Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Mon, 14 Aug 2023 08:57:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 CHƯƠNG TRÌNH TÍCH ĐIỂM IMIALE https://imiale.com/chuong-trinh-tich-diem-imiale-16826/ https://imiale.com/chuong-trinh-tich-diem-imiale-16826/#respond Mon, 14 Aug 2023 08:39:47 +0000 https://imiale.com/?p=16826

Tích điểm imiale banner

Khi mua Imiale, quý khách có thể check chính hãng và tích điểm dựa vào mã tem cào trên nhãn sản phẩm. Imiale gửi quý khách hàng thể lệ và hướng dẫn chương trình tích điểm nhận quà nhé!

1. Quà tặng tích điểm

Khi mua 1 lọ Imiale, khách hàng được tích 1 điểm. Đủ điểm nhận quà

  • 4 điểm: Nhận ngay 1 kem bôi dịu da kháng khuẩn Dizigone baby trị giá 185.000 đ
  • 8 điểm: Nhận ngay 1 lọ Lợi khuẩn sống, gắn đich Imiale trị giá 390.000 đ

Quà tặng tích điểm

Khi đủ điểm nhận quà, nhãn hàng sẽ tự động gọi điện tới khách hàng để xác nhận thông tin gửi quà. Trong trường hợp chưa được liên hệ gửi quà, vui lòng gọi tới tổng đài 1900 9482 để được hỗ trợ.

2. Hướng dẫn tích điểm

Imiale hướng dẫn tích điểm

Cào lớp tráng bạc (NƠI CÀO) trên Thẻ tích điểm ở trên hộp Imiale để lấy mã cào là chuỗi 10 số.
Cách 1: Nhắn tin tích điểm

Cú pháp: DAC Mã tem tích điểm và gửi tới số 8099. Lưu ý: Cước phí: 1000đ/1 tin nhắn

Hướng dẫn tích điểm

Cách 2: Tích điểm trực tiếp trên web

Tích điểm tại đây

]]>
https://imiale.com/chuong-trinh-tich-diem-imiale-16826/feed/ 0
MUA 1 TẶNG 1: ƯU ĐÃI RỰC RỠ NGÀY HÈ KHI MUA CHỈ 1 IMIALE https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/ https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/#respond Mon, 14 Aug 2023 06:52:47 +0000 https://imiale.com/?p=16812

Mùa hè này, men vi sinh Imiale dành tặng mẹ ưu đãi cực hấp dẫn. Chỉ cần mua 1 Imiale, mẹ nhận ngay 1 kem bôi Dizigone Baby 5g dịu hăm da, mẩn ngứa cho bé. Với bộ sản phẩm này, mẹ yên tâm bé được bảo vệ từ trong ra ngoài, không những tiêu hóa bé khỏe mà làn da cũng được chăm sóc dịu lành.

1. Imiale – men vi sinh số 1 về bằng chứng lâm sàng

Mỗi khi bé rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…. giải pháp đầu tiên mẹ tìm đến là men vi sinh. Nhưng giữa muôn vàn các sản phẩm trên thị trường, đâu là sản phẩm men vi sinh hoàn hảo dành cho bé?

Bộ 5 tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra cho 1 men vi sinh ( lợi khuẩn) lý tưởng

  • Lợi khuẩn phân lập tới chủng
  • Lợi khuẩn sống
  • Lợi khuẩn bám dính đích tác dụng
  • Lợi khuẩn bền vững trong suốt chu kỳ sống
  • Lợi khuẩn với số lượng thích hợp, được chứng minh có hiệu quả qua các nghiên cứu khoa học

Được phát triển bởi Chr.Hansen – nhà sản xuất kinh nghiệm 148 năm tuổi tại Đan Mạch, Imiale tự hào chính phục đủ 5 Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đồng thời, Imiale đã được đưa vào 307 thử nghiệm lâm sàng quốc tế trên các tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng kém. Trải qua quy trình nghiên cứu gắt gao, Imiale khẳng định hiệu quả vượt trội trên tiêu hóa, miễn dịch và vươn lên top 1 thị trường men vi sinh về bằng chứng lâm sàng

Các trường hợp sử dụng Imiale:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ, biếng ăn
  • Bất dung nạp lactose
  • Khóc dạ đề
  • Sức đề kháng kém, hay ốm vặt

Ưu điểm vượt trội của men vi sinh Imiale:

  • Lợi khuẩn thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ: Bifidobacterium BB-12
  • Công nghệ bao kép độc quyền tạo ra thế hệ lợi khuẩn mới, hiệu năng cao: 90% SỐNG, GẮN ĐÍCH và phát huy tối đa tác dụng
  • 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả
  • An toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi, được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu, Tổ chức Tiêu hóa và dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu
  • Là một sản phẩm nhà sản xuất lợi 148 năm tuổi

Imiale hiện được các chuyên gia tại bệnh viện lớn đánh giá cao và tin tưởng sử dụng

PGS.TS Phạm Nhật An – Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam chia sẻ: ” Sau khi tham khảo kỹ, thực tế cũng đã cho bệnh nhân sử dụng thì tôi thấy Imiale có những lợi thế vượt trội về lợi khuẩn, công nghệ bao kép. Vì thế cho tác dụng tốt”.

Cùng quan điểm, BS Phạm Thị Sửu – Trưởng khoa BV Nhi TW nhận định: ” Chủng lợi khuẩn BB-12 thực sự là chủng thiết yếu cho hệ tiêu hóa, sức đề kháng của bé, đặc biệt là các bé sinh non, sinh mổ,…Chúng tôi đã sử dụng và thấy rằng Imiale có hiệu quả cao trên trẻ táo bón, tiêu chảy, bất dung nạp lactose. Trẻ khóc dạ đề cũng có thể sử dụng”

Chuyên gia Phạm Thị Sửu nói gì về Imiale

Hiện tại, Imiale được hàng triệu bà mẹ lựa chọn và 95% mẹ hài lòng về chất lượng

Mẹ Nghé chia sẻ: “Trước bé đi phân lỏng, chua, mà quan trọng nhất là không tăng cân ấy, buồn kinh khủng luôn. Sau sử dụng Imiale, mình thấy bé cải thiện rõ rệt luôn, giảm hẳn tình trạng nôn trớ, đi phân đẹp, sệt, ngày 1 lần. Mình rất ưng ý và hài lòng, thấy bé ăn ngon hơn, giảm quấy khóc, ngủ tốt… Mình đi cân thì thấy bé nhà mình trộm vía lên được 1,6 kg… Mình chắc chắn sẽ theo sản phẩm này dài dài đấy’

* Liều dùng thông thường: 6 giọt/ lần/ ngày. Nên cho bé uống trước ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất

* Cách sử dụng Imiale: Lắc lọ Imiale trong khoảng 10s, nhỏ ra thìa 6 giọt và cho bé uống trực tiếp. Có thể hòa vào nước, sữa ( không quá 40 độ C)

2. Chương trình ưu đãi hấp dẫn mùa hè – Mua 1 tặng 1

Mùa hè là thời điểm bé dễ gặp các rối loạn tiêu hóa và các bệnh ngoài da. Với mong muốn mang đến sự chăm sóc toàn diện cho bé, Imiale dành tặng mẹ chương trình đặc biệt: Khi mua 1 men vi sinh Imiale mẹ được nhận ngay 1 kem bôi dịu mẩn ngứa, hăm da Dizigone Baby 5g

Kem Dizigone Baby chứa bảng thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm tự nhiên, lành tính như nano bạc, cúc tâm tư, dầu mầm gạo, bơ shea,… Dizigone baby cho tác dụng làm ẩm, dịu mát da, xử lý các tổn thương da liễu gặp ở trẻ: chàm sữa, rôm sảy, phát ban, hăm tã, muỗi đốt, côn trùng cắn,…

Ngoài ra, khi mua Imiale, mẹ cũng đừng quên tích điểm nhé. Với 1 lọ Imiale, mẹ được tích 1 điểm. Đủ 4 điểm, mẹ nhận ngay 1 kem bôi dịu da kháng khuẩn Dizigone baby trị giá 185.000 đ. Đủ 8 điểm, quà cho bé là 1 lọ Lợi khuẩn sống, gắn đich Imiale trị giá 390.000 đ.

Chương trình tích điểm tại đây

Mẹ nhanh tay đặt hàng để tận hưởng ưu đãi đặc biệt này nhé!

