên chú ý một số nguyên tắc điều trị tiêu chảy dưới đây:
Nguyên tắc 1: Dự phòng mất nước và bù nước khi trẻ có dấu hiệu mất nước
Trẻ tiêu chảy nhiều lần sẽ gặp tình trạng rối loạn chất điện giải, có nguy cơ mất nước… Do đó, tất cả trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều cần đánh giá mức độ mất nước để dự phòng nếu chưa có dấu hiệu mất nước hoặc bù nước đã có dấu hiệu mất nước.
Tình trạng mất nước do tiêu chảy của trẻ được đánh giá qua các triệu chứng và khả năng “chun giãn da”. Cụ thể, xác định đường nối từ rốn với đường bên theo chiều dọc của cơ thể, xác định vị trí giữa đường đó, véo nếp da bụng, sau đó thả ra và quan sát:
- Trẻ có dấu hiệu nếp véo da mất rất chậm: Nếp véo da mất sau hơn 2 giây.
- Trẻ có dấu hiệu nếp véo da mất chậm: Nếu kịp nhìn thấy nếp da trong thời gian ngắn sau khi thả tay ra (dưới 2 giây).
- Nếp véo da mất nhanh: Khi thả tay ra da trở về như cũ.
Biện pháp tốt nhất để bù nước và cân bằng điện giải là cho trẻ dùng Oresol với liều lượng phù hợp.
Nguyên tắc 2: Điều trị đặc hiệu loại bỏ nguyên nhân và yếu tố gây bệnh
Sau khi bù nước và điện giải mà tình trạng của trẻ không cải thiện, mẹ cần sử dụng thuốc cầm tiêu chảy để giảm triệu chứng đi ngoài bằng cách loại bỏ nguyên nhân hay các yếu tố gây bệnh.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý thuốc điều trị cho trẻ tiêu chảy cần được sử dụng đúng cách, tránh tự ý sử dụng gây tác dụng không mong muốn.
Nguyên tắc 3: Phục hồi sức khỏe cho trẻ sau tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy bị mất chất dinh dưỡng và điện giải, đồng thời mệt mỏi, chán ăn nên cần được bổ sung dinh dưỡng và áp dụng các biện pháp phục hồi sức khỏe, đặc biệt là phục hồi chức năng ruột.
➤Tham khảo: Tiêu chảy kéo dài: Giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả
II – Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? 6+ thuốc cầm tiêu chảy an toàn nhất
Dưới đây tổng hợp thông tin về 6+ thuốc trị tiêu chảy cho trẻ an toàn nhất:
1. Thuốc trị tiêu chảy cho trẻ Oresol – Bù nước và điện giải
Công dụng: Bổ sung nước và các chất điện giải thiết yếu nhất: Na+, Cl-, K+, Glucose… Trong đó, bù kali trong tiêu chảy đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì lượng lớn kali bị mất theo phân.
Cách dùng: Pha 1 gói trong 200ml nước nguội, hòa tan và uống sau mỗi lần tiêu chảy.
Lưu ý khi sử dụng:
- Pha Oresol theo đúng tỷ lệ thể tích được ghi trên bao bì. Pha sai có thể làm tăng mức độ rối loạn điện giải của trẻ. Khi pha gói bù nước, không được pha nửa gói với 1 nửa lượng nước .
- Nên thực hiện cho trẻ uống sau khi đi lỏng hoặc nôn trớ, ói với lượng từ 50-100ml.
- Với trẻ sơ sinh chưa uống được, mẹ dùng ống nhỏ giọt để cho con uống.
- Chỉ sử dụng dung dịch sau khi pha 1h nếu không được bảo quản hoặc sau 24h bảo quản lạnh.
- Nếu trẻ bị ói sau khi uống thì nên cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Sau đó, cho uống chậm hơn.
>>> Xem thêm: Bù nước và điện giải bằng Oresol
2. Thuốc trị tiêu chảy cho bé Diosmectite – hấp phụ và bao niêm mạc ruột
Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn sau khi đã bổ sung nước và điện giải.
