Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có tới 3-6 triệu trẻ nhỏ nhập viện khẩn cấp vì viêm ruột. Viêm ruột ở trẻ em cần được thăm khám và xử trí theo đúng phác đồ của bác sĩ,.song song tiến hành cùng các biện pháp hỗ trợ đặc hiệu. Để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hạn chế hậu quả viêm ruột mạn tính,.giải pháp nào hỗ trợ tình trạng này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Viêm ruột là gì? Triệu chứng viêm ruột ở trẻ em mẹ cần biết.
Viêm ruột là một tình trạng viêm xảy ra trong lòng ống tiêu hóa. Viêm ruột có nguyên nhân chủ yếu do một đợt nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng).
Nếu không được xử lý kịp thời, viêm ruột dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính,.tổn thương cấu trúc và chức năng tiêu hóa. Trẻ thường xuyên gặp các rối loạn tiêu hóa tái đi tái lại nhiều lần.
1.1. 5 triệu chứng điển hình của viêm ruột ở trẻ
Viêm ruột thường xuất hiện với những triệu chứng ban đầu như:
- Trẻ đau quặn bụng
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy phân lỏng, nhiều nhầy
- Sau đó tình trạng tiêu chảy cứ tái diễn nhiều lần
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, sốt và quấy khóc, …
1.2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế
Các triệu chứng trên kéo dài liên tục 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm nhẹ mà tiến triển nặng hơn.
- Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, có dấu hiệu hôn mê nhẹ. Có các dấu hiệu của tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng: khóc không có nước mắt, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu, môi khô, da mặt nhợt nhạt, …
- Trẻ sốt cao hơn 38,5 oC, có nguy cơ cao gặp co giật
- Mẹ phát hiện trong phân có lẫn máu tươi.
2. Viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm ruột ở trẻ em cần được phát hiện càng sớm càng tốt.
- Với tình trạng nhiễm khuẩn nặng: trẻ cần được tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở nhi khoa uy tín. Trẻ được chỉ định xét nghiệm phân và kê một loại kháng sinh phù hợp với đúng loại vi khuẩn trẻ đang mắc phải.
- Với trường hợp viêm ruột do virus, trẻ chỉ cần cải thiện triệu chứng, không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh.
Vậy viêm ruột có nguy hiểm cho trẻ hay không?
2.1. Viêm ruột ở trẻ em sau những đợt điều trị kháng sinh kéo dài
Ở những trẻ viêm ruột do nhiễm khuẩn nặng thường được chỉ định sử dụng kháng sinh kéo dài. Và điều đó vô hình chung làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên của trẻ. Bên cạnh các vi khuẩn gây bệnh,.kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả những lợi khuẩn tự nhiên bám dính lên niêm mạc ruột.
Việc điều trị này tuy giúp trẻ loại trừ ngay yếu tố gây bệnh,.nhưng lại làm mất đi cân bằng hệ khuẩn chí tự nhiên vố có của cơ thể. Các tế bào niêm mạc ruột mất đi lớp áo phòng vệ trở nên nhạy cảm. Chúng dễ dàng bị tổn thương trở lại bởi bất cứ yếu tố nào tác động, đặc biệt là những vi khuẩn cơ hội.
2.2. Không xử trí triệt để, trẻ dễ tiến triển tới viêm ruột mạn tính
Viêm ruột nguyên phát là tổn thương niêm mạc ruột do sự tấn công của vi khuẩn,.virus và độc tố của chúng sinh ra:
- Tổn thương này cần được phục hồi sớm, tránh việc tái diễn nhiều lần.
- Càng để lâu, tổn thương càng sâu, càng lan tỏa ra nhiều vùng niêm mạc.
- Giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu và thải trừ của đường ruột.
- Trẻ tái đi tái lại các biểu hiện tiêu chảy, phân sống, đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, …
Nếu không được xử lý triệt để, tình trạng viêm ruột trở nên mạn tính, gây nhiều ảnh hưởng cho trẻ trong quá trình sinh trưởng và phát triển về sau.
