Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 13 Jun 2023 09:09:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Cây đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn của bạn https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/ https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/#respond Thu, 25 May 2023 06:18:36 +0000 https://imiale.com/?p=12778 Là vị dược liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc, dễ trồng, ít sâu bệnh,… là những đặc điểm nổi bật của đinh lăng. Trong những năm gần đây, đinh lăng cũng là một trong những dược liệu được nghiên cứu về tác dụng dược lý nhiều nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về đặc điểm thực vật và ứng dụng của cây đinh lăng trong đời sống nói chung và sức khỏe con người nói riêng.

Đinh lăng 1

Tổng quan về cây đinh lăng

Tên gọi khác

Ngoài tên gọi là Đinh lăng, loài này còn được biết đến với các tên gọi khác như: cây gỏi cá, nam dương lâm…

Tên khoa học

Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq, Tieghemopanax fruticosus (L.) R. vig.

Họ

Ngũ gia bì Araliaceae

Đặc điểm thực vật của cây

  • Cây đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0.8 đến 1.5 m.
  • Các lá có sắc tố xanh đậm, kết cấu bóng, và có hình tam giác và có vẻ phân chia. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm.
  • Các lá riêng lẻ khác nhau từ hình trứng hẹp đến hình mác và dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa hình chùy ngắn dài 7-18mm, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có rìa trắng nhạt.
  • Quả dẹt, dài 3-4 mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng có những đặc điểm về lá, hoa, rễ khá riêng biệt. Việc nhận diện đúng cây sẽ giúp người dùng sử dụng cây với đúng mục đích, giúp người dùng đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đinh lăng

Phân bố

Cây đinh lăng phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm trung bình, nhiệt độ từ 16-29oC. Cây được trồng chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á và các đảo nhiệt đới của khu vực Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến trên khắp cả nước. Đinh lăng phát triển tốt ở Việt Nam nên việc sử dụng vị thuốc này trong điều trị một số bệnh cũng đang được đẩy mạnh.

Bộ phận dùng   

Người ta thường dùng: lá, thân, cành, rễ để sử dụng trực tiếp cũng như làm nguyên liệu đầu vào để chiết xuất hay nghiền bột để tạo ra các dạng bào chế khác.

Thu hái và chế biến

Tùy vào bộ phận thu hái và mục đích sử dụng mà thu hái dược liệu vào những thời điểm khác nhau:

  • Thu hái rễ: nên thu hái vào mùa thu hoặc đông.
  • Thu hái lá: nên tiến hành vào lúc cây chớm ra hoa hoặc sắp ra hoa, khi đó lá phát triển nhất và chứa nhiều hoạt chất. Lá thu hái cũng nên là lá bánh tẻ, bỏ lại lá non, tránh để dập nát và thâm đen làm giảm chất lượng
  • Thu hái toàn cây: nên thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, bằng cách cắt tỉa cành từ dưới lá tươi cuối cùng của các bộ phận trên mặt đất như thân, nhánh mang lá, hoa…

Sau khi thu hái xong, các bộ phận được rửa sạch, phơi hay sấy khô. Việc thu hái vào thời điểm thích hợp sẽ đảm bảo thu được các bộ phận cây có hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Thành phần hóa học

Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong cây đinh lăng. Trong đó, các thành phần hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sức khỏe con người như:

  • Alkaloid, Glucozid, Saponin, Flavonoid, Tannin
  • Vitamin B
  • Các acid amin không thể thay thế được như Lyzin, Xystei, Methionine…

Công dụng – Tác dụng

Đinh lăng 2

Từ xa xưa, đinh lăng đã được coi là một vị thuốc quý. Cây đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền, nơi nó được xem như là thuốc giảm đau, hạ sốt và lợi tiểu. Bên cạnh đó, đinh lăng còn là một vị thuốc bổ giúp bồi bổ cho người suy nhược cơ thể và thần kinh. Người ta còn dùng đinh lăng với tác dụng lợi sữa, giải độc, tăng cường sinh lý…

Các nghiên cứu trong y học hiện đại về tác dụng của đinh lăng đã cho kết quả:

  • Đinh lăng giúp cho hệ thần kinh tiếp nhận kích thích tốt hơn và thực hiện phản xạ nhanh hơn. Qua đó, giúp cải thiện về thần kinh cho những người suy nhược.
  • Trên gia súc, gia cầm, đinh lăng được sử dụng để điều trị tiêu chảy do tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, trên động vật thí nghiệm, đinh lăng còn tạo ra được một số tác dụng khác như: tăng sức dẻo dai của cơ thể, làm giảm trương lực cơ tim trên ếch, hạ huyết áp- tăng co bóp tử cung nhẹ trên thỏ…

>>> Xem thêm: Bồ công anh và những điều cần biết

Một số bài thuốc từ cây dược liệu đinh lăng theo y học cổ truyền Việt Nam 

Theo Đông y, đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình nên việc sử dụng đinh lăng riêng lẻ hay kết hợp cùng những vị thuốc khác đã tạo ra nhiều bài thuốc hay, giúp điều trị nhiều bệnh, triệu chứng cho con người:

Bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh

  • Nguyên liệu: Sử dụng 150-200g lá đinh lăng tươi; 200ml nước sôi.
  • Cách sắc: Đun nước sôi, cho lá đã rửa sạch vào đun cùng.
  • Trong quá trình đun, đảm bảo lá luôn ngập trong nước sôi. Sau 5-7 phút, ngừng đun, chắt lấy nước.
  • Cách dùng: uống trực tiếp, dùng hằng ngày.
  • Lưu ý: sau khi thu được nước sắc lần đầu, có thể sử dụng lá sắc lần 2 cũng với 200ml nước.

Bài thuốc chữa tắc tia sữa

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, 500ml nước
  • Cách sắc: cho rễ đinh lăng cùng gừng vào 500ml nước, sắc đến khi còn lại khoảng 250ml.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Đinh lăng 3

>>> Xem thêm: 26 Loại ngũ cốc, thảo dược, thực phẩm lợi sữa bổ dưỡng nhất

Bài thuốc chữa ho suyễn lâu năm 

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá, mỗi loại 8g 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g,
  • Cách sắc: sắc tất cả nguyên liệu trong 600ml, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa phong thấp, thấp khớp 

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng,Cỏ rễ xước,thiên niên kiện tất cả 08 g; Vỏ quýt, quế chi 04g
  • Cách sắc: sắc tất cả nguyên liệu (trừ quế chi) trong 600ml, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml. Quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa đau mỏi các khớp, vận động khó khăn ở người già

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng (sao thơm) 20g, ngưu tất 16g, thổ linh 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, cam thảo 12g, đại táo 12g, trần bì 12g.
  • Cách dùng: sắc tất cả nguyên liệu với 800ml nước, đun nhỏ đến khi còn lại khoảng 250ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
  • Lưu ý: 12 – 15 ngày là một liệu trình.

Đinh lăng

Bài thuốc chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

  • Nguyên liệu: lấy khoảng 40gam lá tươi
  • Cách dùng: giã nhuyễn lá
  • Cách dùng: đắp trực tiếp lên vết thương vết thương hay chỗ sưng đau.

Bài thuốc phòng co giật ở trẻ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng non và già cùng phơi khô
  • Cách dùng: lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối

  • Nguyên liệu: 20 – 30g thân, cành đinh lăng
  • Cách dùng: sắc các thành phần với 600ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 300ml nước. Chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
  • Lưu ý:  Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Bài thuốc chữa mất ngủ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g.
  • Cách dùng: sắc tất cả nguyên liệu với 400ml, đun nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày.

Đinh lăng 4

Bài thuốc chữa đái buốt đái rắt, nước tiểu đỏ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng, xa tiền thảo, kim tiền thảo, liên tiền thảo, mỗi vị một nắm to.
  • Cách dùng: sắc uống trong ngày.
  • Lưu ý: có thể gia thêm chè búp 10 – 12g.

Bài thuốc chữa đau quặn thận, bí tiểu tiện

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng 40g, xấu hổ tía 40g, rau ngổ 30g, râu bắp 24g, xa tiền thảo 20g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa liệt dương

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm gan

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 tháng.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y về việc sử dụng các bài thuốc trên trong điều trị, để đem lại hiệu quả cao, đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Một số nghiên cứu khác về đinh lăng

Bên cạnh các bài thuốc y học cổ truyền, các bộ phận của cây đinh lăng cũng được chiết xuất và bào chế thành các dạng thuốc như viên nén, viên nang, viên tròn để thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Việc sử dụng các loại thuốc trên luôn cần sự tư vấn y tế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng không mong muốn

Đinh lăng là một loài khá an toàn khi sử dụng. Được xếp vào nhóm có độc tính thấp, người dùng ít gặp các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp người sử dụng gặp một số tác động bất lợi của thuốc như:

  • Kích ứng miệng
  • Giãn đồng tử
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  •  Kích ứng da sau khi tiếp xúc nhiều lần.

dinh lang

Các tác dụng không mong muốn trên có thể chưa đầy đủ, nếu gặp bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào khác, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ.

  • Thành phần gây độc: Phần lớn các trường hợp xuất hiện tác dụng không mong muốn do hoạt chất Saponin glycoside. Tuy nhiên, các hợp chất khác trong đinh lăng cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bất thường trong và sau quá trình sử dụng.
  • Các bộ phận gây độc: tất cả các bộ phận của đinh lăng đều có thể gây độc. Từ lá, hoa, thân, cành đến rễ khi tiếp xúc hay sử dụng đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn.

Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác dụng không mong muốn

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, cần:

  • Tham khảo ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ về tiền sử dị ứng của bạn với các dược liệu hay bất kỳ dị ứng nào khác trước khi sử dụng các chế phẩm có thành phần là đinh lăng.
  • Trình bày cho dược sĩ hay bác sĩ về tiền sử bệnh lý của người bệnh để được tư vấn y tế trước khi sử dụng.
  • Đối với một số người có một số phản ứng dị ứng như viêm, sưng tấy, nóng ran do da tiếp xúc với lá của đinh lăng, cần tránh tiếp xúc để hạn chế phản ứng dị ứng.

Đinh lăng

Nên tránh những gì khi sử dụng đinh lăng

Chưa có báo cáo ghi nhận trường hợp nào về tương tác giữa đinh lăng hay các chế phẩm có chứa đinh lăng với thuốc dùng cùng hay thức ăn.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, nên thông báo cho bác sĩ và dược sĩ về các loại thuốc đã, đang hoặc sẽ sử dụng.

Những điều cần lưu ý trong khi sử dụng đinh lăng

Đinh lăng là một loại dược liệu an toàn nhưng vẫn cần có những lưu ý trong quá trình sử dụng, với mục tiêu cao nhất là hiệu quả và tính an toàn cho người sử dụng. những điều lưu ý đó là:

  • Sử dụng đinh lăng với liều lượng như trong các khuyến cáo, vì sử dụng quá nhiều hay lạm dụng các chế phẩm từ đinh lăng sẽ gây ra các triệu chứng chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi hoặc uể oải.
  • Không uống ngay trước khi ngủ vì cây có tác dụng kích thích nên có thể gây mất ngủ.
  • Trẻ em chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ các chế phẩm có chứa đinh lăng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng cho trẻ em để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.

Đinh lăng 6

Sử dụng cho đối tượng đặc biệt 

Sử dụng đinh lăng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hay trẻ em đều cần có những lưu ý riêng:

  • Phụ nữ có thai: Chưa có dữ liệu về tác động của các hoạt chất trong đinh lăng. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu về tính an toàn của đinh lăng trên chuột, kết quả cho thấy liều cao dịch chiết từ lá đinh lăng >500mg/kg làm cho chuột cái có nguy cơ rụng nang trứng.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đinh lăng trong quá trình mang thai để tránh tác dụng không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: sử dụng được cho phụ nữ cho con bú, nhất là trong các trường hợp tắc sữa. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và có ý định dùng dài ngày hơn khuyến cáo.
  • Trẻ em: chưa có dữ liệu về tính an toàn của đinh lăng đối với trẻ em.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng, chế phẩm hay dạng bào chế có thể sử dụng cho trẻ em để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn.

>>> Xem thêm: Cỏ cà ri – 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe

Đinh lăng 5

Những thông tin trên sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đinh lăng và các chế phẩm từ dược liệu này một cách an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng hay bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến đinh lăng. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được chuyên gia y tế tư vấn.

]]>
https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/feed/ 0
Cỏ cà ri – 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/ https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/#respond Thu, 25 May 2023 06:17:29 +0000 https://imiale.com/?p=12835 Từ xưa đến nay, cỏ cà ri luôn được biết đến là 1 dược liệu rất tốt được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để giúp nâng cao sức khỏe, điều trị và phòng tránh một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch… Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về cỏ cà ri và công dụng tuyệt vời mà dược liệu này mang đến cho con người.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri là gì?

Cỏ cà ri còn gọi là hồ lô ba hay khổ đậu, là loài cây thuộc họ Đậu. Cỏ cari có nguồn gốc từ Đông Âu và 1 số vùng ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Bắc Phi, nhưng hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để lấy lá và hạt. Cỏ cà ri là cây thảo mộc mọc hàng năm, cao từ 0,3-0,5m, hoa có màu trắng hoặc vàng, quả chứa các hạt cứng màu nâu.

Từ hàng ngàn năm trước, y học cổ truyền Ấn Độ đã biết sử dụng cỏ cà ri như một vị thuốc quan trọng để điều trị các bệnh về tiêu hóa và niêm mạc. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển nhiều tác dụng của cỏ cà ri đã được phát hiện, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Thành phần của cỏ cà ri

Cỏ cà ri, đặc biệt là hạt có chứa hàm lượng lớn các alkaloid, saponin và flavonoid như : coumarin, fenugreekine, axit nicotinic, sapogenin, axit phytic, scopoletin, trigonelline, diosgenin, gitogenin, neogitogenin, homorientin saponaretin, trigogenin, choline, nitianine, trigonelline và carpaine…

Bên cạnh đó, hạt cỏ cà ri cũng chứa nhiều galactogogues, axit amin, axit béo, vitamin A, C, B và khoáng chất thiết yếu như sắt, kali, magie, photpho… tốt cho cơ thể.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri chứa thành phần dinh dưỡng rất phong phú và đa dạng như: các alkaloid, saponin, flavonoid, vitamin và khoáng chất thiết yếu, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của cỏ cari

Lợi sữa

Prolactin là 1 hoocmon do thùy trước tuyến yên tiết ra có khả năng kích thích tuyến vú tăng tiết sữa. Cỏ cà ri lợi sữa do hạt của cỏ cà ri có chứa hàm lượng lớn galactogogues có khả năng kích thích thùy trước tuyến yên tăng sản xuất prolactin giúp tăng lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong cỏ cà ri cũng chứa nhiều flavonoid sẽ kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone oxytocin – 1 hormon có tác dụng làm co các cơ trơn bao quanh các nang sữa, do đó giúp đẩy sữa ra ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cỏ cari còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri giúp tăng lượng sữa mẹ tiết ra và chất lượng sữa mẹ nên đây là 1 loại cỏ lợi sữa được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hoặc điều chế các viên uống lợi sữa cỏ cà ri giúp mẹ sau sinh có 1 lượng sữa dồi dào để cung cấp cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

>>>Xem thêm: 26 loại ngũ cốc, thảo dược, thực phẩm lợi sữa bổ dưỡng nhất

Kiểm soát đường huyết, chống tiểu đường

Tăng nồng độ glucose trong máu và rối loạn chuyển hóa glucose là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Glucose trong máu tăng là do sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin ( 1 hormon peptid được sản xuất bởi các tế bào bêta của đảo tụy), dẫn đến giảm sử dụng glucose trong các mô phụ thuộc insulin như gan và các cơ cần insulin để hấp thu glucose.

Hạt cỏ cà ri có chứa các alkaloid như nitianine, trigonelline và carpaine có tác dụng kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tăng tiết insulin giúp các tế bào khắp cơ thể tăng tiếp nhận glucose từ máu, từ đó giảm lượng glucose trong máu. Do đó, cỏ cà ri có tác dụng kiểm soát đường huyết vào phòng chống bệnh tiểu đường.

Cỏ cà ri

Nâng cao sức khỏe tim mạch

LDL-cholesterol là loại cholesterol chuyên chở hầu hết cholesterol trong cơ thể. Bình thường, hàm lượng LDL – cholesterol trong máu luôn ở trạng thái hằng định, tuy nhiên, khi hàm lượng chất này tăng quá cao trong máu sẽ làm thành động mạch bị lắng đọng mỡ gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch. Cỏ cà ri chứa nhiều saponin có tác dụng làm tăng số lượng và hoạt tính của LDL-receptor – thụ thể của LDL – cholesterol ở màng tế bào giúp liên kết được với nhiều phân tử LDL – cholesterol hơn nên làm giảm lượng LDL – cholesterol trong máu, đồng thời saponin cũng có khả năng tạo phức với acid mật để làm giảm quá trình nhũ hóa các lipit ở ruột, từ đó giảm hấp thu và tăng thải lipit ra ngoài qua phân, do đó cũng giúp điều chỉnh được lượng LDL – cholesterol trong máu.

Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ hòa tan tự nhiên galactomannan có trong hạt cỏ cà ri cũng giúp làm giảm lượng LDL – cholesterol bằng cách tạo thành 1 lớp màng dính trong ruột non để ngăn cholesterol xấu xâm nhập vào máu. Do đó, cỏ cà ri là 1 thực phẩm tốt trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Chống táo bón

Hàm lượng chất xơ cao trong cỏ cà ri giúp kích thích nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài, do đó cỏ cà ri có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

>>> Xem thêm: Táo bón lâu ngày và 5 nguyên tắc xử trí

Chống viêm loét dạ dày tá tràng

Hạt cỏ cà ri chứa nhiều flavonoid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hoại tử, loét niêm mạc, do đó có giá trị trong phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng. Trong nghiên cứu của Pandian cho thấy hạt cỏ cà ri có tác dụng tương tự như omeprazol, 1 thuốc điều trị viêm loét dạ dày bằng cách làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, do đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Cỏ cà ri

Bảo vệ gan

Polyphenol và flavonoid có trong hạt cỏ cà ri có tác dụng bảo vệ tế bào gan tương tự như silymarin, một tác nhân giúp bảo vệ tế bào gan bằng cách ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc của màng tế bào gan giúp ổn định màng tế bào, đồng thời khôi phục hoạt động của các enzym giúp bảo vệ gan là ALT và GGT, từ đó giúp gan tránh được các tác nhân gây tổn thương gan.

Chống oxy hóa

Flavonoid có trong cỏ cari đóng vai trò như 1 chất chống oxy hóa có khả năng làm sạch các gốc tự do gây hại cho cơ thể bằng cách đưa thêm một electron vào gốc tự do. Một phân tử gốc tự do khi nhận thêm một electron từ một phân tử chống oxy hóa, các gốc tự do trở lên ổn định và không còn khả năng gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, trong hạt cỏ cà ri còn rất giàu polyphenol giúp kích thích hoạt tính của các enzym chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do có hại, bảo vệ tế bào và cơ thể trước các tác nhân gây oxy hóa.

Chống ung thư

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, không tuân theo quá trình chết tự nhiên (apoptosis) của chúng. Hợp chất protodioscin có trong cỏ cà ri có khả năng gây ra những thay đổi trong quá trình chết tự nhiên của tế bào, gây apoptosis trong tế bào do đó ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào gây ung thư.

Chống viêm

Dịch rỉ viêm chứa các protein huyết tương, các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, các thành phần của hệ miễn dịch , các tế bào viêm, tế bào hoại tử…và là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh, gây viêm. Flavonoid có trong cỏ cà ri làm giảm số lượng bạch cầu và protein trong dịch rỉ viêm, ức chế sự tạo thành dịch rỉ viêm, do đó có thể tránh được các phản ứng viêm quá mức gây hại cho mô và các tế bào của cơ thể. Chiết xuất ethanol của cỏ cà ri giúp giảm nồng độ các yếu tố gây viêm khớp như TNF- α, IL-1α, IL-6… và giảm tình trạng phù chân ở bệnh nhân bị viêm khớp.

Cỏ cà ri

Cải thiện và nâng cao chức năng sinh lý ở nam giới

Cỏ cà ri có khả năng kích thích tình dục ở nam giới bằng cách làm tăng sản xuất và duy trì nồng độ của hormone liên quan đến tình dục ở nam là testosterone, từ đó giúp tăng ham muốn tình dục, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tăng sức đề kháng

Cỏ cà ri cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, kali, canxi, photpho… giúp bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cỏ cà ri mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như : cỏ cari lợi sữa mẹ, nâng cao sức khỏe tiêu hóa và tim mạch, chống ung thư, tiểu đường… Do đó, cỏ cà ri ngày càng được biết đến rộng rãi và được sử dụng nhiều trong cuộc sống để cải thiện và nâng cao sức khỏe cho mọi người.

>>> Xem bài viết: Đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn

Lưu ý khi sử dụng cỏ cà ri

Cỏ cà ri là 1 loại dược liệu tốt, tương đối an toàn và dễ sử dụng, tuy nhiên khi dùng cỏ cà ri ta cần quan tâm đến 1 số lưu ý sau:

Không lạm dụng cỏ cà ri để thay thế thuốc chữa bệnh

Cỏ cà ri

Lưu ý khi sử dụng cỏ cà ri với các đối tượng

  • Phụ nữ có thai: sử dụng cỏ cà ri có thể gây co tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Dị ứng với các thành phần có trong cỏ cà ri, lưu ý với những người dị ứng với đậu phộng vì cỏ cà ri thuộc họ Đậu nên có thể gây dị ứng.
  • Bệnh nhân tiểu đường: cân nhắc liều dùng cho bệnh nhân, tránh quá liều gây hạ đường huyết quá mức và đột ngột gây nguy hiểm cho bệnh nhân

Tương tác thuốc

  • Thuốc điều trị tiểu đường: Thuốc điều trị tiểu đường như Insulin, Ghlimapirid… giúp làm giảm lượng đường trong máu, mà cỏ cà ri cũng hoạt động tương tự như vậy. Do đó, có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu tới mức quá thấp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thuốc chống đông máu: Dùng cỏ cà ri cùng với các thuốc chống đông máu như Aspirin, Warfarin… có thể làm chậm quá trình đông máu, khiến thời gian chảy máu kéo dài hơn và gây bầm tím.

Cỏ cà ri là một dược liệu rất tốt giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Sử dụng cỏ cà ri đúng cách sẽ giúp ta có một sức khỏe tuyệt vời và một cuộc sống tươi đẹp hơn. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về cỏ cà ri cũng như công dụng và lưu ý khi sử dụng loài thực vật này để mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. 

]]>
https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/feed/ 0
Bồ công anh và những điều chưa biết https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/ https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/#respond Thu, 25 May 2023 05:57:09 +0000 https://imiale.com/?p=12800 Bồ công anh thường được biết như một loại hoa dại. Tuy nhiên trong y học,đây lại là một loại cây thuốc quý mang nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Để biết thêm thông tin cũng như cách sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài biết dưới đây:

Bồ công anh

Phân loại và đặc điểm của cây

Có 3 loại bồ công anh được gọi là: bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc và chỉ thiêm (cây này ở miền Nam nước ta cũng được gọi là bồ công anh)

  • Bồ công anh (Lactuca indica L.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Việt Nam
  • Bồ công anh (Taraxacum officinale Wigg.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Trung Quốc.
  • Cây chỉ thiên: Loại cây này cũng được gọi là cây bồ công anh có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm của loại dược liệu này được phân loại qua đặc điểm thực vật của chúng. Biết thêm được những loại đặc điểm này giúp phân biệt được từng loại mà không bị nhầm lẫn. Sau đây là bảng để phân biệt 3 loại này:

Bồ công anh

Tuy nhiên có 2 loại sử dụng có tác dụng được sử dụng nhiều nhất là bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc. Hai loại này có nhiều tác dụng sử dụng trong nhân dân và có những tác dụng chú ý, chỉ thiêm được sử dụng giống với bồ công anh Trung Quốc.

Phân bố

Sự phân bố của từng loại cây ảnh hưởng đến thành phần hóa học có chứa trong cây, do vậy cũng một phần ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu.

  • Bồ công anh Việt Nam: thường mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta ; ít thấy trồng. Được mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Phân bố, thu hái và chế biến Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa vào trồng để lấy lá ăn. Cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt nên đồng bằng hay miền núi đều có thể trồng loại cây này. 
  • Bồ công anh Trung Quốc:Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ sử dụng với tính chất tự cung cấp. 

Thu hái và chế biến và bảo quản

  • Bồ công anh Việt Nam: Thu hái vào khoảng tháng 5 đến 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Rễ thu vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, tác dụng của cây được cho là ở chất lượng đắng vì vậy thu hoạch lúc này được cho là thu được lượng chất lớn nhất. Ít hái vào thu đông, vì lúc này rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng. Rễ hái về sử dụng hoặc phơi sáng hoặc sấy khô. Có thể hái toàn bộ cây trồng khô mà sử dụng.
  • Bảo quản bằng cách: Để nơi khô. thường xuyên phơi lại, tránh mốc, mục.

Bộ phận dùng

  • Bồ công anh Việt Nam: Cả cây bồ công anh thu hái vào tháng 5-7 lúc này chưa có hoa, sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây dùng tươi phơi hoặc sấy khô đều được.
  • Bồ công anh Trang Quốc: được dùng toàn cây cả rễ, hoa, lá mỗi bộ phận được chế biến bằng cách khác nhau tùy mục đích sử dụng.Nhưng thường được phơi và sấy khô.

Bồ công anh

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được nghiên cứu tìm ra bởi một số nghiên cứu, thì thấy trong bồ công anh có các thành phần hóa học chính như:

Bồ công anh Việt Nam:

  • Protid, glucid, xơ, tro và carotene,…
  • Ngoài ra còn chứa: lactuxerin là một ete axetic ngoài ra còn 3 chất đắng có tên acid lacturic, lactucopicrin và lactuxin.

Bồ công anh Trung Quốc lại có những thành phần hóa học khác: inozitola, asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit,…

  • Trong hoa có xanthophyl, trong cây có inulin (tới 40% đối với người khô), saccaroza, glucoza, chất đắng…
  • Ngoài ra rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B và C.

>>> Xem thêm: Cây Đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn.

Tác dụng và công dụng

Theo Y học cổ truyền bồ công anh có vị ngọt đắng tính hàn quy vào 2 kinh can, tỳ (gan và dạ dày). Dựa vào tính vị quy kinh bồ công anh có những tác dụng chú ý có cả 2 loại:

  • Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết, thường trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thanh can nhiệt, dùng đối với bệnh đau mắt đỏ, phối hợp với hạ khô thảo, thảo quyết minh. 
  • Giải độc tiêu viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú, nhọt trong ruột, dùng để trị bệnh viêm ruột thừa cấp tính. 
  • Bồ công anh còn được dùng để tiêu viêm trừ mủ trong các trường hợp viêm tai, viêm đường tiết niệu, viêm gan virus, viêm dạ dày cấp. Trong những trường hợp tiêu viêm, có thể phối hợp với ké đầu ngựa, cỏ mần trầu, kinh giới, kim ngân, nhân trần, hạ khô thảo. 
  • Ngoài ra còn dùng giải độc khi rắn cắn. Lợi sữa, giảm đau: dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ bị tắc tia sữa, dần đến sưng tuyến vú, đau đớn. Dùng lá bổ công anh tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp. 
  • Tác dụng trong trường hợp buồn nôn và đầy trướng bụng: dùng để kích thích tiêu hoá trong các trường hợp ăn không ngon miệng, đầy trướng bụng do khí tích ở vị tràng.
  • Ở bồ công anh Việt Nam: Nhựa cây có chứa ‘lactucarium’, được sử dụng trong y học vì đặc tính an thần, chống co thắt, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, thôi miên, gây ngủ và an thần.  Nó được dùng bên trong để điều trị chứng mất ngủ, lo lắng, loạn thần kinh, tăng động ở trẻ em, ho khan, ho gà, đau thấp khớp,…

Bồ công anh

Bài thuốc

Bồ công anh được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc quý được sử dụng và lưu truyền lại có tác dụng tốt đối với các bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đã được sử dụng là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc bài thuốc vẫn chưa được nghiên cứu mà chỉ được dùng như một loại rau, trà hoặc sử dụng đơn độc:

Bài thuốc chữa sưng vú, tắc tia sữa:

Hái 20 đến 40g lá bồ công anh, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt nước uống, đắp lên nơi vú sưng đau . Thường chỉ sử dụng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt

Lá bồ công anh khô từ 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát) (có thể đun kỹ và giữ nước trong vòng 15 phút). Liên tục trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn. 

