Tiêu chảy là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng kháng sinh. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên tình trạng bé uống kháng sinh bị tiêu chảy càng trở nên phổ biến. Vậy, dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Imiale giải đáp những thắc mắc trên.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh
1.1. Triệu chứng bé uống kháng sinh bị tiêu chảy
Mẹ có thể nhận biết bé uống kháng sinh bị tiêu chảy khi trong thời gian sử dụng kháng sinh, bé có các biểu hiện:
- Đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Phân màu xanh/vàng, lổn nhổn, phân có bọt/nhầy
- Rặn mỗi lần đi tiêu
- Đau bụng
- Vùng hậu môn hăm đỏ
- Không sốt
- Không có biểu hiện mất nước (khát nước dữ dội, khô miệng, ít/không đi tiểu, chóng mặt, suy nhược…) hoặc sút cân.
Đối với trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, có bệnh đồng mắc nặng hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao thường có biểu hiện tiêu chảy nặng hơn: phân lẫn máu, đau bụng, buồn nôn, sốt,…
1.2. Thời gian diễn biến
Các triệu chứng tiêu chảy thường diễn ra trong thời gian sử dụng kháng sinh. Đôi khi, tình trạng này có thể kéo dài từ ngày đầu tiên sử dụng thuốc đến 2 tuần sau khi kết thúc liệu trình.
1.3. Phân biệt trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy và do nhiễm khuẩn đường ruột
Mẹ có thể phân biệt bé bị tiêu chảy do kháng sinh hay do nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách theo dõi xem trẻ có sốt hay không.
Trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh hiếm khi hoặc không có biểu hiện sốt. Các triệu chứng có thể tự hết sau khi áp dụng một số giải pháp tại nhà hoặc ngừng kháng sinh 1-2 ngày. Trẻ chưa có biểu hiện sốt là do kháng sinh mới chỉ gây nên rối loạn hệ thống vi sinh đường ruột. Sau khi ngừng thuốc, các chủng vi khuẩn nhanh chóng tái lập lại cân bằng, làm giảm tình trạng tiêu chảy.
Ngược lại, trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ có biểu hiện sốt, mức độ tiêu chảy cũng nặng hơn (kèm theo nôn trớ, đau bụng…). Nguyên nhân dẫn đến sốt là do các vi sinh vật gây bệnh kích hoạt các phản ứng miễn dịch trong cơ thể, từ đó tạo ra chất gây sốt như interleukin 1, interleukin 6. Lúc này, mẹ tham khảo cách hạ sốt cho trẻ: TẠI ĐÂY
Hai tình trạng trên cần biện pháp điều trị nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vì vậy, cần phân biệt rõ 2 tình trạng để có biện pháp can thiệp kịp thời và chính xác.
2. Tại sao bé uống kháng sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh. Trong đó, các kháng sinh gây tiêu chảy thường gặp nhất là: ampicillin, các cephalosporin, clindamycin, erythromycin,…
Nguyên nhân bé uống kháng sinh bị tiêu chảy đầu tiên là do kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn, dẫn đến sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây tiêu chảy. Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, tình trạng bé tiêu chảy do kháng sinh cũng trở nên khá phổ biến.
Vi khuẩn gây tiêu chảy liên quan đến kháng sinh thường gặp nhất là Clostridium Difficile (gây viêm đại tràng giả mạc). Ngoài ra còn có một số tác nhân khác như: Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Candida spp, Klebsiella oxytoca, và Salmonella spp,…
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?
3. Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, mẹ cần cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ để đưa ra quyết định xử lý:
3.1. Tiếp tục sử dụng kháng sinh nếu trẻ không có dấu hiệu nguy hiểm
Nếu các triệu chứng tiêu chảy chỉ ở mức độ nhẹ, không nguy hiểm tính mạng thì mẹ nên cho bé tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình. Đó là vì kháng sinh cần được dùng đủ liều, đủ thời gian để phát huy tối đa tác dụng, đồng thời tránh hiện tượng kháng kháng sinh. Lúc này, lợi ích đem lại sẽ lớn hơn nguy cơ.
3.2. Cung cấp đủ nước và điện giải
Bồi phục nước, điện giải là mục tiêu hàng đầu đối với bất kỳ tình trạng và nguyên nhân tiêu chảy nào, ngay cả khi trẻ chưa có biểu hiện mất nước. Nguyên nhân là khi tiêu chảy, nước, điện giải bị kéo vào lòng ruột và đào thải ra ngoài. Như vậy, tiêu chảy nặng hoặc kéo dài sẽ dẫn đến mất nước và rối loạn cân bằng nội môi trong cơ thể.
