Không phải cha mẹ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể đối mặt với tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm, để bệnh kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng.đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của bé. Đọc ngay bài viết dưới đây để cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh nhanh chóng dứt điểm.
I. Một vài dấu hiệu nhận biết nhanh trẻ sơ sinh táo bón
Ở trẻ sơ sinh, việc theo dõi từng cử chỉ, hành động, cảm xúc của bé là vô cùng quan trọng. Thông qua những dấu hiệu bất thường này mà bố mẹ có thể phát hiện kịp.thời tình trạng của bé và có biện pháp cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh nhanh chóng.
Mẹ có thể điểm qua một vài dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh sau đây:
1. Tần suất đi đại tiện ít hơn bình thường
Nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón.
2. Phân cứng, khô, vón cục
Trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón phân thường có các đặc điểm nhỏ.hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô, không có độ ẩm. Đặc biệt nếu mẹ thấy trong phân bé có máu, chứng tỏ hậu môn bé bị tổn thương do táo bón.
3. Trẻ quấy khóc, lười ăn hoặc bỏ bú
Trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và có các biểu hiện.nhăn nhó, khó chịu là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.
4. Trẻ có biểu hiện nhăn nhó, khó chịu khi đi tiêu
Mỗi lần đặt bé vào trong bô mà mẹ quan sát thấy bé nhăn nhó, quấy khóc, thường.phải gồng mình khi đi nặng thì cũng có thể là 1 dấu hiệu khi bé bị táo bón
5. Bé bị đầy bụng, khó tiêu
Những bé bị táo bón bụng lúc nào cũng.trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ rằng em bé của bạn đang bị khó tiêu, đầy bụng.
>>> Xem thêm: [Tổng quan] Táo bón – Cẩm nang 9 điều cần biết
II. Bỏ túi cách xử trí trẻ sơ sinh táo bón nhanh chóng, triệt để
1. Cải thiện triệu chứng
Để giảm ngay tình trạng đầy bụng, khó chịu, không thể đi tiêu của.trẻ thì mẹ có thể tham khảo sử dụng 1 số loại thuốc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc của trẻ sơ sinh khác hoàn toàn với người lớn. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia trước khi cho trẻ dùng.
Dưới đây là 1 số loại thuốc mẹ có thể tham khảo:
1.1. Thuốc nhuận tràng
Là loại thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh giúp kích thích nhu động ruột, giảm khả.năng thẩm thấu nước vào trong thành ruột, tăng cường dồn nén phân, từ đó giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ có thể tham khảo 1 số loại thuốc như: Duphalac, Sorbitol
1.2. Thuốc làm mềm phân
Là các loại thuốc làm tăng dịch thấm vào trong phân, làm phân.mềm hơn và có thể giúp tống phân ra ngoài mà không cần rặn. 1 số loại thuốc làm mềm phân có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh là citrucel, docusat.
1.3. Thuốc thụt tháo hậu môn
Dung dịch thuốc thụt tháo hậu môn sẽ được bơm đến trực tràng.đến.kết tràng giúp nở thành ruột, gây trơn và làm mềm phân.
Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
Những loại thuốc thụt tháo thường dùng là mật ong, muối phosphat, …
>>> Xem bài viết: Trẻ sơ sinh bị táo bón dùng thuốc gì an toàn, hiệu quả
2. Cải thiện duy trì
Cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh bằng thuốc tuy giải quyết nhanh được tình.trạng quấy khóc khó chịu, khó đi tiêu của bé nhưng thường không triệt để và.tùy thể trạng từng bé mới có thể sử dụng. Ngoài ra chúng thường không an toàn và có thể gây 1 số hậu quả nghiêm.trọng nếu lạm dụng thuốc.
Mẹ có thể áp dụng kết hợp liệu pháp duy trì để cải thiện táo bón cho bé triệt để, không tái đi tái lại.
2.1. Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho bé
Đối với bé đang bú sữa mẹ: Mẹ nên duy trì việc cho trẻ bú đều đặn, vừa đảm.bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vừa đủ cung cấp lượng nước cho cơ thể của trẻ. Khi lượng nước bé sử dụng hàng ngày đầy đủ, cơ thể bé sẽ giảm hấp thu nước.tại đường ruột, nhất là ở ruột già, từ đó tăng lượng nước trong phân, phân mềm, xốp. Nước cũng làm tăng lượng chất nhờn thành ruột giúp quá trình tống đẩy phân dễ dàng hơn.
