Khi bị viêm đại tràng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu, mau phục hồi? Đây có thể là câu hỏi rất nhiều người đang băn khoăn. Vì một số thực phẩm sẽ làm tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn như: gây suy nhược cơ thể, tăng tình trạng viêm loét đại tràng, đầy hơi, chướng bụng,…Vì vậy, bài viết dưới đây giải đáp cho người đọc nên ăn gì khi viêm đại tràng và kiêng ăn gì?
Mục lục
1. Viêm đại tràng là gì? Các triệu chứng điển hình?
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc ở đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau:
- Trường hợp nhẹ: gây mệt mỏi, khó chịu, lớp niêm mạc dễ chảy máu
- Trường hợp nặng: đại tràng xuất hiện các vết loét bị xung huyết và xuất huyết, có thể xuất hiện thêm các ổ áp xe nhỏ,…
Viêm đại tràng được chia làm 2 loại là: cấp tính và mãn tính.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng như:
- Đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng
- Đau do co thắt đại tràng, có khi cứng
- Tiêu chảy đột ngột, có khi phân toàn nước, có thể có máu hoặc nhầy
- Người hay mệt mỏi
- Gầy sút nhanh
2. Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?
Khi bị viêm đại tràng thường có các biểu hiện như: đau bụng, chán ăn, kén ăn,…nên việc lựa chọn các thực phẩm rất quan trọng giúp cải thiện được tình trạng bệnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh. Vậy khi bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm có thể tham khảo như:
2.1. Cá
Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như: canxi, vitamin D, acid béo Omega-3 DHA và EPA. Trong đó, acid béo Omega-3 có lợi cho trí não, tim mạch, đại tràng của bệnh nhân và có tác dụng giảm viêm rất tốt, nhất là trường hợp bị viêm đại tràng.
Một số cá nên bổ sung khi bị đại tràng như:
- Cá hồi
- Cá rô phi
- Cá bơn
§ Đối với trẻ:
Mẹ nên cho trẻ ăn từ 1-2 lần/tuần, trẻ từ 2-3 tuổi cho trẻ ăn 30 gam, 4-7 tuổi 60 gam,…
Mẹ có thể làm các món cá cho trẻ như:
- Cháo cá hồi nấu rong biển
Chuẩn bị: 1 miếng cá hồi, rong biển không ướp gia vị, dầu ăn, gạo tẻ
Cách làm: cá hồi hấp qua rồi lọc bỏ xương, ướp gia vị và xay nhỏ. Sau đó, ngâm lá rong biển 3-4 phút, hấp chín rồi xay nhuyễn. Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ hãy cho cá hồi và rong biển vừa xay nhuyễn vào, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi cá chín thì tắt bếp.
- Lườn cá hồi kho tương
Chuẩn bị: lườn cá hồi tươi, nước tương, đường và 1 thìa nhỏ nước màu
Cách làm: lườn cá hồi rửa sạch và khử mùi bằng sữa tươi không đường, rửa bằng nước lạnh rồi cắt nhỏ cá. Pha 3 thìa nước tương với 1 thìa đường, khuấy cho tan hết. Sau đó, cho cá với hỗn hợp nước tương vừa pha rồi đến sôi, cho nước màu vào. Vặn nhỏ lửa, đun 10-15 phút cho đến khi đặc lại, rồi tắt bếp.
§ Đối với người lớn:
Một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 cá: khẩu phần là 100-150g/lần ăn.
Món cá đơn giản và dễ làm nhất là: hấp hoặc luộc cá, hay có thể kho cá. Khi nấu nên hạn chế cho ớt, tỏi, tiêu,…do các đồ cay nóng có thể làm tăng tình trạng viêm loét.
2.2. Trái cây ít chất xơ
Người bệnh ăn các loại trái cây giàu chất xơ dễ bị đầy hơi, chướng bụng và đi tiêu nhiều hơn. Từ đó, có thể dẫn tới mất nước và kiệt sức. Ngoài ra, trái cây chứa nhiều chất xơ khi vào đến đại tràng sẽ gây cọ xát là thành ruột làm cho tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn.
Một số trái cây ít chất xơ như:
- Quả bơ
- Chuối
- Dưa lưới
Với các loại trái cây ít chất xơ có thể bỏ vỏ rồi ăn luôn hoặc hấp lên ăn,…và có thể ăn mỗi ngày.
2.3. Trứng
Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm và dễ hấp thu. Trong lòng đỏ của trứng cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động hàng ngày và phát triển thể chất như: sắt, vitamin A, kẽm,…
Khi bị viêm đại tràng, ăn trứng rất tốt nhưng không vì thế mà mà bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Do hàm lượng chất béo trong trứng cao dễ gây đầy bụng, khó tiêu và gây rối loạn tiêu hoá.
§ Đối với trẻ:
Tuỳ theo độ tuổi của trẻ có thể cho trẻ ăn như sau:
- Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên cho trẻ ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà, ăn 2-3 lần/tuần
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 ngày/tuần
- Trẻ 1-2 tuổi: ăn 3-4 quả/tuần, ăn cả lòng trắng
- Trẻ trên 2 tuổi: có thể cho trẻ ăn 1 quả/ngày.
Cách nấu cho trẻ ăn theo từng độ tuổi:
- Trẻ 6-12 tháng tuổi: nên cho ăn bột trứng
Cách nấu: đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, khi mẹ thấy bột sôi nên đổ trứng và rau vào luôn, rồi khuấy đều nhanh tay, bột sôi lên lần nữa là được, không nên đun kĩ quá.