]]>
https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/feed/ 0
Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/ https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/#respond Mon, 30 Jan 2023 02:16:26 +0000 https://imiale.com/?p=15077 Các nhà khoa học đã khẳng định rằng giấc ngủ chính là khoảng thời gian vàng để bé phát triển não bộ, nhận thức, chiều cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đang lo lắng khi bé thức đêm trường kỳ, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bố mẹ hãy cùng lắng nghe, thấu hiểu tiếng khóc của bé một cách khoa học cùng bé vượt qua giai đoạn này và phát triển toàn diện.

bé quấy khóc colic

1. Bé quấy khóc đêm, nỗi ám ảnh những tháng đầu đời 

“Trước khi có bé, vợ chồng mình cũng xác định sẽ có những ngày con quấy khóc về đêm. Nhưng mình thật sự không thể nghĩ rằng chuyện này lại liên tục và căng thẳng đến vậy. Trộm vía, ngày con ngủ ngoan, nhưng cứ về đêm là con quấy khóc, vợ chồng mình dùng đủ mọi cách mà không được.

Mình cũng lên mạng tìm hiểu, áp dụng đủ chiêu mà con cứ thế. Đốt vía, đắp lá, đổi sữa cho con mình đều thử qua, hy vọng con sẽ đỡ. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng đêm, thay nhau bế con, vỗ ru các kiểu mà con cứ gồng người khóc ngằn ngặt.

Rồi con cứ ốm liên tục vì không ngủ được, đã thế lại cứ khóc thét lên khàn cả giọng khiến mình gần như stress trong chuyện chăm con. Nhiều đêm thức trắng trằn trọc, mong sao con đừng quấy khóc nữa để hai mẹ con có một giấc ngủ trọn vẹn. Đôi khi vợ chồng to tiếng với nhau cũng chỉ vì con cái. Nhiều lúc vừa buồn, vừa tủi thân lại xót con vô cùng.”

Đó là những chia sẻ của Ngọc Anh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể về những ngày đầu làm mẹ của mình. Chắc chắn câu chuyện trên không chỉ của riêng Ngọc Anh, mà còn của rất nhiều gia đình trẻ.

Việc bé quấy khóc dài ngày, ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cùng trí tuệ của trẻ mà còn khiến cha mẹ, gia đình căng thẳng, mệt mỏi và áp lực vô cùng. 

2. Hiểu được tiếng khóc của con để cùng con vượt qua

Đi tìm câu trả lời cho tình trạng quấy khóc của trẻ, theo chuyên gia Nguyễn Thị Vân Hồng: “Trên thực tế, tình trạng quấy khóc về đêm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thông thường cứ 10 bé lại có 1 bé gặp tình trạng quấy khóc về đêm. Tình trạng này được các chuyên gia gọi chung là hội chứng khóc Colic hay các cụ còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ thường khóc thét thường xuyên hơn 3h/ngày, liên tục nhiều ngày và dữ dội mặc dù không có các triệu chứng bệnh lý gì. Mỗi lần khóc mặt bé thường căng thẳng, co quắp, tay có xu hướng co về phía bụng.”

Đến nay, có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng quấy khóc về đêm ở trẻ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tới tình trạng quấy khóc, hay hội chứng colic (khóc do co thắt) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, các vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, chúng tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột làm co thắt các cơ trơn đường ruột làm trẻ bị đau, khó chịu. Vì khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ, nên trẻ chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.

3. Lợi khuẩn sống, gắn đích & khoa học cải thiện giấc ngủ cho bé 

3.1. Lợi khuẩn Sống, Gắn đích Bifidobacterium BB12 hiệu quả với hội chứng quấy khóc đêm, khóc dạ đề 

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung một số lợi khuẩn đặc hiệu có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, khóc dạ đề ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Bifidobacterium tập trung tại đại tràng và chiếm 99% hệ lợi khuẩn tại đây. Bifidobacterium đóng nhiều vai trò quan trọng tới sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa, hấp thu, thiết lập hệ cân bằng vi sinh, điều chỉnh hoạt động co thắt nhu động ruột. 

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa Bifidobacterium là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các nhà khoa học tin dùng. Qua các nghiên cứu lâm sàng, trẻ quấy khóc Colic bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.giảm đáng kể thời gian và tần suất quấy khóc. 

 

Đến nay đã có hơn 180 nghiên cứu lâm sàng khẳng định vai trò lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.

  • Năm 2004, Saavedra JM và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 118 trẻ sơ sinh để đánh giá hiệu quả của BB-12 trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Kết quả ủng hộ việc bổ sung Imiale giúp giảm 90% số lần tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. [1]

Saavedra JM hiệu quả trong khóc colic

  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Nocerino R đã chứng mình rằng, bổ sung BB-12 là cách vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Số lần khóc giảm từ 8 lần (từ lúc trước khi nghiên cứu được bắt đầu) xuống chỉ còn 3 lần một ngày sau thời gian nghiên cứu. Tất cả trẻ sử dụng BB-12 đều giảm quấy khóc và 80% trẻ giảm quấy khóc nặng. 

cải thiện quấy khóc

  • Và mới đây nhất, vào tháng 10/2021, K.Chen và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Kết quả cho thấy, ở nhóm bổ sung BB12 có số lần khóc trung bình giảm đáng kể từ 12 lần còn 5,0 so với nhóm giả dược là từ 11 còn khoảng 8 lần. Đồng thời, thời gian ngủ của trẻ bổ sung BB-12 cũng tăng khoảng 1h20 phút với với trẻ ở nhóm giả dược[1]

nghiên cứu quấy khóc 2021

3. Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.

 

  1. Imiale bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có vai trò vô cùng quan trọng trong tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mỗi ngày 6 giọt tương đương 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi ngày giúp lợi khuẩn nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh và hấp thu các độc tố mà chúng giải phóng ra. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru và không còn hiện tượng rối loạn do co thắt,  hiện tượng quấy khóc cũng nhờ đó mà giảm ngay tức thì.
  2. Với công nghệ bao kép bền vững Cryoprotectant, Imiale là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam chứa lợi khuẩn sống Biffidobacterium BB12 đã được nghiên cứu cải thiện nhanh chóng tình trạng quấy khóc đêm của trẻ.
  3. Imiale được sản xuất bởi Chr Hansen – nhà sản xuất số 1 về lợi khuẩn nằm tại Đan Mạch
  4. Imiale là một trong số rất ít sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non đã được các tổ chức ESPGHAN, FDA khuyến nghị và tin dùng.

Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.

feedback trẻ quấy khóc 1

feedback trẻ quấy khóc 2

feedback trẻ quấy khóc 3

Nếu mẹ còn đang băn khoăn vì chưa tìm được giải pháp cho mình thì Imiale nhất định sẽ không làm mẹ thất vọng.

Để mỗi giây phút con đều là điều hạnh phúc, mỗi giấc ngủ của con và cha mẹ luôn trọn vẹn, Imiale chính là giải pháp dành cho mẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Em be imiale

Đặt mua ngay tại đây 

]]>
https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/feed/ 0
Bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng – Vòng luẩn quẩn đã có giải pháp   https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/ https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/#respond Fri, 23 Dec 2022 09:29:26 +0000 https://imiale.com/?p=14666 Bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, nhiều bọt, mùi chua, đôi khi có tia máu trong phân. Tình trạng này có thể tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé biếng ăn, chậm lớn, thậm chí là sụt cân. Hầu hết các bạn nhỏ có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa một vài lần trong những năm đầu đời, nhưng cũng có nhiều bé rối loạn tiêu hóa lặp lại dai dẳng liên miên khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi và loay hoay tìm giải pháp.

1. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn – vòng bệnh lý luẩn quẩn  

Trên các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm chăm con hàng ngày có hàng trăm các câu hỏi xoay quanh tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé như: “Bé nhà em 4 – 5 tháng, bị đi ngoài liên tục cả tháng nay, phải làm gì để hết các mom ơi?” hay “Con em xì xoẹt suốt, đã thế lại lười ăn, lên cân chậm, em lo quá phải làm sao đây hả các mẹ ?” 

Cũng từng lo lắng vì gặp tình cảnh ấy, chị Lan, 26 tuổi ở Hà Nội chia sẻ: “Ngày trước, lúc Chíp mới được 2 tháng tuổi, có một đợt con đi hoa cà, hoa cải, xì xoẹt suốt ngày, có ngày đi 5 – 6 lần, phân lợn cợn hạt vàng trắng nhiều nước. Được khoảng 1 tháng, phân còn có nhầy bọt, nhiều nước, xì hơi nhiều. Lo lắng kinh khủng khi tới tháng thứ 4, con bắt đầu có dấu hiệu chậm tăng cân, bụng sôi lại hay quấy, đôi khi đi ngoài có tia máu nhỏ trong phân. Mình đã đưa Chíp đi khám ở Viện Nhi và được kết luận là rối loạn tiêu hóa kéo dài, loạn khuẩn ruột và có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ.”

Cũng trong tình cảnh tương tự chị Lan, chị Ngọc Minh chia sẻ: “Bim nhà mình 2 tháng bị nhiễm khuẩn ruột phải nằm viện điều trị 2 tuần. Sau đợt điều trị ở bệnh viện Bim cũng đã cải thiện và được xuất viện. Tuy nhiên sau đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống kéo dài khiến Bim biếng ăn, hấp thu kém và chậm tăng cân”. 

rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 em bé lại có 2 trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần trong năm đầu đời. Rối loạn tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa sau viêm ruột, tiêu chảy, do sử dụng kháng sinh, do vệ sinh thực phẩm, bất dung nạp lactose, dị ứng, sức đề kháng kém … và nhiều nguyên nhân khác. Việc hiểu rõ căn nguyên rối loạn tiêu hóa, thấu hiểu sức khỏe đường ruột của bé một cách khoa học chính là “chìa khóa vàng” giúp bé vượt qua được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng, để bé phát triển sức khỏe một cách toàn diện. 

2. “Cắt đứt” vòng luẩn quẩn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa – biếng ăn nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích 

Như đã biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dai dẳng ở trẻ. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, rối loạn tiêu hóa cũng đều liên quan đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến những thay đổi bệnh lý trên hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể của bé. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ đi ngoài dai dẳng, mệt mỏi, biếng ăn, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó làm giảm sức đề kháng. Sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại bên ngoài tấn công cơ thể, tiếp tục gây ra một vòng tròn bệnh lý luẩn quẩn không hồi kết.

hậu quả rối loạn tiêu hóa kéo dài

Để “cắt đứt” vòng tròn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa luẩn quẩn, việc bổ sung các lợi khuẩn đường ruột để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh là quan trọng và cần thiết. Tuy là những vi sinh vật vô cùng nhỏ bé, lợi khuẩn đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý và rối loạn về tiêu hóa nhờ khả năng: 

  • Đào thải hại khuẩn
  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn cản hại khuẩn tấn công.
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột
  • Tăng tiết vitamin nhóm B, enzym tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất triệt để
  • Nâng cao đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi Đinh Ngọc Hoa:

Bổ sung một lợi khuẩn sống, gắn đích chính là biện pháp tối ưu số 1 để giải quyết các rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Bác sỹ Đinh Ngọc Hoa chia sẻ

3. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học giúp phục hồi hệ tiêu hóa

3.1. Bifidobacterium và vai trò với hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu khoa học, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ có hơn 100 nghìn loại vi khuẩn khác nhau với hơn 500 loại lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó, Bifidobacterium được xác định là thủ lĩnh của đường ruột, chiếm tỷ lệ cao tới 90% tổng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy, bổ sung Bifidobacterium được các chuyên gia lựa chọn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh, phục hồi hệ tiêu hóa của trẻ. 

6 lợi ích của bifidobacterium

3.2. Bifidobacterium BB – 12 – Lợi khuẩn với 307 nghiên cứu lâm sàng giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa – biếng ăn

Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thuộc lợi khuẩn thủ lĩnh Bifidobacterium, được phân lập thành công bởi nhà sản xuất kinh nghiệm 148 năm Chr.Hansen. Đây là chủng lợi khuẩn được ghi nhận tốt nhất trong số các chủng Bifidobacterium đã nghiên cứu.

Tác dụng vượt trội của Bifidobacterium đã được kiểm chứng qua 307 nghiên cứu lâm sàng trên toàn cầu. 