Bài thuốc chữa đau dạ dày: 

  • Nguyên liệu: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. 
  • Cách sắc: Thêm 300ml nước, sắc nóng sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống 
  • Cách dùng: Chia 3 lần uống trong ngày. Liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc điều trị dị ứng, tróc lở toàn thân ở trẻ em 

  • Nguyên liệu:  Sài đất 300g, Cam thảo đất 6g, Cỏ Mần trầu 10g, Kim ngân hoa 20g, Kinh giới 4g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 2g, Thương nhĩ tử 10g. 
  • Cách dùng, liều lượng: Các vị cho nước, nấu kỹ lấy 300ml nước cao lỏng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần từ 10 – 30 ml pha loãng với nước chín.

Tác dụng không mong muốn

Rễ cây bồ công anh thường được coi là an toàn và dung nạp tốt ở người lớn nếu dùng điều độ. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Bụng khó chịu
  • Da bị kích ứng

Những người bị dị ứng với rễ cây bồ công anh có thể bị phát ban, chảy nước mắt và các triệu chứng dị ứng khác. Bồ công anh cũng chứa iod và nhựa mủ, vì vậy hãy tránh dùng nếu bị dị ứng với một trong hai chất này.

Bồ công anh

Tương tác có thể xảy ra nếu dùng bồ công anh

Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ khi đang dùng bồ công anh cùng với bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Thuốc kháng axit: Bồ công anh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, vì vậy có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu: Có thể bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu đã dùng thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin) hoặc clopidogrel (Plavix) thì cần hết sức chú ý 
  • Thuốc lợi tiểu: Bồ công anh có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu cũng dùng thuốc lợi tiểu theo toa, hoặc các loại thảo mộc khác hoạt động như thuốc lợi tiểu, có thể có nguy cơ mất cân bằng điện giải.
  • Lithi: Lithi được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bồ công anh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của lithium.
  • Ciprofloxacin (Cipro): Một loài bồ công anh, Taraxacum mongolicum , còn được gọi là bồ công anh Trung Quốc, có thể làm giảm lượng kháng sinh ciprofloxacin mà cơ thể bạn hấp thụ. Các nhà nghiên cứu không biết liệu cây bồ công anh thông thường có làm điều tương tự hay không.
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Về mặt lý thuyết, bồ công anh có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, dùng bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu thấp.
  • Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bồ công anh nếu dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Bồ công anh

Các biện pháp phòng ngừa

Sử dụng các loại dược liệu là một cách tiếp cận lâu dài để bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại dược liệu có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại dược liệu khác, chất bổ sung hoặc thuốc khác. Vì những lý do này, nên dùng các loại dược liệu dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu xảy ra các bất thường cần thông báo ngay với họ để có những giải pháp kịp thời.

Một số các đối tượng có thể xảy ra dị ứng hoặc các tác dụng có hại khác. Khi sử dụng bồ công anh cần lưu ý với những đối tượng sau:

  • Một số người có thể có phản ứng dị ứng khi chạm vào cây bồ công anh. Những người khác có thể bị lở miệng.
  • Nếu bị dị ứng với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa cúc la mã, cỏ thi, hoa cúc, hoặc iốt, bạn nên tránh bồ công anh.
  • Ở một số người, bồ công anh có thể gây tăng axit dạ dày và chứng ợ nóng. Nó cũng có thể gây kích ứng da. Những đối tượng này cần lưu ý khi có ý định sử dụng.
  • Những người có vấn đề về thận, túi mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn bồ công anh.

Sử dụng trên các đối tượng đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em nên tránh các biện pháp điều trị bằng bồ công anh do thiếu nghiên cứu về tính an toàn lâu dài của chúng.
  • Tiêu thụ quá nhiều bồ công anh có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và nồng độ testosterone ở nam giới. Điều này có thể xảy ra do một chất trong thực vật được gọi là phytoestrogen , bắt chước estrogen. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng bồ công anh trên các đối tượng trong độ tuổi sinh sản ý định có con.

Lưu ý khi sử dụng

Bồ công anh

Cần có những lưu ý khi sử dụng bồ công anh, để sử dụng thật hiệu quả mà không gây ra hậu quả xấu trên người dùng:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng không nên sử dụng bồ công anh vì chưa có nghiên cứu an toàn nào khi sử dụng trên đối tượng này vì vậy không nên dùng bồ công anh trên đối tượng này.
  • Không cho phụ nữ mang thai sử dụng 
  • Khi sử dụng cần hết sức chú ý sử dụng đúng liều dùng được khuyến cáo, không sử dụng quá liệu cho phép vì có thể gây ra các hậu quả khó lường
  • Người cao huyết áp, suy tim không nên sử dụng vì những tác dụng phụ có thể mang lại của bồ công anh trên các đối tượng này.
  • Những người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất thành phần nào của bồ công anh cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại cây này để có cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng.

Các cách có thể sử dụng bồ công anh ngay tại nhà ( thường được sử dụng với bồ công anh Trung Quốc)

  • Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh đều có thể ăn được và bổ dưỡng. Thường được ăn là lá. Rau bồ công anh rất giàu vitamin A, B, C, E và K. Chúng cũng có sắt, kali, magiê và canxi. Polyphenol trong lá chống lại chứng viêm trong cơ thể. Nấu lá bất kỳ loại rau xanh nào khác, hoặc thưởng thức lá non, ăn sống trong món salad.
  • Rễ của cây bồ công anh là một nguồn chất xơ đặc biệt tốt. Có thể ăn tươi, dùng để pha trà hoặc sấy khô để sử dụng trong tương lai. Nếu sấy khô, hãy chặt chúng thành những miếng nhỏ hơn khi còn tươi và sau đó sấy khô.
  • Dùng những bông hoa màu vàng của bồ công anh để làm rượu, ngâm giấm, dầu và mật ong hoặc pha trà. Có thể tách các cánh hoa ra – phần màu xanh lá cây quá đắng – và sử dụng chúng trong các món tráng miệng, như bánh quy, bánh ngọt và kem phủ.

>>> Xem thêm bài viết: Cỏ cà ri- 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe

Trên đây là những điều có thể bạn chưa biết về bồ công anh, để có thể sử dụng loại dược liệu và để chúng phát huy tác dụng tốt nhất cần tìm hiểu thật kĩ về chúng. Hãy tham khảo thật kĩ ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này như một thuốc chữa bệnh hay chỉ là một thực phẩm. Gọi ngay tới Hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn các vấn đề về sức khỏe mẹ và bé tốt nhất nhé.

]]>
https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/feed/ 0
Tại sao trẻ tiêu chảy và biện pháp cải thiện nhanh nhất tại nhà https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/ https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/#respond Mon, 27 Mar 2023 03:38:31 +0000 https://imiale.com/?p=15907 Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ, trẻ thường tiêu chảy trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần. Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ ăn kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, xanh xao, chậm lớn. Vì vậy, mẹ thường rất hoang mang, lo lắng khi trẻ tiêu chảy. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà để mẹ có thể hiểu đúng và giúp trẻ cải thiện nhanh chóng

Tại sao trẻ tiêu chảy. Biện pháp cải thiệ nhanh nhất tại nhà

1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có các biểu hiện:

  • Tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường hoặc trên 3 lần/ ngày
  • Phân lỏng, nhiều nước, có thể có mùi tanh, chua, có bọt, nhầy
  • Có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc
  • Ngoài ra, trẻ đi ngoài nhiều có thể bị đỏ hậu môn, đau rát

Với trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ 3-6 lần/ ngày, phân sệt, vàng. Nên dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều hơn, phân rất lỏng, tóe nước, có mùi, thay đổi màu, thường đi kèm với ăn kém, không tăng cân.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhiễm trùng đường ruột: thường gặp là Rotavirus, vi khuẩn Salmonella từ đồ ăn, dụng cụ ăn uống hay do trẻ tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây bệnh ( trẻ mút tay, ngậm đồ vật có vi khuẩn)
  • Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy
  • Ít gặp hơn là trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa như Crohn, bất dung nạp lactose hay dị ứng thực phẩm, hội chứng ruột kích thích,…

nguyen- nhan-tieu-chay

Các yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

Nếu có các yếu tố sau đây, trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn:

  • Trẻ dùng sữa công thức từ sớm, trước 6 tháng tuổi. Trẻ cai sữa sớm
  • Trẻ bú bình

Trẻ bú mẹ trực tiếp giúp bé nhận được vi sinh từ mẹ tốt hơn khi bé bú bình. Ngoài ra, bú bình tăng nguy cơ bình không được vệ sinh kỹ, gây nhiễm trùng tiêu hóa

  • Trẻ sinh non, sinh mổ, trẻ có hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt.

80% tế bào miễn dịch được tổng hợp tại ruột nên bé hay ốm là dấu hiệu cho đường ruột bé kém

  • Yếu tố thời tiết: mùa hè nóng ẩm, trẻ hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông thường là tiêu chảy do virus

3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tại nhà

Tiêu chảy ở tình trạng thường gặp ở trẻ nên bố mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể tự xử lý ở nhà trước khi đưa bé đi khám.

3.1. Bù nước và điện giải

bù nước và điện giải

Trẻ đi ngoài nhiều khiến một lượng lớn nước, điện giải mất ra ngoài theo phân. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ

  • Với trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức: Cho trẻ tăng lượng sữa, chia nhỏ các bữa trong ngày
  • Với trẻ ăn dặm: Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ít đường
  • Bù điện giải bằng dung dịch Oresol. Mẹ lưu ý đặc biệt khi dùng Oresol: Dùng đúng liều, pha đúng tỷ lệ trên nhãn. Nếu pha quá đặc, có thể dẫn tình trạng trẻ bị ngộ độc muối, còn nếu pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng điện giải cần thiết

3.2. Chế độ ăn đủ chất, phù hợp với trẻ tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể bỏ bú, biếng ăn hơn bình thường, mẹ nên chia nhỏ các cữ ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng nhé.

Với trẻ bú sữa mẹ: 

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học cho mẹ vì dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào nguồn thực phẩm mẹ ăn. Mẹ tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giàu kẽm, vitamin C như rau xanh, ổi, chuối, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt heo nạc, thịt bò,…

Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng theo kinh nghiệm, mẹ nên tránh ăn các đồ tanh, chua, đồ nhiều ngọt, kể cả hoa quả nhiều đường.

  • Vắt bỏ sữa đầu khi cho bé bú. Sữa đầu chứa nhiều đường, trong khi nguyên nhân bé tiêu chảy có thể do quá tải đường.

Với trẻ bú sữa công thức:

  • Khử trùng kỹ bình sữa
  • Có thể cân nhắc đổi sữa nếu chắc chắn nguyên nhân trẻ tiêu chảy do sữa.

Nguyên tắc là đổi sữa từ từ, tránh đổi sữa liên tục, đột ngột. Mẹ cho trẻ dặm sữa mới = ⅓ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày. Nếu bé tiêu hóa bình thường, không tiêu chảy, bỏ bú, mẹ tăng dần lượng sữa lên.

Với trẻ ăn dặm:

  • Chế biến đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món hầm, ninh nhừ. 

Một số món cháo, mẹ tham khảo tại đây: 8 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

chế độ ăn cho trẻ

3.3. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh

Nguyên nhân của tiêu chảy chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột, trẻ không đi ngoài sẽ tích tụ vi khuẩn, chất độc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cần có chỉ đinh từ bác sỹ khi có những đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể

3.4. Biện pháp dân gian cải thiện tiêu chảy

Mẹ có thể tham khảo một số công thức như nước gạo nứt rang, nước hồng xiêm, nước cỏ sữa, nước búp ổi non,… để trị tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, các loại nước này cho thời gian cải thiện thường lâu, bé khó uống.

3.5. Dùng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Men vi sinh là biện pháp cải thiện tiêu chảy tại nhà tiện lợi, hiệu quả nhanh và an toàn tuyệt đối, được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ. Men vi sinh giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phục hồi đường ruột tổn thương, giảm tiêu chảy nhanh chóng. Men vi sinh nên dùng trước ăn 30 phút  và dùng từ 1 -3 tháng.

Men vi sinh Imiale nhập khẩu Đan Mạch, chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Imiale nhap khau Dan mach

Men vi sinh Imiale là men đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, chứa chủng lợi khuẩn thuần khiết, thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ là Bifidobacterium BB-12. Sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant hiện đại, lợi khuẩn trong Imiale vào sâu trong đường ruột với tác dụng đào thải hại khuẩn, thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột, nhanh chóng cải thiện tiêu chảy, kể cả tiêu chảy do kháng sinh, bất dung nạp lactose.

  • Liều sử dụng đơn giản, 6 giọt/ ngày, Imiale cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn sống giúp bé hết rối loạn tiêu hóa, kích thích vị giác, bé ăn ngon, hấp thu tốt.
  • Imiale dẫn đầu các men vi sinh về bằng chứng lâm sàng với 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả, FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu chứng nhận an toàn. 
  • Hiện nay, Imiale đã có mặt tại 5000 bệnh viện, nhà thuốc lớn trên toàn quốc như bệnh viện Nhi TW, Sản Nhi, Thu Cúc,…, chuỗi nhà thuốc Long Châu. Tại đây, Imiale được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.
  • Triệu mẹ Việt đang sử dụng Imiale và theo nghiên cứu, 95% mẹ phản hồi hài lòng về sản phẩm.

Hệ thống điểm bán Imiale:

Điểm bán trên toàn quốc

Hệ thống nhà thuốc Long Châu

Đánh giá của bác sỹ về Imiale

Đánh giá của mẹ về Imiale

Chị Lý chia sẻ: ” Bé nhà mình có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ. Sau thời gian sử dụng Imiale, bé cải thiện rõ rệt, giảm nôn trớ, không còn đi ngoài phân lỏng, ngày nhiều lần nữa. Ngày chỉ đi 1 lần, phân sệt. Mình rất hài lòng và ưng ý. Ngoài ra, mình thấy bé cũng ngoan hơn, đêm không quấy khóc mẹ nữa”

trải nghiệm dùng thử imiale A+

Trên đây là các biện pháp giúp mẹ cải thiện tiêu chảy cho trẻ tại nhà, đa số các trường hợp trẻ sẽ giảm tiêu chảy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu chảy có đồng thời các triệu chứng như sốt cao, phân có lẫn máu, nôn ói nhiều, trẻ không ăn không ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, bụng đau thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có sự kiểm tra từ chuyên gia nhé.