2.3. Trẻ viêm ruột trở nên biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển
Khi trẻ mắc viêm ruột kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
- Trẻ đầy chướng bụng: Thức ăn đi vào nhưng không được tiêu hóa triệt để,.lên men yếm khí tạo ra nhiều khí hơi gây đầy chướng bụng.
- Thiếu dưỡng chất, trẻ trở nên còi cọc, chậm lớn.
- Giảm khả năng phát triển tự nhiên về cả thể chất và trí tuệ.
- Trẻ biếng ăn: Khi tiêu hóa bị trì trệ, lượng enzym tiết ra cũng ít hơn, khả năng tiêu hóa cũng kém hơn. Vị giác của trẻ vì thế cũng bị ảnh hưởng, lâu dần bé không cảm thấy ngon miệng, càng biếng ăn hơn.
3. Bổ sung lợi khuẩn đúng cách ngăn chặn hậu quả viêm ruột ở trẻ em
3.1. Vai trò của lợi khuẩn hỗ trợ viêm ruột kéo dài ở trẻ
- Bảo vệ đường ruột: tạo hàng rào, ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn và độc tố của chúng.
- Loại trừ vi khuẩn có hại: chiếm dinh dưỡng,.tiết chất kháng mầm bệnh
- Hỗ trợ tiêu hóa: tổng hợp các enzym thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn chu.
- Phục hồi, ngăn ngừa tiến triển lên viêm ruột mạn tính: hấp thu độc tố, ngăn chặn quá trình tổn thương tiếp diễn.
- Giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy kéo dài. Điều hòa, giảm sự kích thích quá mức gây tiêu chảy, phân sống kéo dài.
- Tăng cường miễn dịch của trẻ: tăng cường kháng thể, tăng khả năng nhận diện và loại trừ các mầm bệnh nguy hại. Trẻ giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng và nguy cơ sử dụng kháng sinh
3.2. Lợi khuẩn Bifidobacterium – sự lựa chọn cần thiết cho trẻ viêm ruột
Việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ viêm ruột cần lựa chọn đúng loại lợi khuẩn. Vì tất nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả như nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Bifidobacterium là vi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa. Mặc dù có hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau trong đường ruột, nhưng Bifidobacterium lại chiếm một tỷ lệ lớn áp đảo. Hơn 90% lợi khuẩn của trẻ thuộc về Bifidobacterium. Đặc biệt, tại đại tràng, nơi quyết định lớn đến quá trình hình thành phân trẻ, 99% lợi khuẩn thuộc về Bififdobacterium. Chính vì vậy, khi tổn thương ruột kéo dài, trẻ cần được bổ sung đúng chủng lợi khuẩn này để khôi phục lại chức năng hệ tiêu hóa.
» Đọc thêm: 5 tiêu chí lựa chọn men vi sinh mẹ nên biết
3.3. Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium gắn đích tại đại tràng
Imiale bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium – gắn đích tại đại tràng mỗi ngày. Với một chủng lợi khuẩn sống, Imiale cho phép nhanh chóng phát huy tác dụng. Đặc biệt, khả năng gắn đích tốt tại đại tràng giúp Imiale đạt hiệu năng cao, cạnh tranh vị trí bám tốt và loại trừ các vi khuẩn có hại.
Imiale được bảo vệ bằng công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền. Với công nghệ độc đáo này, mỗi một vi khuẩn được bao bọc bằng một lớp áo kép. Nhờ vậy, lợi khuẩn trở nên bền vững với mọi yếu tố tác động: nhiệt độ, độ ẩm, lớp dịch vị dạ dày, … Vượt qua những hàng rào khắc nghiệt nhất, Imiale đi tới đại tràng và phát huy tác dụng.
Imiale đã và đang được phân phối tại nhiều viện nhi lớn trên cả nước; Viện nhi trung ương, Viện Vinmec, Viện Thu Cúc,…
Hội thảo hướng dẫn sử dụng lợi khuẩn đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bên cạnh đó, Imiale là lợi khuẩn hàng đầu nhập khẩu từ Đan Mạch có hàm lượng khoa học cao nhất thế giới. Với hơn 307 nghiên cứu đến từ hàng trăm trung tâm, Imiale được khẳng định mạnh mẽ về hiệu quả bảo vệ, phục hồi hệ tiêu hóa. Đặc biệt, theo Cục quản lý thực phẩm và dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), và Châu Âu (EFSA), Imiale là lợi khuẩn An toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ qua rất nhiều kiểm duyệt.