- Trẻ 1-2 tuổi: có thể cho trẻ ăn cháo trứng
Cách nấu: cũng tương tự như nấu bột trứng, khi thấy cháo chín mẹ hãy cho trứng và rau vào, khuấy nhanh cho đến khi cháo sôi lần nữa là tắt bếp.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể cho trẻ ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán, trứng sốt cà chua,…tuỳ vào sở thích của trẻ.
§ Đối với người lớn:
Một tuần người lớn chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà. Có thể luộc trứng hoặc làm các món như: trứng ngải cứu, trứng cuộn rau củ, trứng hấp nấm rơm,…
2.4. Sữa chua, thực phẩm probiotics
Sữa chua và thực phẩm probiotics có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Những lợi khuẩn này giúp kích thích hệ tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi bị đại tràng vẫn nên ăn thêm sữa chua và trả lời được câu hỏi viêm đại tràng có nên ăn sữa chua hay không?
Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotics cho người bệnh như:
- Sữa chua vinamilk ít đường
- Sữa chua ít đường Bledina
- Dưa cải
Lượng sữa chua cho trẻ ăn mỗi ngày như:
- Trẻ dưới 1 tuổi: 50-100ml
- Trẻ 2-3 tuổi: 100-200ml
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 200-300ml
Với người lớn có thể bổ sung 1-2 hộp/ngày.
Trên đây là một số thực phẩm có lựa chọn cho bệnh nhân khi bị viêm đại tràng nên ăn gì? Và nên tránh các đồ ăn chiên xào, dầu mỡ,…do chúng không tốt cho hệ tiêu hoá và rất khó hấp thu.
» Xem thêm: 9 điều cần biết về bệnh viêm đại tràng
3. 4 điều bệnh nhân viêm đại tràng cần tránh
Bệnh viêm đại tràng kiêng ăn gì? Vì một số thực phẩm ăn vào có thể làm tăng thêm triệu chứng viêm loét đại tràng làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, khi bị bệnh đại tràng nên tránh ăn một số thực phẩm dưới đây:
3.1. Thực phẩm giàu chất xơ
Nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn tới các vấn đề tiêu hoá như đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng,…do chúng khó tiêu hoá và làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.
Một số rau củ nhiều chất xơ:
- Bắp cải
- Bông cải xanh
- Xanh
- Yến mạch
- Hạnh nhân
Lượng chất xơ nên cho trẻ ăn là 18 – 20 gam/ngày, với người lớn nên bổ sung 25g chất xơ/ngày.
3.2. Sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu như: canxi, vitamin B12, protein, vitamin D, vitamin A,…. Do đó, với người bị viêm đại tràng vẫn nên uống sữa.
Tuy nhiên, phần lớn sữa hiện nay chứa chất béo và đường lactose, để tiêu thụ được đường này thì cơ thể cần có men lactase. Đây là men có tác dụng phân tách đường lactose thành galactose và glucose có thể dễ hấp thu hơn. Thế nhưng, với một số người bị viêm đại tràng cơ thể thường thiếu hụt men lactase. Do đó khi uống sữa sẽ gây ra tình trạng không dung nạp lactose, biểu hiện như: đau bụng, người mệt, mỏi, cơ thể suy nhược,…
Người bệnh có thể lựa chọn các loại sữa giảm hoặc hạn chế lactose trong thành phần.
» Xem thêm: Mách mẹ 5 loại sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay
3.3. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có hàm lượng chất béo cao, thời gian làm rỗng dạ dày sẽ kéo dài hơn, dễ gây tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Do vậy, chúng càng làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.
Một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như:
- Khoai tây chiên
- Bánh rán
- Gà rán
Thay vì các món ăn chiên rán, hãy luộc hoặc hấp ăn vừa giúp dễ tiêu hoá vừa dễ hấp thu.
3.4. Đồ ăn cay, nóng
Đồ ăn cay và nóng thường chứa capsaicin gây rối loạn chức năng tiêu hoá, đặc biệt là người bị viêm đại tràng. Thức ăn cay có thể kích ứng các vết loét dẫn tới người bệnh có các cơn đau dữ dội. Do đó, khi nấu ăn nên hạn chế cho tiêu, ớt, sa tế,…vào các món ăn hàng ngày.
Một số đồ ăn cay, nóng như:
- Gà sốt cay
- Mì tim chua cay
- Mì tôm
Khi bị viêm đại tràng người bệnh nên ăn kiêng các món ăn làm nặng thêm tình trạng bệnh như: đồ ăn cay, nóng, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,… và tham khảo thêm khi bị viêm đại tràng nên ăn gì? Đồng thời bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium giúp tiêu hoá tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
4. Vai trò của hệ vi sinh đường ruột với viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng thì lượng lợi khuẩn giảm, đồng thời lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng. Do vậy, đường ruột sẽ thiếu hụt lợi khuẩn dẫn tới hệ thống bảo vệ nhanh bị bào mòn hơn nên gây ra các tình trạng như: hình thành nhiều vết loét niêm mạc đại tràng gây đau, co thắt đại tràng và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên việc bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ đường ruột như:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn
- Tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh
- Phục hồi chức năng hệ tiêu hoá nhất là tình trạng viêm đại tràng
- Tiết ra enzym để tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng
- Tạo ra màng bao sinh học, bao phủ bề mặt tổn thương, chóng lành vết thương hơn
- Kích thích ruột sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh
5. Kết luận
Khi bị viêm đại tràng người bệnh nên ăn các thức ăn ít chất xơ, cá, sữa chua,..tránh ăn các thức ăn giàu chất xơ, sữa chứa chất béo và đường lactose, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…Đồng thời nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium để tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi chức năng tiêu hoá. Hy vọng bài viết trên phần nào giải đáp cho người đọc câu hỏi khi bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: