Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Thu, 25 May 2023 08:09:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Tổng hợp 5 quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP https://imiale.com/bien-nha-thuoc-dat-chuan-gpp-16069/ https://imiale.com/bien-nha-thuoc-dat-chuan-gpp-16069/#respond Thu, 25 May 2023 08:09:59 +0000 https://imiale.com/?p=16069 Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng như thực hành tốt chức danh người thầy thuốc theo Thông tư 09 – BYT/TT. Việc này sẽ giúp tăng thêm độ uy tín và chuyên nghiệp của chủ nhà thuốc hoặc dược sĩ bán thuốc. Vậy những quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì? Hãy cùng Imiale tham khảo bài viết dưới đây.

Tổng hợp 5 quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP

1. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì?

GPP là tên viết tắt của từ Good Pharmacy Practice, đây là tiêu chuẩn làm việc cũng như thực hành tốt nhà thuốc. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là loại biển quảng cáo được thiết kế đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định Bộ Y tế về kinh doanh thuốc. 

Những thông tin trên biển quảng cáo được ghi một cách rõ nét, dễ hiểu giúp cho người đi đường nhận biết được bạn đang kinh doanh về ngành dược, cung cấp thuốc, các đồ dùng y tế. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP mang lại lợi ích:

  • Tạo độ uy tín và trung thực, sẽ giúp cho khách hàng ghi nhớ đến quầy thuốc.
  • Thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo sự tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm của hiệu thuốc
  • Tạo dấu ấn riêng đến cho khách hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và phiên biệt giữa các nhà thuốc với nhau.

Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì?

Trước khi đến với các quy định bảng hiệu nhà thuốc GPP, bạn cần hiểu được các yêu cầu tiêu chuẩn của một nhà thuốc GPP như:

1.1. Yêu cầu về nhân sự

  • Người kinh doanh hoặc bán thuốc phải có bằng dược sĩ và có chứng chỉ hành nghề của Bộ Y tế.
  • Dược sĩ hoặc bác sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn của ngành dược, buôn bán thuốc theo đúng các quy định đã đề ra.

1.2. Yêu cầu về hoạt động

  • Đảm bảo tuân thủ theo 3 hoạt động chính đã quy định như: Bán thuốc, mua thuốc, bảo quản thuốc.
  • Nghiêm cấm người bán thuốc không được thực hiện các hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng đến mua hàng.
  • Đảm bảo thực hiện tốt các công việc: Kiểm soát chất lượng đầu vào của thuốc và bảo quản thuốc, giải quyết các vấn đề về thu hồi hay khiếu nại về chất lượng thuốc.
  • Thực hiện ghi chép, lưu trữ hồ sơ cẩn thận và bảo quản tốt các loại thuốc.

1.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất

  • Diện tích tối thiểu của khu vực để thuốc là 10m2, có khu vực trưng bày gọn gàng, đẹp mắt.
  • Có đầy đủ các thiết bị để bảo quản thuốc để tránh ảnh hưởng từ nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,… như: Tủ thuốc, giá, kệ chắc chắn, nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm,…
  • Yêu cầu đáp ứng đủ về cách sắp xếp và cách bảo quản thuốc
  • Yêu cầu đáp ứng tốt về hồ sơ, sổ sách và tài liệu của nhà thuốc.

Trên là các nội dung cần có để đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất đạt chuẩn GPP của hiệu thuốc. Tiếp theo, Imiale sẽ đi tìm hiểu các quy định đối với biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP cho bạn tham khảo.

>>> Xem thêm bài viết: Hệ thống nhà thuốc Long Châu – Hành trình cán mốc 1000 nhà thuốc

2. Quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Khác với các bảng hiệu thông thường các ngành khác, biển hiệu của ngành y dược được nhà nước quy định rất nghiêm ngặt. Các cửa hàng thuốc tây trên thị trường đều phải tuân thủ theo quy định hiện hành. Thông tư 09 của Bộ Y tế quy định:

2.1. Về kích thước 

Bảng hiệu có hình chữ nhật, chiều dài gấp đôi chiều rộng và chiều rộng tối thiểu 40cm.

2.2. Tên của nhà thuốc 

Tên nhà thuốc trên biển nhà thuốc nên viết gấp 4 lần so với các chữ khác để gây ấn tượng giúp khách hàng nhớ đến nhà thuốc dễ hơn. 

2.3. Không được để dấu thập đỏ trên bảng hiệu 

Dấu thập đỏ chỉ được sử dụng trong lĩnh vực và hoạt động của hội chữ thập đỏ như: Các bệnh viện dân sự và trạm y tế, các đơn vị cứu thương, các cơ quan cứu trợ tình nguyện,… được Chính phủ công nhận. Việc sử dụng sai biểu tượng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng khi có trường hợp khẩn cấp hoặc xấu nhất là nguy hiểm đến tính mạng.   

2.4. Không lấy tên đơn vị, cơ quan làm tên nhà thuốc 

Bởi một cơ quan, đơn vị nhà thuốc sẽ phân phối thuốc đến cho các đại lý, hiệu thuốc nhỏ lẻ nên nếu lấy tên cơ quan, đơn vị làm tên nhà thuốc sẽ bị trùng tên, khách hàng khó phân biệt.

Ví dụ: Tên cơ quan phân phối thuốc là Công ty dược phẩm An Tâm, thì bạn cần đặt tên hiệu thuốc của bạn khác với tên ở trên như: Hiệu thuốc Bình An, hiệu thuốc Tâm Bình,…

3. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP gồm đầy đủ nội dung và sắp xếp theo trình tự hợp lý 

3.1. Những nội dung cần có trong biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Những nội dung cần có trong biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Để tạo ấn tượng sâu sắc đến cho khách hàng thì vấn đề nội dung cũng rất quan trọng, không nên tùy tiện. Theo quy định của Bộ y tế, nội dung bảng hiệu cần đảm bảo đầy đủ các vấn đề sau:

  • Biểu tượng của ngành dược: Biểu tượng hình con rắn quấn quanh chiếc gậy hoặc con rắn quấn xung quanh cái ly
  • Phải có số giấy phép kinh doanh theo quy định của bộ Y tế trên biển
  • Tên dược sĩ hoặc tên bác sĩ kinh doanh
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi đúng giấy tờ đăng ký
  • Địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhà thuốc
  • Ghi rõ chữ bằng tiếng Việt, dễ đọc, chọn màu sắc phù hợp

3.2. Bảng hiệu nhà thuốc nên sắp xếp theo một trình tự 

Theo thông tư 09 – BYT/TT nên sắp xếp trình tự bảng hiệu thuốc như sau:

Bảng hiệu nhà thuốc nên sắp xếp theo một trình tự 

*Ví dụ: Trình tự bảng hiệu thuốc tư nhân

Bảng hiệu nhà thuốc nên sắp xếp theo một trình tự 

Trên là bảng trình tự sắp xếp các nội dung cần thiết để ghi trên bảng hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP cho các bạn tham khảo. Sắp xếp theo trình tự như trên sẽ tạo điều kiện cho nhà thuốc phát triển một cách thuận lợi và sẽ tăng độ uy tín đến cho hiệu thuốc.

4. Lưu ý khi làm bảng hiệu thuốc đạt chuẩn GPP

Để tạo một biển hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP, bạn có thể lưu ý những điều sau:

4.1. Lựa chọn màu sắc phù hợp 

Thông thường, có 3 tông màu hay được ưu tiên khi làm bảng hiệu thuốc là xanh lá, xanh biển và màu trắng. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng, vì vậy, bạn có thể tham khảo và lựa chọn sao cho phù hợp:

  • Màu trắng là tượng trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ, đức hạnh và phúc hậu. Là màu được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
  • Màu xanh biển mang ý nghĩa thể hiện sự trung thực, tin cậy, khiến người nhìn có cảm giác yên tĩnh, thanh bình trong cuộc sống. 
  • Màu xanh lá là màu tượng trưng cho niềm tin và hy vọng, tạo cảm giác an toàn, yên bình cho người nhìn. 

Màu sắc đóng vai trò rất quan trọng, nhờ vào màu sắc mà khách hàng có thể nhớ chính xác được tên tuổi của hiệu thuốc của bạn. 

Lưu ý khi làm bảng hiệu thuốc đạt chuẩn GPP

4.2. Phông chữ dễ nhìn

Các chữ trên bảng hiệu là cách thức để nhà thuốc giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, nhà thuốc cần chọn các font chữ dễ đọc, đơn giản và gây ấn tượng. 

4.3. Thiết kế đẹp, đơn giản thu hút khách hàng 

Bảng hiệu nhà thuốc phải đảm bảo mỹ quan, đẹp mắt. Quan trọng là về màu sắc và chữ trên biển phải được kết hợp hài hòa với nhau, nên tránh các màu đỏ, đen bởi dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mua.

4.4. Tuân thủ về kích thước 

Về kích thước bảng hiệu nên tuân thủ theo đúng quy định GPP đã nêu ở phần trên.

4.5. Chọn địa chỉ làm biển hiệu thuốc đẹp và chuyên nghiệp 

Để làm được một biển hiệu thuốc đẹp và đạt chuẩn GPP, đầu tiên bạn cần phải làm là tìm một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề để không phải mất nhiều thời gian sửa lại và không tốn nhiều chi phí hơn.

5. Các loại biển hiệu nhà thuốc đang phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều biển hiệu thuốc được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể dựa vào quy mô và điều kiện để lựa chọn cho mình loại biển có chất liệu phù hợp nhất.

Các loại biển hiệu nhà thuốc đang phổ biến hiện nay

Dựa vào các đặc điểm trên, bạn có thể lựa chọn một loại chất liệu biển quảng cáo nhà thuốc phù hợp với nhu cầu của mình.

6. Cách đặt tên hay đúng quy định cho bảng hiệu nhà thuốc 

Việc đặt một cái tên hay sẽ thu hút được khách hàng và giúp cho việc buôn bán được thuận lợi hơn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách đặt tên hay dưới đây:

  • Đặt tên theo chủ nhà thuốc: Việc đặt tên theo chủ nhà thuốc hay dược sĩ sẽ khẳng định được độ uy tín và chuyên nghiệp của chủ hiệu thuốc hoặc dược sĩ bán thuốc.
  • Đặt tên theo đường hoặc địa danh: Bạn có thể đặt tên hiệu thuốc theo số nhà, tên đường hoặc địa danh của nhà thuốc sẽ giúp khách hàng nhớ đến hiệu thuốc của bạn lâu hơn.
  • Đặt tên nhà thuốc theo các chức danh mang đến sức khỏe tốt: Nhà thuốc An Tâm, Nhà thuốc Tâm An, Nhà thuốc Bình An,… những tên nhà thuốc này sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng và tâm lý thoải mái khi đến mua thuốc. 

Cách đặt tên hay đúng quy định cho bảng hiệu nhà thuốc 

Như vậy, qua bài viết trên của Imiale bạn đã có thể hiểu được những quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Hy vọng rằng, với những mục được nêu ở bài trên, các bạn dược sĩ, bác sĩ có thể quyết định được về việc làm thế nào để có một biển hiệu đẹp mắt và ấn tượng cho nhà thuốc của mình.

]]>
https://imiale.com/bien-nha-thuoc-dat-chuan-gpp-16069/feed/ 0
Cây đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn của bạn https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/ https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/#respond Thu, 25 May 2023 06:18:36 +0000 https://imiale.com/?p=12778 Là vị dược liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc, dễ trồng, ít sâu bệnh,… là những đặc điểm nổi bật của đinh lăng. Trong những năm gần đây, đinh lăng cũng là một trong những dược liệu được nghiên cứu về tác dụng dược lý nhiều nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về đặc điểm thực vật và ứng dụng của cây đinh lăng trong đời sống nói chung và sức khỏe con người nói riêng.

Đinh lăng 1

Tổng quan về cây đinh lăng

Tên gọi khác

Ngoài tên gọi là Đinh lăng, loài này còn được biết đến với các tên gọi khác như: cây gỏi cá, nam dương lâm…

Tên khoa học

Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq, Tieghemopanax fruticosus (L.) R. vig.

Họ

Ngũ gia bì Araliaceae

Đặc điểm thực vật của cây

  • Cây đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0.8 đến 1.5 m.
  • Các lá có sắc tố xanh đậm, kết cấu bóng, và có hình tam giác và có vẻ phân chia. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm.
  • Các lá riêng lẻ khác nhau từ hình trứng hẹp đến hình mác và dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa hình chùy ngắn dài 7-18mm, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có rìa trắng nhạt.
  • Quả dẹt, dài 3-4 mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng có những đặc điểm về lá, hoa, rễ khá riêng biệt. Việc nhận diện đúng cây sẽ giúp người dùng sử dụng cây với đúng mục đích, giúp người dùng đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đinh lăng

Phân bố

Cây đinh lăng phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm trung bình, nhiệt độ từ 16-29oC. Cây được trồng chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á và các đảo nhiệt đới của khu vực Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến trên khắp cả nước. Đinh lăng phát triển tốt ở Việt Nam nên việc sử dụng vị thuốc này trong điều trị một số bệnh cũng đang được đẩy mạnh.

Bộ phận dùng   

Người ta thường dùng: lá, thân, cành, rễ để sử dụng trực tiếp cũng như làm nguyên liệu đầu vào để chiết xuất hay nghiền bột để tạo ra các dạng bào chế khác.

Thu hái và chế biến

Tùy vào bộ phận thu hái và mục đích sử dụng mà thu hái dược liệu vào những thời điểm khác nhau:

  • Thu hái rễ: nên thu hái vào mùa thu hoặc đông.
  • Thu hái lá: nên tiến hành vào lúc cây chớm ra hoa hoặc sắp ra hoa, khi đó lá phát triển nhất và chứa nhiều hoạt chất. Lá thu hái cũng nên là lá bánh tẻ, bỏ lại lá non, tránh để dập nát và thâm đen làm giảm chất lượng
  • Thu hái toàn cây: nên thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, bằng cách cắt tỉa cành từ dưới lá tươi cuối cùng của các bộ phận trên mặt đất như thân, nhánh mang lá, hoa…

Sau khi thu hái xong, các bộ phận được rửa sạch, phơi hay sấy khô. Việc thu hái vào thời điểm thích hợp sẽ đảm bảo thu được các bộ phận cây có hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Thành phần hóa học

Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong cây đinh lăng. Trong đó, các thành phần hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sức khỏe con người như:

  • Alkaloid, Glucozid, Saponin, Flavonoid, Tannin
  • Vitamin B
  • Các acid amin không thể thay thế được như Lyzin, Xystei, Methionine…

Công dụng – Tác dụng

Đinh lăng 2

Từ xa xưa, đinh lăng đã được coi là một vị thuốc quý. Cây đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền, nơi nó được xem như là thuốc giảm đau, hạ sốt và lợi tiểu. Bên cạnh đó, đinh lăng còn là một vị thuốc bổ giúp bồi bổ cho người suy nhược cơ thể và thần kinh. Người ta còn dùng đinh lăng với tác dụng lợi sữa, giải độc, tăng cường sinh lý…

Các nghiên cứu trong y học hiện đại về tác dụng của đinh lăng đã cho kết quả:

  • Đinh lăng giúp cho hệ thần kinh tiếp nhận kích thích tốt hơn và thực hiện phản xạ nhanh hơn. Qua đó, giúp cải thiện về thần kinh cho những người suy nhược.
  • Trên gia súc, gia cầm, đinh lăng được sử dụng để điều trị tiêu chảy do tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, trên động vật thí nghiệm, đinh lăng còn tạo ra được một số tác dụng khác như: tăng sức dẻo dai của cơ thể, làm giảm trương lực cơ tim trên ếch, hạ huyết áp- tăng co bóp tử cung nhẹ trên thỏ…

>>> Xem thêm: Bồ công anh và những điều cần biết

Một số bài thuốc từ cây dược liệu đinh lăng theo y học cổ truyền Việt Nam 

Theo Đông y, đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình nên việc sử dụng đinh lăng riêng lẻ hay kết hợp cùng những vị thuốc khác đã tạo ra nhiều bài thuốc hay, giúp điều trị nhiều bệnh, triệu chứng cho con người:

Bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh

  • Nguyên liệu: Sử dụng 150-200g lá đinh lăng tươi; 200ml nước sôi.
  • Cách sắc: Đun nước sôi, cho lá đã rửa sạch vào đun cùng.
  • Trong quá trình đun, đảm bảo lá luôn ngập trong nước sôi. Sau 5-7 phút, ngừng đun, chắt lấy nước.
  • Cách dùng: uống trực tiếp, dùng hằng ngày.
  • Lưu ý: sau khi thu được nước sắc lần đầu, có thể sử dụng lá sắc lần 2 cũng với 200ml nước.

Bài thuốc chữa tắc tia sữa

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, 500ml nước
  • Cách sắc: cho rễ đinh lăng cùng gừng vào 500ml nước, sắc đến khi còn lại khoảng 250ml.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Đinh lăng 3

>>> Xem thêm: 26 Loại ngũ cốc, thảo dược, thực phẩm lợi sữa bổ dưỡng nhất

Bài thuốc chữa ho suyễn lâu năm 

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá, mỗi loại 8g 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g,
  • Cách sắc: sắc tất cả nguyên liệu trong 600ml, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa phong thấp, thấp khớp 

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng,Cỏ rễ xước,thiên niên kiện tất cả 08 g; Vỏ quýt, quế chi 04g
  • Cách sắc: sắc tất cả nguyên liệu (trừ quế chi) trong 600ml, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml. Quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống.
  • Cách dùng: uống khi còn nóng, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa đau mỏi các khớp, vận động khó khăn ở người già

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng (sao thơm) 20g, ngưu tất 16g, thổ linh 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, cam thảo 12g, đại táo 12g, trần bì 12g.
  • Cách dùng: sắc tất cả nguyên liệu với 800ml nước, đun nhỏ đến khi còn lại khoảng 250ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
  • Lưu ý: 12 – 15 ngày là một liệu trình.

Đinh lăng

Bài thuốc chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

  • Nguyên liệu: lấy khoảng 40gam lá tươi
  • Cách dùng: giã nhuyễn lá
  • Cách dùng: đắp trực tiếp lên vết thương vết thương hay chỗ sưng đau.

Bài thuốc phòng co giật ở trẻ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng non và già cùng phơi khô
  • Cách dùng: lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối

  • Nguyên liệu: 20 – 30g thân, cành đinh lăng
  • Cách dùng: sắc các thành phần với 600ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 300ml nước. Chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
  • Lưu ý:  Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Bài thuốc chữa mất ngủ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g.
  • Cách dùng: sắc tất cả nguyên liệu với 400ml, đun nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày.

Đinh lăng 4

Bài thuốc chữa đái buốt đái rắt, nước tiểu đỏ

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng, xa tiền thảo, kim tiền thảo, liên tiền thảo, mỗi vị một nắm to.
  • Cách dùng: sắc uống trong ngày.
  • Lưu ý: có thể gia thêm chè búp 10 – 12g.

Bài thuốc chữa đau quặn thận, bí tiểu tiện

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng 40g, xấu hổ tía 40g, rau ngổ 30g, râu bắp 24g, xa tiền thảo 20g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa liệt dương

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm gan

  • Nguyên liệu: rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 tháng.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y về việc sử dụng các bài thuốc trên trong điều trị, để đem lại hiệu quả cao, đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Một số nghiên cứu khác về đinh lăng

Bên cạnh các bài thuốc y học cổ truyền, các bộ phận của cây đinh lăng cũng được chiết xuất và bào chế thành các dạng thuốc như viên nén, viên nang, viên tròn để thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Việc sử dụng các loại thuốc trên luôn cần sự tư vấn y tế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng không mong muốn

Đinh lăng là một loài khá an toàn khi sử dụng. Được xếp vào nhóm có độc tính thấp, người dùng ít gặp các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp người sử dụng gặp một số tác động bất lợi của thuốc như:

  • Kích ứng miệng
  • Giãn đồng tử
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  •  Kích ứng da sau khi tiếp xúc nhiều lần.

dinh lang

Các tác dụng không mong muốn trên có thể chưa đầy đủ, nếu gặp bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào khác, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ.

  • Thành phần gây độc: Phần lớn các trường hợp xuất hiện tác dụng không mong muốn do hoạt chất Saponin glycoside. Tuy nhiên, các hợp chất khác trong đinh lăng cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bất thường trong và sau quá trình sử dụng.
  • Các bộ phận gây độc: tất cả các bộ phận của đinh lăng đều có thể gây độc. Từ lá, hoa, thân, cành đến rễ khi tiếp xúc hay sử dụng đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn.

Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác dụng không mong muốn

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, cần:

  • Tham khảo ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ về tiền sử dị ứng của bạn với các dược liệu hay bất kỳ dị ứng nào khác trước khi sử dụng các chế phẩm có thành phần là đinh lăng.
  • Trình bày cho dược sĩ hay bác sĩ về tiền sử bệnh lý của người bệnh để được tư vấn y tế trước khi sử dụng.
  • Đối với một số người có một số phản ứng dị ứng như viêm, sưng tấy, nóng ran do da tiếp xúc với lá của đinh lăng, cần tránh tiếp xúc để hạn chế phản ứng dị ứng.

Đinh lăng

Nên tránh những gì khi sử dụng đinh lăng

Chưa có báo cáo ghi nhận trường hợp nào về tương tác giữa đinh lăng hay các chế phẩm có chứa đinh lăng với thuốc dùng cùng hay thức ăn.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, nên thông báo cho bác sĩ và dược sĩ về các loại thuốc đã, đang hoặc sẽ sử dụng.

Những điều cần lưu ý trong khi sử dụng đinh lăng

Đinh lăng là một loại dược liệu an toàn nhưng vẫn cần có những lưu ý trong quá trình sử dụng, với mục tiêu cao nhất là hiệu quả và tính an toàn cho người sử dụng. những điều lưu ý đó là:

  • Sử dụng đinh lăng với liều lượng như trong các khuyến cáo, vì sử dụng quá nhiều hay lạm dụng các chế phẩm từ đinh lăng sẽ gây ra các triệu chứng chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi hoặc uể oải.
  • Không uống ngay trước khi ngủ vì cây có tác dụng kích thích nên có thể gây mất ngủ.
  • Trẻ em chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ các chế phẩm có chứa đinh lăng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng cho trẻ em để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.

Đinh lăng 6

Sử dụng cho đối tượng đặc biệt 

Sử dụng đinh lăng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hay trẻ em đều cần có những lưu ý riêng:

  • Phụ nữ có thai: Chưa có dữ liệu về tác động của các hoạt chất trong đinh lăng. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu về tính an toàn của đinh lăng trên chuột, kết quả cho thấy liều cao dịch chiết từ lá đinh lăng >500mg/kg làm cho chuột cái có nguy cơ rụng nang trứng.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đinh lăng trong quá trình mang thai để tránh tác dụng không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: sử dụng được cho phụ nữ cho con bú, nhất là trong các trường hợp tắc sữa. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và có ý định dùng dài ngày hơn khuyến cáo.
  • Trẻ em: chưa có dữ liệu về tính an toàn của đinh lăng đối với trẻ em.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng, chế phẩm hay dạng bào chế có thể sử dụng cho trẻ em để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn.

>>> Xem thêm: Cỏ cà ri – 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe

Đinh lăng 5

Những thông tin trên sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đinh lăng và các chế phẩm từ dược liệu này một cách an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng hay bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến đinh lăng. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được chuyên gia y tế tư vấn.

]]>
https://imiale.com/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-ngay-trong-vuon-cua-ban-12778/feed/ 0
Cỏ cà ri – 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/ https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/#respond Thu, 25 May 2023 06:17:29 +0000 https://imiale.com/?p=12835 Từ xưa đến nay, cỏ cà ri luôn được biết đến là 1 dược liệu rất tốt được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để giúp nâng cao sức khỏe, điều trị và phòng tránh một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch… Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về cỏ cà ri và công dụng tuyệt vời mà dược liệu này mang đến cho con người.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri là gì?

Cỏ cà ri còn gọi là hồ lô ba hay khổ đậu, là loài cây thuộc họ Đậu. Cỏ cari có nguồn gốc từ Đông Âu và 1 số vùng ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Bắc Phi, nhưng hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để lấy lá và hạt. Cỏ cà ri là cây thảo mộc mọc hàng năm, cao từ 0,3-0,5m, hoa có màu trắng hoặc vàng, quả chứa các hạt cứng màu nâu.

Từ hàng ngàn năm trước, y học cổ truyền Ấn Độ đã biết sử dụng cỏ cà ri như một vị thuốc quan trọng để điều trị các bệnh về tiêu hóa và niêm mạc. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển nhiều tác dụng của cỏ cà ri đã được phát hiện, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Thành phần của cỏ cà ri

Cỏ cà ri, đặc biệt là hạt có chứa hàm lượng lớn các alkaloid, saponin và flavonoid như : coumarin, fenugreekine, axit nicotinic, sapogenin, axit phytic, scopoletin, trigonelline, diosgenin, gitogenin, neogitogenin, homorientin saponaretin, trigogenin, choline, nitianine, trigonelline và carpaine…

Bên cạnh đó, hạt cỏ cà ri cũng chứa nhiều galactogogues, axit amin, axit béo, vitamin A, C, B và khoáng chất thiết yếu như sắt, kali, magie, photpho… tốt cho cơ thể.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri chứa thành phần dinh dưỡng rất phong phú và đa dạng như: các alkaloid, saponin, flavonoid, vitamin và khoáng chất thiết yếu, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của cỏ cari

Lợi sữa

Prolactin là 1 hoocmon do thùy trước tuyến yên tiết ra có khả năng kích thích tuyến vú tăng tiết sữa. Cỏ cà ri lợi sữa do hạt của cỏ cà ri có chứa hàm lượng lớn galactogogues có khả năng kích thích thùy trước tuyến yên tăng sản xuất prolactin giúp tăng lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong cỏ cà ri cũng chứa nhiều flavonoid sẽ kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone oxytocin – 1 hormon có tác dụng làm co các cơ trơn bao quanh các nang sữa, do đó giúp đẩy sữa ra ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cỏ cari còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri giúp tăng lượng sữa mẹ tiết ra và chất lượng sữa mẹ nên đây là 1 loại cỏ lợi sữa được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hoặc điều chế các viên uống lợi sữa cỏ cà ri giúp mẹ sau sinh có 1 lượng sữa dồi dào để cung cấp cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

>>>Xem thêm: 26 loại ngũ cốc, thảo dược, thực phẩm lợi sữa bổ dưỡng nhất

Kiểm soát đường huyết, chống tiểu đường

Tăng nồng độ glucose trong máu và rối loạn chuyển hóa glucose là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Glucose trong máu tăng là do sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin ( 1 hormon peptid được sản xuất bởi các tế bào bêta của đảo tụy), dẫn đến giảm sử dụng glucose trong các mô phụ thuộc insulin như gan và các cơ cần insulin để hấp thu glucose.

Hạt cỏ cà ri có chứa các alkaloid như nitianine, trigonelline và carpaine có tác dụng kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tăng tiết insulin giúp các tế bào khắp cơ thể tăng tiếp nhận glucose từ máu, từ đó giảm lượng glucose trong máu. Do đó, cỏ cà ri có tác dụng kiểm soát đường huyết vào phòng chống bệnh tiểu đường.

Cỏ cà ri

Nâng cao sức khỏe tim mạch

LDL-cholesterol là loại cholesterol chuyên chở hầu hết cholesterol trong cơ thể. Bình thường, hàm lượng LDL – cholesterol trong máu luôn ở trạng thái hằng định, tuy nhiên, khi hàm lượng chất này tăng quá cao trong máu sẽ làm thành động mạch bị lắng đọng mỡ gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch. Cỏ cà ri chứa nhiều saponin có tác dụng làm tăng số lượng và hoạt tính của LDL-receptor – thụ thể của LDL – cholesterol ở màng tế bào giúp liên kết được với nhiều phân tử LDL – cholesterol hơn nên làm giảm lượng LDL – cholesterol trong máu, đồng thời saponin cũng có khả năng tạo phức với acid mật để làm giảm quá trình nhũ hóa các lipit ở ruột, từ đó giảm hấp thu và tăng thải lipit ra ngoài qua phân, do đó cũng giúp điều chỉnh được lượng LDL – cholesterol trong máu.

Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ hòa tan tự nhiên galactomannan có trong hạt cỏ cà ri cũng giúp làm giảm lượng LDL – cholesterol bằng cách tạo thành 1 lớp màng dính trong ruột non để ngăn cholesterol xấu xâm nhập vào máu. Do đó, cỏ cà ri là 1 thực phẩm tốt trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Chống táo bón

Hàm lượng chất xơ cao trong cỏ cà ri giúp kích thích nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài, do đó cỏ cà ri có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

>>> Xem thêm: Táo bón lâu ngày và 5 nguyên tắc xử trí

Chống viêm loét dạ dày tá tràng

Hạt cỏ cà ri chứa nhiều flavonoid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hoại tử, loét niêm mạc, do đó có giá trị trong phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng. Trong nghiên cứu của Pandian cho thấy hạt cỏ cà ri có tác dụng tương tự như omeprazol, 1 thuốc điều trị viêm loét dạ dày bằng cách làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, do đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Cỏ cà ri

Bảo vệ gan

Polyphenol và flavonoid có trong hạt cỏ cà ri có tác dụng bảo vệ tế bào gan tương tự như silymarin, một tác nhân giúp bảo vệ tế bào gan bằng cách ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc của màng tế bào gan giúp ổn định màng tế bào, đồng thời khôi phục hoạt động của các enzym giúp bảo vệ gan là ALT và GGT, từ đó giúp gan tránh được các tác nhân gây tổn thương gan.

Chống oxy hóa

Flavonoid có trong cỏ cari đóng vai trò như 1 chất chống oxy hóa có khả năng làm sạch các gốc tự do gây hại cho cơ thể bằng cách đưa thêm một electron vào gốc tự do. Một phân tử gốc tự do khi nhận thêm một electron từ một phân tử chống oxy hóa, các gốc tự do trở lên ổn định và không còn khả năng gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, trong hạt cỏ cà ri còn rất giàu polyphenol giúp kích thích hoạt tính của các enzym chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do có hại, bảo vệ tế bào và cơ thể trước các tác nhân gây oxy hóa.

Chống ung thư

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, không tuân theo quá trình chết tự nhiên (apoptosis) của chúng. Hợp chất protodioscin có trong cỏ cà ri có khả năng gây ra những thay đổi trong quá trình chết tự nhiên của tế bào, gây apoptosis trong tế bào do đó ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào gây ung thư.

Chống viêm

Dịch rỉ viêm chứa các protein huyết tương, các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, các thành phần của hệ miễn dịch , các tế bào viêm, tế bào hoại tử…và là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh, gây viêm. Flavonoid có trong cỏ cà ri làm giảm số lượng bạch cầu và protein trong dịch rỉ viêm, ức chế sự tạo thành dịch rỉ viêm, do đó có thể tránh được các phản ứng viêm quá mức gây hại cho mô và các tế bào của cơ thể. Chiết xuất ethanol của cỏ cà ri giúp giảm nồng độ các yếu tố gây viêm khớp như TNF- α, IL-1α, IL-6… và giảm tình trạng phù chân ở bệnh nhân bị viêm khớp.

Cỏ cà ri

Cải thiện và nâng cao chức năng sinh lý ở nam giới

Cỏ cà ri có khả năng kích thích tình dục ở nam giới bằng cách làm tăng sản xuất và duy trì nồng độ của hormone liên quan đến tình dục ở nam là testosterone, từ đó giúp tăng ham muốn tình dục, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tăng sức đề kháng

Cỏ cà ri cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, kali, canxi, photpho… giúp bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cỏ cà ri mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như : cỏ cari lợi sữa mẹ, nâng cao sức khỏe tiêu hóa và tim mạch, chống ung thư, tiểu đường… Do đó, cỏ cà ri ngày càng được biết đến rộng rãi và được sử dụng nhiều trong cuộc sống để cải thiện và nâng cao sức khỏe cho mọi người.

>>> Xem bài viết: Đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn

Lưu ý khi sử dụng cỏ cà ri

Cỏ cà ri là 1 loại dược liệu tốt, tương đối an toàn và dễ sử dụng, tuy nhiên khi dùng cỏ cà ri ta cần quan tâm đến 1 số lưu ý sau:

Không lạm dụng cỏ cà ri để thay thế thuốc chữa bệnh

Cỏ cà ri

Lưu ý khi sử dụng cỏ cà ri với các đối tượng

  • Phụ nữ có thai: sử dụng cỏ cà ri có thể gây co tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Dị ứng với các thành phần có trong cỏ cà ri, lưu ý với những người dị ứng với đậu phộng vì cỏ cà ri thuộc họ Đậu nên có thể gây dị ứng.
  • Bệnh nhân tiểu đường: cân nhắc liều dùng cho bệnh nhân, tránh quá liều gây hạ đường huyết quá mức và đột ngột gây nguy hiểm cho bệnh nhân

Tương tác thuốc

  • Thuốc điều trị tiểu đường: Thuốc điều trị tiểu đường như Insulin, Ghlimapirid… giúp làm giảm lượng đường trong máu, mà cỏ cà ri cũng hoạt động tương tự như vậy. Do đó, có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu tới mức quá thấp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thuốc chống đông máu: Dùng cỏ cà ri cùng với các thuốc chống đông máu như Aspirin, Warfarin… có thể làm chậm quá trình đông máu, khiến thời gian chảy máu kéo dài hơn và gây bầm tím.

Cỏ cà ri là một dược liệu rất tốt giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Sử dụng cỏ cà ri đúng cách sẽ giúp ta có một sức khỏe tuyệt vời và một cuộc sống tươi đẹp hơn. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về cỏ cà ri cũng như công dụng và lưu ý khi sử dụng loài thực vật này để mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. 

]]>
https://imiale.com/co-ca-ri-11-tac-dung-ky-dieu-doi-voi-suc-khoe-12835/feed/ 0
Bồ công anh và những điều chưa biết https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/ https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/#respond Thu, 25 May 2023 05:57:09 +0000 https://imiale.com/?p=12800 Bồ công anh thường được biết như một loại hoa dại. Tuy nhiên trong y học,đây lại là một loại cây thuốc quý mang nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Để biết thêm thông tin cũng như cách sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài biết dưới đây:

Bồ công anh

Phân loại và đặc điểm của cây

Có 3 loại bồ công anh được gọi là: bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc và chỉ thiêm (cây này ở miền Nam nước ta cũng được gọi là bồ công anh)

  • Bồ công anh (Lactuca indica L.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Việt Nam
  • Bồ công anh (Taraxacum officinale Wigg.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Trung Quốc.
  • Cây chỉ thiên: Loại cây này cũng được gọi là cây bồ công anh có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm của loại dược liệu này được phân loại qua đặc điểm thực vật của chúng. Biết thêm được những loại đặc điểm này giúp phân biệt được từng loại mà không bị nhầm lẫn. Sau đây là bảng để phân biệt 3 loại này:

Bồ công anh

Tuy nhiên có 2 loại sử dụng có tác dụng được sử dụng nhiều nhất là bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc. Hai loại này có nhiều tác dụng sử dụng trong nhân dân và có những tác dụng chú ý, chỉ thiêm được sử dụng giống với bồ công anh Trung Quốc.

Phân bố

Sự phân bố của từng loại cây ảnh hưởng đến thành phần hóa học có chứa trong cây, do vậy cũng một phần ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu.

  • Bồ công anh Việt Nam: thường mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta ; ít thấy trồng. Được mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Phân bố, thu hái và chế biến Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa vào trồng để lấy lá ăn. Cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt nên đồng bằng hay miền núi đều có thể trồng loại cây này. 
  • Bồ công anh Trung Quốc:Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ sử dụng với tính chất tự cung cấp. 

Thu hái và chế biến và bảo quản

  • Bồ công anh Việt Nam: Thu hái vào khoảng tháng 5 đến 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Rễ thu vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, tác dụng của cây được cho là ở chất lượng đắng vì vậy thu hoạch lúc này được cho là thu được lượng chất lớn nhất. Ít hái vào thu đông, vì lúc này rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng. Rễ hái về sử dụng hoặc phơi sáng hoặc sấy khô. Có thể hái toàn bộ cây trồng khô mà sử dụng.
  • Bảo quản bằng cách: Để nơi khô. thường xuyên phơi lại, tránh mốc, mục.

Bộ phận dùng

  • Bồ công anh Việt Nam: Cả cây bồ công anh thu hái vào tháng 5-7 lúc này chưa có hoa, sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây dùng tươi phơi hoặc sấy khô đều được.
  • Bồ công anh Trang Quốc: được dùng toàn cây cả rễ, hoa, lá mỗi bộ phận được chế biến bằng cách khác nhau tùy mục đích sử dụng.Nhưng thường được phơi và sấy khô.

Bồ công anh

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được nghiên cứu tìm ra bởi một số nghiên cứu, thì thấy trong bồ công anh có các thành phần hóa học chính như:

Bồ công anh Việt Nam:

  • Protid, glucid, xơ, tro và carotene,…
  • Ngoài ra còn chứa: lactuxerin là một ete axetic ngoài ra còn 3 chất đắng có tên acid lacturic, lactucopicrin và lactuxin.

Bồ công anh Trung Quốc lại có những thành phần hóa học khác: inozitola, asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit,…

  • Trong hoa có xanthophyl, trong cây có inulin (tới 40% đối với người khô), saccaroza, glucoza, chất đắng…
  • Ngoài ra rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B và C.

>>> Xem thêm: Cây Đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn.

Tác dụng và công dụng

Theo Y học cổ truyền bồ công anh có vị ngọt đắng tính hàn quy vào 2 kinh can, tỳ (gan và dạ dày). Dựa vào tính vị quy kinh bồ công anh có những tác dụng chú ý có cả 2 loại:

  • Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết, thường trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thanh can nhiệt, dùng đối với bệnh đau mắt đỏ, phối hợp với hạ khô thảo, thảo quyết minh. 
  • Giải độc tiêu viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú, nhọt trong ruột, dùng để trị bệnh viêm ruột thừa cấp tính. 
  • Bồ công anh còn được dùng để tiêu viêm trừ mủ trong các trường hợp viêm tai, viêm đường tiết niệu, viêm gan virus, viêm dạ dày cấp. Trong những trường hợp tiêu viêm, có thể phối hợp với ké đầu ngựa, cỏ mần trầu, kinh giới, kim ngân, nhân trần, hạ khô thảo. 
  • Ngoài ra còn dùng giải độc khi rắn cắn. Lợi sữa, giảm đau: dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ bị tắc tia sữa, dần đến sưng tuyến vú, đau đớn. Dùng lá bổ công anh tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp. 
  • Tác dụng trong trường hợp buồn nôn và đầy trướng bụng: dùng để kích thích tiêu hoá trong các trường hợp ăn không ngon miệng, đầy trướng bụng do khí tích ở vị tràng.
  • Ở bồ công anh Việt Nam: Nhựa cây có chứa ‘lactucarium’, được sử dụng trong y học vì đặc tính an thần, chống co thắt, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, thôi miên, gây ngủ và an thần.  Nó được dùng bên trong để điều trị chứng mất ngủ, lo lắng, loạn thần kinh, tăng động ở trẻ em, ho khan, ho gà, đau thấp khớp,…

Bồ công anh

Bài thuốc

Bồ công anh được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc quý được sử dụng và lưu truyền lại có tác dụng tốt đối với các bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đã được sử dụng là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc bài thuốc vẫn chưa được nghiên cứu mà chỉ được dùng như một loại rau, trà hoặc sử dụng đơn độc:

Bài thuốc chữa sưng vú, tắc tia sữa:

Hái 20 đến 40g lá bồ công anh, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt nước uống, đắp lên nơi vú sưng đau . Thường chỉ sử dụng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt

Lá bồ công anh khô từ 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát) (có thể đun kỹ và giữ nước trong vòng 15 phút). Liên tục trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn. 

Bài thuốc chữa đau dạ dày: 

  • Nguyên liệu: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. 
  • Cách sắc: Thêm 300ml nước, sắc nóng sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống 
  • Cách dùng: Chia 3 lần uống trong ngày. Liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc điều trị dị ứng, tróc lở toàn thân ở trẻ em 

  • Nguyên liệu:  Sài đất 300g, Cam thảo đất 6g, Cỏ Mần trầu 10g, Kim ngân hoa 20g, Kinh giới 4g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 2g, Thương nhĩ tử 10g. 
  • Cách dùng, liều lượng: Các vị cho nước, nấu kỹ lấy 300ml nước cao lỏng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần từ 10 – 30 ml pha loãng với nước chín.

Tác dụng không mong muốn

Rễ cây bồ công anh thường được coi là an toàn và dung nạp tốt ở người lớn nếu dùng điều độ. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Bụng khó chịu
  • Da bị kích ứng

Những người bị dị ứng với rễ cây bồ công anh có thể bị phát ban, chảy nước mắt và các triệu chứng dị ứng khác. Bồ công anh cũng chứa iod và nhựa mủ, vì vậy hãy tránh dùng nếu bị dị ứng với một trong hai chất này.

Bồ công anh

Tương tác có thể xảy ra nếu dùng bồ công anh

Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ khi đang dùng bồ công anh cùng với bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Thuốc kháng axit: Bồ công anh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, vì vậy có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu: Có thể bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu đã dùng thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin) hoặc clopidogrel (Plavix) thì cần hết sức chú ý 
  • Thuốc lợi tiểu: Bồ công anh có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu cũng dùng thuốc lợi tiểu theo toa, hoặc các loại thảo mộc khác hoạt động như thuốc lợi tiểu, có thể có nguy cơ mất cân bằng điện giải.
  • Lithi: Lithi được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bồ công anh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của lithium.
  • Ciprofloxacin (Cipro): Một loài bồ công anh, Taraxacum mongolicum , còn được gọi là bồ công anh Trung Quốc, có thể làm giảm lượng kháng sinh ciprofloxacin mà cơ thể bạn hấp thụ. Các nhà nghiên cứu không biết liệu cây bồ công anh thông thường có làm điều tương tự hay không.
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Về mặt lý thuyết, bồ công anh có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, dùng bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu thấp.
  • Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bồ công anh nếu dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Bồ công anh

Các biện pháp phòng ngừa

Sử dụng các loại dược liệu là một cách tiếp cận lâu dài để bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại dược liệu có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại dược liệu khác, chất bổ sung hoặc thuốc khác. Vì những lý do này, nên dùng các loại dược liệu dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu xảy ra các bất thường cần thông báo ngay với họ để có những giải pháp kịp thời.

Một số các đối tượng có thể xảy ra dị ứng hoặc các tác dụng có hại khác. Khi sử dụng bồ công anh cần lưu ý với những đối tượng sau:

  • Một số người có thể có phản ứng dị ứng khi chạm vào cây bồ công anh. Những người khác có thể bị lở miệng.
  • Nếu bị dị ứng với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa cúc la mã, cỏ thi, hoa cúc, hoặc iốt, bạn nên tránh bồ công anh.
  • Ở một số người, bồ công anh có thể gây tăng axit dạ dày và chứng ợ nóng. Nó cũng có thể gây kích ứng da. Những đối tượng này cần lưu ý khi có ý định sử dụng.
  • Những người có vấn đề về thận, túi mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn bồ công anh.

Sử dụng trên các đối tượng đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em nên tránh các biện pháp điều trị bằng bồ công anh do thiếu nghiên cứu về tính an toàn lâu dài của chúng.
  • Tiêu thụ quá nhiều bồ công anh có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và nồng độ testosterone ở nam giới. Điều này có thể xảy ra do một chất trong thực vật được gọi là phytoestrogen , bắt chước estrogen. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng bồ công anh trên các đối tượng trong độ tuổi sinh sản ý định có con.

Lưu ý khi sử dụng

Bồ công anh

Cần có những lưu ý khi sử dụng bồ công anh, để sử dụng thật hiệu quả mà không gây ra hậu quả xấu trên người dùng:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng không nên sử dụng bồ công anh vì chưa có nghiên cứu an toàn nào khi sử dụng trên đối tượng này vì vậy không nên dùng bồ công anh trên đối tượng này.
  • Không cho phụ nữ mang thai sử dụng 
  • Khi sử dụng cần hết sức chú ý sử dụng đúng liều dùng được khuyến cáo, không sử dụng quá liệu cho phép vì có thể gây ra các hậu quả khó lường
  • Người cao huyết áp, suy tim không nên sử dụng vì những tác dụng phụ có thể mang lại của bồ công anh trên các đối tượng này.
  • Những người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất thành phần nào của bồ công anh cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại cây này để có cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng.

Các cách có thể sử dụng bồ công anh ngay tại nhà ( thường được sử dụng với bồ công anh Trung Quốc)

  • Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh đều có thể ăn được và bổ dưỡng. Thường được ăn là lá. Rau bồ công anh rất giàu vitamin A, B, C, E và K. Chúng cũng có sắt, kali, magiê và canxi. Polyphenol trong lá chống lại chứng viêm trong cơ thể. Nấu lá bất kỳ loại rau xanh nào khác, hoặc thưởng thức lá non, ăn sống trong món salad.
  • Rễ của cây bồ công anh là một nguồn chất xơ đặc biệt tốt. Có thể ăn tươi, dùng để pha trà hoặc sấy khô để sử dụng trong tương lai. Nếu sấy khô, hãy chặt chúng thành những miếng nhỏ hơn khi còn tươi và sau đó sấy khô.
  • Dùng những bông hoa màu vàng của bồ công anh để làm rượu, ngâm giấm, dầu và mật ong hoặc pha trà. Có thể tách các cánh hoa ra – phần màu xanh lá cây quá đắng – và sử dụng chúng trong các món tráng miệng, như bánh quy, bánh ngọt và kem phủ.

>>> Xem thêm bài viết: Cỏ cà ri- 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe

Trên đây là những điều có thể bạn chưa biết về bồ công anh, để có thể sử dụng loại dược liệu và để chúng phát huy tác dụng tốt nhất cần tìm hiểu thật kĩ về chúng. Hãy tham khảo thật kĩ ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này như một thuốc chữa bệnh hay chỉ là một thực phẩm. Gọi ngay tới Hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn các vấn đề về sức khỏe mẹ và bé tốt nhất nhé.

]]>
https://imiale.com/bo-cong-anh-va-nhung-dieu-chua-biet-12800/feed/ 0
Hệ thống nhà thuốc Long Châu – Hành trình cán mốc 1000 nhà thuốc https://imiale.com/nha-thuoc-long-chau-14452/ https://imiale.com/nha-thuoc-long-chau-14452/#respond Wed, 07 Dec 2022 03:53:08 +0000 https://imiale.com/?p=14452 Nhắc đến Nhà thuốc Long Châu là nhắc đến hệ thống nhà thuốc lớn nhất trải khắp 63 tỉnh thành. Sự phát triển lớn mạnh này nhờ sự cố gắng không ngừng của Tập đoàn FPT nói chung và đội ngũ FPT  Long Châu nói riêng, sự hỗ trợ của đối tác và đặc biệt là sự tin tưởng của hàng hàng triệu người dân Việt Nam. Tháng 12/2022, hệ thống nhà thuốc Long Châu chính thức cán mốc 1000 nhà thuốc. Cùng nhìn lại hành trình này nhé! 

nhà thuốc Long Châu

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển chuỗi nhà thuốc Long Châu

Hiện nhà thuốc Long Châu trực thuộc Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT – là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Để có được sự phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, hệ thống nhà thuốc Long Châu đã trải qua một số cột mốc đặc biệt: 

  • Năm 2007, Nhà thuốc Long Châu được thành lập với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm. 
  • Năm 2017, nhà thuốc Long Châu chính thức trực thuộc tập đoàn FPT với 8 nhà thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
  • Năm 2019: Hệ thống nhà thuốc được mở rộng với quy mô 32 nhà thuốc tại 5 tỉnh thành. 
  • Năm 2020: Sự mở rộng tiếp tục được phát triển mạnh và vượt mốc 200 nhà thuốc tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc vào năm 2020. 
  • Năm 2021, hệ thống nhà thuốc vượt mốc 400 nhà thuốc tại 53 tỉnh thành trên toàn quốc.
  • Năm 2022: Chuỗi nhà thuốc Long Châu đã chính thức cán mốc 1.000 nhà thuốc toàn quốc tính đến đầu tháng 12 năm 2022. Vào ngày 2/12/2022, sự kiện khai trương nhà thuốc thứ 1.000 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu quá trình phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của chuỗi nhà thuốc này.

2. Hoạt động kinh doanh của nhà thuốc Long Châu

Hoạt động kinh doanh của nhà thuốc Long Châu bao gồm 2 hình thức chính: Offline tại các cửa hàng chính thức và Online qua Website, Fanpage. Cụ thể: 

Hình thức kinh doanh offline

Hệ thống nhà thuốc Long Châu cung cấp đa dạng các danh mục sản phẩm như: thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, trang thiết bị y tế,… Nhà thuốc sở hữu danh mục thuốc chính hãng vừa đa dạng, phong phú lại vừa chuyên sâu.

Khi mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ dược sĩ có chuyên môn và trình độ cao. Với sự mở rộng đến 1000 mạnh mẽ, hệ thống nhà thuốc Long Châu ngày càng tiếp cận được nhiều người dân hơn trên cả nước.

Hình thức kinh doanh online

Bên cạnh việc mua hàng trực tiếp, khách hàng có thể lựa chọn hình thức mua hàng qua website của hệ thống. Khi đó, người mua sẽ được đội ngũ chăm sóc khách hàng tư vấn tận tình 24/7. Nhân viên tư vấn sẽ gọi điện hoặc nhắn tin với khách để trao đổi thông tin, tư vấn sản phẩm cũng như cách thức giao hàng. Khi truy cập vào website, khách hàng có thể truy cập đầy đủ các thông tin cần thiết như giới thiệu chuỗi hệ thống, danh mục các mặt hàng, thông tin về thuốc, bệnh, cách thức mua hàng,… 

Ngoài ra, khách hàng có thể mua các sản phẩm có mặt tại nhà thuốc Long Châu qua fanpage “Nhà thuốc FPT Long Châu”, với đội ngũ dược sĩ tư vấn tận tình và chất lượng dịch vụ đảm bảo như mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.

nhà thuốc Long Châu dược sĩ tư vấn

3. Khác biệt tại nhà thuốc Long Châu 

Thuốc chính hãng

Nhà thuốc Long Châu sở hữu danh mục thuốc chính hãng vừa an toàn, chất lượng vừa phong phú, đa dạng. Nhà thuốc có đầy đủ các loại thuốc, chuyên thuốc theo toa để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân. Bên cạnh việc cung cấp thuốc chất lượng, người dân còn được mua lẻ với giá sỉ. Nhà thuốc cam kết bán sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá niêm yết thấp hơn so với thị trường chung, tương đương với giá bán sỉ.

khác biệt nhà thuốc Long châu

Dược sĩ tư vấn tại chỗ

Tại tất cả các nhà thuốc thuộc hệ thống luôn có dược sĩ tư vấn tại chỗ. Đội ngũ dược sĩ tư vấn tại hệ thống với kinh nghiệm và chuyên môn cao luôn chú trọng tư vấn cho khách hàng với tiêu chí 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng cách và đúng giá.

Đổi trả trong 30 ngày

Khi mua hàng tại nhà thuốc, khách hàng sẽ được đổi trả nguyên giá trong vòng 30 ngày, kể từ ngày mua. Chỉ cần đọc số điện thoại hoặc giữ lại hóa đơn mua hàng, bạn đã có thể đổi trả kể cả lý do thuốc đã mua dùng không hết hoặc bác sĩ đổi toa.

Nếu đổi trả do lỗi của nhà sản xuất, nhà thuốc sẽ đổi trả miễn phí áp dụng cho tất cả các sản phẩm đang kinh doanh tại Nhà thuốc Long Châu. Lưu ý, không bao gồm các sản phẩm trữ lạnh, thuốc tiêm chích, vớ y khoa.

Nếu đổi trả theo nhu cầu của khách hàng, nhà thuốc áp dụng đổi trả cho các sản phẩm đang kinh doanh (dạng vỉ, ống uống, gói, chai, tuýp, hộp). Hàng đổi, trả phải còn nguyên vẹn chưa sử dụng, còn tem niêm phong, hộp không bị móp méo, nếu vỏ hộp bị mất hoặc móp méo sẽ tính phí vỏ hộp theo quy định của công ty.

Ngoài các trường hợp được đổi trả, hệ thống Long Châu không áp dụng đổi trả trong các trường hợp sau: Hàng đặt riêng theo yêu cầu Khách hàng, không xác định được tính nguyên vẹn của sản phẩm, thuốc viên bán lẻ (không vỉ, không hộp), hàng trữ lạnh, thuốc tiêm chích.

Giao hàng tận nơi

Hệ thống nhà thuốc Long Châu thực hiện giao hàng trên toàn quốc. Khi nhận đơn hàng từ người mua và sau khi đã xác nhận thông tin mua hàng qua điện thoại, hệ thống sẽ tiến hành giao hàng theo yêu cầu của quý khách hàng.Khi lựa chọn phương thức mua hàng online, khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn về các sản phẩm, chi phí vận chuyển, cách thức giao hàng. Ngoài ra, khi mua hàng với hóa đơn từ 300.00 đồng trở lại, khách hàng sẽ được miễn phí giao hàng nếu giao trong cùng tỉnh/thành phố với cửa hàng gần nhất.

nhà thuốc Long Châu giao hàng tận nơi

Chương trình, chính sách ưu đãi diễn ra thường xuyên

Hệ thống nhà thuốc Long Châu có hàng ngàn ưu đãi lớn trong năm. Các hoạt động, chương trình này được tổ chức với mục đích tri ân khách hàng và kỷ niệm những cột mốc đặc biệt của hệ thống. Khách hàng thường xuyên được nhận những ưu đãi hấp dẫn khi sử dụng dịch vụ mua hàng tại nhà thuốc Long Châu. 

4. Nhà thuốc Long Châu và những thành tựu đáng ngưỡng mộ 

Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển, hệ thống đã cán mốc 1000 nhà thuốc vào ngày 2/12/2022. Đây là sự kiện đánh dấu thành tựu to lớn, cũng như sự thành công của hệ thống nhà thuốc Long Châu. Bên cạnh quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, hệ thống luôn chú trọng tổ chức các sự kiện vì cộng đồng, vi khách hàng. Chính vì thế, hệ thống nhà thuốc Long Châu luôn được hàng ngàn người dân tin tưởng và lựa chọn. 

Với lợi thế nguồn hàng đa dạng, nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng kiểm soát chặt chẽ, cùng vai trò đối tác chiến lược quan trọng của các thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước như Sanofi, Zuellig Pharma, AstraZeneca, MediUSA, Dược phẩm Imexpharm, Dược phẩm Á Âu.. FPT Long Châu trở thành đối tác top đầu tại thị trường Việt Nam. Năm 2021, hệ thống vinh dự đạt chứng nhận “Best Performance Partner” và có kết quả kinh doanh dẫn đầu.

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu luôn mong muốn được chăm sóc sức khỏe cộng đồng qua các sản phẩm, dịch vụ y tế chất lượng cao cùng hệ thống thông trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn GPP. Chắc chắn trong tương lai, hệ thống sẽ ngày càng phát triển và cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm giúp ích cho sức khỏe cộng đồng.

5. Nhà thuốc Long Châu tích cực hợp tác với các đối tác lớn

Với sứ mệnh cao cả “mong muốn được chăm sóc, phục vụ sức khỏe cộng đồng với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý”, nhà thuốc Long Châu không ngừng hợp tác với các đối tác lớn, nhằm cung cấp mặt hàng đa dạng, tiện lợi nhất cho người dân khắp 63 tỉnh thành.

Gần đây nhất, ngày 9/1/2023, FPT Long Châu đã chính thức ký kết hợp tác phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe Blackmores – đơn vị cung cấp thực phẩm chức năng hàng đầu Australia – tại Việt Nam, khiến việc đưa sản phẩm Blackmores đến tận tay người dùng chưa bao giờ dễ dàng đến thể. Người mua có thể liên hệ Fanpage, HOTLINE hoặc mua trực tiếp tại 1000 nhà thuốc khắp cả nước.

nhà thuốc Long Châu kí kết Blackmores
Lễ ký kết hợp tác chiến lược FPT Long Châu và Blackmores – Nguồn: FPT Long Châu

Bên cạnh đó, Dược sĩ Long Châu cùng Soki Tium – Sản phẩm chăm sóc giấc ngủ đầu tiên cho con tại Việt Nam, kiến tạo nên bản đồ ngủ ngon cho trẻ em Việt. Hiện bộ sản phẩm Soki Tium đã có mặt tại tất cả nhà thuốc Long Châu với hàng ngàn ưu đãi.

Dizigone – Bộ sản phẩm Kháng khuẩn vượt trội, Phục hồi tổn thương da tự hào được đồng hành cùng nhà thuốc Long Châu khắp 63 tỉnh thành, mang đến giải pháp cho chăm sóc và xử lý mọi tổn thương da liễu thường gặp ở gia đình như:

  • Vết thương, vết loét, bỏng….
  • Các vấn đề da liễu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Chàm sữa, hăm tã, rôm sảy…
  • Bệnh ngoài da do virus: tay chân miệng, thủy đậu, zona,…
  • Bệnh ngoài da do vi khuẩn: mụn nhọt, áp xe…
  • Bệnh ngoài da do nấm: nấm tóc, hắc lào…

imiale ảnh sản phẩm>> Xem thêm: Imiale và 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, an toàn.

[Cập nhật] Tết Quý Mão, nhà thuốc Long Châu có gì?

Dịp tết Nguyên đán, xuân Quý Mão đang cận kề, 206 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc luôn sẵn sàng phục vụ xuyên Tết vì sức khỏe cộng đồng.

Nhà thuốc Long Châu – số 1 thuốc kê đơn, đã chuẩn bị ĐỦ thuốc kê đơn phục vụ suốt Tết. Vì vậy, người bệnh khám chữa bệnh tại các bệnh viện có thể mua thuốc theo đơn trực tiếp tại đây. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần chuẩn bị thuốc đủ duy trì, không được gián đoạn trong dịp Tết.

Hiện nhà thuốc Long Châu diễn ra chương trình “Tết khỏe như ý – Hoan hỉ cả năm” với hàng loạt lì xì may mắn:

  • Cơ hội trúng 68 chỉ vàng
  • Lì xì lên tới 388.000 đồng
  • Tặng ngay 1 triệu phần quà.

Chương trình áp dụng từ 1/1 đến 31/1, đến ngay nhà thuốc Long Châu gần nhất hoặc gọi HOTLINE 1800 6928 để nhận được lì xì may mắn nhé.

Imiale tự hào được chuỗi nhà thuốc Long Châu phân phối, mang sản phẩm đến khắp 63 tỉnh thành, đồng hành cùng mẹ trong hành trình nuôi con hạnh phúc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm hay cần hỗ trợ của chuyên gia, đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/nha-thuoc-long-chau-14452/feed/ 0
11 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm mau tăng cân https://imiale.com/chao-ca-hoi-an-dam-13966/ https://imiale.com/chao-ca-hoi-an-dam-13966/#respond Fri, 14 Oct 2022 01:36:31 +0000 https://imiale.com/?p=13966 Cá hồi là món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ tập ăn dặm và cần tăng cần. Một trong những cách chế biến cá hồi cho bé phù hợp nhất trong với giai đoạn này là món cháo cá hồi. Hãy cùng Imiale tìm hiểu những công thức cháo cá hồi thơm ngon và bổ dưỡng dành cho trẻ qua bài viết dưới đây.

cháo cá hồi ăn dặm cho bé

1. Dinh dưỡng trong cháo cá hồi với bé ăn dặm

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi khác nhau giữa các giống. Về cơ bản, cá hồi nuôi có hàm lượng chất béo và năng lượng cao hơn cá hồi được đánh bắt tự nhiên. Tuy nhiên, cá hồi đánh bắt tự nhiên lại cung cấp nhiều protein hơn. 

Dù là loại cá nào thì chúng cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể bé, nhất là giai đoạn trẻ tập ăn dặm, bao gồm:

  • Selen: Tham gia quá trình tổng hợp ADN- một vật liệu có chức năng di truyền, chuyển hóa hormon tuyến giáp và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Photpho: Tham gia cấu tạo hệ cơ xương, từ đó làm chắc xương và thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, photpho cũng tham gia cấu tạo ADN, tăng cường sửa chữa tổn thương.
  • Axit béo omega-3: Cá hồi được coi là nguồn bổ sung omega-3 (bao gồm 2 axit béo chủ yếu là EPA và DHA) tuyệt vời nhất. Đây là một axit béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, giảm viêm và tăng cường sức khỏe của não bộ. 
  • Vitamin B1: tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ enzym chuyển hóa các chất dinh dưỡng, kích thích sự thèm ăn của trẻ.
  • Vitamin B12: cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh trung ương

cháo cá hồi - dinh dưỡng

2. Cách chế biến cá hồi nấu cháo cho bé ăn dặm 

Công thức chế biến cá hồi nấu cháo cho trẻ ăn dặm rất đa dạng. Cách cơ bản là nghiền hoặc xoay nhuyễn cá sau khi luộc chín. Sau đó, mẹ có thể thêm rau thơm hoặc các gia vị khác nhau vào cháo để kích thích vị giác của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có vị giác nhạy cảm hơn so với người lớn nên mẹ không nên lạm dụng các gia vị. Đặc biệt, tránh các loại gia vị cay và tập trung vào các loại rau thơm thân thiện với trẻ như húng quế, hương thảo.

Ngoài ra, tốt nhất mẹ không nên cho bất kỳ lượng muối nào vào khẩu phần ăn của trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Điều này để tránh tình trạng muối tích lũy trong cơ thể, gây phù hoặc ảnh hưởng sức khỏe của thận. 

bé ăn dặm

3. Hướng dẫn 11 món cháo cá hồi giúp bé mau tăng cân 

3.1. Cháo cá hồi khoai lang

Việc bổ sung khoai lang và cháo cá hồi giúp tăng cường thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu là các loại carb và chất xơ không hòa. Ngoài ra, khoai lang còn cung cấp protein, các loại vitamin và muối khoáng như vitamin A, C và kali,…

cháo cá hồi khoai lang ăn dặm

Nguyên liệu

  • Cá hồi: 300g
  • Khoai lang: 2 củ (khoảng 200 – 250g)
  • Sữa tươi không đường: 250ml
  • Gạo tẻ: 100g
  • Gừng: 1 củ
  • Hành lá: 5 nhánh
  • Dầu ăn: vừa đủ

Cách thực hiện

Bước 1- Sơ chế nguyên liệu

  • Vo sạch gạo rồi để cho ráo nước.
  • Cá hồi thì lóc bỏ da, rửa sơ với nước. Sau đó khử tanh cá bằng cách ngâm với 250ml sữa tươi không đường trong 20 – 30 phút.
  • Hành lá, gừng thì rửa sạch, cắt nhỏ và để riêng
  • Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch rồi cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn

Bước 2 – Nấu cháo: Cho gạo và thật nhiều nước vào nồi cơm điện để nấu

Bước 3 – Xào cá hồi: Cho vào chảo một chút dầu ăn, đun lửa vừa. Đợi dầu nóng lên thì cho hành lá với gừng đã chuẩn bị trước đó vào phi thơm. Tiếp tục, cho cá hồi vào xào đến khi chín.

Bước 4 – Hấp khoai lang: Cho khoai lang đã cắt nhỏ vào nồi hấp trong khoảng 15 – 20 phút cho chín.

Bước 5 – Nấu cháo cá hồi khoai lang: Cho khoai lang đã hấp chín vào nồi cháo. Tiếp theo cho cá đã xào vào. Nấu thêm khoảng 5 phút để để các nguyên liệu chín mềm.

3.2. Cháo yến mạch cá hồi 

con lười ăn dặm

Nguyên liệu

  • Cá hồi: 70g
  • Yến mạch: 70g
  • Gừng băm: 1 muỗng cà phê
  • Dầu ô- liu: 2 muỗng cà phê
  • Sữa tươi không đường: 300 ml
  • Hành lá, hành khô, rau mùi hoặc các gia vị khác nếu muốn: 1 ít

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế cá hồi:

  • Ngâm cá hồi với gừng và rượu trắng trong 10 phút, sau đó rửa lại với nước để khử mùi tanh
  • Thái cá hồi thành lát mỏng hoặc băm nhuyễn. Đối với trẻ mới tập ăn dặm, mẹ nên ưu tiên băm nhuyễn cá để tránh trẻ bị mắc nghẹn

Bước 2: Ngâm yến mạch trong vòng 5 phút. 

Bước 3: Hành khô rửa sạch, phi thơm hành với dầu oliu. Sau đó, cho cá vào chảo, đảo đều cho đến khi thịt cá săn lại

Bước 4: Cho yến mạch và nước vừa đủ vào một nồi khác. Nấu sủi yến mạch trong khoảng 2 phút thì đổ cá hồi đã xào hành thơm vào. Đảo đều cháo trong vòng 3 phút để tránh bị khét. 

Bước 5: Bắc nồi ra khỏi bếp. Thêm vào cháo một chút dầu oliu và các gia vị đã chuẩn bị trước đó.

3.3. Cháo cá hồi khoai tây 

cháo cá hồi khoai tây ăn dặm

Nguyên liệu

  • Cá hồi: 30g
  • Khoai tây: 20g
  • Gạo: 1 nắm
  • Dầu ăn: 10ml
  • Hành củ: 5g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Vo sạch gạo, nấu cháo theo tỷ lệ gạo/nước là ⅕
  • Bước 2: Cá hồi đã khử tanh, rửa sạch với nước, để ráo và cắt thành từng miếng nhỏ
  • Bước 3: Hành củ phi thơm rồi cho cá hồi vào xào cùng. Có thể tán nhỏ cá hồi sao cho phù hợp với khả năng ăn của trẻ
  • Bước 4: Khoai tây luộc, nghiền nhuyễn hoặc thái nhỏ
  • Bước 5: Đổ khoai tây đã chuẩn bị vào cháo. Thêm dầu ăn, gia vị khác. Đun tiếp khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp

3.4. Cháo cá hồi cải bó xôi

cháo cá hồi ăn dặm

Nguyên liệu

  • Gạo: 100g
  • Cá hồi: 100g
  • Cải bó xôi: 5 lá
  • Hành củ
  • Gia vị: dầu oliu, nước mắm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cá hồi xát qua với muối để khử tanh, sau đó rửa sạch với nước.
  • Bước 2: Cải bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Bước 3: Hành củ lột vỏ, băm nhỏ.
  • Bước 4: Cho cá hồi vào nồi nước luộc chín, sau đó vớt cá ra cho nguội rồi tách phần thịt cá để riêng, còn phần xương để vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút nữa cho ngọt nước.
  • Bước 5: Thịt cá hồi xé nhỏ và phi thơm với hành.
  • Bước 6: Nước luộc phải lọc bỏ xương. Tiếp tục cho gạo vào ninh nhừ.
  • Bước 7: Cháo chín thì cho cá hồi đã phi thơm, cải bó xôi xay nhuyễn, một ít nước mắm và dầu ô liu vừa đủ vào. Tiếp tục đun cháo đến khi sôi thì tắt bếp.

3.5. Cháo cá hồi đậu xanh

ăn dặm cháo cá hồi

Nguyên liệu

  • 2/3 bát con đậu xanh
  • 1/3 bát con gạo nếp
  • 1/3 bát con gạo tẻ
  • 50g cá hồi thái hạt lựu
  • Hành lá, thì là, gừng, hành khô

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đậu xanh ngâm với nước 2-3 tiếng để khi nấu nhanh mềm hơn. Sau đó, vớt đậu xanh ra rổ và để ráo nước.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho gạo tẻ, gạo nếp và đậu xanh đã ngâm mềm vào nồi với lượng nước vừa đủ. Đun trong 15-20 phút, cháo bắt đầu chín thì tắt bếp.
  • Bước 3: Trong lúc chờ cháo sôi thì rửa sạch và cắt nhỏ hành, thì là, gừng.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho khoảng ½ thìa dầu ăn vào. Khi dầu nóng thì cho cá hồi, gừng, hành phi thơm đến khi cá chuyển từ màu cam sang xám nhạt. Dùng thìa tán nhuyễn cá hồi.
  • Bước 5: Cho cá hồi tán nhuyễn vào nồi cháo đang sôi. Chờ đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Thêm muối tùy khẩu vị của trẻ.

3.7. Cháo cá hồi cà chua

con lười ăn

Nguyên liệu

  • 20g cá hồi
  • 1 quả cà chua
  • 1 bát cháo trắng
  • Hành củ hoặc hành lá
  • ½ bắp ngô ngọt
  • ½ bát gạo tẻ

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu
  • Bước 2: Ngô ngọt luộc chín, tách lấy hạt. Xay ngô với một phần nước luộc. Sau đó lọc bỏ phần bã để lấy nước nấu cháo.
  • Bước 3: Phi thơm hành với cà hồi
  • Bước 4: Cho gạo và nước luộc ngô đã loại bỏ bã, nấu nhừ. Cháo sôi thì cho cà chua. Cà chua chín nhừ thì cho và cá hồi vào. Tiếp tục đun 2-3 phút thì tắt bếp

3.8. Cháo cá hồi củ dền

con lười ăn

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ ½ bát
  • Cá hồi 50g
  •  Củ dền ½ củ
  •  Hành tím 1 củ
  •  Dầu ăn vừa đủ

Cách thực hiện

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu:

  • Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn
  • Cá hồi mang đi rửa sạch, khử tanh.
  • Củ dền bào vỏ, rửa sạch. Sau đó, mang chúng đi ninh nhừ rồi cho vào cối xay xay nhuyễn.

Bước 2 – Luộc cá hồi: Cho cá hồi đã sơ chế vào nồi nước sôi, luộc khoảng 2-3 phút cho cá chín thì vớt ra. Chờ một chút cho cá nguội thì mang đi băm nhuyễn hoặc dầm nhỏ, không cần bỏ da.

Bước 3 – Xào cá hồi: Cho lần lượt vào chảo nóng 1 thìa dầu ăn, hành tím băm nhỏ và cá hồi để phi thơm. Xào nhanh với lửa vừa khoảng 1 phút. Tắt bếp vào múc cá ra bát riêng.

Bước 4 – Nấu cháo: Cho gạo, củ dền đã xay nhuyễn vào nồi, bật bếp và đun đến khi chín thì tắt bếp. 

3.9. Cháo cá hồi phô mai

cháo cá hồi phô mai cho bé ăn dặm

Phô mai cũng là thực phẩm có đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm nhiều loại protein, lipid, đường, vitamin và các khoáng chất. Bên cạnh đó, thành phần chủ yếu của phô mai là casein- một protein dễ tiêu hóa và hấp thu, cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và năng lượng hàng ngày của trẻ nhỏ. Hơn nữa, phô mai có lượng canxi cao gấp 6 lần sữa và hàm lượng vitamin D rất cao- chất tham gia quá trình hấp thu canxi từ ruột, từ đó tăng cường sự phát triển của xương.

Nguyên liệu

  • Cá hồi: 200g
  • Gạo tẻ: 150g
  • Phô mai: 15g
  • Nấm hương: 50g
  • Hành ngò: 5g
  • Dầu mè hoặc dầu oliu: 1 muỗng cà phê

Cách thực hiện

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá hồi: rửa sạch, khử tanh bằng cách rửa với nước muối pha loãng. Lọc hết xương cá để tránh trẻ bị hóc khi ăn. Sau đó, cho cá vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Gạo: vo sạch, ngâm với nước từ 30 phút- 1 tiếng trước khi nấu để để cháo nấu nhanh nhừ.
  • Nấm hương: ngâm với nước muối trong khoảng 1 giờ, rồi vớt ra rửa sạch, băm nhuyễn 
  • Hành ngò: rửa sạch, cắt nhuyễn.

Bước 2 – Hấp cá và nấm hương

Trộn đều cá xay và nấm hương băm nhỏ và đem đi hấp chín

Bước 3 – Nấu cháo: 

  • Cho gạo vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, bật bếp đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để cháo chín nhừ. Trong khi nấu, thỉnh thoảng khuấy đều để cháo không bị khê, vớt hết bọt nổi phía trên.
  • Khi cháo đã nhừ, bạn cho nấm hương và cá hồi đã chuẩn bị vào nồi, khuấy đều. Thêm 1 muỗng canh dầu mè hoặc dầu oliu vào cháo để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho bé. 
  • Cuối cùng, cho phô mai vào nồi. Trước khi tắt bếp, cho hành ngò đã chuẩn bị vào nếu trẻ thích.

3.10. Cháo bí đỏ cá hồi

cháo bí đỏ cá hồi

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ ½ bát
  • Cá hồi 200g
  • Bí đỏ 200g
  • Dầu ăn 2 muỗng cà phê
  • Gừng cắt lát 2 lát
  • Hành lá 50 gr
  • Giấm 1 muỗng cà phê

Cách thực hiện

Bước 1 – Sơ chế

  • Cá hồi rửa sạch, khử tanh
  • Bí đỏ đem đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem bí đỏ đi hấp chín rồi nghiền nát.
  • Ngâm gạo ít nhất 1 giờ. Sau đó, vớt gạo, để ráo nước. Có thể giã hoặc xay gạo sơ qua.
  • Hành lá rửa sạch, cắt khúc ngắn khoảng 5mm

Bước 2 – Luộc cá hồi

Đem cá hồi đã sơ chế đi luộc với khoảng 500ml nước với lửa nhỏ trong vòng 5 phút cho cá chín. Khi cá đã chín, gắp cá ra bát, lọc bỏ xương và nghiền nhỏ. Phần nước luộc cá giữ lại để nấu cháo.

Bước 3: Phi thơm cá với hành khô. Đến khi thấy thịt cá săn lại thì tắt bếp.

Bước 4: Nấu cháo

  • Cho gạo đã ngâm vào nước luộc cá, thêm vào đó 500ml nước lọc rồi bật bếp đun lên.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lựa, thỉnh thoảng khuấy đều.
  • Đến khi cháo nhừ thì cho bí đỏ nghiền vào khuấy đều lên. Đun tiếp 1-2 phút để cháo chín đều thì tắt bếp.

