Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch non nớt, không thể nào chống lại được những mầm bệnh nguy hiểm. Các nhà khoa học gần đây cũng chứng minh rằng, bổ sung lợi khuẩn là cách cải thiện chức năng miễn dịch của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Đây là thời điểm sức khỏe của bé dễ tổn thương nhất, cũng là lúc hệ tiêu hóa và miễn dịch nhanh chóng phát triển và hoàn thiện.
1. Hiểu đúng về hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của cơ thể là tấm áo chắn ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của các vi sinh vật lạ. Thành phần của hệ miễn dịch phân bố rộng khắp cơ thể, bao gồm các protein, một số loại tế bào đặc hiệu, các hạch lympho, lách, tuyến ức, tủy xương,…
Nhiệm vụ đầu tiên của hệ miễn dịch là nhận biết các tác nhân lạ. Sau đó dùng cả một hệ thống các tế bào miễn dịch đặc hiệu tiêu diệt, loại trừ các tác nhân đó. Ngăn cho chúng không nhân lên và phá hủy mô của cơ thể. Giúp các cơ quan hoạt động trơn chu, không bị gián đoạn chức năng.
2. Tầm quan trọng của hệ miễn dịch với trẻ sơ sinh
Hệ miễn dịch của trẻ được chia thành hai loại chính: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng Mỗi loại miễn dịch lại có mỗi chức năng riêng đối với cơ thể của bé.
2.1. Miễn dịch bẩm sinh
Miễn dịch bẩm sinh (innate immunity) được biết đến với vai trò là miễn dịch tự nhiên (natural immunity hay native immunity). Ngay từ khi vừa sinh ra, cơ chế của loại miễn dịch này đã được kích hoạt. Ngay lập tức bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại mầm bệnh xung quanh môi trường.
Miễn dịch bẩm sinh được hình thành ngay khi con mới chào đời
Những kháng thể đầu đời của trẻ được nhận từ sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại kháng thể cần thiết gắn với vi sinh vật khi chúng xâm nhập, nhờ đó tạo dấu hiệu hóa học cho các đại thực bào, tế bào bạch cầu trung tính trong cơ thể trẻ đến tiêu diệt.
Các hàng rào khác của cơ thể gồm các lớp tế bào biểu mô (niêm mạc mắt, mũi, miệng, …), hệ vi sinh vật bao phủ các lớp biểu mô. Đây có lẽ là lớp rộng lớn và là lực lượng đông đảo nhất trên bề mặt cơ thể giúp ngăn cách các cơ quan khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh.
2.2. Miễn dịch thích ứng
Miễn dịch thích ứng (adaptive immunity) được biết đến với nhiều tên gọi khác như miễn dịch thu được (aquired immunity) hay miễn dịch đặc hiệu (specific immunity). Để cơ chế miễn dịch này có thể hoạt động, các tế bào miễn dịch gốc cần được đạo tạo, huấn luyện, biệt hóa thành những loại tế bào lympho B và T. Khi mầm bệnh xâm nhập, cũng là lúc các tế bào lympho được huy động đến mô nhiễm bệnh, sinh kháng thể (chất gắn với mầm bệnh để nhận biết thành phần lạ), tiêu diệt chúng và tạo trí nhớ miễn dịch.
Miễn dịch thích ứng hình thành khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh
Trong năm đầu đời, trẻ em tiếp xúc với lượng lớn chủng loại vi khuẩn, virus khác nhau. Mỗi loại mầm bệnh khác nhau sẽ có một kháng thể tương ứng khác nhau. Cơ thể con người là một bộ máy sinh học vô cùng kỳ diệu, dù cho có vô vàn loại mầm bệnh, cơ thể sẽ sinh đủ từng đó loại kháng thể tương ứng. Chỉ có một khác biệt nhỏ giữa thời gian sinh kháng thể giữa các lần nhiễm bệnh. Lần đầu tiên tiếp xúc với một loại vi sinh vật lạ, cơ thể cần nhiều thời gian để thích ứng và ghi nhớ miễn dịch. Với các lần sau, khi tiếp xúc với chính những vi sinh vật đã từng xâm nhập, quá trình đáp ứng miễn dịch diễn ra vô cùng nhanh và mạnh.