Mẹ có thể bổ sung nước, điện giải cho bé bằng dung dịch sau đây
- Dung dịch chứa muối: oresol, nước cháo/cơm, súp thịt/rau quả có muối (tỉ lệ muối : nước khoảng 3g/1 lít)
- Dung dịch không chứa muối: nước cơm, nước súp/cháo không có muối, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường
Trong đó cách tốt nhất để phòng và điều trị mất nước cho trẻ là sử dụng dung dịch oresol.
Lưu ý tránh sử dụng các loại nước chứa nhiều đường do làm tăng nguy cơ tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu như: nước ngọt, nước trái cây công nghiệp,…
Cách bổ sung nước:
- Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ: mẹ nên cho bé bú nhiều và lâu hơn bình thường, đồng thời bổ sung thêm oresol sau đó.
- Đối với trẻ bú sữa mẹ không hoàn toàn hoặc trẻ lớn hơn: ngoài oresol, bé có thể sử dụng một thêm một số dung dịch khác như nước sạch, nước dừa, cháo loãng, nước cơm,…
Mẹ cho trẻ uống nước tùy theo nhu cầu của trẻ và nên kéo dài cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung dung dịch bù nước và điện giải
3.3. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Tiêu chảy khiến chức năng ruột bị rối loạn, dẫn đến suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ tăng trưởng và hồi phục nhanh hơn, chức năng ruột được cải thiện, giảm tiêu chảy.
Một số nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ:
Đảm bảo trẻ bổ sung đủ nước:
Trẻ không có biểu hiện mất nước nên duy trì chế độ ăn bình thường. Trẻ có biểu hiện mất nước thì nên bù nước trước khi tiếp tục chế độ ăn bình thường.
Khẩu phần ăn cho bé cần có hàm lượng dinh dưỡng cao với đầy đủ dưỡng chất:
- Những thực phẩm nên dùng:
- Sữa: Đối với trẻ trong độ tuổi bú sữa mẹ, trẻ nên bú nhiều và lâu hơn nếu trẻ muốn. Có thể bổ sung sữa công thức với trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat: gạo, lúa mì, khoai tây,…
- Thực phẩm chứa nhiều protein: thịt nạc, cá, trứng,..
- Thực phẩm chứa nhiều kali: chuối, rau củ có màu đậm,…
- Những thực phẩm không nên dùng: Thức ăn chứa nhiều chất xơ, đồ cay nóng, chiên rán, chứa nhiều đường.
Chế biến và nghiền nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa:
Mẹ nên nấu cháo để trẻ dễ nuốt, dễ hấp thu và ăn ngon miệng hơn. Mẹ tham khảo cách nấu 8 món cháo cho trẻ tiêu chảy tại đây.
Lượng thức ăn: Tùy theo nhu cầu của trẻ.
Chia nhỏ bữa ăn: Mỗi bữa cách nhau 3-4 tiếng (6 bữa/ngày) với lượng nhỏ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, tránh nôn mửa.
>>> Mẹ tham khảo: 10 món ăn giúp trẻ rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
3.4. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh hăm tã do tiêu chảy
Tiêu chảy khiến tã bé luôn trong tình trạng bẩn, ẩm ướt. Đây là điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển, khiến làn da nhạy cảm của bé dễ ngứa ngáy, nổi mẩn, nặng hơn là hăm tã. Vì vậy, khi vệ sinh cho trẻ tiêu chảy, mẹ cần lưu ý:
- Vệ sinh da đúng cách: Cần đảm bảo da trẻ luôn khô thoáng. Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên, nhất là sau khi đi tiểu hoặc đại tiện sau đó rửa nhẹ nhàng vùng da mặc tã với nước ấm, lau khô rồi mới thay tã mới. Mẹ cũng nên lựa chọn những loại tã thoáng mát, không nên quá chật vì dễ cọ xát da gây trầy xước. Buổi tối hoặc khi trẻ ngủ, không nên mặc tã cho trẻ. Sẽ tốt hơn khi vùng da bị hăm được tiếp xúc không khí.
- Sử dụng thuốc trị hăm: Đối với vùng da hăm bị trầy loét, chảy nước, mẹ có thể sử dụng thuốc sát khuẩn có tác dụng làm săn se da như: Xanh methylen, betadin,…
- Đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện sau: Trẻ mệt, vùng da hăm lan rộng, chảy máu/mủ, sốt hoặc hăm da không cải thiện sau 3 ngày.