]]>
https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/feed/ 0
Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/ https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/#respond Mon, 30 Jan 2023 02:16:26 +0000 https://imiale.com/?p=15077 Các nhà khoa học đã khẳng định rằng giấc ngủ chính là khoảng thời gian vàng để bé phát triển não bộ, nhận thức, chiều cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đang lo lắng khi bé thức đêm trường kỳ, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bố mẹ hãy cùng lắng nghe, thấu hiểu tiếng khóc của bé một cách khoa học cùng bé vượt qua giai đoạn này và phát triển toàn diện.

bé quấy khóc colic

1. Bé quấy khóc đêm, nỗi ám ảnh những tháng đầu đời 

“Trước khi có bé, vợ chồng mình cũng xác định sẽ có những ngày con quấy khóc về đêm. Nhưng mình thật sự không thể nghĩ rằng chuyện này lại liên tục và căng thẳng đến vậy. Trộm vía, ngày con ngủ ngoan, nhưng cứ về đêm là con quấy khóc, vợ chồng mình dùng đủ mọi cách mà không được.

Mình cũng lên mạng tìm hiểu, áp dụng đủ chiêu mà con cứ thế. Đốt vía, đắp lá, đổi sữa cho con mình đều thử qua, hy vọng con sẽ đỡ. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng đêm, thay nhau bế con, vỗ ru các kiểu mà con cứ gồng người khóc ngằn ngặt.

Rồi con cứ ốm liên tục vì không ngủ được, đã thế lại cứ khóc thét lên khàn cả giọng khiến mình gần như stress trong chuyện chăm con. Nhiều đêm thức trắng trằn trọc, mong sao con đừng quấy khóc nữa để hai mẹ con có một giấc ngủ trọn vẹn. Đôi khi vợ chồng to tiếng với nhau cũng chỉ vì con cái. Nhiều lúc vừa buồn, vừa tủi thân lại xót con vô cùng.”

Đó là những chia sẻ của Ngọc Anh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể về những ngày đầu làm mẹ của mình. Chắc chắn câu chuyện trên không chỉ của riêng Ngọc Anh, mà còn của rất nhiều gia đình trẻ.

Việc bé quấy khóc dài ngày, ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cùng trí tuệ của trẻ mà còn khiến cha mẹ, gia đình căng thẳng, mệt mỏi và áp lực vô cùng. 

2. Hiểu được tiếng khóc của con để cùng con vượt qua

Đi tìm câu trả lời cho tình trạng quấy khóc của trẻ, theo chuyên gia Nguyễn Thị Vân Hồng: “Trên thực tế, tình trạng quấy khóc về đêm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thông thường cứ 10 bé lại có 1 bé gặp tình trạng quấy khóc về đêm. Tình trạng này được các chuyên gia gọi chung là hội chứng khóc Colic hay các cụ còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ thường khóc thét thường xuyên hơn 3h/ngày, liên tục nhiều ngày và dữ dội mặc dù không có các triệu chứng bệnh lý gì. Mỗi lần khóc mặt bé thường căng thẳng, co quắp, tay có xu hướng co về phía bụng.”

Đến nay, có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng quấy khóc về đêm ở trẻ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tới tình trạng quấy khóc, hay hội chứng colic (khóc do co thắt) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, các vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, chúng tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột làm co thắt các cơ trơn đường ruột làm trẻ bị đau, khó chịu. Vì khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ, nên trẻ chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.

3. Lợi khuẩn sống, gắn đích & khoa học cải thiện giấc ngủ cho bé 

3.1. Lợi khuẩn Sống, Gắn đích Bifidobacterium BB12 hiệu quả với hội chứng quấy khóc đêm, khóc dạ đề 

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung một số lợi khuẩn đặc hiệu có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, khóc dạ đề ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Bifidobacterium tập trung tại đại tràng và chiếm 99% hệ lợi khuẩn tại đây. Bifidobacterium đóng nhiều vai trò quan trọng tới sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa, hấp thu, thiết lập hệ cân bằng vi sinh, điều chỉnh hoạt động co thắt nhu động ruột. 

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa Bifidobacterium là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các nhà khoa học tin dùng. Qua các nghiên cứu lâm sàng, trẻ quấy khóc Colic bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.giảm đáng kể thời gian và tần suất quấy khóc. 

 

Đến nay đã có hơn 180 nghiên cứu lâm sàng khẳng định vai trò lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.

  • Năm 2004, Saavedra JM và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 118 trẻ sơ sinh để đánh giá hiệu quả của BB-12 trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Kết quả ủng hộ việc bổ sung Imiale giúp giảm 90% số lần tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. [1]

Saavedra JM hiệu quả trong khóc colic

  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Nocerino R đã chứng mình rằng, bổ sung BB-12 là cách vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Số lần khóc giảm từ 8 lần (từ lúc trước khi nghiên cứu được bắt đầu) xuống chỉ còn 3 lần một ngày sau thời gian nghiên cứu. Tất cả trẻ sử dụng BB-12 đều giảm quấy khóc và 80% trẻ giảm quấy khóc nặng. 

cải thiện quấy khóc

  • Và mới đây nhất, vào tháng 10/2021, K.Chen và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Kết quả cho thấy, ở nhóm bổ sung BB12 có số lần khóc trung bình giảm đáng kể từ 12 lần còn 5,0 so với nhóm giả dược là từ 11 còn khoảng 8 lần. Đồng thời, thời gian ngủ của trẻ bổ sung BB-12 cũng tăng khoảng 1h20 phút với với trẻ ở nhóm giả dược[1]

nghiên cứu quấy khóc 2021

3. Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.

 

  1. Imiale bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có vai trò vô cùng quan trọng trong tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mỗi ngày 6 giọt tương đương 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi ngày giúp lợi khuẩn nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh và hấp thu các độc tố mà chúng giải phóng ra. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru và không còn hiện tượng rối loạn do co thắt,  hiện tượng quấy khóc cũng nhờ đó mà giảm ngay tức thì.
  2. Với công nghệ bao kép bền vững Cryoprotectant, Imiale là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam chứa lợi khuẩn sống Biffidobacterium BB12 đã được nghiên cứu cải thiện nhanh chóng tình trạng quấy khóc đêm của trẻ.
  3. Imiale được sản xuất bởi Chr Hansen – nhà sản xuất số 1 về lợi khuẩn nằm tại Đan Mạch
  4. Imiale là một trong số rất ít sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non đã được các tổ chức ESPGHAN, FDA khuyến nghị và tin dùng.

Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.

feedback trẻ quấy khóc 1

feedback trẻ quấy khóc 2

feedback trẻ quấy khóc 3

Nếu mẹ còn đang băn khoăn vì chưa tìm được giải pháp cho mình thì Imiale nhất định sẽ không làm mẹ thất vọng.

Để mỗi giây phút con đều là điều hạnh phúc, mỗi giấc ngủ của con và cha mẹ luôn trọn vẹn, Imiale chính là giải pháp dành cho mẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Em be imiale

Đặt mua ngay tại đây 

]]>
https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/feed/ 0
Bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng – Vòng luẩn quẩn đã có giải pháp   https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/ https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/#respond Fri, 23 Dec 2022 09:29:26 +0000 https://imiale.com/?p=14666 Bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, nhiều bọt, mùi chua, đôi khi có tia máu trong phân. Tình trạng này có thể tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé biếng ăn, chậm lớn, thậm chí là sụt cân. Hầu hết các bạn nhỏ có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa một vài lần trong những năm đầu đời, nhưng cũng có nhiều bé rối loạn tiêu hóa lặp lại dai dẳng liên miên khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi và loay hoay tìm giải pháp.

1. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn – vòng bệnh lý luẩn quẩn  

Trên các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm chăm con hàng ngày có hàng trăm các câu hỏi xoay quanh tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé như: “Bé nhà em 4 – 5 tháng, bị đi ngoài liên tục cả tháng nay, phải làm gì để hết các mom ơi?” hay “Con em xì xoẹt suốt, đã thế lại lười ăn, lên cân chậm, em lo quá phải làm sao đây hả các mẹ ?” 

Cũng từng lo lắng vì gặp tình cảnh ấy, chị Lan, 26 tuổi ở Hà Nội chia sẻ: “Ngày trước, lúc Chíp mới được 2 tháng tuổi, có một đợt con đi hoa cà, hoa cải, xì xoẹt suốt ngày, có ngày đi 5 – 6 lần, phân lợn cợn hạt vàng trắng nhiều nước. Được khoảng 1 tháng, phân còn có nhầy bọt, nhiều nước, xì hơi nhiều. Lo lắng kinh khủng khi tới tháng thứ 4, con bắt đầu có dấu hiệu chậm tăng cân, bụng sôi lại hay quấy, đôi khi đi ngoài có tia máu nhỏ trong phân. Mình đã đưa Chíp đi khám ở Viện Nhi và được kết luận là rối loạn tiêu hóa kéo dài, loạn khuẩn ruột và có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ.”

Cũng trong tình cảnh tương tự chị Lan, chị Ngọc Minh chia sẻ: “Bim nhà mình 2 tháng bị nhiễm khuẩn ruột phải nằm viện điều trị 2 tuần. Sau đợt điều trị ở bệnh viện Bim cũng đã cải thiện và được xuất viện. Tuy nhiên sau đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống kéo dài khiến Bim biếng ăn, hấp thu kém và chậm tăng cân”. 

rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 em bé lại có 2 trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần trong năm đầu đời. Rối loạn tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa sau viêm ruột, tiêu chảy, do sử dụng kháng sinh, do vệ sinh thực phẩm, bất dung nạp lactose, dị ứng, sức đề kháng kém … và nhiều nguyên nhân khác. Việc hiểu rõ căn nguyên rối loạn tiêu hóa, thấu hiểu sức khỏe đường ruột của bé một cách khoa học chính là “chìa khóa vàng” giúp bé vượt qua được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng, để bé phát triển sức khỏe một cách toàn diện. 

2. “Cắt đứt” vòng luẩn quẩn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa – biếng ăn nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích 

Như đã biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dai dẳng ở trẻ. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, rối loạn tiêu hóa cũng đều liên quan đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến những thay đổi bệnh lý trên hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể của bé. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ đi ngoài dai dẳng, mệt mỏi, biếng ăn, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó làm giảm sức đề kháng. Sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại bên ngoài tấn công cơ thể, tiếp tục gây ra một vòng tròn bệnh lý luẩn quẩn không hồi kết.

hậu quả rối loạn tiêu hóa kéo dài

Để “cắt đứt” vòng tròn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa luẩn quẩn, việc bổ sung các lợi khuẩn đường ruột để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh là quan trọng và cần thiết. Tuy là những vi sinh vật vô cùng nhỏ bé, lợi khuẩn đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý và rối loạn về tiêu hóa nhờ khả năng: 

  • Đào thải hại khuẩn
  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn cản hại khuẩn tấn công.
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột
  • Tăng tiết vitamin nhóm B, enzym tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất triệt để
  • Nâng cao đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi Đinh Ngọc Hoa:

Bổ sung một lợi khuẩn sống, gắn đích chính là biện pháp tối ưu số 1 để giải quyết các rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Bác sỹ Đinh Ngọc Hoa chia sẻ

3. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học giúp phục hồi hệ tiêu hóa

3.1. Bifidobacterium và vai trò với hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu khoa học, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ có hơn 100 nghìn loại vi khuẩn khác nhau với hơn 500 loại lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó, Bifidobacterium được xác định là thủ lĩnh của đường ruột, chiếm tỷ lệ cao tới 90% tổng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy, bổ sung Bifidobacterium được các chuyên gia lựa chọn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh, phục hồi hệ tiêu hóa của trẻ. 

6 lợi ích của bifidobacterium

3.2. Bifidobacterium BB – 12 – Lợi khuẩn với 307 nghiên cứu lâm sàng giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa – biếng ăn

Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thuộc lợi khuẩn thủ lĩnh Bifidobacterium, được phân lập thành công bởi nhà sản xuất kinh nghiệm 148 năm Chr.Hansen. Đây là chủng lợi khuẩn được ghi nhận tốt nhất trong số các chủng Bifidobacterium đã nghiên cứu.

Tác dụng vượt trội của Bifidobacterium đã được kiểm chứng qua 307 nghiên cứu lâm sàng trên toàn cầu. 

  • Ngay từ năm 1994, trên Tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới, Giáo sư Saavedra J.M và cộng sự của Đại học Y khoa John Hopkins đã công bố hiệu quả của Bifidobacterium BB12® trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Thí nghiệm tiến hành trên trẻ 5-24 tháng tuổi, được thực hiện bổ sung BB – 12 trong 17 tháng.

Kết quả cho thấy, BB12 giảm hơn 90% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng và hỗ trợ loại trừ Rotavirus ra khỏi đường ruột của trẻ

Cải thiện tiêu chảy sau khi sử dụng sản phẩm Imiale

  • Mới đây nhất, vào năm 2015, nghiên cứu do GS.TS. Neveen Helmy Abou El-Soud và cộng sự tiến hành cũng cho kết quả: Bifidobacterium BB12® giúp giảm thời gian mắc tiêu chảy, trẻ nhanh chóng xuất viện.

nghiên cứu hiệu quả imiale với loạn khuẩn

Kết luận: Bổ sung Bifidobacterium BB12® chính là giải pháp hiệu quả cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

4. Imiale – Bé yên bụng, mẹ yên tâm – 5 lý do mẹ nên lựa chọn! 

POD imiale - lý do nên chọn

Ngày nay, có rất nhiều các men vi sinh để mẹ lựa chọn cho bé, nhưng không phải sản phẩm nào cũng được các chuyên gia và tin dùng như Imiale bởi lý do sau:

  1. Hiện nay, tại Việt Nam, Imiale độc quyền chứa chủng lợi khuẩn thủ lĩnh  Bifidobaterium BB12. Đây là một trong số ít lợi khuẩn thỏa mãn đủ 5 tiêu chí Tổ chức thế giới WHO đưa ra cho chủng lợi khuẩn sử dụng trên lâm sàng
  2. Thế hệ lợi khuẩn mới: Lợi khuẩn sống – gắn đích nhờ công nghệ Cryoprotectant. Nhờ vậy mà lợi khuẩn có thể vượt qua điều kiện môi trường khắc nghiệt như dạ dày, dịch mật để tới bám đích và phát huy nhanh tác dụng.
  3. Lợi khuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale đạt chứng nhận an toàn cao nhất: GRAS của FDA (Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu).
  4. Imiale đã và đang được các bác sĩ tại viện nhi Trung Ương, viện Thu Cúc, viện Vinmec, … tin dùng. PGS.TS.BS Phạm Nhật An – Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam đánh giá cao Imiale
  5. Đã có rất nhiều các mẹ sử dụng, tin tưởng và đang cho con sử dụng Imiale mỗi ngày!