Trong 1000 ngày đầu tiên, khả năng sinh kháng thể và tạo trí nhớ miễn dịch thích ứng xảy ra rất nhanh và vượt trội. Nếu hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ an toàn và đủ sức mạnh chống lại những mầm bệnh này, khi lớn lên, trẻ sẽ ít bị ốm hơn, thời gian ốm cũng ngắn hơn.
3. Những mối đe dọa nguy hiểm đến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh
Virus là đối tượng nguy hiểm nhất đối với hệ miễn dịch của trẻ. Có hai loại virus dễ dàng xâm nhập và tấn công trẻ: virus đường tiêu hóa và virus đường hô hấp.
Virus tiêu hóa có thể tấn công tế bào lớp lót trên niêm mạc, gây tổn thương, thậm chí hoại tử tế bào ruột. Tiêu chảy do virus khiến cơ thể nhanh chóng mất nước, Nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột hoại tử còn gây tình trạng thủng ruột, nhiễm trùng huyết, tổn thương gan, viêm màng tim, viêm màng não.
Virus là mối nguy hiểm hàng đầu ở trẻ sơ sinh
Virus đường hô hấp (RSV) là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thường xuyên nhập viện. Virus này có thể gây nên tình trạng viêm phế quản, khi đó các đường dẫn khí có xu hướng sưng lên và thu hẹp lại, làm quá trình lưu thông, trao đổi khí trở nên khó khăn. Phế cầu thường xuyên gây nên tình trạng viêm phổi. Virus cúm mùa gây bệnh ở trẻ sơ sinh có triệu chứng nặng hơn so với người lớn, có thể biểu hiện nặng tới viêm phổi hoặc ngưng thở.
4. Cách mẹ giúp con tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn đầu đời
Mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây để bảo vệ và tăng cường hệ miện dịch khỏe mạnh cho con
4.1. Cho con bú sữa mẹ
Vì sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất như đường, protein, acid béo cần thiết, lợi khuẩn và kháng thể, cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất nuôi dưỡng và bảo vệ con trong giai đoạn đầu đời. Nhưng kháng thể trong sữa mẹ không phải chữa hết được tất cả những bệnh bé gặp phải. Khi trong cơ thể mẹ có loại kháng thể nào thì con mới nhận được kháng thể đó.
4. 2. Bổ sung lợi khuẩn
Các chủng lợi khuẩn thường gặp
Từ lâu, lợi khuẩn được biết đến như một công cụ giúp bảo vệ và tăng cường miễn dịch cho trẻ. 2/3 các tế bào miễn dịch nằm trong hệ tiêu hóa. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hiệu quả của việc bổ sung lợi khuẩn đối với kích thích hoạt động hệ miễn dịch, tăng sinh kháng thể, trẻ chẳng còn phải đi viện quá nhiều. Đây là phương pháp an toàn mà hiệu quả đối với trẻ nhỏ, rất được các bác sĩ ưa chuộng.
4.3. Tiêm vaccin đầy đủ cho trẻ
Như đã nói ở trên, sữa mẹ chưa cung cấp đầy đủ tất cả loại kháng thể bé cần để tránh một số bệnh nguy hiểm. Sau khi tiêm vaccin, hệ miễn dịch của bé sẽ tự sản sinh một số loại kháng thể tương ứng với từng mầm bệnh cụ thể mà vaccin bổ sung, tạo miễn dịch đáp ứng và trí nhớ miễn dịch. Trong tương lai, nếu trẻ có tiếp xúc lại với mầm bệnh đã được tiêm vaccin, ngay lập tức phản ứng miễn dịch được thiết lập, ngăn chặn bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào của căn bệnh này. (vaccin viêm gan B, viêm phổi, lao, viêm màng não, rotavirus, sởi, thủy đậu, quai bị, rubela, …)
4.4. Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn dặm hợp lý giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch cho trẻ
Khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn dặm của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng. Chế độ ăn lành mạnh gồm đầy đủ đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Có thể kể đến như: nước ép trái cây, rau quả, dâu tây, bưởi, ổi, bông cải xanh, cà chua, …
4.5. Vận động mỗi ngày
Vận động chính là cách tăng cường hệ miễn dịch mỗi ngày. Khi vận động, hệ tuần hoàn lưu thông, tăng cường kích thích tạo các tế bào miễn dịch trong tủy xương cũng như tăng sự phân bố tế bào miễn dịch tới mọi mô trong cơ thể.