Bước 5: Múc cháo ra tô, cho cá hồi đã phi lên trên với một ít hành là xong

3.11. Cháo cá hồi súp lơ xanh

cháo cá hồi súp lơ xanh

Nguyên liệu

  • Bột gạo hoặc gạo tẻ 20g
  • Cá hồi 20g
  • Súp lơ xanh 10g
  • 1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn cho bé (khoảng 5ml).
  • Chén nước vừa đủ (250ml)

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cá hồi luộc chín, lọc bỏ xương, tránh bỏ sót xương dăm. Phần thịt cá đem bóp vụn.
  • Bước 3: Súp lơ xanh đem luộc chín, nghiền nhuyễn
  • Bước 4: Cho gạo vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu cháo.
  • Bước 5: Khi cháo gần chín, cho cá hồi vào nồi cháo, đun nhỏ lửa. Quấy đều khoảng 3 phút rồi cho súp lơ xanh đã nghiền nhuyễn vào trộn đều, tắt bếp.
  • Bước 6: Cho thêm 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều. Múc cháo ra bát, để nguội tới độ ấm vừa phải là bé có thể thưởng thức

bé ăn dặm

Bên cạnh các món cháo cá hồi, trẻ cũng cần đảm bảo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Việc bổ sung lợi khuẩn là một trong những giải pháp hỗ trợ hữu ích nhờ khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo màng chắn bảo vệ đường ruột khỏi các vi khuẩn gây bệnh, điều hòa nhu động tiêu hóa. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung lợi khuẩn. Trong đó, Imiale bổ sung Bifidobacterium BB-12 một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất với hệ tiêu hóa. Sản phẩm được chứng minh an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh nên mẹ có thể yên tâm sử dụng. Imiale áp dụng công nghệ bao kép độc quyền giúp lợi khuẩn có thể ổn định tại pH axit dạ dày và gắn đích hiệu quả tại đại tràng. Từ đó, lợi khuẩn phát huy tối đa tác dụng trên hệ tiêu hóa. 

imiale ảnh sản phẩm

Cá hồi được coi là nguồn bổ sung omega-3, một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cân nặng và chức năng của nhiều cơ quan. Mẹ có thể áp dụng các công thức nấu cháo cá hồi cho bé trên để tập cho bé làm quen dần với thức ăn rắn vừa bổ sung nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ có thể thêm vào đó các loại thực phẩm khác để gia tăng hương vị và dinh dưỡng như các loại rau củ quả, bao gồm khoai, cà chua, củ dền,…

Nếu cần được tư vấn thêm, bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imiale.com/chao-ca-hoi-an-dam-13966/feed/ 0
Sau sinh nên ăn gì? Top thực phẩm lành tính, ích sữa cho mẹ https://imiale.com/sau-sinh-nen-an-gi-11448/ https://imiale.com/sau-sinh-nen-an-gi-11448/#respond Thu, 06 Oct 2022 15:01:50 +0000 https://imiale.com/?p=11448 Chúng ta đều biết rằng, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là vô cùng quan trọng, để đảm bảo đứa trẻ luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch cần thiết nhất. Vì vậy, các câu hỏi như: “Thức ăn cho người mổ đẻ là gì?” hay “Sau sinh nên ăn gì?”, là những câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

sau sinh nên ăn gì

1. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh

Nguồn năng lượng và dinh dưỡng mà người mẹ dự trữ trong quá trình mang thai được sử dụng nhiều ở những tháng cuối thai kỳ và trong quá trình sinh nở, chúng tiêu hóa khá nhiều. Do đó, nhu cầu này cần được tiếp tục bổ sung sau khi sinh, thậm chí còn cao hơn để đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ.

1.1. Nhu cầu về năng lượng

Nhu cầu về năng lượng của phụ nữ sau khi sinh cao hơn phụ nữ bình thường khoảng 500 Kcal (cùng nhóm tuổi và cùng mức độ hoạt động thể lực). Nhu cầu này còn phụ thuộc vào mức tăng cân và tình trạng hoạt động thể lực trong thời kỳ mang thai, cụ thể:

  • Người mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt trước và trong thai kỳ, tăng từ 10 – 12kg: Nhu cầu năng lượng đối với người lao động nhẹ là 2260 Kcal/ngày; và người lao động trung bình là 2550 Kcal/ngày
  • Người mẹ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt trước và trong thai kỳ, tăng ít hơn 10kg: Cần cố gắng ăn nhiều và bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo luôn đủ năng lượng cần thiết khi đang nuôi con bú

1.2. Nhu cầu về chất đạm (Protein)

Theo khuyến cáo cho người Việt Nam, lượng chất đạm cần được cung cấp trong quá trình cho con bú như sau:

  • Trong 6 tháng đầu: nhu cầu về chất đạm khuyến nghị là 79g/ngày – nhiều hơn 19g/ngày so với nhu cầu bình thường
  • Trong 6 tháng tiếp theo: nhu cầu về chất đạm khuyến nghị là 73g/ngày – nhiều hơn 13g/ngày so với nhu cầu bình thường

nhu cầu về chất đạm

Các chuyên gia đề xuất, lượng protein động vật mà người mẹ bổ sung vào cơ thể nên đạt ≥ 30% tổng lượng protein và nên ưu tiên các thực phẩm có chứa protein chất lượng cao (thịt, cá, trứng, sữa,….)

1.3. Nhu cầu về chất béo (Lipid)

Lượng chất béo cung cấp cần đảm bảo chiếm 20 – 30% năng lượng khẩu phần, cứ 1g chất béo cung cấp khoảng 9 Kcal năng lượng. Các axit béo không no như DHA, EPA, n3, n6 – có nhiều trong dầu cá, một số loại dầu thực vật và cá mỡ… được khuyến khích sử dụng, bởi chúng góp phần quan trọng trong việc phát triển trí não và thị lực của bé.

1.4. Nhu cầu về vitamin và khoáng chất

Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bà mẹ đang nuôi con bú. Theo đó, nhu cầu khuyến nghị một ngày, lượng trái cây và rau củ người mẹ nên ăn là ≥ 400g và nên chú ý ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.

1.5. Nhu cầu về nước

Để sản xuất đủ sữa đáp ứng nhu cầu bú mẹ của trẻ, người mẹ cần uống đủ nước, khoảng 2,0 – 2,5 lít/ ngày (tương đương khoảng 12 – 15 cốc nước)

Tháp Dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú (một ngày) – Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam

Sau sinh nên ăn gì và ăn như thế nào, với lượng bao nhiêu là rất quan trọng, người mẹ cần cân đối các loại thực phẩm trong bữa ăn của mình một cách khoa học, đầy đủ và đa dạng.

2. Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì?

Ngay sau khi đón chào thành viên mới của gia đình, người mẹ bước ngay vào chế độ ăn uống và sinh hoạt kiêng cữ. Vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho bữa ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ hãy lưu lại những loại thực phẩm tốt nhất cho bà mẹ sau sinh dưới đây nhé:

2.1. Quả bơ

quả bơ

Bơ là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng dành cho các bà mẹ cho con bú. Trong bơ có chứa các loại axit béo như omega-3, omega-6, omega-9, chúng không chỉ có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa mà còn giúp kích thích sản xuất sữa mẹ. Không thể không nhắc đến các công dụng tuyệt vời khác của loại quả này: khả năng kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường,…

Ngoài ra, trong bơ còn có các chất: vitamin B, vitamin K, vitamin C, vitamin E, folate, kali,..

2.2. Quả chuối

Chuối không chỉ giàu vitamin, khoáng chất mà còn chứa hàm lượng calo cao, nhờ đó giúp duy trì dòng sữa mẹ đều và tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng Kali, sắt và cellulose lớn trong chuối giúp bổ máu, góp phần tái tạo hồng cầu và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Bổ sung chuối trong bữa ăn hàng ngày giúp các bà mẹ tránh được tình trạng thiếu máu và táo bón sau sinh.

2.3. Quả đu đủ

Trong đu đủ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm,…) và chất xơ,. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, chúng còn góp phần trong việc đảm bảo hệ tiêu hóa luôn làm việc tốt, giúp bổ máu, nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng và nhanh lành vết khâu.

Bên cạnh đó, đu đủ ninh với móng giò là món ăn lợi sữa vô cùng hiệu quả, giảm vấn đề suy nhược cơ thể cho phụ nữ sau sinh.

2.4. Quả sung

Loại quả này khá lành tính, chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, như: vitamin C, kali, phốt pho,… do đó rất tốt cho quá trình người mẹ mang thai và sau khi sinh. Quả sung có rất nhiều tác dụng hữu ích, phải kể đến là: thông huyết, bổ huyết, tiêu viêm, sát trùng, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tăng tiết sữa và giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng.

Có nhiều cách chế biến với sung để đa dạng bữa ăn: sung hầm chân giò, canh sung hầm xương, sung kho thịt, nước sắc quả sung,….

2.6. Quả vú sữa

Quả vú sữa có khả năng làm tăng lượng sữa, bổ sung vitamin cho cơ thể nhờ chứa nhiều vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, glucid, lipid, chất xơ, canxi và sắt. Ngoài ra, ăn vú sữa hàng ngày còn giúp sản phụ kháng khuẩn tốt hơn, hạn chế nhiễm trùng và giảm sạm da.

quả vú sữa

Mỗi ngày, sản phụ nên ăn ít nhất 150g trái cây. Ngoài những loại trái cây kể trên, có thể sử dụng thêm các trái cây họ cam quýt – trái cây giàu vitamin C, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

3. Một số loại các bà mẹ cho con bú nên tránh

Một số loại quả có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và hệ tiêu hóa của cả mẹ và con mà mẹ nên biết để hạn chế sử dụng, cụ thể:

  • Những loại quả có “tính nóng” như: nhãn, vải, xoài,… Đây hầu hết là những thức quả có nhiều vào mùa hè, sẽ rất khó khăn cho bà mẹ sinh con vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu ăn các loại quả này nhiều có thể khiến cả 2 mẹ con ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn,…
  • Những loại quả chua: khế, chanh, cam chua, mận, dâu da,… Những loại quả này không chỉ gây ảnh hưởng không tốt cho hàm răng nhạy cảm của mẹ, hơn nữa chúng còn có tác dụng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh.
  • Những loại quả khô cứng: ổi xanh, mía, … Hàm răng của mẹ sau khi sinh rất nhạy cảm, cần hạn chế những loại quả này ít nhất trong thời gian kiêng cữ.

4. Gợi ý một vài thực đơn cho mẹ sau sinh

Khi người mẹ ăn uống đúng cách, đa dạng và khoa học thì con yêu cũng sẽ phát triển khỏe mạnh, thông minh. Sau đây là một vài thực đơn mẹ có thể tham khảo:

  • Thực đơn 1. Canh mồng tơi gạch tôm, trứng gà ta, tôm đồng rang, cơm trắng, đu đủ (tráng miệng)
  • Thực đơn 2. Thịt gà rang, đỗ quả xào, thịt băm nấu canh chua, cơm trắng, hồng xiêm
  • Thực đơn 3. Thịt bê xào hành, rau bí xanh xào tỏi, nước canh rau bí luộc, cơm trắng, cam canh
  • Thực đơn 4. Tôm rang, thịt bò xào giá, canh rau củ luộc, cơm trắng, chuối
  • Thực đơn 5. Thịt nhồi mướp đắng hấp, nem rán, lặc lè luộc, cơm trắng, na
  • Thực đơn 6. Thịt viên sốt cà chua, ruốc thăn lợn, canh rau ngót nấu thịt băm, cơm trắng, vú sữa
  • Thực đơn 7. Chim bồ câu quay mật ong, canh bí ngô nấu xương, cơm trắng, quýt
  • Thực đơn 8. Móng giò hầm đu đủ xanh, tôm đồng rang, thịt nhồi mướp đắng hấp, cơm trắng, thanh long đỏ
  • Thực đơn 9. Thịt lợn luộc, canh mồng tơi nấu râu tôm, trứng gà luộc, cơm trắng, táo
  • Thực đơn 10. Thịt bò xào mướp, canh bầu nấu tôm, củ cải kho thịt, cơm trắng, chôm chôm

Với những thông tin trê, hy vọng mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Sau sinh nên ăn gì?”. Chúc các bà mẹ có sức khỏe tốt nhất với chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đủ sữa nuôi con để con yêu ngày càng khỏe mạnh.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482

>> Xem thêm: 5 Giải pháp an toàn dành cho phụ nữ táo bón sau sinh

]]>
https://imiale.com/sau-sinh-nen-an-gi-11448/feed/ 0
Thuốc đi ngoài Biseptol – Kết hợp kháng sinh hiệu quả https://imiale.com/thuoc-di-ngoai-biseptol-11988/ https://imiale.com/thuoc-di-ngoai-biseptol-11988/#respond Fri, 16 Sep 2022 04:21:35 +0000 https://imiale.com/?p=11988 Thuốc đi ngoài Biseptol là hỗn hợp kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole (còn được gọi là co-trimoxazol), dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng do một số vi khuẩn gây ra. Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol cho khả năng kháng khuẩn mạnh hơn, đồng thời giảm tác dụng không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ hơn những điều cần biết về biseptol.

1. Kháng sinh Biseptol – Cơ chế tác dụng 

Biseptol (co-trimoxazol) là sự kết hợp của 2 loại kháng sinh: sulfamethoxazole và trimethoprim, có tác dụng kìm khuẩn nhờ cơ chế sau:

  • Sulfamethoxazol là kháng sinh nhóm sulfonamid có tác dụng ức chế sự tổng hợp axit folic của vi khuẩn.
  • Trimethoprim là một kháng sinh dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn, giúp ngăn cản quá trình chuyển hóa acid folic của vi khuẩn.

Sự kết hợp của trimethoprim và sulfamethoxazole giúp ngăn chặn hai bước liên tiếp trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa acid folic, giảm sinh tổng hợp purin và axit nucleic, dẫn đến làm giảm sinh tổng hợp ADN của vi khuẩn. Do đó mà Biseptol có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, sự phối hợp thuôc này còn giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh (Kháng kháng sinh là tình trạng sử dụng kháng sinh giảm hiệu quả, lần sau cần sử dụng liều cao hơn để có tác dụng).

Các loài vi khuẩn nhạy cảm với co-trimoxazol thường gặp là:

  • Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pyogenes.
  • Vi khuẩn Gram âm: Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Klebsiella oxytoca, Moraxella catarrhalis, Salmonella spp., Stenotrophomonas maltophilia, Yersinia spp.

Vì vậy, kháng sinh Biseptol được chỉ định trong một số trường hợp đi ngoài (tiêu chảy) do nhiễm khuẩn và được gọi là thuốc đi ngoài Biseptol. Tuy nhiên, Biseptol còn có thể dùng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác.

bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

2. Quá trình thuốc đi ngoài biseptol hoạt động trong cơ thể

Sau khi vào cơ thể, biseptol sẽ trải qua 4 giai đoạn: hấp thu, phân bố đến các cơ quan, chuyển hóa và thải trừ ra khỏi cơ thể.

2.1. Hấp thu

Biseptol được hấp thu nhanh chóng, gần như hoàn toàn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ thuốc trong máu cao nhất đạt được sau 1-4 giờ uống thuốc.

2.2. Phân bố

Thuốc kháng sinh Biseptol được phân bố đến vị trí nào sẽ cho hiệu quả tại vị trí đó, cụ thể là tiêu diệt vi khuẩn tại đó.

Với trimethoprim: Sau khi được hấp thu vào vòng tuần hoàn chung, khoảng 50% trimethoprim trong huyết tương liên kết với protein để vận chuyển đến vị trí tác dụng.

  • Trimethoprim đạt nồng độ cao tại mật, dịch tuyến tiền liệt, mô, nước bọt, đờm và dịch tiết âm đạo.
  • Trimethoprim đi vào nước ối và các mô của thai nhi, tại đây đạt nồng độ xấp xỉ nồng độ trong huyết thanh của mẹ.

Với sulfamethoxazole: Sau khi vào vòng tuần hoàn, chúng liên kết với protein huyết tương khoảng 66%. Sulfamethoxazole đạt nồng độ cao trong nước ối, thủy dịch, mật, dịch não tủy, dịch tai giữa, đờm, dịch khớp và dịch mô (kẽ), đạt 20 – 50% nồng độ trong huyết tương.

2.3. Chuyển hóa

Thuốc đi ngoài Biseptol được chuyển hóa ở gan thông qua quá trình acetyl hóa, oxy hóa hoặc glucuronid hóa.

2.4. Thải trừ

Cả trimethoprim và sulfamethoxazole đều được thải trừ chủ yếu qua thận, theo nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Với trimethoprim, thời gian bán thải là từ 8,6 đến 17 giờ, còn sulfamethoxazol có thời gian bán thải khoảng 9 đến 11 giờ ở những người có chức năng thận bình thường.

3. Chỉ định của thuốc biseptol 

chỉ định thuốc biseptol

Thuốc Biseptol được chỉ định để điều trị các bệnh tiêu chảy, đi ngoài do nhiễm trùng cho trẻ em và người lớn, cụ thể:

Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh Biseptol trong các bệnh lý nhiễm trùng khác:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Morganella morganii, Proteus mirabilis and Proteus vulgaris.
  • Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn gây ra bởi Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.
  • Viêm phổi do Pneumocystis carinii và phòng ngừa nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS).

4. Chống chỉ định & thận trọng

4.1. Chống chỉ định

Biseptol được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Người mẫn cảm với sulfonamide, trimethoprim và các thành phần khác của thuốc.
  • Bệnh nhân có tổn thương gan nặng: Do không chuyển hóa được thuốc Biseptol
  • Bệnh nhân suy thận nặng: Suy thận ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc.
  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Do thuốc gây tác dụng không mong muốn (vàng da) trên trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Bệnh nhân có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch do thuốc khi sử dụng trimethoprim và / hoặc sulfonamide.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

4.2. Thận trọng

Cần thận trọng khi sử dụng biseptol trên:

  • Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm: Làm suy giảm thêm chức năng gan thận do thuốc chuyển hóa qua gan, thải trừ qua thận.
  • Người bệnh dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi, bệnh nhân dùng co-trimoxazol liều cao dài ngày: Thuốc ức chế tổng hợp acid folic vi khuẩn có thể ức chế tổng hợp acid folic của cơ thể, gây tình trạng thiếu máu (acid folic là mắt xích quan trọng trong quá trình tổng hợp sắt của cơ thể)
  • Phụ nữ có thai: Ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) vì có thể gây thiếu máu tan huyết.

5. Cách dùng thuốc Biseptol trị đi ngoài

Biseptol được sử dụng đường uống. Bạn có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.

6. Liều dùng thuốc Biseptol trị tiêu chảy

Biseptol là loại kháng sinh kết hợp nên việc tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định rất quan trọng. Nếu sử dụng liều sai vừa không đạt hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, sau đây là liều dùng được chỉ định của thuốc trong điều trị đi ngoài:

Với trẻ em

Dùng 48 mg co-trimoxazol/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.

Với người lớn

  • Điều trị tiêu chảy ở người lớn gây ra bởi E. coli: 960 mg (2 viên biseptol 480 mg) mỗi 12 giờ
  • Đối với nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Shigella bacilli: 960 mg co-trimoxazol, 2 lần 1 ngày.

Đặc biệt cần hiệu chỉnh liều với bệnh nhân suy thận

  • Giảm nửa liều đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin 15-30ml/phút.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút.
Để mang lại hiệu quả rõ rệt và tránh được tình trạng kháng thuốc, người dùng cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định hoặc liều lượng gợi ý trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác, liều Biseptol như sau:

  • Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa do Shigella bacilli và đợt cấp viêm phế quản mạn ở người lớn: liều thông thường là 960 mg co-trimoxazol, 2 lần 1 ngày.
  • Với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa do Shigella bacilli và viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Dùng 48 mg co-trimoxazol/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.
  • Với viêm phổi do Pneumocystis carinii ở người lớn và trẻ em: Dùng 90 -120 mg co-trimoxazol/kg cân nặng/ngày chia làm 4 lần trong 14 – 21 ngày.

6. Một số câu hỏi thắc mắc trong quá trình sử dụng biseptol

6.1. Dùng thuốc quá liều biseptol có ảnh hưởng gì không?

Khi sử dụng thuốc quá liều không làm tăng tác dụng của thuốc, ngược lại nó khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, lú lẫn, thậm chí còn suy tủy xương.

Chính vì vậy, việc nhận biết càng sớm càng tốt các triệu chứng quá liều sẽ làm giảm tác hại của thuốc với cơ thể.

Cách xử lí khi quá liều: Nếu không may sử dụng thuốc quá liều, bạn cần gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

Trường hợp mới sử dụng thuốc, bạn cần:

  • Cố gắng gây nôn để loại bỏ thuốc ra ngoài, uống nhiều nước hoặc truyền dịch để tăng thải thuốc ra ngoài thông qua nước tiểu.
  • Rửa dạ dày là cần thiết trong vòng hai giờ từ lúc sử dụng thuốc.

6.2. Nếu quên dùng thuốc thì có được dùng gấp đôi liều trong lần kế tiếp không?

Khi quên dùng một liều thuốc, hãy dùng bổ sung càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì bạn phải bỏ qua liều đã quên và dùng đúng liều được chỉ dẫn ở lần kế tiếp. Không được dùng gấp đôi liều đã quy định.

6.3. Sử dụng biseptol ở phụ nữ có thai và cho con bú có được không?

Phụ nữ có thai và cho con bú là các đối tượng đặc biệt. Do đó, khi sử dụng thuốc trên hai đối tượng này cần hết sức lưu ý:

  • Đối với phụ nữ có thai: Thuốc qua được hàng rào nhau thai, làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Chính vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Không nên dùng thuốc khi đang cho con bú vì cả trimethoprim và sulfamethoxazol đều đi vào sữa mẹ và chưa có thông tin liên quan đến tác dụng của thuốc đối với trẻ bú sữa mẹ.

6.4. Khi sử dụng biseptol có thể gặp phải tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng Biseptol, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp nhất: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn) và phản ứng dị ứng trên da (phát ban, nổi mày đay, ngứa), tăng kali máu, nhức đầu,…
  • Ít gặp: sốt, giảm bạch cầu trung tính , giảm tiểu cầu , tăng men gan , tăng kali máu , hạ natri máu và tiêu cơ vân,…
  • Hiếm gặp: khó thở, ho, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, vàng da hoặc mắt, xanh xao, đổi màu da đỏ hoặc tím, đau khớp hoặc cơ.

Kháng sinh Biseptol tiêu diệt hại khuẩn đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi snh đường ruột và gây ra các rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, để giảm tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa, cần bổ sung lợi khuẩn trong và sau sử dụng kháng sinh.

Imiale bổ sung lợi khuẩn sống từ Đan Mạch bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 – Lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa, giúp giảm tác dụng phụ cho kháng sinh, đồng thời phục hồi niêm mạc tiêu hóa ở người bệnh sau tiêu chảy, đi ngoài do nhiễm khuẩn.

>>> Xem thêm: Imiale và bằng chứng hỗ trợ phòng ngừa và giảm tác dụng phụ của kháng sinh 

Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

6.5. Tương tác khi sử dụng biseptol

Biseptol có thể gây ra tương tác với thuốc hoặc một số thực phẩm.

Tương tác với thuốc

  • Ở bệnh nhân cao tuổi, dùng đồng thời co-trimoxazol với một số thuốc lợi tiểu (chủ yếu là thiazide) có thể làm tăng tiểu cầu kèm tình trạng nổi ban đỏ, xuất huyết.
  • Bệnh nhân đang sử dụng warfarin (thuốc chống đông máu), nếu dùng biseptol sẽ làm kéo dài thời gian đông máu.
  • Khi dùng biseptol cùng phenytoin (thuốc điều trị chống co giật), bạn nên cảnh giác về tác dụng quá mức của phenytoin có thể xảy ra.
  • Tăng nồng độ digoxin trong máu có thể xảy ra khi điều trị đồng thời với sulfamethoxazole và trimethoprim, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Do đó, trường hợp này nên thường xuyên theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh.
  • Sulfonamid cũng có thể làm tăng nồng độ methotrexat tự do trong máu khi dùng đồng thời.
  • Indomethacin làm tăng nồng độ sulfamethoxazole trong máu.
  • Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể giảm khi dùng chung với sulfamethoxazole và trimethoprim.
  • Sulfamethoxazole và trimethoprim làm tăng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết dạng uống.
  • Tăng kali máu ở bệnh nhân cao tuổi có thể xảy ra sau khi uống đồng thời trimethoprim/sulfamethoxazole và một chất ức chế men chuyển angiotensin khi điều trị tăng huyết áp.

Tương tác với thực phẩm

Uống rượu khi đang dùng trimethoprim có thể sẽ gặp các tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, nóng hoặc mẩn đỏ dưới da, cảm giác ngứa ran, buồn nôn và nôn khi uống.

Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn

Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác bạn đang hoặc có ý định sử dụng, bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng và thảo mộc để phòng tránh các tương tác có thể xảy ra nhé.

6.6. Những lưu ý khi dùng biseptol

Là một kháng sinh kết hợp nên khi sử dụng Biseptol cần hết sức lưu ý.

  • Sự kết hợp kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole cho hiệu quả hiệp đồng (làm tăng tác dụng của thuốc) trong điều trị nhiễm khuẩn. Ngoài ra sự kết này còn ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc mắc phải. Tuy nhiên, sự kết hợp kháng sinh cũng dẫn đến độc tính cao hơn. Nên khi sử dụng thuốc cần cân nhắc giữa hiệu quả và độc tính.
  • Không được lạm dụng trong các nhiễm khuẩn nhẹ hay các nhiễm khuẩn mà các kháng sinh đơn lẻ khác còn nhạy cảm.
  • Không sử dụng biseptol để điều trị các bệnh do virus hay kí sinh trùng gây ra (trừ trường hợp điều trị nhiễm khuẩn cơ hội).

Ví dụ: Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây nên( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm, do thuốc,…). Song, một số trường hợp sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy do các tác nhân ngoài vi khuẩn gây nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần sử dụng đúng và đủ đợt điều trị. Không tự ý ngưng thuốc hay tăng/ giảm liều khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
KẾT LUẬN: Biseptol là một kháng sinh kết hợp có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao, tránh tình trạng đề kháng thuốc.

Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, vui lòng liên hệ với các chuyên gia chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

Tài liệu tham khảo:

  1. Medicines
  2. Medscape
  3. drugs.com
  4. dailymed.nlm.nih.gov

[THAM KHẢO THÊM]
Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 từ Đan Mạch Imiale – Giải pháp phục hồi đường ruột cho trẻ sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng cho bé yêu.

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

IMIALE - LỢI KHUẨN SỐNG - GẮN ĐÍCH TỪ ĐAN MẠCH
Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp cải thiện NHANH tình trạng rối loạn tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho TRẺ SƠ SINH và trẻ nhỏ.

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
  4. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Imiale® - lợi khuẩn SỐNG - GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch 2

Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482

]]>
https://imiale.com/thuoc-di-ngoai-biseptol-11988/feed/ 0
Motilium – Thuốc chống nôn trớ và những lưu ý khi sử dụng https://imiale.com/motilium-thuoc-chong-non-tro-12767/ https://imiale.com/motilium-thuoc-chong-non-tro-12767/#respond Mon, 06 Jun 2022 07:16:47 +0000 https://imiale.com/?p=12767 Motilium với hoạt chất chính là Domperidone là thuốc chống nôn trớ thường được sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn đặc biệt liên quan đến rối loạn tim mạch. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Motilium.

motilium

Motilium là gì? Thành phần của Motilium

Motilium là thuốc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn với tên quốc tế là Domperidone.

Hoạt chất chính của Motilium là Domperidone, với các dạng bào chế và hàm lượng khác nhau:

  • Viên nén 10mg
  • Hỗn dịch uống 30mg/30ml
  • Thuốc đạn 30 mg
  • Ống tiêm 10mg/2ml
  • Thuốc sủi dạng hạt 10mg/ gói

Tác dụng của Motilium

Dược lực học

Domperidone là chất đối kháng thụ thể D1 và D2 của dopamin ức chế trung tâm gây nôn.

Motilium được sử dụng điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn. Bên cạnh đó thúc đẩy nhu động ruột của dạ dày, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn.

Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, cả buồn nôn và nôn do dùng levodopa hoặc bromocriptin ở người bệnh Parkinson. Do tác dụng ở vùng ngoại biên nên ít khi gây rối loạn vận động ngoại biên như là: chân tay run rẩy, cứng cơ, múa giật,…

Motilium - dược lực học

Domperidon cũng có khả năng đối kháng lại tác dụng ức chế bài tiết prolactin gây ra bởi dopamin hoặc apomorphin, làm tăng rõ rệt nồng độ prolactin trong huyết tương.

Dược động học

Domperidone được hấp thu ở đường tiêu hóa, nhưng sinh khả dụng đường uống thấp do có chuyển hóa bước đầu ở gan và chuyển hóa ở ruột. Sinh khả dụng tăng lên sau khi ăn no.

Liều dùng và cách dùng

Tùy vào dạng bào chế khác nhau mà cách sử dụng khác nhau. 

Liều dùng đường uống của người lớn và trẻ vị thành niên như sau: (từ 35kg trở lên / trẻ 12 tuổi trở lên): 10mg / lần, uống 3 lần/ ngày. Tối đa 30mg/ ngày

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng

Tác dụng không mong muốn

Ít gặp: 

  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng.
  • Thần kinh trung ương: Đau đầu, mất ngủ.

Hiếm gặp: 

  • Rối loạn tim mạch.
  • Hội chứng ngoại tháp: run rẩy, co cứng, giật rung,… 
  • Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú, giảm khoái cảm do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày.
  • Tiêm tĩnh mạch domperidon có thể gây co giật, rối loạn vận động cấp, loạn nhịp tâm thất, ngừng tim và tử vong. Hiện nay nhiều nước đã cấm sử dụng domperidon đường tiêm.
  • Phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ, mày đay, phù Quinck rất hiếm gặp khi dùng domperidon.