2.2. Bổ sung chất xơ hòa tan cho mẹ và bé
Sở dĩ gọi là chất xơ hòa tan là vì khi chúng đi vào dạ dày và ruột sẽ dễ dàng hòa tan thành dạng gel. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất xơ hòa tan dính, dễ hút nước, giúp làm.mềm phân, để phân có thể di chuyển trong đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
- Đối với trẻ đang bú: chế độ dinh dưỡng của mẹ nên hạn chế những.thức ăn khó hấp thu, nhiều dầu mỡ, tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan trong chế độ dinh dưỡng. Những loại rau củ đó là rau cải, súp lơ, rau súp lơ, …
- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc đang ăn dặm: mẹ.có thể hoàn toàn bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn cho bé, đặc biệt là những loại chất xơ hòa tan như đậu, lúa, yến mạch. Những loại trái cây như cam, táo, bơ mẹ cũng có thể làm.nước ép cho trẻ uống, vừa bổ sung chất xơ hòa tan vừa cung cấp lượng nước phù hợp..
2.3. Massage bụng và thực hiện 1 số bài tập vận động cho bé
Massage, xoa bụng cho bé bị táo bón mang lại hiệu quả cải thiện khá tốt. Một số công dụng cụ thể của mát xa bụng bao gồm: Tăng tần suất đi đại tiện, giảm thời gian phân tồn tại ở đại tràng, giảm đau.và khó chịu do táo bón mang lại
Ngoài ra, massage cũng được chứng minh là có thể kích thích nhu động, giúp.phân đi qua ruột của bé một cách dễ dàng hơn.
Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị táo bón như sau:
2.4. Duy trì thói quen đi tiêu của trẻ
Trong các cách cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh, việc duy trì thói quen đi tiêu của trẻ vừa là yếu tố cải thiện, vừa giúp ngăn ngừa táo bón quay trở lại ở bé.
Mẹ nên tạo thói quen cho bé đi tiêu 30 phút sau mỗi bữa ăn( hoặc bú), mỗi lần đi không quá 10 phút, 2-3 lần mỗi ngày ngay từ khi bé còn nhỏ. Ra dấu hiệu khuyên khích, cổ vũ, động viên mỗi lần đi tiêu của bé, để bé đi dễ dàng hơn, quên đi nỗi sợ mỗi mỗi lần ngồi bô.
2.5. Bổ sung lợi khuẩn cần thiết cho bé
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là 1 nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón của bé. Vì vậy, cùng với việc kết hợp những liệu pháp duy trì thì nhiều mẹ cũng rất quan tâm đến việc lựa chọn 1 sản phẩm lợi khuẩn không chỉ đánh bay tình trạng táo bón của trẻ mà còn giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé, ngăn táo bón quay trở lại.
Bifidobacterium -BB12 là 1 chủng lợi khuẩn quen thuộc của hệ tiêu hóa. Chúng chiếm tới 90% lợi khuẩn tại đại tràng.
Với nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện, khả năng dứt điểm tình trạng táo bón trên trẻ sơ sinh của lợi khuẩn này được thể hiện qua 6 cơ chế:
- Điều tiết quá trình tái hấp thu nước, duy trì độ ẩm cần thiết cho phân.
- Điều hòa nhu động đại tràng, giúp tống đẩy phân dễ dàng hơn.
- Tiết hơn 3000 enzym tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thu, tiêu hóa.
- Tạo màng chất nhầy sinh học, bảo vệ niêm mạc và làm trơn đường ruột.
- Ức chế hại khuẩn, loại bỏ độc tố
- Kích thích sản sinh kháng thể, tăng sức đề kháng cho bé.
>>> Tham khảo: Imiale và những bằng chứng khoa học hỗ trợ cải thiện táo bón
3. Thăm khám bác sỹ
Trường hợp nào trẻ sơ sinh táo bón cần được đi khám bác sĩ?
Với những trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ hoặc vừa thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và bổ sung lợi khuẩn. Song nếu trẻ bị táo bón rơi vào một trong các trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám bác sĩ:
- Tình trạng táo bón kéo dài trên hai tuần.
- Trẻ mới sinh bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, sụt cân,..
- Trẻ bị táo bón kèm theo một trong các triệu chứng: Sốt cao, nôn trớ, đại tiện ra máu , máu đen trong phân, rò rỉ hậu môn, máu trong phân ra nhiều,…
- Trẻ bị táo bón 5 ngày liên tiếp không đi tiêu.
- Hậu môn của trẻ xuất hiện búi trĩ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp cách trị táo cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn tại nhà
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức cần thiết về dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Nếu có thắc mắc gì về các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, hãy iên hệ với chuyên gia của chúng tôi để nhận tư vấn qua hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482.