4.6. Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ trọn vẹn rất quan trọng với trẻ sơ sinh
Những em bé không ngủ đủ giấc thường cáu kỉnh và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ sơ sinh mỗi ngày ngủ vào bất cứ thời gian nào chúng thích (16-18 giờ). Bé lớn hơn, mẹ cần tập cho con thói quen ngủ trưa và ngủ tối đúng giấc. Em bé của bạn nên ngủ trưa đúng cách trong ngày và ngủ ngon vào ban đêm. Ngủ là thời gian cơ thể lấy lại năng lượng, tái tạo năng lượng mới, cùng với tăng cường sức mạnh cho não, cho hệ tiêu hóa và miễn dịch.
4.7. Môi trường sạch sẽ
Môi trường thoáng đãng, sạch sẽ vệ sinh giúp mầm bệnh nguy hiểm không có cơ hội tồn tại và phát triển. Trẻ sớ bớt nguy cơ mắc bệnh hơn. Nhất là thời kỳ bé mọc răng, thường xuyên cho tay chân, đồ đạc vào mồm, mọi đồ vật quanh bé cần sạch sẽ vệ sinh nhất có thể.
4.8. Môi trường không khói thuốc
Mặc dù không trực tiếp hút thuốc, nhưng hút thuốc lá thụ động nếu bố, người thân xung quanh trẻ thường xuyên hút và ám vào quần áo cũng rất nguy hại cho trẻ. Hệ hô hấp yếu ớt của trẻ dễ gặp rủi ro khi thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc: mắc các bệnh như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, …
5. Bổ sung Imiale cho 1000 ngày đầu tiên của hệ miễn dịch khỏe mạnh
Bổ sung lợi khuẩn được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ. Nhất là trong giai đoạn 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời. Bổ sung loại lợi khuẩn nào phù hợp với trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng. Trong đó, Imale dành riêng cho trẻ sơ sinh thực sự là lợi khuẩn đem lại hiệu quả nâng cao miễn dịch.
IMIALE – lợi khuẩn được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh
Được nhập khẩu nguyên chai từ Đan Mạch, IMIALE là lợi khuẩn được đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt trong khâu sản xuất và lưu thông. Sản phẩm độc quyền của Nhà sản xuất số 1 thế giới với thâm niên 145 năm trong ngành.
Qua 307 nghiên cứu khoa học, 180 nghiên cứu lâm sàng, Chủng lợi khuẩn của IMIALE (Bifidobacterium BB-12) luôn cho kết quả cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng. Bằng cách giảm hại khuẩn, tăng lợi khuẩn, thiết lập hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột. Giúp kích thích các tế bào miễn dịch ruột ( chiếm tới 70% tế bào miễn dịch toàn cơ thể). Nhờ đó, cơ thể trẻ tăng sinh các kháng thể quan trọng như: sIgA, IgA, IgG,… Đây đều là những kháng thể có vai trò miễn dịch trực tiếp quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời. Thống kê cho thấy, IMIALE tăng 65% kháng thể IgG ,giảm 40 % tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp. Chính vì vậy, trẻ giảm tần suất thăm khám bác sĩ, giảm tần suất sử dụng kháng sinh.
Imiale được các tổ chức Y tế hàng đầu thế giới như chứng nhận vô cùng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Như: chứng nhận GRAS của FDA – Mỹ, Chứng nhận GPS của EFSA – Châu Âu, chứng nhận ISO 22000: 2005, HALAL, KOSHER,… Qua hơn 35 năm sử dụng tại 40 quốc gia, Imiale là lợi khuẩn được các bà mẹ yêu thích nhất dành cho con.