3.4. Đánh giá của các chuyên gia về Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 gắn đích tại đại tràng
4. Bằng chứng khoa học Bifidobacterium BB12 cải thiện tình trạng viêm ruột ở trẻ nhỏ
4.1. Bifidobacterium BB12 cải thiện nguy cơ viêm ruột do nhiễm rotavirus ở trẻ
Tên nghiên cứu: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 cải thiện nguy cơ viêm ruột do nhiễm rotavirus ở trẻ
Nhóm nghiên cứu: P. Phuapradit và cộng sự
Năm nghiên cứu: 1999
Nơi nghiên cứu: Khoa nhi, bệnh viện Ramathibodi, Băng Cốc, Thái Lan
Tiến hành nghiên cứu: 175 trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng được đưa vào nghiên cứu. Kháng thể IgA đặc hiệu với virus rota trong nước bọt của trẻ được sử dụng để test nồng độ virus rota còn trong đường ruột.
Kết quả nghiên cứu: Với nhóm trẻ được bổ sung lợi khuẩn có chứa BB-12, số lượng kháng thể sIgA đặc hiệu cho rotavirus thấp hơn 4 lần so với nhóm không được bổ sung.
4.2. Bifidobacterium BB12 phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non tháng, nhẹ cân
Tên nghiên cứu: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 trong phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non, nhẹ cân
Nhóm nghiên cứu: Bin – Nun và cộng sự
Năm nghiên cứu: 2005
Nơi nghiên cứu: Department of Neonatology and Laboratories, Shaare Zedek Medical Center, the Faculty of Medicine of the Hebrew University, and the Pediatric Gastroenterology Unit, Division of Pediatrics, Hadassah Medical Center, Jerusalem, Israel
Tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 145 trẻ, chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên. Đối với 72 trẻ nghiên cứu và 73 trẻ đối chứng, cân nặng khi sinh (1152 ± 262 g so với 1111 ± 278 g), tuổi thai (30 ± 3 tuần so với 29 ± 4 tuần). Trong đó một nhóm được bổ sung 1 tỷ CFU lợi khuẩn mỗi ngày. Theo dõi tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh.
Kết quả nghiên cứu:
- Tỷ lệ mắc NEC đã giảm trong nhóm nghiên cứu (4% so với 16,4%; P = 0,03)
- Mức độ nghiêm trọng của NEC trong nhóm BB12 thấp hơn nhóm chứng (Bell’s criteria 2.3 ± 0.5 vs 1.3 ± 0.5; P = .005).
Kết luận: Bổ sung BB12 giảm tần suất mắc và mức độ nặng của NEC ở trẻ sinh non, nhẹ cân.
5. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ mắc viêm ruột
Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn, trẻ em mắc viêm ruột cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, đủ nước, đủ chất xơ và dinh dưỡng. Một số loại chất xơ mẹ nên bổ sung cho bé như: ngũ cốc, cà rốt, súp lơ, … Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc viêm ruột cần bổ sung thêm kẽm qua một số loại thực phẩm: ngũ cốc, lựu, củ cải, bí, trứng … Bổ sung vitamin C qua các loại trái cây như: cam, ổi, chuối,…để tăng khả năng bảo vệ thành ruột.
- Bên cạnh đó, mẹ nhất định cần hạn chế đồ ăn chiên rán, chua cay, nóng, nước có ga, thức ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh cho con. Có thể kể đến như: xúc xích, đùi gà quay, khoai tây chiên, snack, …
- Một số điểm mẹ cần đặc biệt lưu ý: vệ sinh môi trường, đồ dùng xung quanh con sạch sẽ; rửa tay chân trước khi nấu ăn cho con hoặc tiếp xúc gần với con; luôn chọn thực phẩm tươi ngon cho bé, tránh thực phẩm ôi thiu bảo quản lâu ngày; không cho trẻ ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa; …
Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 để đặt hàng và nhận tư vấn.
Trích xuất tài liệu tham khảo: