Trẻ đi ngoài ra máu là một tình trạng bất thường và có thể gây nguy hiểm. Tình trạng này phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương có thể là do một vấn đề hay bệnh lý nào đó. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp khắc phục tình trạng và không để lại những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
1. Cách nhận biết tình trạng trẻ đi ngoài ra máu
Quan sát tình trạng phân trẻ là một việc rất quan trọng để phát hiện kịp thời những bất thường về hệ tiêu hóa của trẻ.
Đi ngoài ra máu là tình trạng phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy. Máu có thể lẫn trong phân trẻ hoặc dính trên giấy vệ sinh. Có thể quan sát thấy máu có màu sẫm, nâu đen, đỏ tươi hoặc cũng có thể là dịch nhầy màu hồng nhạt.
- Máu màu nâu đen có thể báo hiệu vấn đề từ đường tiêu hóa trên (dạ dày, ruột non)
- Máu đỏ tươi có thể báo hiệu vấn đề từ đường tiêu hóa dưới (đại tràng, trực tràng, hậu môn)
Ngoài việc trong phân lẫn máu, trẻ có thể có thêm các triệu chứng bất thường mẹ cần theo dõi như chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, sốt, nôn trớ.
2. Các nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài ra máu
Khi phát hiện bé bị đi ngoài ra máu, bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh. Đồng thời cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý kịp thời, đúng cách. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng bé đi ngoài ra máu.
2.1. Táo bón
Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ uống sữa công thức hoặc trẻ đang trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm. Táo bón gây ra tình trạng phân khô cứng, vón cục. Do đó có thể gây trầy xước niêm mạc trực tràng, hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện.
Ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu, trẻ có thể có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, chướng bụng, quấy khóc. Táo bón nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì sẽ ngăn được tình trạng chảy máu kéo dài. Nếu không sẽ có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng các vị trí tổn thương ở trực tràng, hậu môn hoặc biến chứng thiếu máu gây suy nhược cơ thể.
2.2. Kiết lỵ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh kiết lỵ là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacter shigella. Triệu chứng của bệnh lỵ là trẻ đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng, lẫn máu và dịch nhầy. Trẻ có thể sốt do nhiễm khuẩn, quấy khóc, đau bụng. Bệnh kiết lỵ cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh bội nhiễm gây nhiễm khuẩn huyết. Lúc này, hãy đưa con đến cơ sở y tế khám chữa bệnh để được hỗ trợ kịp thời.
2.3. Loét dạ dày
Ở trẻ em, loét dạ dày thường ít gặp, chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nếu như trong gia đình có người bị loét dạ dày do vi khuẩn HP và có thói quen hôn lên miệng bé thì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể do thói quen cho trẻ ăn cơm búng (cơm được nhai bởi người lớn sau đó bón cho trẻ ăn) ở một số vùng miền.
Trong trường hợp này máu từ vết loét dạ dày dính vào thức ăn, sau quá trình hấp thu dưỡng chất, các chất cặn bã được thải ra ngoài có lẫn máu màu phân nâu đen, mùi thối khắm.
Gia đình nuôi con nhỏ nên chú ý tuyệt đối không hôn trực tiếp lên miệng bé. Đồng thời nên bỏ thói quen thiếu khoa học đó là cho trẻ ăn cơm búng.
2.4. Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là các tế bào phát triển nhanh bất thường, tạo thành khối trên bề mặt trực tràng. Các khối tế bào này thường là không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên chúng có thể gây ra những bất tiện như làm hẹp ống trực tràng, gây táo bón, hoặc gây chảy máu khi đi đại tiện.
Polyp trực tràng ở trẻ nhỏ thường liên quan đến di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc thì nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ.
2.5. Nhiễm khuẩn đường ruột
Khi ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc do sức đề kháng yếu, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa. Các vi khuẩn thường gặp là: E.coli, Salmonella, clostridium, tụ cầu…
Chúng tấn công vào hệ vi khuẩn đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi gây rối loạn tiêu hóa và tổn thương niêm mạc ruột. Từ đó chúng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ. Phân trẻ lúc này có mùi hôi tanh đặc trưng. Nếu như không điều trị sớm, trẻ dễ bị mất nước, điện giải quá mức gây ra sốc.
2.6. Thiếu vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Thiếu vitamin K sẽ gây ra chứng máu khó đông. Ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn chính cung cấp vitamin K là sữa mẹ. Do đó nếu chế độ ăn uống của mẹ không cung cấp đủ vitamin K, sẽ rất dễ gây ra tình trạng xuất huyết ở trẻ. Biểu hiện là trẻ đi ngoài ra máu, có thể có nốt đỏ trên da.
3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám
Triệu chứng đi ngoài ra máu có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp sớm. Nếu để lâu, có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như: bội nhiễm do nhiễm khuẩn tiêu hóa; mất nước quá nhiều gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn; mất máu kéo dài gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Vì vậy việc theo dõi và đưa bé đi khám kịp thời là hết sức cần thiết.
3.1. Cách theo dõi các triệu chứng ở trẻ
Trước khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ có thể theo dõi các triệu chứng ở trẻ ngay tại nhà. Để có thể giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của bệnh cũng như có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh.
- Theo dõi màu phân, hình thái phân
- Theo dõi lượng máu và màu máu dính trong phân
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên: 4-5 lần/ngày
- Theo dõi lượng sữa trẻ bú hoặc lượng thức ăn mà trẻ ăn xem có bị giảm đi không
- Theo dõi số lần đi đại tiện của trẻ. Nếu trẻ đi đại tiện nhiều, phân lỏng thì phải bổ sung nước oresol cho trẻ để tránh mất nước, điện giải.
- Theo dõi tần số và mức độ cơn khóc của trẻ
3.2. Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau đây
Bé bị đi ngoài ra máu kèm theo một số dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lúc này, bé cần được đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Trẻ đi ngoài ra máu nâu đen, phân có mùi thối khắm hoặc hôi tanh
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu quấy khóc liên tục, ưỡn cong người, khóc thét từng cơn
- Trẻ sốt cao > 39 độ
- Trẻ bị tiêu chảy liên tục > 10 lần/ngày
3.3. Một số xét nghiệm liên quan khi trẻ đi ngoài ra máu
Các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ có thể yêu cầu là:
- Xét nghiệm máu
- Điện giải đồ
- Lấy mẫu phân soi tìm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn
- Chụp X quang
- Siêu âm ổ bụng
- Nội soi đường tiêu hóa
3.4. Các địa chỉ khám Nhi khoa uy tín khi trẻ đi ngoài ra máu
Bố mẹ có thể đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế như Khoa tiêu hóa của các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh, trung ương; các Phòng khám Nhi có uy tín hoặc Bệnh viện Nhi của tỉnh, trung ương.
Sau đây là một số bệnh viện nổi bật có cơ sở vật chất hiện đại, các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn cao mà bố mẹ nên tham khảo.
MIỀN BẮC:
-
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City – Hà Nội
Địa chỉ: 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh viện nằm ở trung tâm thành phố thuận tiện cho việc đi lại, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao.
-
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Địa chỉ: 54 Trường Lâm, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh viện có bề dày lịch sử gần 60 năm phát triển với cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, tân tiến. Đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, tận tâm và có chuyên môn cao.
MIỀN TRUNG:
-
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Địa chỉ: 3 Quang Trung, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là bệnh viện tuyến tỉnh hàng đầu về chuyên khoa Nhi. Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho việc khám chữa bệnh được tối ưu hóa. Các y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, luôn tận tâm với bệnh nhân.
-
Bệnh viện Trung ương Huế
Địa chỉ: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Bệnh viện có lịch sử hình thành và phát triển hơn 125 năm, luôn là đơn vị đi đầu cả nước trong việc áp dụng kĩ thuật hiện đại vào khám chữa bệnh trong tất cả các chuyên khoa. Cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
MIỀN NAM:
-
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia, được Bộ Y tế xếp hạng đặc biệt. Đây là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy nổi tiếng là một trong số ít những bệnh viện có trình độ chuyên môn cao nhất cả nước. Với cơ sở vật chất ngày càng khang trang, kỹ thuật tiên tiến, bệnh viện có khả năng đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho toàn bộ khu vực miền Nam
4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi trẻ đi ngoài ra máu
Bên cạnh việc khám, xét nghiệm và sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng rất quan trọng cho bé. Mẹ nên chú ý những điểm sau đây:
4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ
Không cho trẻ ăn những món lạ
Khi trẻ đang bị đi ngoài ra máu, việc lựa chọn thức ăn cho bé cần hết sức thận trọng. Nên chọn những món ăn an toàn, đảm bảo vệ sinh để tránh làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Chú ý cho trẻ ăn các món đã được nấu chín và uống nước sôi để nguội
Việc nấu chín thức ăn có thể ngăn được phần lớn những vi khuẩn và vi sinh vật có hại khác xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Cho trẻ uống thêm nước
Nếu trẻ đi đại tiện phân lỏng nhiều lần, rất dễ gây ra mất nước. Bố mẹ cần cho trẻ uống thêm nước điện giải Oresol để bù lại. Trong trường hợp trẻ bị táo bón gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm được táo bón. Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc nước ép hoa quả để bổ sung thêm các vitamin thiết yếu cho cơ thể bé.
4.2. Bổ sung một số chất cần thiết
Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm
Bé đi ngoài ra máu dễ bị thiếu hụt vitamin, khoáng chất, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược. Một số thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất là: Súp lơ xanh, các loại đậu, cà rốt, cá hồi, thịt bò…
>> Xem thêm: Vai trò quan trọng của vitamin và khoáng chất đối với sức khỏe của trẻ
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt
Sắt là nguyên liệu quan trọng cho quá trình tạo máu. Khi trẻ bị đi ngoài ra máu, cần bổ sung thực phẩm chứa sắt để giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu. Các thực phẩm giàu sắt là: thịt bò, rau cải bó xôi, gan, ức gà, các loại đậu…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K
Trẻ thiếu vitamin K có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu gây đi ngoài ra máu. Cần cung cấp vitamin K cho bé qua các loại thực phẩm sau: Bắp cải, măng tây, dầu oliu, lòng đỏ trứng, dưa chuột, cà rốt…
Bổ sung men vi sinh
Dù nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, thì cũng đều dẫn đến hậu quả làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn là hết sức cần thiết.
Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng được hệ vi sinh đường ruột để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vậy lợi khuẩn nào là quan trọng nhất với hệ tiêu hóa ở trẻ?
Đi ngoài ra máu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật ở đại tràng, trong đó có 90% lợi khuẩn là Bifidobacterium. Vậy khi lựa chọn lợi khuẩn cho bé, bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm lợi khuẩn chứa Bifidobacterium. Từ đó có thể giúp trẻ giảm được các triệu chứng đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón. Ngoài ra men vi sinh còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.
TPBVSK – Imiale
TPBVSK – Imiale là sản phẩm độc quyền chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch.
Imiale với công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể qua HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482