Cơ chế tác dụng: Thuốc có thể chất quánh dẻo, gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành một lớp mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa các tác nhân gây tiêu chảy bám vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, khuôn phân cải thiện, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc còn hấp phụ các độc tố của vi khuẩn, các khí trong ruột.
Cách dùng: Hòa thuốc trong mỗi gói với khoảng 50ml nước, lắc đều trước khi uống. Có thể thay nước bằng nước canh, nước hoa quả…
Liều lượng:
- Trẻ < 1 tuổi: 1 gói/ngày, chia thành 2-3 lần.
- Trẻ 1-2 tuổi: 1-2 gói/ngày, chia thành 2-3 lần.
- Trè > 2 tuổi: 2-3 gói/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc Diosmectite an toàn, không có chống chỉ định. Vì không hấp thu và được thải ra ngoài theo đường tiêu hóa nên dùng được cho trẻ sơ sinh
- Không dùng thuốc quá 2 ngày khi trẻ có biểu hiện sốt. Do sốt có thể là biểu hiện của tiêu chảy nhiễm khuẩn, lúc này bé được xử trí bằng các thuốc đặc hiệu khác. Chi tiết tại: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ tiêu chảy nặng, kéo dài. Do trẻ tiêu chảy nặng hay kéo dài có nguy cơ mất nước cao, và thuốc Diosmectite không có tác dụng ngăn mất nước, sử dụng trong trường hợp này có thể gây tiêu chảy cho trẻ. >>> Xem thêm: Giải pháp cho trẻ tiêu chảy, đi ngoài dai dẳng
- Sử dụng thuốc dùng kèm sau 2-3 giờ dùng thuốc Diosmectite cho thuốc bao niêm mạc ruột, giảm hấp thu các thuốc này.
- Có thể gây táo bón khi sử dụng kéo dài.
3. Thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ Loperamid
Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính
Cơ chế tác dụng: Loperamid là chất tổng hợp thuộc nhóm opiat, tác dụng trực tiếp lên cơ thành ruột, làm giảm nhu động ruột, tăng lực co thắt hậu môn nên giảm tần suất đi ngoài. Ngoài ra, Loperamid giảm tiết dịch đường tiêu hóa nên làm giảm sự mất dịch, chất điện giải, giảm thể tích phân, cầm tiêu chảy khá nhanh.
Liều lượng:
- Trẻ dưới 6 tuổi: Không được chỉ định sử dụng Loperamid
- Trẻ 6-12 tuổi: 2mg /ngày, 2-3 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Loperamid không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi do có có thể gây các triệu chứng thần kinh. Vì vậy, Loperamid không đưa vào thường quy điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Loperamid khi dùng liều cao kéo dài gây táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trướng bụng, tắc, liệt ruột (do làm giảm co thắt, giảm nhu động ruột quá mức).
- Không sử dụng Loperamid trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ. Bởi vì, nguyên tắc trong điều trị tiêu nhiễm khuẩn là không được giữ lại phân lâu trong ruột, làm tăng sinh vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, Loperamid chống co thắt, làm giảm nhu động ruột, làm tăng thời gian giữ phân lại, làm tăng sinh vi khuẩn trong ruột, từ đó làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn. Trong trường hợp vi khuẩn tiết ra chất độc, độc tố lưu lại trong ruột còn gây hại. Vì vậy, mẹ cần sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc này
4. Thuốc Hidrasec trị tiêu chảy cho trẻ
Công dụng: Hidrasec (Racecadotril) trị tiêu chảy cấp cho trẻ em trên 3 tháng và người lớn.
Cơ chế tác dụng: Racecadotril ức chế enzym enkephalinase và qua đó làm bền chất enkephalin dẫn đến giảm tiết dịch khi có sự tăng tiết, giảm mất dịch chất điện giải, giảm thể tích phân và trị tiêu chảy hiêu quả.
Cách dùng: Với trẻ em, nên sử dụng gói bột pha uống 10mg hoặc 30mg.