Chỉ định

motilium - chỉ định

  • Điều trị các tình trạng nôn cấp và nôn nặng 
  • Điều trị hội chứng khó tiêu không liên quan đến loét dạ dày tá tràng
  • Điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày, thực quản
  • Thúc đẩy nhu động ruột dạ dày trong chứng liệt ruột nhẹ ở bệnh nhân tiêu đường, đầy bụng sau ăn no

Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với Domperidone
  • Chảy máu đường tiêu hóa, viêm loét đường tiêu hóa
  • Tắc ruột do cơ học
  • U tuyến yên tiết prolactin
  • Phụ nữ mang thai
  • Suy gan, các bệnh lý về gan
  • Đang sử dụng các thuốc kháng nấm: ketoconazol, voriconazole,…
  • Đang sử dụng thuốc kháng sinh có hoạt chất: Erythromycin, clarithromycin, telithromycin.
  • Đang sử dụng thuốc ritonavir, saquinavir điều trị HIV / AIDS

Lưu ý chung khi sử dụng Motilium

sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ

 

Khi sử dụng Motilium để điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn nên lưu ý các điều sau:

  • Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý dùng thuốc, không tự ý dùng tăng liều/ giảm liều
  • Không dùng Motilium quá 12 tuần cho người bệnh Parkingson
  • Giảm 30 – 50% liều ở bệnh nhân suy thận và cho uống thuốc làm nhiều lần trong ngày
  • Ít khi sử dụng đường tiêm. Nếu sử dụng đường tiêm tĩnh mạch phải thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp tim hoặc hạ kali huyết. 

Một số câu hỏi thường gặp về Motilium

Câu hỏi 1: Motilium mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Motilium được bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Giá thành 205.000 đồng / hộp 10 vỉ (10mg)

Câu hỏi 2: Motilium sử dụng kéo dài được trong bao lâu?

Thông thường Motilium sẽ được sử dụng đến khi hết các triệu chứng nôn, buồn nôn. Không được kéo dài quá 1 tuần

Câu hỏi 3: Motilium có sử dụng được cho trẻ em không?

Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng Motilium cho trẻ em dưới 12 tuổi vì tác dụng không mong muốn gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng thì cần hỏi chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng.

Câu hỏi 4: Tại sao phụ nữ có thai và cho con bú lại được chống chỉ định?

biến chứng táo bón khi mang thai

 

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi vì: Motilium gây chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú, giảm khoái cảm do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày. Ảnh hưởng đến nội tiết cũng như chất lượng sữa mẹ.

Câu hỏi 5: Làm thế nào khi bị quá liều / quên liều?

Khi bị quá liều và quên liều, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất và thông báo cho bác sĩ để có các biện pháp xử trí kịp thời.

Biện pháp khác để cải thiện tình trạng nôn trớ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng nôn trớ, có thể áp dụng các biện pháp khác như:

Xoa ngực và lưng

Xoa ngực và lưng sẽ giúp tăng nhu động ruột, kích thích đẩy hơi ra ngoài và giảm các tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Cải thiện nôn trớ

Giảm nôn trớ bằng gừng tươi

Trong gừng có các alkaloid và tinh dầu giúp kích thích tiêu hóa, giảm các triệu chứng buồn nôn. Khi có các biểu hiện nôn trớ, có thể sử dụng gừng tươi theo các cách:

  • Ngậm 1 lát gừng tươi
  • Đắp gừng tươi lên bụng hoặc lưng
  • Đun gừng tươi với một chút nước ấm và một chút đường. Uống nước gừng ấm

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tự nhiên có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tác động lên thần kinh trung ương giúp tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng não bộ giảm căng thẳng và thư giãn. Từ đó cải thiện tốt cảm giác nôn và buồn nôn 

Bổ sung men vi sinh – probiotics

tiêu chảy sốt - probiotics

Men vi sinh (lợi khuẩn) – Probiotics được đánh giá là giải pháp an toàn nâng cao tốc độ tiêu hóa, cải thiện nhanh chóng buồn nôn và nôn. Men vi sinh sử dụng được ở mọi lứa tuổi, đặc biệt hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong đường tiêu hóa có một mạng lưới các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Hệ thống vi sinh này tập trung chủ yếu tại đại tràng với các vai trò nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho trẻ.

Lợi khuẩn Bifidobacterium phát triển thành quần thể, chiếm tỷ lệ áp đảo trên 90% và duy trì hoạt động sinh lý của khu vực đại tràng. Chính vì vậy, khi nồng độ Bifidobacterium thiếu hụt, tốc độ tiêu hóa giảm, nhu động ruột giảm. Lúc này, cơ thể dễ đầy chướng bụng, dễ kích ứng, nôn trớ.

Men vi sinh cải thiện nôn và buồn nôn thông qua các cơ chế:

  • Tạo hàng rào vi sinh bảo vệ niêm mạc tiêu hóa
  • Phục hồi cân bằng hệ vi sinh
  • Hấp phụ độc tố, giảm các kích ứng đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ tiết các enzym phân cắt dinh dưỡng, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, ruột
  • Loại trừ vi khuẩn có hại, giảm bài tiết khí, hơi gây đầy chướng bụng
  • Điều tiết nhu động ruột
  • Tương tác với hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
Tổng kết: Motilium là loại thuốc điều trị nôn trớ và các tình trạng buồn nôn thường được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên lại có các tác dụng không mong muốn. Hy vọng rằng bài viết trên giúp người đọc hiểu rõ hơn về Motilium và cách sử dụng hiệu quả, an toàn. 

Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482

Tham khảo nguồn: 

  1. EMC
  2. Drugbank
]]>
https://imiale.com/motilium-thuoc-chong-non-tro-12767/feed/ 0
Bật mí: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh nói lên điều gì? https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/ https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/#respond Sat, 23 Apr 2022 03:01:58 +0000 https://imiale.com/?p=12076 Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào những thông số cơ bản được thể hiện trong bảng, các mẹ có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe của trẻ (thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…) để từ đó tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý. Để hiểu rõ hơn về chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cũng như các giải pháp giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này nhé. 

bảng cân nặng trẻ sơ sinh

1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thể hiện mang đến ý nghĩa gì?

Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một việc làm hết sức quan trọng mà các mẹ cần thực hiện để từ đó có sách chăm sóc trẻ tốt, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể bình thường và khỏe mạnh.

Từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, các mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó có biện pháp thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn theo nhu cầu được khuyến nghị. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay béo phì, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ hợp lý, cải thiện cân nặng, tăng cường phát triển chiều cao,…

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn, giúp các mẹ điều chỉnh việc chăm sóc cho trẻ phù hợp, góp phần thúc đẩy trẻ phát triển một cách toàn diện về thế chất và tinh thần.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi nhiều tố như

2.1. Do di truyền

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi gen di truyền. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn, nếu các mẹ có cách chăm sóc trẻ hợp lý thì chiều cao của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
  • Ngoài ra, trường hợp bố mẹ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu,… thì con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng (cân nặng của trẻ sơ sinh có xu hướng tăng).

2.2. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. 

  • Nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến yếu ớt, nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi,… rất dễ khiến trẻ bị còi xương hoặc hệ xương kém phát triển, thấp, lùn,…

2.3. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

  • Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt và vitamin và khoáng chất (vitamin D, canxi, photpho,…) khiến cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Trẻ hấp thu quá nhiều lipid rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, lipid đọng lại ở các cơ quan tổ chức gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở trẻ.

2.4. Trẻ bị mắc bệnh

  • Việc chăm sóc trẻ không tốt (cho trẻ bú sữa bảo quản không đúng cách, không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, ảnh hưởng của môi trường xung quanh như khói, bụi, ô nhiễm,…) rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt  khiên cân nặng của trẻ giảm.
  • Bên cạnh đó, một số trẻ bị thiếu máu hình liềm, đái tháo đường bẩm sinh,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, cân nặng giảm.
Chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: di truyền, sức khỏe của người mẹ, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật,…Chính vì vậy, các mẹ cần nắm rõ, loại bỏ các yếu tố này để giúp trẻ phát triển tốt, đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện những gì?

Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là rất cần thiết, qua đó ta thấy được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 

Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

3.1. Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng tiêu chuẩn cân nặng

3.2. Bảng chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng chiều cao tiêu chuẩn

(*) Thông thường, trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thường biểu hiện các thông số cơ bản như:

  • Tháng tuổi: Dựa vào tháng tuổi, ta biết được chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo thời gian để từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
  • Giới tính: Bé trai và bé gái có nhu cầu về chiều cao và dinh dưỡng khác nhau.
  • Cân nặng, chiều cao theo giới tính: Theo WHO, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện 3 thông số như trung bình cân
    • TB: Chỉ số cân nặng/chiều cao trung bình của trẻ phát triển bình thường.
    • SD: Độ lệch chuẩn, cho phép mức cân nặng/ chiều cao của trẻ xê dịch trong khoảng này.

  • Nếu trẻ cân nặng/chiều cao dưới mức – 2SD, cho thấy trẻ đang bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nếu trẻ cân nặng/ chiều cao trên mức +2SD, là dấu hiệu của thừa cân, béo phì/ trẻ quá cao. Vì vậy, các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp.

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh cần thể hiện đầy đủ các thông số độ tuổi, giới tính, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (mức cân nặng trung bình của trẻ phát triển bình thường), chiều cao trung bình ứng với từng độ tuổi, ngưỡng giá trị (giá trị trên và dưới) cho biết trẻ suy dinh dưỡng, sụt cân hay béo phì.

» Xem thêm: [WHO] Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé – cập nhật 2020

4. Làm thế nào để xác định đúng các thông số trong bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn. Vậy làm thế nào để xác định đúng các thông số? Dưới đây là lưu ý cho các mẹ.

4.1. Cách tính tuổi trẻ sơ sinh

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ đủ 30 ngày tuổi được tính là tròn tháng.

4.2. Các xác định chiều cao cho trẻ sơ sinh

  • Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi thì các mẹ cần xác định chiều dài nằm của trẻ.
  • Nếu trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên thì các mẹ cần xác định chiều cao đứng.

Dụng cụ để các mẹ xác định chiều cao của trẻ sơ sinh là thước gỗ 2 hoặc 3 mảnh. Đây là loại vừa có thể dựng đứng để đo chiều cao đứng cho trẻ từ tháng tuổi trở lên) vừa có thể để nằm để đo chiều dài cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.khi nào nên bổ sung canxi cho trẻ

a. Cách đo chiều dài nằm

  1. Đặt thước lên mặt phẳng nằm ngang
  2. Tháo bỏ giày dép, mũ nón,…vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc đo chiều dài của trẻ.
  3. Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo.
  4. Người phụ đo giữ trẻ nhìn thẳng, để tay trẻ duỗi tự do, đầu trẻ chạm đế thước.
  5. Người đo giữ chân trẻ áp sát với thanh chạy trên mặt thước. Đọc kết quả và ghi số đo theo cm với một số lẻ ở phần thập phân (ví dụ 45,8 cm). Kết thúc quá trình đo.

b. Cách đo chiều cao đứng 

  1. Đặt thước đo của trẻ trên mặt phẳng đứng, tựa vào bàn hoặc tường,…đảm bảo thước vững và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
  2. Cởi bỏ giày dép, mũ nón,…để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
  3. Cho trẻ đứng giữa thước, đặt chân hình chữ V, người tựa vào thước sao cho gót, bắp chân, mông, vai, đầu áp sát vào thước.
  4. Mắt trẻ nhìn thẳng về phía trước, hai tay thả lỏng hai bên.
  5. Người phụ đo: Môt tay giữ gối trẻ, ép gối chụm lại; một tay giữ cổ chân sao cho ép sát vào thước.
  6. Người đo: Một tay giữ cằm sao cho đầu trẻ thẳng và áp sát vào mặt thước; một tay ép thanh trượt sát đầu trẻ. Đọc kết quả đo.

4.3. Cách xác định cân nặng của trẻ sơ sinh

Để xác định cân nặng của trẻ, các mẹ có thể sử dụng các loại cân như: Cân điện tử Seca 890 (cân có chức năng mẹ bồng con, rất tiện lợi khi cân trẻ), cân Omro (cân điện tử đa năng, có thể tính toán cả chỉ số BMI, đo % khối mỡ của cơ thể,…),…

a. Các bước xác định cân nặng trẻ sơ sinh bằng cân điện tử SECA

  1. Khởi động cân, chờ cân ổn định (màn hình không nhấp nháy nữa mà hiển thị số 0.0 kg) thì tiến hành cân.
  2. Đặt trẻ lên bàn cân nhẹ nhàng, cẩn thận. Lưu ý: Cởi bỏ giày dép, mũ nón, đồ chơi,… trước khi tiến hành cân.
  3. Đọc số hiển thị. Trường hợp trẻ chưa cởi bỏ quần áo thì cần cân quần áo trừ bì.
  4. Ghi kết quả với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg).

cân trẻ bằng cân điện tử

b. Đối với cân điện tử SECA có chức năng mẹ bồng con

  1. Khởi động cân.
  2. Người mẹ đứng lên cân, màn hình hiển thị chỉ số cân nặng của người mẹ (ghi số cân của người mẹ). Sau đó người cân ấn nút khởi động lại để màn hình trở về chỉ số 0.0 kg cho thấy cân đã được điều chỉnh.
  3. Tiếp theo, người mẹ đón (bế) trẻ, màn hình cân sẽ hiển thị số cân nặng của trẻ. Đợi khi kết quả hiển thị trên màn hình ổn định (màn hình không nháy nữa) thì ghi lại chỉ số với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg). Trường hợp trẻ không cởi bỏ quần áo có thể cân trừ bì (tức là lấy kết quả cân trẻ trừ cho khối lượng quần áo trẻ mặc).
Để xác định chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cân/ đo chiều cao cho trẻ, các mẹ cần loại bỏ các đồ vật (giày, dép, quần áo, mũ nón,…) vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả, làm cho kết quả không chính xác. Ngoài ra, khi xác định tháng tuổi cho trẻ, các mẹ cần đếm đủ ngày, tức là khi trẻ tròn 30 ngày mới tính 1 tháng tuổi.

5. Cách giúp trẻ sơ sinh đạt chiều cao cân nặng lý tưởng

Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh qua mỗi giai đoạn là khác nhau. Do đó, để giúp trẻ sơ sinh luôn đạt chiều cao, cân nặng hợp lý, các mẹ cần

  • Lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, ghi chú tình trạng của trẻ trong những giai đoạn đó (ốm, đau, biếng ăn,…) để điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống hằng ngày để bổ sung cho trẻ hợp lý, tránh tình trạng bổ sung quá thừa hoặc quá thiếu.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển về chiều cao mà bên cạnh đó, nó còn giúp trẻ tiêu hao năng lượng, kích thích ăn trẻ ăn ngon hơn.
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho trẻ như khói, bụi, vi khuẩn, vi rút,…Nhờ vậy mà giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.

Việc lập cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, thêm vào đó khuyến khích trẻ vận động nhiều sẽ giúp cải thiện, duy trì chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức lý tưởng.

TỔNG KẾT
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ được vai trò của việc thiết lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn cũng như các thông số cần thiết, cách xác định đúng chiều cao cân nặng của trẻ. Mong rằng, các mẹ sẽ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, giúp trẻ đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

» Tham khảo: Lợi khuẩn sống, gắn đích – Chìa khóa vàng cho sự phát triển của trẻ

Nguồn tham khảo:

  1. Uofmhealth
  2. Medicalnewstoday
  3. Healthline
]]>
https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/feed/ 0