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

“Mình cũng đã từng rất lo lắng, xót xa mỗi khi chứng kiến con bị rối loạn tiêu hóa liên tục nhiều như vậy. Nhưng giờ thì khác rồi, cảm ơn ngày ấy được các bác sĩ giới thiệu Imiale, mà giờ đây, Chíp ăn ngoan, khỏe mạnh và lớn khôn mỗi ngày. Hy vọng, nếu có mẹ nào gặp tình trạng như nhà mình có thể sớm biết đến sản phẩm này” chị Lan tâm sự.

Lưu ý: Tác dụng phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi trẻ.

Nếu như còn bất cứ băn khoăn, lo lắng nào về tình trạng của bé, hãy liên hệ tới HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 

 

]]>
https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/feed/ 0
Bật mí: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh nói lên điều gì? https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/ https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/#respond Sat, 23 Apr 2022 03:01:58 +0000 https://imiale.com/?p=12076 Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào những thông số cơ bản được thể hiện trong bảng, các mẹ có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe của trẻ (thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…) để từ đó tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý. Để hiểu rõ hơn về chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cũng như các giải pháp giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này nhé. 

bảng cân nặng trẻ sơ sinh

1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thể hiện mang đến ý nghĩa gì?

Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một việc làm hết sức quan trọng mà các mẹ cần thực hiện để từ đó có sách chăm sóc trẻ tốt, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể bình thường và khỏe mạnh.

Từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, các mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó có biện pháp thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn theo nhu cầu được khuyến nghị. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay béo phì, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ hợp lý, cải thiện cân nặng, tăng cường phát triển chiều cao,…

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn, giúp các mẹ điều chỉnh việc chăm sóc cho trẻ phù hợp, góp phần thúc đẩy trẻ phát triển một cách toàn diện về thế chất và tinh thần.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi nhiều tố như

2.1. Do di truyền

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi gen di truyền. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn, nếu các mẹ có cách chăm sóc trẻ hợp lý thì chiều cao của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
  • Ngoài ra, trường hợp bố mẹ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu,… thì con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng (cân nặng của trẻ sơ sinh có xu hướng tăng).

2.2. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. 

  • Nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến yếu ớt, nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi,… rất dễ khiến trẻ bị còi xương hoặc hệ xương kém phát triển, thấp, lùn,…

2.3. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

  • Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt và vitamin và khoáng chất (vitamin D, canxi, photpho,…) khiến cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Trẻ hấp thu quá nhiều lipid rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, lipid đọng lại ở các cơ quan tổ chức gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở trẻ.

2.4. Trẻ bị mắc bệnh

  • Việc chăm sóc trẻ không tốt (cho trẻ bú sữa bảo quản không đúng cách, không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, ảnh hưởng của môi trường xung quanh như khói, bụi, ô nhiễm,…) rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt  khiên cân nặng của trẻ giảm.
  • Bên cạnh đó, một số trẻ bị thiếu máu hình liềm, đái tháo đường bẩm sinh,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, cân nặng giảm.
Chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: di truyền, sức khỏe của người mẹ, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật,…Chính vì vậy, các mẹ cần nắm rõ, loại bỏ các yếu tố này để giúp trẻ phát triển tốt, đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện những gì?

Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là rất cần thiết, qua đó ta thấy được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 

Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

3.1. Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng tiêu chuẩn cân nặng

3.2. Bảng chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng chiều cao tiêu chuẩn

(*) Thông thường, trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thường biểu hiện các thông số cơ bản như:

  • Tháng tuổi: Dựa vào tháng tuổi, ta biết được chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo thời gian để từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
  • Giới tính: Bé trai và bé gái có nhu cầu về chiều cao và dinh dưỡng khác nhau.
  • Cân nặng, chiều cao theo giới tính: Theo WHO, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện 3 thông số như trung bình cân
    • TB: Chỉ số cân nặng/chiều cao trung bình của trẻ phát triển bình thường.
    • SD: Độ lệch chuẩn, cho phép mức cân nặng/ chiều cao của trẻ xê dịch trong khoảng này.

  • Nếu trẻ cân nặng/chiều cao dưới mức – 2SD, cho thấy trẻ đang bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nếu trẻ cân nặng/ chiều cao trên mức +2SD, là dấu hiệu của thừa cân, béo phì/ trẻ quá cao. Vì vậy, các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp.

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh cần thể hiện đầy đủ các thông số độ tuổi, giới tính, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (mức cân nặng trung bình của trẻ phát triển bình thường), chiều cao trung bình ứng với từng độ tuổi, ngưỡng giá trị (giá trị trên và dưới) cho biết trẻ suy dinh dưỡng, sụt cân hay béo phì.

» Xem thêm: [WHO] Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé – cập nhật 2020

4. Làm thế nào để xác định đúng các thông số trong bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn. Vậy làm thế nào để xác định đúng các thông số? Dưới đây là lưu ý cho các mẹ.

4.1. Cách tính tuổi trẻ sơ sinh

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ đủ 30 ngày tuổi được tính là tròn tháng.

4.2. Các xác định chiều cao cho trẻ sơ sinh

  • Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi thì các mẹ cần xác định chiều dài nằm của trẻ.
  • Nếu trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên thì các mẹ cần xác định chiều cao đứng.

Dụng cụ để các mẹ xác định chiều cao của trẻ sơ sinh là thước gỗ 2 hoặc 3 mảnh. Đây là loại vừa có thể dựng đứng để đo chiều cao đứng cho trẻ từ tháng tuổi trở lên) vừa có thể để nằm để đo chiều dài cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.khi nào nên bổ sung canxi cho trẻ

a. Cách đo chiều dài nằm

  1. Đặt thước lên mặt phẳng nằm ngang
  2. Tháo bỏ giày dép, mũ nón,…vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc đo chiều dài của trẻ.
  3. Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo.
  4. Người phụ đo giữ trẻ nhìn thẳng, để tay trẻ duỗi tự do, đầu trẻ chạm đế thước.
  5. Người đo giữ chân trẻ áp sát với thanh chạy trên mặt thước. Đọc kết quả và ghi số đo theo cm với một số lẻ ở phần thập phân (ví dụ 45,8 cm). Kết thúc quá trình đo.

b. Cách đo chiều cao đứng 

  1. Đặt thước đo của trẻ trên mặt phẳng đứng, tựa vào bàn hoặc tường,…đảm bảo thước vững và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
  2. Cởi bỏ giày dép, mũ nón,…để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
  3. Cho trẻ đứng giữa thước, đặt chân hình chữ V, người tựa vào thước sao cho gót, bắp chân, mông, vai, đầu áp sát vào thước.
  4. Mắt trẻ nhìn thẳng về phía trước, hai tay thả lỏng hai bên.
  5. Người phụ đo: Môt tay giữ gối trẻ, ép gối chụm lại; một tay giữ cổ chân sao cho ép sát vào thước.
  6. Người đo: Một tay giữ cằm sao cho đầu trẻ thẳng và áp sát vào mặt thước; một tay ép thanh trượt sát đầu trẻ. Đọc kết quả đo.

4.3. Cách xác định cân nặng của trẻ sơ sinh

Để xác định cân nặng của trẻ, các mẹ có thể sử dụng các loại cân như: Cân điện tử Seca 890 (cân có chức năng mẹ bồng con, rất tiện lợi khi cân trẻ), cân Omro (cân điện tử đa năng, có thể tính toán cả chỉ số BMI, đo % khối mỡ của cơ thể,…),…

a. Các bước xác định cân nặng trẻ sơ sinh bằng cân điện tử SECA

  1. Khởi động cân, chờ cân ổn định (màn hình không nhấp nháy nữa mà hiển thị số 0.0 kg) thì tiến hành cân.
  2. Đặt trẻ lên bàn cân nhẹ nhàng, cẩn thận. Lưu ý: Cởi bỏ giày dép, mũ nón, đồ chơi,… trước khi tiến hành cân.
  3. Đọc số hiển thị. Trường hợp trẻ chưa cởi bỏ quần áo thì cần cân quần áo trừ bì.
  4. Ghi kết quả với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg).

cân trẻ bằng cân điện tử

b. Đối với cân điện tử SECA có chức năng mẹ bồng con

  1. Khởi động cân.
  2. Người mẹ đứng lên cân, màn hình hiển thị chỉ số cân nặng của người mẹ (ghi số cân của người mẹ). Sau đó người cân ấn nút khởi động lại để màn hình trở về chỉ số 0.0 kg cho thấy cân đã được điều chỉnh.
  3. Tiếp theo, người mẹ đón (bế) trẻ, màn hình cân sẽ hiển thị số cân nặng của trẻ. Đợi khi kết quả hiển thị trên màn hình ổn định (màn hình không nháy nữa) thì ghi lại chỉ số với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg). Trường hợp trẻ không cởi bỏ quần áo có thể cân trừ bì (tức là lấy kết quả cân trẻ trừ cho khối lượng quần áo trẻ mặc).
Để xác định chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cân/ đo chiều cao cho trẻ, các mẹ cần loại bỏ các đồ vật (giày, dép, quần áo, mũ nón,…) vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả, làm cho kết quả không chính xác. Ngoài ra, khi xác định tháng tuổi cho trẻ, các mẹ cần đếm đủ ngày, tức là khi trẻ tròn 30 ngày mới tính 1 tháng tuổi.

5. Cách giúp trẻ sơ sinh đạt chiều cao cân nặng lý tưởng

Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh qua mỗi giai đoạn là khác nhau. Do đó, để giúp trẻ sơ sinh luôn đạt chiều cao, cân nặng hợp lý, các mẹ cần

  • Lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, ghi chú tình trạng của trẻ trong những giai đoạn đó (ốm, đau, biếng ăn,…) để điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống hằng ngày để bổ sung cho trẻ hợp lý, tránh tình trạng bổ sung quá thừa hoặc quá thiếu.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển về chiều cao mà bên cạnh đó, nó còn giúp trẻ tiêu hao năng lượng, kích thích ăn trẻ ăn ngon hơn.
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho trẻ như khói, bụi, vi khuẩn, vi rút,…Nhờ vậy mà giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.

Việc lập cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, thêm vào đó khuyến khích trẻ vận động nhiều sẽ giúp cải thiện, duy trì chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức lý tưởng.

TỔNG KẾT
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ được vai trò của việc thiết lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn cũng như các thông số cần thiết, cách xác định đúng chiều cao cân nặng của trẻ. Mong rằng, các mẹ sẽ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, giúp trẻ đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

» Tham khảo: Lợi khuẩn sống, gắn đích – Chìa khóa vàng cho sự phát triển của trẻ

Nguồn tham khảo:

  1. Uofmhealth
  2. Medicalnewstoday
  3. Healthline
]]>
https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/feed/ 0
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và 4 điều cần biết https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-van-minh-2-12062/ https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-van-minh-2-12062/#respond Tue, 19 Apr 2022 01:21:56 +0000 https://imiale.com/?p=12062 Vặn mình là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi trẻ đói, khó chịu trong người hay chỉ đơn giản là trẻ muốn co giãn tay chân,…Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh vặn mình còn kèm theo các biểu hiện như đỏ mặt, quấy khóc,… khiến các mẹ lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh hay vặn mình có thực sự nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

trẻ sơ sinh hay vặn mình

1. Vặn mình ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Trẻ sơ sinh vặn mình sẽ có các biểu hiện như gồng mình, co duỗi chân tay, nghiêng qua trái hoặc phải, đôi khi kèm theo hiện tượng đỏ mặt sau vài phút là hết, quấy khóc,…

2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình có nguy hiểm không?

Vặn mình là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Thông thường, trong 1 đến 2 tháng đầu khi mới chào đời, trẻ sơ sinh hay vặn mình. Đây là cách trẻ giao tiếp với mẹ (giúp mẹ nhận biết được trẻ đòi bế, đói mệt, khó chịu,…). Hiện tượng này sẽ giảm dần hoặc hết khi trẻ được 4 tháng tuổi. 

trẻ sơ sinh vặn mình nguyên nhân

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, mặt nóng đỏ, quấy khóc, thêm vào đó là có biểu hiện khó thở,… thì chắc hẳn trẻ đang rất khó chịu. Lúc này các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ vặn mình để xử trí kịp thời. 

Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình khi sốt cao, nhiễm khuẩn,…Các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, sốc, co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình, gồng mình là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Việc xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình sẽ giúp các mẹ có cách xử trí kịp thời, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và phát triển tốt.

Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

3.1. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ đói

Do cơ thể của trẻ mới sinh chưa phát triển hoàn chỉnh (dạ dày nhỏ) nên trẻ rất dễ đói. Khi trẻ đói, trẻ sẽ quấy khóc và kèm theo đó là hiện tượng vặn mình để ra tín hiệu cho người mẹ (đòi bú).

Ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ,…)

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình thường do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cụ thể:

  • Phòng quá ồn ào khiến trẻ khó ngủ, vặn mình qua lại hoặc trẻ đang ngủ nghe tiếng động mạnh bị giật mình, vặn mình và khóc.
  • Bên cạnh đó, ánh sáng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Khi ánh sáng mạnh sẽ kích thích thị giác trẻ, làm cho trẻ khó ngủ.
  • Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
  • Nhiệt độ cao làm cho trẻ ra mồ hôi nhiều, ướt át, bịn rịn. Do vậy mà khi ngủ, trẻ sơ sinh hay vặn mình qua lại để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nhiệt độ thấp khiến trẻ lạnh, rất dễ bị cảm. Trẻ sơ sinh vặn mình để ra hiệu cho người mẹ rằng trẻ đang không thoải mái và cần được làm ấm.

Phản ứng khi đi đại tiện, tiểu tiện

Em bé sơ sinh vặn mình và rặn khi đi đại tiện, tiểu tiện để tống hết chất thải (phân, nước tiểu) ra ngoài.

Tã/ bỉm ướt hoặc mang quá chặt

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đó chính là tã/ bỉm bị ướt hoặc mang quá chặt.

  • Khi tã/bỉm đầy, bé sẽ cảm thấy ướt át, ngứa ngáy, khó chịu,…Lúc này bé sơ sinh vặn mình, quấy khóc để mẹ nhận biết được rằng bé đang cảm thấy khó chịu và cần được mẹ thay tã/bỉm.
  • Trường hợp mẹ mặc tã/ bỉm cho trẻ quá chặt cũng làm cho trẻ không thoải mái, khó cử động, đôi khi còn làm đau trẻ. Lúc này trẻ sơ sinh vặn mình, quấy khóc để muốn mẹ nới lỏng tã/bỉm.

3.2. Nguyên nhân bệnh lý:

Bên cạnh những nguyên nhân về mặt sinh lý khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình thì các mẹ cần để ý để nhận biết được dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Trẻ sơ sinh hay vặn mình là do một số nguyên nhân sau:

Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mỗi chất dinh dưỡng (protein, vitamin, khoáng chất,…) đều đảm nhận vai trò nhất định, giúp các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể trẻ diễn ra một cách bình thường, khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi trẻ sơ sinh bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D thì hiện tượng vặn mình sẽ xảy ra nhiều hơn.

Trẻ gặp vấn đề trên hệ tiêu hóa

Đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản. Việc gặp phải các vấn đề trên hệ tiêu hóa: đầy hơi, trào ngược dạ dày,…sẽ khiến trẻ không thoải mái, mệt mỏi trong người. Lúc này trẻ sơ sinh hay vặn mình qua lại để làm giảm sự khó chịu. Bên cạnh đó, việc trẻ vặn mình, gồng mình còn giúp đẩy khí ra ngoài, làm giảm hiện tượng đầy hơi.

Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

 Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công và gây ra các bệnh như: viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm mũi), viêm đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột),…Trong trường hợp này, ngoài các dấu hiệu điển hình cho thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn như: họ, đau họng, khó thở, tiêu chảy phân lẫn máu,…thì bé sơ sinh hay vặn mình, gồng mình, mặt đỏ và quấy khóc để mẹ nhận biết được trẻ đang rất khó chịu. Nhờ vậy mà mẹ có cách xử trí kịp thời. 

 Vặn mình ở trẻ sơ sinh là biểu hiện sinh lý thông thường ở trẻ như trẻ đói, trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh (ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ,…), tã/ bỉm trẻ bị đầy,…Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh hay vặn mình còn là biểu hiện của bệnh lý, cho các mẹ thấy rằng trẻ đang khó chịu trong người do gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa (đầy bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột,…) hay hệ hô hấp (viêm phế quản, viêm họng, …). Chính vì vậy, các mẹ cần để ý hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình để tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp.

4. 6 giải pháp hữu hiệu giúp làm giảm tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Vặn mình là một trong những biểu hiện bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi cơ thể mỏi mệt cần co giãn cơ, hay thậm chí trẻ muốn cho mẹ biết trẻ khó chịu trong người, đói, mệt,…Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo hiện tượng nóng đỏ mặt do máu dồn lên não quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm như co giật, khó thở. Vì vậy, các mẹ cần biết một số giải pháp hữu hiệu để giảm tình trạng này ở trẻ, cụ thể:

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể, hình thành nên cấu trúc xương chắc khỏe,… Bên cạnh đó, canxi còn liên quan đến việc co giãn cơ. Do đó, việc đảm bảo hoạt động hấp thu và phân phối canxi bình thường đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ giúp hạn chế được tình trạng vặn mình, giật mình ở trẻ sơ sinh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

 Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn hoàn hiện và phát triển toàn bộ thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ để truyền qua sữa tới trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Đặc biệt là vitamin và khoáng chất, dù chỉ hàm lượng nhỏ nhưng chúng giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, …

Đặc biệt là canxi, tham gia điều hòa hoạt động thần kinh cơ (co, giãn cơ). Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý bổ sung thêm chất xơ trẻ để giúp quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn, giảm việc trẻ hay vặn mình và rặn khi đi đại tiện.

Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

 Việc vệ sinh cho trẻ một cách sạch sẽ giúp trẻ cảm thoải mái, giảm cảm giác khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ đói và hay đòi bú mẹ (trung bình 8 lần/ ngày). Bên cạnh đó, nước chiếm lượng lớn trong thành phần sữa mẹ, trẻ tiêu hóa nhanh. Do đó mà khiến trẻ đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ để giảm cảm giác ướt át, khó chịu ở trẻ, hạn chế được việc trẻ sơ sinh hay vặn mình.

Giam độ sáng trong phòng

Tạo không gian thoải mái khi trẻ ngủ

Khi trẻ ngủ, các mẹ cần hạn chế tối đa tiếng ồn, giảm độ sáng của đèn để tránh kích thích thị giác trẻ, giúp trẻ dễ ngủ, nhờ vậy mà hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, giật mình vào ban đêm. Ngoài ra, các mẹ cũng nên giữ cho không gian ngủ của trẻ thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ phù hợp (không quá nóng hoặc quá lạnh) để giảm cảm giác khó chịu và giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn.

Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài

Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài sẽ giúp giảm hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh thông qua các việc làm sau:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông vật nuôi, nước hoa, … nhằm giảm tình trạng dị ứng (nổi mẩn, ngứa, khó thở, thậm chí dẫn tới sốc phản vệ,…) gây khó chịu cho trẻ.
  • Khi trẻ ngủ, các mẹ cần mắc màn cho trẻ để trẻ tránh bị côn trùng (ong, muỗi,…) đốt.

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Việc bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ, điều hòa nhu động ruột, tăng tiết kháng thể IgA trên niêm mạc đường tiêu hóa, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe đường ruột. Do đó, làm giảm được tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…), giảm cảm giác khó chịu của trẻ. Nhờ vậy mà giảm tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình quấy khóc.
  • Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Bổ sung lợi khuẩn còn làm giảm tình trạng vặn mình (gồng mình, giật mình), thời gian và số lần khóc đêm ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Saavedra JM hiệu quả trong khóc colic

Với 6 giải pháp như cho trẻ tắm nắng buổi sáng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tạo không gian thoải mái khi ngủ và đặc biệt là bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài sẽ giúp giảm được tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình, giảm cảm giác khó chịu, giúp trẻ phát triển tốt.

» Xem thêm: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 giảm quấy khóc Colic ở trẻ nhỏ

TỔNG KẾT
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ hơn tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh, tìm hiểu được các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình. Bên cạnh đó là các giải pháp giúp hạn chế được tình trạng này ở trẻ. Mong rằng, các mẹ sẽ có cách chăm sóc trẻ hợp lý để giúp trẻ phát triển toàn diện và phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.

Nếu bạn có thêm những băn khoăn thắc mắc về cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

Nguồn tham khảo:

  1. Helpingbabysleep
  2. Childcentremethod
]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-van-minh-2-12062/feed/ 0
Trẻ 6 tháng tuổi: chuẩn bị cho cột mốc quan trọng https://imiale.com/tre-6-thang-tuoi-11975/ https://imiale.com/tre-6-thang-tuoi-11975/#respond Sat, 16 Apr 2022 01:05:10 +0000 https://imiale.com/?p=11975 6 tháng tuổi là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển rõ rệt của trẻ cả về thể chất, cảm xúc và kỹ năng. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu thêm về những thay đổi cũng như sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi và những điều cần lưu ý để giúp ba mẹ có những chuẩn bị tốt nhất, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

khi trẻ 6 tháng tuổi

1. Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu muốn tự làm quen, tiếp xúc với thế giới xung quanh do đó ở độ tuổi này cơ thể của bé sẽ có rất nhiều thay đổi. Cụ thể như sau:

1.1. Về giấc ngủ của trẻ

Ở giai đoạn này phần lớn trẻ 6 tháng tuổi có thể ngủ xuyên đêm và có thêm vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ngủ không yên giấc và thức giấc nhiều lần trong đêm, điều này có thể là do trẻ có những thay đổi về cơ thể như: trẻ bắt đầu mọc răng làm trẻ đau hoặc cơ thể phát triển nhanh khiến trẻ đói thường xuyên hơn làm trẻ thức giấc.

Ngoài ra ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu biết lật và nằm sấp khi ngủ, đây là thói quen không tốt cho hô hấp và hoạt động chức năng của cơ thể trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi, quan sát trẻ để giúp trẻ khắc phục thói quen này.

1.2. Sự phát triển giác quan của trẻ 6 tháng tuổi

Khi bé 6 tháng tuổi các giác quan trở nên nhạy bén hơn. Cụ thể là:

Thị giác

Khi được 6 tháng tuổi thị giác của bé trở nên sắc nét, rõ ràng hơn, trẻ có thể nhìn xa hơn và bắt đầu chú ý đến các chi tiết. Bên cạnh đó, trẻ cũng bắt đầu có nhận thức và cảm xúc với các màu sắc khác nhau. Đặc biệt, trẻ sẽ nhận biết được khuôn mặt của mọi người xung quanh, do đó trẻ vui vẻ hơn khi nhìn thấy những người thân thiết ở bên cạnh.

Thính giác

Em bé 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhận biết được các âm thanh và giọng nói quen thuộc. Như khi nghe thấy giọng nói của ba mẹ bé sẽ mỉm cười, vui vẻ hay khi nghe thấy một âm thanh mới hay một tiếng động lớn bé sẽ quay đầu về hướng phát ra âm thanh đó để xem chuyện gì đang xảy ra.

Xúc giác

Trước kia khi còn là trẻ sơ sinh, trẻ nhút nhát khi phải chạm, tiếp xúc với những vật lạ, trẻ cảm thấy an tâm khi tiếp xúc với ba mẹ. Nhưng khi được 6 tháng tuổi trẻ sẽ cảm thấy hứng thú, quan tâm đến thế giới xung quanh hơn. Trẻ thích cầm nắm, chạm vào các vật thể khác nhau để trải nghiệm, khám phá và biết thêm về chúng.

Khứu giác và vị giác

Khứu giác và vị giác của em bé 6 tháng tuổi phát triển nhanh và nhạy cảm hơn. Trẻ có thể phân biệt được nhiều mùi và vị khác nhau. Trẻ có xu hướng tìm kiếm mùi hương quen thuộc của ba mẹ hay mùi sữa mẹ để thấy an tâm hay vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, vị giác phát triển giúp bé phân biệt được vị khác nhau của món ăn, do đó trẻ có thể từ chối ăn những món mà trẻ không thích, trẻ biểu hiện nhăn mặt, không chịu ăn hay quấy khóc…

1.3. Sự phát triển về kỹ năng của trẻ 6 tháng tuổi

Bên cạnh những thay đổi về các giác quan thì các kỹ năng của trẻ 6 tháng tuổi cũng có nhiều sự phát triển rõ rệt

Kỹ năng vận động

Sau 6 tháng tăng trưởng và phát triển, các cơ của trẻ khỏe hơn nhiều so với lúc mới sinh. Trẻ cứng cáp hơn vì vậy trẻ 6 tháng tuổi cũng phát triển nhiều kỹ năng vận động như:

  • Trẻ có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ của người lớn hay vật dụng hỗ trợ.
  • Trẻ có thể tự ngẩng đầu và nhìn xung quanh.
  • Trẻ lăn qua lăn lại dễ dàng.
  • Trẻ bắt đầu cố gắng tập bò.
  • Trẻ cố gắng bám, vịn vào 1 vật gì đó để đứng lên, có xu hướng dồn trọng lượng cơ thể vào chân.
  • Trẻ chuyển từ cầm, nắm đồ vật bằng cả bàn tay sang cầm bằng ngón tay

Kỹ năng ngôn ngữ

Trẻ 6 tháng tuổi dù chưa thể nói hoàn chỉnh nhưng ngôn ngữ bắt đầu trở nên rõ ràng và tinh vi hơn. Trẻ có thể bập bẹ nói các nguyên âm như “a”, “o” hay phụ âm cơ bản như “b”, “m”, “d” với các âm điệu và độ cao khác nhau. Do đó ba mẹ có thể hát hay đọc truyện bằng cách nhấn mạnh các nguyên âm, phụ âm để giúp trẻ tiếp thu và phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này.

đọc sách là cách tăng iq

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi được thể hiện ở nhiều mặt như: trẻ có thể hình thành thói quen ngủ đúng giấc, trẻ bắt đầu muốn bò và đứng lên di chuyển, ngôn ngữ của trẻ cũng dần rõ ràng hơn… Do đó, đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, làm tiền đề cho rất nhiều giai đoạn phát triển của trẻ sau này.

2. Những dấu hiệu bất thường ở trẻ 6 tháng tuổi

Bên cạnh sự phát triển bình thường của trẻ thì đôi khi 1 số trẻ khi được 6 tháng tuổi lại có 1 số dấu hiệu bất thường hay chậm phát triển. Một số dấu hiệu bất thường ở bé 6 tháng tuổi mà ba mẹ cần quan tâm như:

  • Trẻ không thể tự chống đỡ sức nặng đầu của mình: trẻ 6 tháng tuổi các cơ của trẻ đã phát triển tương đối khỏe mạnh vì vậy việc trẻ không thể tự ngẩng đầu nhìn xung quanh mà phải nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ hay bất kỳ vật chống đỡ nào cho thấy việc chậm phát triển về mặt thể chất của trẻ.
  • Trẻ không phản hồi với âm thanh, giọng nói của mọi người hay tiếng ồn lớn là dấu hiệu của vấn đề liên quan tới thính giác của trẻ.
  • Trẻ không nhận ra khuôn mặt của ba mẹ và người thân thiết: cho thấy những vấn đề về nhận thức và thị giác của trẻ.
  • Trẻ 6 tháng tuổi chưa thể nói từ hoàn chỉnh nhưng có thể bập bẹ được các nguyên âm, phụ âm cơ bản hay trẻ cố bắt chước âm thanh trẻ nghe được vì vậy khi thấy trẻ chưa có kỹ năng này ba mẹ nên quan tâm đến khả năng nhận thức về mặt ngôn ngữ của trẻ.Tuy nhiên, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng, trong nhiều trường hợp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ chậm hơn ở những giai đoạn sau đó và không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhận thức, trí tuệ của trẻ.
Bé phát triển khỏe mạnh, bình thường luôn là mong muốn của ba mẹ. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần quan tâm, lưu ý đến những bất thường có thể gặp ở trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời giúp bé yêu phát triển tốt nhất.

3. Những điều cần làm để bé 6 tháng tuổi phát triển tốt

Một trong những câu hỏi hay gặp nhất của ba mẹ khi bé ở bất kỳ độ tuổi nào đó là: “Cần làm gì/phải làm gì để bé phát triển tốt, khỏe mạnh?”. Đối với trẻ 6 tháng tuổi ba mẹ nên chú ý 1 số điều sau:

3.1. Tiêm phòng cho trẻ

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cần cho trẻ tiêm phòng hay tiêm nhắc lại 1 số vacxin như: Vacxin rota virus, bạch hầu, uốn ván, ho gà, HIB, cúm, bại liệt để giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất.

» Xem thêm: [Tổng hợp] Thời điểm và các loại vacxin cần tiêm cho trẻ

3.2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ

Bên cạnh sữa mẹ, ba mẹ có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và axit béo cho trẻ 6 tháng tuổi từ những bữa ăn dặm ngoài việc giúp bé tập làm quen với thức ăn rắn, còn giúp thúc đẩy sự phát triển của não và thần kinh, tăng cường chức năng miễn dịch và phát triển các cơ quan của trẻ.

Ngoài ra, mặc dù hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi đã tốt hơn nhưng vẫn chưa hoàn thiện vì vậy cần lưu ý đến thực đơn cho bé 6 tháng tuổi. Ba mẹ nên bắt đầu từ những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa mà vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bé như ngũ cốc, hoa quả, rau củ. Một số loại rau củ quả như cà rốt, khoai lang giúp bổ sung vitamin A; rau xanh, chuối, đậu chứa nhiều vitamin B; cà chua, dâu tây cung cấp vitamin C và các loại ngũ cốc giúp bổ sung vitamin E… Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều ngay khi bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn một ít thức ăn khoảng 1-2 lần trong ngày và tăng dần lượng thức ăn và số lần lên 3-4 lần trong ngày.

>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi hấp dẫn, dễ hấp thu

3.3. Cho trẻ vận động

Ở độ tuổi này các cơ của trẻ đã cứng cáp hơn, trẻ bắt đầu muốn bò và bám để đứng lên. Do đó, việc tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển thể chất, cơ, xương khớp của trẻ. Bên cạnh đó, vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng và trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, cho trẻ vận động thường xuyên còn giúp trẻ năng động,vui vẻ hơn, có lợi trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ.

3.4. Giao tiếp với trẻ

Vào giai đoạn này của bé, bộ não phát triển rất nhanh, do đó ba mẹ nên nói chuyện, giao tiếp với bé nhiều hơn từ những tình huống nhỏ trong cuộc sống như nói về những gì đang làm khi cho bé ăn hay khi thay tã cho bé, chỉ cho bé biết các màu sắc khi chơi với bé… Bên cạnh đó, kỹ năng ngôn ngữ của bé 6 tháng tuổi cũng bắt đầu phát triển hơn, vì vậy ba mẹ có thể dạy bé nói các từ cơ bản hay tên của bé và ba mẹ. Tất cả những điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nhận biết của trẻ.

3.4. Vệ sinh cho trẻ

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu xuất hiện một số bệnh về da như: chàm, viêm da tiết bã nhờn, bong tróc da… Vì vậy, việc vệ sinh và bảo vệ da trẻ là rất cần thiết.

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng, nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Ba mẹ nên sử dụng bàn chải hay bông mềm để vệ sinh răng miệng cho bé, giúp tránh được các tình trạng như viêm lợi hay các bệnh răng miệng khác, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

vệ sinh răng miệng cho bé

3.5. Vệ sinh nhà cửa và giữ an toàn cho trẻ

Bé 6 tháng tuổi kỹ năng vận động và cảm giác phát triển rất nhanh, bé hiếu động hơn và thích khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và giữ an toàn cho trẻ với các đồ vật nguy hiểm trong nhà như các vật sắc nhọn, ổ điện… giúp bảo vệ bé an toàn, tạo cho trẻ 1 môi trường tốt để vui chơi và phát triển.

Tiêm phòng cho trẻ, xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giao tiếp với trẻ, cho trẻ vận động thường xuyên, giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh là những điều cần thiết giúp bảo vệ bé phát triển khỏe mạnh, vui vẻ.

4. Tổng kết

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi sẽ mang đến rất nhiều bất ngờ cho ba mẹ. Vì vậy ba mẹ nên có những chuẩn bị tốt nhất cho những thay đổi của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, sẵn sàng cho những giai đoạn tiếp theo trong quá trình trưởng thành của trẻ. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về sự phát triển và nhu cầu của bé 6 tháng tuổi để có những thay đổi phù hợp, giúp bé phát triển tốt, khỏe mạnh, vui vẻ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Nguồn tham khảo:

  1. Healthline
  2. Babycenter
]]>
https://imiale.com/tre-6-thang-tuoi-11975/feed/ 0
Vitamin D3- K2: 7 điều cần biết và 5 Hướng dẫn khi bổ sung https://imiale.com/vitamin-d3-k2-11162/ https://imiale.com/vitamin-d3-k2-11162/#respond Sat, 12 Mar 2022 03:02:01 +0000 https://imiale.com/?p=11162 Vitamin D3 K2 là những loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Việc bổ sung đồng thời hai loại vitamin này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương, tim mạch và cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Để tìm hiểu sâu hơn về sự kết hợp của vitamin k2, d3, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

vitamin d3 k2

1. Vitamin D3 là gì?

Vitamin D3 là một loại vitamin tan trong dầu, có nguồn gốc từ động vật hoặc con người tự tổng hợp trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

2. Tại sao vitamin D3 tốt hơn vitamin D2?

Cả cholecalciferol (vitamin D3) và ergocalciferol (vitamin D2) đều là dạng không hoạt động của Vitamin D. Để trở thành dạng vitamin có hoạt tính sinh học, chúng cần trải qua quá trình chuyển hóa ở gan và thận. Sự khác biệt chính giữa vitamin D2 và D3 là nguồn gốc của chúng.

  • Vitamin D2 hoặc ergocalciferol được tìm thấy trong một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như một số loại nấm.
  • Vitamin D3 hoặc cholecalciferol có trong nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Vitamin D3 cũng được da hấp thụ khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cả hai dạng này đều được hấp thụ vào máu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, gan chuyển hóa chúng theo cách khác nhau. Gan chuyển hóa vitamin D2 thành 25-hydroxyvitamin D2 và vitamin D3 thành 25-hydroxyvitamin D3. Hai hợp chất này được gọi chung là calcifediol.

Calcifediol là dạng lưu thông chính của vitamin D và nồng độ trong máu của nó phản ánh lượng dự trữ chất dinh dưỡng này trong cơ thể. Vì lý do này, bác sĩ có thể xác định tình trạng vitamin D của bạn bằng cách đo nồng độ calcifediol trong máu.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D3 có hiệu quả trong việc nâng cao nồng độ calcifediol trong máu và duy trì nồng độ này lâu hơn vitamin D2. Ví dụ, một nghiên cứu ở 32 phụ nữ lớn tuổi cho thấy rằng một liều vitamin D3 duy nhất có hiệu quả gần gấp đôi so với vitamin D2 trong việc nâng cao mức calcifediol. Nếu bạn đang bổ sung vitamin D, hãy cân nhắc lựa chọn vitamin D3 để đem lại hiệu quả cao nhất.

Tóm lại: Vitamin D2 và vitamin D3 là hai dạng phổ biến của vitamin D. Trong đó, hấp thụ vitamin D3 đem lại hiệu quả hơn bởi nó giúp tăng nồng độ vitamin D trong máu và duy trì nồng độ này lâu hơn vitamin D2.

3. Vitamin K là gì? Các Loại vitamin K?

vitamin K

Vitamin K, giống như Vitamin D, là một loại vitamin hòa tan trong dầu, được biết đến với khả năng giúp đông máu, cần thiết cho sức khỏe xương, hệ tim mạch. Có hai loại vitamin K được tìm thấy trong chế độ ăn uống của chúng ta:

Vitamin K1 (phylloquinone) – quan trọng đối với quá trình đông máu, nó chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là rau lá xanh (như rau cải xoăn, rau bina…). Khoảng 75-90% vitamin K chúng ta ăn là K1.

Vitamin K2 (menaquinone) – cần thiết cho quá trình đông máu, nhưng cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi. Loại vitamin này có nguồn gốc từ động vật và thực phẩm lên men, cơ thể cũng sản xuất K2 trong ruột nhờ hệ vi sinh vật tại đây.

  • Vitamin K2 có một số loại phụ được gọi là menaquinon (MK) được đặt tên theo chiều dài của chuỗi bên của chúng. Chúng bao gồm từ MK-4 đến MK-13. Trong đó, MK-4 và MK-7 là những loại quan trọng nhất.
  • MK-4 được tìm thấy ở động vật như lòng đỏ trứng gà, gan, pho-mát,…
  • MK-7 có nhiều trong thực phẩm lên men như natto, miso, dưa bắp cải… và cũng được vi khuẩn đường ruột tổng hợp nên.
Vitamin K là loại vitamin tan trong dầu, cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe xương. Vitamin này có 2 loại phổ biến là vitamin K1 (được tìm thấy nhiều trong thực vật), vitamin K2 (có nhiều trong động vật và thực phẩm lên men).

4. Sự khác nhau giữa vitamin K1 và K2

sự khác biệt giữa vitamin K1 và K2

Chức năng chính của các loại vitamin K là kích hoạt các protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, sức khỏe tim mạch và sức khỏe của xương.

Tuy nhiên, do sự khác biệt trong việc hấp thụ và vận chuyển đến các mô khắp cơ thể, vitamin K1 và K2 có thể có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, vitamin K2 được đánh giá là có khả năng hấp thụ tốt hơn và duy trì nồng độ trong máu lâu hơn dạng vitamin K1.

Điều này được giải thích là do vitamin K là loại vitamin tan tốt trong dầu, nó sẽ được hấp thụ tốt nhất trong chế độ ăn giàu chất béo. Trong khi đó, vitamin K2 thường được tìm thấy trong những thực phẩm giàu chất béo nên có khả năng hấp thụ tốt hơn vitamin K1 (tìm thấy trong các loại rau xanh).

Ngoài ra, chuỗi bên dài của vitamin K2 cho phép nó lưu thông trong máu lâu hơn K1. Trong trường hợp vitamin K1 có thể lưu lại trong máu vài giờ, một số dạng K2 có thể tồn tại trong máu trong nhiều ngày.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng thời gian lưu thông lâu hơn của vitamin K2 cho phép nó được sử dụng tốt hơn trong các mô nằm khắp cơ thể. Trong khi đó, vitamin K1 chủ yếu được vận chuyển đến và sử dụng ngay tại gan.

Những khác biệt này rất quan trọng để xác định các vai trò khác nhau của vitamin K1 và K2 đối với cơ thể. Mặc dù cả hai loại vitamin đều là những nguyên tố thiết yếu như nhau và cả hai đều cần thiết cho sự hoạt hóa của các protein điều chỉnh quá trình đông máu và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể, nhưng Vitamin K2 được biết là làm giảm lượng canxi lắng đọng trong mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong khi, vitamin K1 không thực hiện chức năng này.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi (đặc biệt là phụ nữ), những người duy trì mức độ cao của Vitamin K2 báo cáo tỷ lệ loãng xương và vôi hóa động mạch thấp hơn, điều không xảy ra ở những người tiêu thụ K1. Đây là sự khác biệt chính giữa hai phân tử.

Điểm khác nhau chính giữa vitamin K1 và K2 là vai trò cũng như thời gian tồn tại trong máu. Trong đó, vitamin K1 có vai trò chính trong quá trình đông máu. Vitamin K2 có ưu điểm lớn trong việc làm giảm lượng canxi lắng đọng trong mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời nó có thời gian tồn tại trong máu lâu hơn.

>> Xem thêm: Những vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ nhỏ

5. Tại sao chúng ta nên bổ sung đồng thời vitamin D3 và K2 cho cơ thể?

Chúng ta nên bổ sung đồng thời vitamin D3 và K2 bởi chúng có vai trò quan trọng tới sức khỏe xương, hệ tim mạch và giảm thiểu bệnh tiểu đường.

5.1. Cải thiện sức khỏe xương

Xương chắc khoẻ

Vitamin D3 có vai trò lớn trong việc tăng hấp thụ Canxi ở ruột, tuy nhiên, nó cũng thúc đẩy quá trình hủy xương để duy trì nồng độ Canxi trong máu. Trong khi đó, vitamin K có khả năng định hướng Canxi vào xương thông qua hoạt hóa osteocalcin – một loại protein thúc đẩy sự tích tụ canxi trong xương và răng của bạn. Việc kết hợp sử dụng với vitamin K2 sẽ ngăn cản quá trình hủy xương, khiến cho xương chắc khỏe.

5.2. Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch

Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi và quá trình khoáng hóa của xương và răng. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại rằng hàm lượng Vitamin D và canxi quá cao có thể dẫn đến việc lắng đọng khoáng chất này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, ví dụ như trong thành mạch hoặc trong thận.

Trong đó, Canxi lắng đọng trong mạch máu có thể gây vôi hóa mạch máu, về lâu dài có thể gây nên các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… Khi bổ sung thêm vitamin K, bên cạnh vai trò thúc đẩy quá trình Canxi hóa xương, Vitamin K còn có khả năng giảm vôi hóa các mô mềm (như thận, mạch máu). Osteocalcin, protein Gla nền (MGP), protein giàu Gla đều là những chất ức chế quá trình canxi hóa mô mềm và cần quá trình carboxyl hóa phụ thuộc vitamin K để hoạt động.

MGP được tổng hợp bởi các tế bào cơ trơn mạch máu và là chất ức chế sự khoáng hóa động mạch quan trọng nhất hiện nay được biết đến. Sự thiếu hụt vitamin K trong mạch máu sẽ khiến MGP không hoạt động, đây là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây vôi hóa.

5.3. Chống lại bệnh tiểu đường

Uống vitamin D3 và K2 cùng nhau sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin. Insulin ra lệnh cho các tế bào của cơ thể lấy đường (glucose) từ máu và sử dụng nó để làm năng lượng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã xuất hiện tình trạng kháng insulin.

Kháng insulin là gì? Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không phản ứng với insulin. Tình trạng kháng insulin này có thể được cải thiện bằng cách bổ sung cả vitamin D3 và K2.

Điều hoà đường huyết, chống lại tiểu đường

Nếu bệnh tiểu đường không được điều trị, nó có thể dẫn đến:

  • Bệnh thận
  • Các vấn đề về hệ tim mạch
  • Các vấn đề với hệ thống tuần hoàn
  • Tổn thương thần kinh
  • Hôn mê

Bổ sung vitamin D3 và K2 là một trong những cách cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Nhưng hãy nhớ hỏi ý kiến ​​bác sĩ về những việc cần làm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Vitamin D3 giúp tăng hấp thụ Canxi ở ruột, còn vitamin K có vai trò định hướng Canxi vào xương, tránh gây lắng đọng canxi ở những cơ quan không cần thiết. Vì vậy, kết hợp Vitamin D3 và K2  giúp gia tăng sức khỏe xương, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. 

6. Ai có nguy cơ thiếu vitamin D3 và K2?

Một số cá nhân có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D3 hoặc K2 cao hơn nhiều so với dân số chung. Những người xuất hiện trong danh sách sau đây nên lập kế hoạch ăn kiêng cẩn thận, để tránh gây ra sự mất cân bằng liên quan đến sự hấp thụ hoặc tích lũy các vitamin này:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú sữa công thức dưới 1 lít/ ngày
  • Người trên 60 tuổi: Khả năng hấp thụ, dự trữ và tổng hợp vitamin giảm dần theo thời gian.
  • Những người làm việc ca đêm hay thường làm việc trong văn phòng: Những người này có thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thấp hơn mức được khuyến nghị để cung cấp đủ vitamin D3 cho cơ thể.
  • Những người có làn da sẫm màu: Da chứa nhiều melanin sẽ kém khả năng hấp thụ tia nắng mặt trời (UVB). UVB rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D3 trên da.
  • Người ăn chay và ăn kiêng: Khó tìm thấy Cholecalciferol (vitamin D3) và menaquinone (vitamin K2) trong chế độ ăn thực vật, điều này làm tăng khả năng thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
  • Những người thường xuyên sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ da khỏi tia bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tổng hợp vitamin D3 trên da khi thiếu sự kích thích của tia UVB.
  • Những người bị bệnh đường ruột mãn tính: Việc hấp thụ tất cả các vitamin (bao gồm D3 và K2) có thể bị ảnh hưởng trong các trường hợp kém hấp thu (như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac, v.v.).
  • Những người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh: Các vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp quá trình hấp thụ Vitamin K2. Việc tiêu diệt những vi khuẩn này do sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm giảm lượng Vitamin K2 trong cơ thể.
  • Những người tiêu thụ quá nhiều rượu: Rượu là một chất oxy hóa làm hạn chế sự hấp thụ của K2 và ngăn nó hoạt động bình thường.

7. Những vấn đề nào có thể phát sinh do mất cân bằng Vitamin D3 và K2?

mất cân bằng vitamin D3 và K2

Ảnh hưởng của việc thiếu hụt Vitamin D3 có thể hơi khó xác định, vì nó gây ra cảm giác mệt mỏi và cảm giác khó chịu chung, đây là những triệu chứng khá mơ hồ. Nếu sự thiếu hụt này không được khắc phục, các vấn đề có thể phát sinh khi chuyển hóa canxi và các khoáng chất khác. Điều này có thể dẫn đến loãng xương, đau khớp và thậm chí là các tổn thương trên xương và cơ.

Bên cạnh đó, các vấn đề do thiếu hụt Vitamin K2 sẽ làm giảm đáng kể khả năng đông máu của cơ thể. Ngay cả khi tiếp xúc vật lý nhẹ cũng có thể dẫn đến tụ máu, vết thương hoặc chảy máu (ví dụ như xuất huyết ở nướu răng sau khi đánh răng).

Mặt khác, nếu hàm lượng Vitamin D3 vẫn cao, nhưng hàm lượng Vitamin K2 giảm, thì nguy cơ cao hơn là canxi có thể bị lắng đọng trong động mạch, gây tăng huyết áp và gây hại cho thận và tim.

8. 5 Hướng dẫn khi bổ sung vitamin D3 và K2

8.1. Làm thế nào để bổ sung vitamin D3, K2

Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin K2, D3, đáng kể đến là: bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày hoặc qua thực phẩm chức năng trên thị trường.

Bổ sụng thông qua thực phẩm

Với vitamin D3

Cách tốt nhất để tăng lượng vitamin này trong cơ thể là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.  Dành 5-10 phút mỗi ngày ở ngoài nắng là thời gian đủ để hấp thụ lượng cholecalciferol (vitamin D3) cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng chung kem chống nắng có thể gây khó khăn cho hấp thụ Vitamin D3 bằng phương pháp này.

thực phẩm bổ sung vitamin D3

Đối với những người không muốn tiếp xúc với bức xạ mặt trời, có thể lựa chọn tiêu thụ loại vitamin này thông qua chế độ ăn uống của họ. Thực phẩm có nguồn gốc động vật như dầu gan cá tuyết, gan gà, cá hồi, cá ngừ, cá mòi và lòng đỏ trứng đặc biệt giàu Vitamin D3.

Mặc dù sự hấp thụ Vitamin D3 từ thực phẩm kém hiệu quả hơn so với tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng một chế độ ăn uống đa dạng, giàu các sản phẩm này có thể cung cấp đủ lượng cholecalciferol cho xương khỏe mạnh.

Vitamin K2

Việc bổ sung đủ Vitamin K2 sẽ khó hơn nhiều, đặc biệt là nếu theo một chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây. Chất dinh dưỡng này chỉ được tìm thấy với một lượng nhỏ trong một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như gan ngỗng hoặc trứng gà. Nó được tìm thấy nhiều hơn trong các loại thực phẩm lên men như natto và một số loại pho mát.

Các khuyến nghị về chế độ ăn uống hiện tại không phân biệt giữa vitamin K1 và K2. Đối với những người từ 19 tuổi trở lên, lượng cung cấp đủ là 90 mcg đối với phụ nữ và 120 mcg đối với nam giới.

Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng

Vitamin D3 K2 bổ sung có sẵn dưới dạng viên nang, giọt hoặc bột. Trong phần lớn các trường hợp, cholecalciferol có trong các sản phẩm này có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên hiện nay, một số nhà sản xuất sử dụng nấm biến đổi có khả năng tạo ra một dạng Vitamin D3 thuần chay, rất thích hợp với những người ăn chay.

Trong trường hợp của Vitamin K2, có rất nhiều đồng dạng có sẵn để sử dụng như một chất bổ sung. Các loại Vitamin K2 thường được sử dụng nhất là “Vitamin K2 MK-4” và “Vitamin K2 MK-7”. Tác dụng của chúng đối với cơ thể con người có thể dễ dàng tóm tắt như sau:

  • Vitamin K2 MK-4: MK-4 là Vitamin K2 ở dạng hoạt động mạnh nhất. Chất này nhanh chóng được hấp thụ và lưu trữ trong não, động mạch, tuyến tụy và tuyến nước bọt.
  • Vitamin K2 MK-7: MK-7 là dạng Vitamin K2 thâm nhập dễ dàng nhất vào mô xương và gan. Đây là nơi mà Vitamin K2 được chuyển hóa thành MK-4 để tạo ra tất cả các tác dụng có lợi của nó.

Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng thực phẩm bổ sung Vitamin D3 và K2 có chứa MK-4 và MK-7 với lượng bằng nhau. Điều này giúp cho Vitamin K2 có thể đi đến mọi bộ phận của cơ thể ở những nơi cần thiết, cho phép xương, động mạch, thận và mô não được bảo vệ như nhau.

Có nhiều cách để bổ sung vit d3 k2 cho cơ thể, đáng kể đến là bổ sung qua thực phẩm và thực phẩm chức năng.

8.2. Liều lượng khuyến cáo khi bổ sung

liều lượng bổ sung vitamin d3 và k2

Tóm lại
Người trưởng thành nên bổ sung 600 – 800 IU vitamin D3/ ngày, tối đa là 4000 IU. Trẻ em nên bổ sung khoảng 400 IU vitamin D3/ ngày, tối đa 2500 IU, tùy lứa tuổi. Điều quan trọng nữa là bổ sung vitamin K2 có chứa 45 ug menaquinone trên 1000 IU cholecalciferol để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin d3 k2 cho cơ thể.Đối với Vitamin D3 và K2, lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi cá nhân.

8.3. Các trường hợp chống chỉ định

Mặc dù các chất bổ sung Vitamin D3 và K2 thường được coi là an toàn khi dùng chung với liều lượng khuyến cáo, nhưng chúng không tránh khỏi một số trường hợp cần thận trọng:

  • Những người đang cần kiểm soát lượng đường trong máu của họ nên rất cẩn thận với thực phẩm bổ sung này, có thể làm giảm lượng đường dự kiến.
  • Những người có vấn đề về gan hoặc thận có sự trao đổi chất nhạy cảm nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bổ sung các loại vitamin này.
  • Nó cũng không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú để bổ sung này mà không có sự giám sát y tế.

Cuối cùng, bạn cần phải tính đến bất kỳ tương tác bất lợi nào có thể xảy ra giữa các vitamin này với các thuốc đang sử dụng. Nếu bạn thường xuyên dùng các loại thuốc theo toa trong danh sách sau đây, hãy đảm bảo chỉ uống Vitamin D3 và K2 dưới sự giám sát của bác sĩ:

  • Warfarin (chất đối kháng vitamin K chống đông máu)
  • Thuốc kháng retrovirus
  • Điều trị suy thận mãn tính
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc giảm lipid (thuốc để giảm cholesterol)
  • Thuốc điều trị bệnh vẩy nến
  • Một số kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline
  • Digoxin (điều trị loạn nhịp tim)
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Hormone tuyến giáp
  • Một số thuốc lợi tiểu
  • Corticoid
  • Thuốc nhuận tràng

8.4. Điều gì sẽ xảy ra khi bổ sung quá liều?

rủi ro nào khi bổ sung quá liều

Có thể uống quá nhiều vitamin D3 và K2 không?

Đây là câu hỏi thường gặp của những người sử dụng 2 loại vitamin này. Vitamin D3 có thể được lưu trữ trong mô mỡ và rất khó đào thải. Nếu uống quá nhiều vitamin này, một số tác dụng phụ khó chịu có thể xuất hiện. Chúng có thể bao gồm suy nhược và nôn mửa. May mắn thay, Vitamin K2 giúp giảm cường độ của các triệu chứng này.

Vitamin K2 cũng là một chất hòa tan trong dầu. Nghịch lý thay, các tác dụng phụ độc hại do tiêu thụ K2 chưa được báo cáo, ngay cả ở liều cực cao (gấp 100 lần hoặc hơn RDI). Đây là lý do tại sao không có sự nhất trí về giới hạn trên cho việc tiêu thụ menaquinone hàng ngày.

Thông thường, mọi người nên tránh tiêu thụ hơn 4000 IU Vitamin D3 mỗi ngày. Điều quan trọng nữa là chọn một chất bổ sung có chứa 45 ug menaquinone trên 1000 IU cholecalciferol. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn đã thảo luận ở trên. Mặc dù không có giới hạn thống nhất về lượng Vitamin K2 có thể được sử dụng hàng ngày, nhưng nó không nên nhiều hơn RDI.

Những tác dụng phụ nào có thể gây ra khi bổ sung quá nhiều Vitamin D3 và K2?

Việc sử dụng bất kỳ loại chất bổ sung nào có thể gây ra các tác dụng phụ lớn hoặc nhỏ. Sự kết hợp giữa Vitamin D3 và K2 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, mặc dù chúng thường chỉ là nguyên nhân gây khó chịu nhẹ và không bao gồm bất kỳ hậu quả lâm sàng nghiêm trọng nào.

Các tác dụng phụ thường gặp

Có thể một số tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra khi bạn bắt đầu dùng các chất bổ sung này. Đó có thể là đầy hơi, đau bụng và chướng bụng. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất dần dần khi cơ thể bạn đã quen với việc tiêu hóa chất bổ sung.

Tác dụng phụ ít gặp hơn

Một số triệu chứng khó chịu đã được báo cáo khi sử dụng các chất bổ sung Vitamin D3 và K2, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng dữ dội. Những tác dụng phụ này ít phổ biến hơn nhiều so với những tác dụng được đề cập ở trên. Bác sĩ có thể yêu cầu điều chỉnh liều lượng hàng ngày của bạn, hoặc cân nhắc ngừng sử dụng hoàn toàn.

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp

Những tác dụng phụ này rất hiếm gặp và thường xuất hiện với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nôn mửa dữ dội và tiêu chảy, chán ăn và suy giảm cơ bắp. Trong trường hợp này, bạn nên ngừng ngay việc bổ sung và hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Tóm lại: Bổ sung vitamin D3, k2 có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng…; nặng hơn có thể gây nôn mửa, tiêu chảy.

8.5. Một số lưu ý kèm theo khi bổ sung vitamin D3 K2?

  • Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và thành phần các chế phẩm bổ sung vitamin D3 K2 để tránh các trường hợp dị ứng.
  • Với những người ăn chay:

Có thể là một thách thức để tìm các chất bổ sung Vitamin D3 và K2 cho người ăn chay. Cholecalciferol (vitamin D3) là một hợp chất hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Đây là lý do tại sao nhiều người ăn chay thích sử dụng các chất bổ sung Vitamin D2, có thể được làm từ các thành phần có nguồn gốc thực vật.

Tuy nhiên, gần đây, một số sản phẩm bổ sung Vitamin D3 và K2 phù hợp cho người ăn chay đã được tung ra thị trường. Theo các nhà sản xuất, cholecalciferol có thể được lấy từ nấm hoặc địa y được nuôi trồng đặc biệt có khả năng sản xuất vitamin D3. Đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai không muốn bổ sung thông qua thực phẩm có nguồn gốc động vật.

  • Một số chất bổ sung Vitamin D3 K2 có thể chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho hoặc magiê. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên chọn thực phẩm bổ sung có chứa magiê. Sự hấp thụ canxi và phốt pho đã được tăng lên khi uống Vitamin D3, vì vậy không cần thiết phải bổ sung thêm các khoáng chất này.
  • Chú ý trong chế độ ăn: Vì cả Vitamin D3 và Vitamin K2 đều là các phân tử hòa tan trong dầu, nên chúng sẽ được hấp thụ hiệu quả hơn nếu chúng được dùng cùng với thức ăn, đặc biệt là khi đi kèm với thức ăn chứa chất béo tốt. Ví dụ, một món salad trộn với dầu ô liu sẽ giúp chất bổ sung hấp thụ dễ dàng hơn.

9. Tổng kết

Việc bổ sung đồng thời Vitamin D3 K2 giúp nâng cao sức khỏe xương, tránh các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… cũng như giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Liều lượng cần bổ sung với hai loại vitamin này là: người trưởng thành nên bổ sung 600 – 800 IU vitamin D3/ ngày, tối đa là 4000 IU. Trẻ em nên bổ sung khoảng 400 IU vitamin D3/ ngày, tối đa 2500 IU, tùy lứa tuổi. Điều quan trọng nữa là bổ sung vitamin K2 có chứa 45 ug menaquinone trên 1000 IU cholecalciferol để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin d3 k2 cho cơ thể.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

>> Xem thêm: Vitamin D và tổng quan những điều cần biết

]]>
https://imiale.com/vitamin-d3-k2-11162/feed/ 0