Trộn bột thuốc với thức ăn hoặc hòa tan trong vừa đủ nước (khoảng 2-3 thìa cà phê) và cho bé uống ngay.
Liều lượng: 1,5mg/kg thể trọng/lần, 3 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Racecadotril không đi qua được hàng rào máu não của trẻ nên không có tác hại trên thần kinh của trẻ, có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
- Thời gian điều trị không quá 7 ngày do gây tác dụng không mong muốn.
- Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, với liều lượng được kê theo đơn.
>>> Xem thêm: Hidrasec trong điều trị tiêu chảy cho trẻ
5. Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cho bé
Tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho trẻ như: Nhiễm virus Rotavirus, vi khuẩn Salmonella, nhiễm ký sinh trùng Giardia, ngộ độc thực phẩm, một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đại tràng. Tuy nhiên để mẹ nhận biết được các nguyên nhân này lại rất khó và thường phải có sự can thiệp của các chuyên gia y tế.
Vì thế nếu xác định được nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mẹ có thể sử dụng kháng sinh cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Mẹ cũng nên chú ý rằng, nếu tiêu chảy ở bé do những nguyên nhân khác thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, không nên tự ý sử dụng vì có thể làm tình trạng của bé nặng nề hơn.
Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:
- Tiêu chảy do phẩy khuẩn tả: Kháng sinh nên lựa chọn Azithromycin hoặc kháng sinh thay thế Erythromycin và Doxycyclin.
- Do lỵ trực khuẩn: Lựa chọn Ciprofloxacin hoặc thay thế: Pivmecillinam và Ceftriaxone
- Do lỵ amip, giardia đơn bào: Kháng sinh sử dụng Metronidazole.
- Do Campylobacter: Sử dụng Azithromycin.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em – Bộ Y tế
Cách dùng và liều lượng:
Mẹ nên tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Bác sĩ.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nhưng chúng cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Lúc này, vi khuẩn có hại có cơ hội nhân lên, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế trẻ rất dễ gặp một đợt tiêu chảy mới do loạn khuẩn sau sử dụng kháng sinh.
6. Thuốc kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
Theo Hướng dẫn điều trị tiêu chảy cấp của Bộ Y tế, trẻ tiêu chảy được khuyến cáo bổ sung kẽm. Kẽm hỗ trợ phục hồi tiêu hóa sau tiêu chảy và giảm nguy cơ tái phát. Đồng thời, bổ sung kẽm kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và nhanh chóng phục hồi.
Với trẻ tiêu chảy cấp, nên bổ sung kẽm liên tục trong 10-14 ngày. Thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Nên bổ sung thuốc kẽm sau bữa ăn 30 phút để kẽm được hấp thu tốt nhất.
>>> Chi tiết, mẹ tham khảo tại: Hướng dẫn bổ sung Kẽm (ZinC) cho bé
III. Mẹo dân gian trị tiêu chảy cho trẻ
1. Nước gạo lứt rang trị tiêu chảy cho bé
Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tiêu chảy.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 100g gạo lứt, rang lên đến khi vàng.
- Bước 2: Thêm khoảng 2l nước, đun sôi.
- Bước 3: Chắt lấy nước, chia ra cho trẻ uống trong ngày.
2. Nước hồng xiêm
Theo đông y, hồng xiêm có tính mát, vị ngọt, hỗ trợ tiêu hóa, sinh tân dịch. Ngoài ra trong hồng xiêm có thành phần là Tanin giúp trị tiêu chảy tốt.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 2-3 quả hồng xiêm xanh.
- Bước 2: Cắt nhỏ, phơi khô hồng xiêm xanh.
- Bước 3: Lấy một vài lát đem sắc cho bé uống mỗi ngày.
3. Nước búp ổi non – mẹo trị tiêu chảy cho trẻ
Nước búp ổi non có khả năng kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy do có chứa chất flavonoid. Ngoài ra, các thành phần trong loại lá này còn có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột nên càng không nên bỏ qua khi trẻ bị tiêu chảy.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô
- Bước 2: Đem sắc cùng 2l nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra.