Khi bé bị hăm tã, mẹ tham khảo cách xử trí: Bí quyết trị hăm tã tại nhà nhanh khỏi
3.5. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn)
Lợi khuẩn được định nghĩa là một quần thể vi sinh vật sống, có lợi cho sức khỏe nếu được bổ sung một lượng thích hợp. Lợi khuẩn có vai trò hỗ trợ cải thiện tiêu chảy thông qua cơ chế:
- Thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột
- Bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi những tấn công của vi khuẩn có hại
- Tăng cường sản xuất các chất kháng khuẩn và kích thích hệ miễn dịch
Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả cao. Mẹ nên lựa chọn lợi khuẩn ưu thế tại đại tràng, đặc biệt có công nghệ bào chế đặc biệt để bảo vệ lợi khuẩn sống sót khi khi đi qua môi trường acid dạ dày.
>>> Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn đường ruột
Imiale chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, là lợi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất và có khả năng gắn đích đại tràng. Imiale ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, bao lợi khuẩn trong lớp màng kép, đảm bảo lợi khuẩn sống sót để đến bám dính tại đại tràng. Imiale được chứng minh cải thiện 100% táo bón ở trẻ.
>>> Xem thêm: Imiale và những bằng chứng khoa học chứng minh cải thiện táo bón
Thời điểm sử dụng
Để tránh bị phá hủy do pH dạ dày, men vi sinh nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc cách xa bữa ăn. Nên uống men vi sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tuy nhiên, với lợi khuẩn Imiale, do được bao kép độc đáo, không bị ảnh hưởng bởi pH dạ dày nên hoàn toàn có thể sử dụng đồng thời cùng bữa ăn.
Nếu trẻ đang sử dụng kháng sinh, cần uống men vi sinh vào trước hoặc sau khi dùng kháng sinh 2-3 tiếng. Điều này giúp tránh tác động xấu của kháng sinh lên lợi khuẩn.
Đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện dưới đây:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục
- Phân lẫn máu
- Nôn nhiều
- Có biểu hiện mất nước: Khát nước, trẻ uống kém hoặc bỏ bú, tiểu ít/ không đi tiểu, mệt mỏi, khô miệng,…
- Sốt cao hơn
- Đau bụng dữ dội, dai dẳng, hoặc xảy ra từng cơn
- Thay đổi hành vi: cáu kỉnh, thờ ơ, chậm phản ứng
4. Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh
4.1. Mẹ tự ý ngưng kháng sinh cho trẻ
Việc ngừng kháng sinh không cần thiết khi triệu chứng tiêu chảy diễn ra nhẹ nhàng. Một số trường hợp, trẻ bị nhiễm trùng nặng hoặc không thể ngừng kháng sinh, việc tự ý ngưng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, bất kì sự thay đổi nào về thuốc cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
4.2. Không vệ sinh thường xuyên cho trẻ
Nhiều mẹ cho rằng trẻ đang ốm nên hạn chế vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng da mặc tã của bé, gây hăm. Vì vậy, mẹ nhớ vệ sinh thường xuyên cho trẻ, đặc biệt sau khi trẻ đi ngoài nhé.
4.3. Tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho bé.
Thuốc cầm tiêu chảy ức chế sự bài xuất phân ra khỏi cơ thể. Điều này đồng thời khiến các vi khuẩn gây tiêu chảy cư trú lâu hơn tại lòng ruột, khiến tiêu chảy càng nặng và kéo dài hơn. Hơn nữa, một số loại thuốc chỉ có tác dụng giảm nhu động ruột mà không ức chế quá trình bài tiết của ống tiêu hóa. Như vậy, phân ứ lại có nguy cơ gây tắc ruột và cũng không cải thiện tình trạng mất nước.
Bên cạnh đó, không phải bất cứ loại thuốc tiêu chảy nào cũng an toàn cho trẻ. Vì thế, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc.
Để giải quyết triệu chứng của bé tiêu chảy do uống kháng sinh thì các biện pháp cũng tương tự với các tình trạng tiêu chảy khác như bổ sung đủ nước, điện giải, dinh dưỡng, lợi khuẩn,…Việc điều trị nguyên nhân như ngừng kháng sinh đôi khi không cần thiết, đặc biệt khi các triệu chứng diễn ra nhẹ nhàng.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia khi bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.