- Bước 3: Chia ra cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.
>>> Xem thêm: 8 mẹo dân gian trị tiêu chảy hiệu quả
4. Súp cà rốt cải thiện tiêu chảy ở trẻ
Trong Cà rốt có chứa lượng pectin khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột, giúp hạn chế được tiêu chảy. Chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, lấn át các vi khuẩn gây bệnh tại ruột già. Mặt khác, cà rốt còn nhiều muối khoảng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 500 gam cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng.
- Bước 2: Đun cà rốt với 2 lít nước trong 1 giờ, để nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít.
- Bước 3: Vớt cà rốt ra, nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã
- Bước 4: Cho thêm 3 gam muối sau đó đun sôi lại cho bé ăn.
>> Tham khảo thêm: 8 món cháo cho trẻ tiêu chảy
III. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) cho trẻ sơ sinh tiêu chảy – Giải pháp an toàn không phải là thuốc
Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố gây bệnh không chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa, mà còn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm suy giảm chức năng tiêu hóa, gây nên tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Men vi sinh (lợi khuẩn sống) – cân bằng hệ vi sinh, bảo vệ hệ tiêu hóa toàn diện
Vì vậy, bên cạnh bổ sung các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ, để hồi phục chức năng sinh lý cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa một cách toàn diện, mẹ cũng cần có biện pháp để hỗ trợ giúp cân bằng hệ vi sinh cho trẻ.
Những triệu chứng tiêu chảy của trẻ chủ yếu liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động tại đại tràng cũng như những gây ra những tổn thương tại niêm mạc đường ruột. Vì vậy, bổ sung lượng lớn lợi khuẩn đặc biệt các lợi khuẩn sống gắn đích tại đại tràng sẽ giúp bảo vệ niêm mạc, phục hồi tổn thương. Qua đó giúp giảm thời gian và tần suất mắc tiêu chảy của bé.
Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 là lợi khuẩn quan trọng và thiết yếu nhất trong đường tiêu hóa của trẻ. Cơ chế tác động của lợi khuẩn Bifidobacterium
- Tiêu hóa triệt để thức ăn: Bifidobacterium giúp tiết nhiều loại enzyme khác nhau để tiêu hóa thức ăn một cách triệt để. Nhờ vậy quá trình tiêu hóa thức ăn của bé được diễn ra nhanh chóng, không còn đi ngoài phân sống
- Ức chế, loại trừ vi khuẩn có hại: Bifidobacterium có khả năng bám dính và gắn đích tối ưu. Chúng nhanh chóng chiếm chỗ và dinh dưỡng của hại khuẩn, giúp ức chế hại khuẩn phát triển. Ngoài ra Bifidobacterium còn tiết ra các men kháng vi sinh vật tự nhiên, bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh. Với khả năng sống sót, bền vững, chúng giúp mang lại hiệu quả ưu việt khi sử dụng.
- Cải thiện biếng ăn: Lợi khuẩn tiết các enzym và vitamin B, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa: Ngoài ra lợi khuẩn Bifidobacterium còn tạo màng nhầy bao quanh niêm mạc đại tràng giúp điều tiết hoạt động của đại tràng. Lúc này nhu động ruột của trẻ được điều hòa, không còn tống thức ăn ra ngoài khi chưa được tiêu hóa.
- Nâng cao đề kháng, giảm ốm vặt cho trẻ: Đặc biệt hơn 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở ruột, Bifidobacterium kích thích sự phát triển của tế bào miễn dịch, đồng thời tiết ra các kháng thể tự nhiên IgA, IgG,… Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium đóng vai trò quan trọng tạo nên hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, cải thiện tình trạng phân sống và phát triển khỏe mạnh.
Như vậy, qua bài viết mẹ đã có thể nhận biết được các loại thuốc có thể dùng và một vài lưu ý khi điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mọt thắc mắc của bạn có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
➤Xem thêm: Cập nhật phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ mới nhất