  • Ngay từ năm 1994, trên Tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới, Giáo sư Saavedra J.M và cộng sự của Đại học Y khoa John Hopkins đã công bố hiệu quả của Bifidobacterium BB12® trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Thí nghiệm tiến hành trên trẻ 5-24 tháng tuổi, được thực hiện bổ sung BB – 12 trong 17 tháng.

Kết quả cho thấy, BB12 giảm hơn 90% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng và hỗ trợ loại trừ Rotavirus ra khỏi đường ruột của trẻ

Cải thiện tiêu chảy sau khi sử dụng sản phẩm Imiale

  • Mới đây nhất, vào năm 2015, nghiên cứu do GS.TS. Neveen Helmy Abou El-Soud và cộng sự tiến hành cũng cho kết quả: Bifidobacterium BB12® giúp giảm thời gian mắc tiêu chảy, trẻ nhanh chóng xuất viện.

nghiên cứu hiệu quả imiale với loạn khuẩn

Kết luận: Bổ sung Bifidobacterium BB12® chính là giải pháp hiệu quả cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

4. Imiale – Bé yên bụng, mẹ yên tâm – 5 lý do mẹ nên lựa chọn! 

POD imiale - lý do nên chọn

Ngày nay, có rất nhiều các men vi sinh để mẹ lựa chọn cho bé, nhưng không phải sản phẩm nào cũng được các chuyên gia và tin dùng như Imiale bởi lý do sau:

  1. Hiện nay, tại Việt Nam, Imiale độc quyền chứa chủng lợi khuẩn thủ lĩnh  Bifidobaterium BB12. Đây là một trong số ít lợi khuẩn thỏa mãn đủ 5 tiêu chí Tổ chức thế giới WHO đưa ra cho chủng lợi khuẩn sử dụng trên lâm sàng
  2. Thế hệ lợi khuẩn mới: Lợi khuẩn sống – gắn đích nhờ công nghệ Cryoprotectant. Nhờ vậy mà lợi khuẩn có thể vượt qua điều kiện môi trường khắc nghiệt như dạ dày, dịch mật để tới bám đích và phát huy nhanh tác dụng.
  3. Lợi khuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale đạt chứng nhận an toàn cao nhất: GRAS của FDA (Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu).
  4. Imiale đã và đang được các bác sĩ tại viện nhi Trung Ương, viện Thu Cúc, viện Vinmec, … tin dùng. PGS.TS.BS Phạm Nhật An – Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam đánh giá cao Imiale
  5. Đã có rất nhiều các mẹ sử dụng, tin tưởng và đang cho con sử dụng Imiale mỗi ngày!

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

“Mình cũng đã từng rất lo lắng, xót xa mỗi khi chứng kiến con bị rối loạn tiêu hóa liên tục nhiều như vậy. Nhưng giờ thì khác rồi, cảm ơn ngày ấy được các bác sĩ giới thiệu Imiale, mà giờ đây, Chíp ăn ngoan, khỏe mạnh và lớn khôn mỗi ngày. Hy vọng, nếu có mẹ nào gặp tình trạng như nhà mình có thể sớm biết đến sản phẩm này” chị Lan tâm sự.

Lưu ý: Tác dụng phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi trẻ.

Nếu như còn bất cứ băn khoăn, lo lắng nào về tình trạng của bé, hãy liên hệ tới HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 

 

]]>
https://imiale.com/tieuchaydingoaidaidang-14666/feed/ 0
Bật mí: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh nói lên điều gì? https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/ https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/#respond Sat, 23 Apr 2022 03:01:58 +0000 https://imiale.com/?p=12076 Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào những thông số cơ bản được thể hiện trong bảng, các mẹ có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe của trẻ (thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…) để từ đó tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý. Để hiểu rõ hơn về chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cũng như các giải pháp giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này nhé. 

bảng cân nặng trẻ sơ sinh

1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thể hiện mang đến ý nghĩa gì?

Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một việc làm hết sức quan trọng mà các mẹ cần thực hiện để từ đó có sách chăm sóc trẻ tốt, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể bình thường và khỏe mạnh.

Từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, các mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó có biện pháp thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn theo nhu cầu được khuyến nghị. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay béo phì, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ hợp lý, cải thiện cân nặng, tăng cường phát triển chiều cao,…

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn, giúp các mẹ điều chỉnh việc chăm sóc cho trẻ phù hợp, góp phần thúc đẩy trẻ phát triển một cách toàn diện về thế chất và tinh thần.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi nhiều tố như

2.1. Do di truyền

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi gen di truyền. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn, nếu các mẹ có cách chăm sóc trẻ hợp lý thì chiều cao của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
  • Ngoài ra, trường hợp bố mẹ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu,… thì con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng (cân nặng của trẻ sơ sinh có xu hướng tăng).

2.2. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. 

  • Nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến yếu ớt, nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi,… rất dễ khiến trẻ bị còi xương hoặc hệ xương kém phát triển, thấp, lùn,…

2.3. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

  • Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt và vitamin và khoáng chất (vitamin D, canxi, photpho,…) khiến cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Trẻ hấp thu quá nhiều lipid rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, lipid đọng lại ở các cơ quan tổ chức gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở trẻ.

2.4. Trẻ bị mắc bệnh

  • Việc chăm sóc trẻ không tốt (cho trẻ bú sữa bảo quản không đúng cách, không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, ảnh hưởng của môi trường xung quanh như khói, bụi, ô nhiễm,…) rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt  khiên cân nặng của trẻ giảm.
  • Bên cạnh đó, một số trẻ bị thiếu máu hình liềm, đái tháo đường bẩm sinh,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, cân nặng giảm.
Chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: di truyền, sức khỏe của người mẹ, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật,…Chính vì vậy, các mẹ cần nắm rõ, loại bỏ các yếu tố này để giúp trẻ phát triển tốt, đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện những gì?

Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là rất cần thiết, qua đó ta thấy được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 

Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

3.1. Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng tiêu chuẩn cân nặng

3.2. Bảng chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO

bảng chiều cao tiêu chuẩn

(*) Thông thường, trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thường biểu hiện các thông số cơ bản như:

  • Tháng tuổi: Dựa vào tháng tuổi, ta biết được chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo thời gian để từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
  • Giới tính: Bé trai và bé gái có nhu cầu về chiều cao và dinh dưỡng khác nhau.
  • Cân nặng, chiều cao theo giới tính: Theo WHO, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện 3 thông số như trung bình cân
    • TB: Chỉ số cân nặng/chiều cao trung bình của trẻ phát triển bình thường.
    • SD: Độ lệch chuẩn, cho phép mức cân nặng/ chiều cao của trẻ xê dịch trong khoảng này.

  • Nếu trẻ cân nặng/chiều cao dưới mức – 2SD, cho thấy trẻ đang bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nếu trẻ cân nặng/ chiều cao trên mức +2SD, là dấu hiệu của thừa cân, béo phì/ trẻ quá cao. Vì vậy, các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp.

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh cần thể hiện đầy đủ các thông số độ tuổi, giới tính, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (mức cân nặng trung bình của trẻ phát triển bình thường), chiều cao trung bình ứng với từng độ tuổi, ngưỡng giá trị (giá trị trên và dưới) cho biết trẻ suy dinh dưỡng, sụt cân hay béo phì.

» Xem thêm: [WHO] Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé – cập nhật 2020

4. Làm thế nào để xác định đúng các thông số trong bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn. Vậy làm thế nào để xác định đúng các thông số? Dưới đây là lưu ý cho các mẹ.

4.1. Cách tính tuổi trẻ sơ sinh

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ đủ 30 ngày tuổi được tính là tròn tháng.

4.2. Các xác định chiều cao cho trẻ sơ sinh

  • Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi thì các mẹ cần xác định chiều dài nằm của trẻ.
  • Nếu trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên thì các mẹ cần xác định chiều cao đứng.

Dụng cụ để các mẹ xác định chiều cao của trẻ sơ sinh là thước gỗ 2 hoặc 3 mảnh. Đây là loại vừa có thể dựng đứng để đo chiều cao đứng cho trẻ từ tháng tuổi trở lên) vừa có thể để nằm để đo chiều dài cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.khi nào nên bổ sung canxi cho trẻ

a. Cách đo chiều dài nằm

  1. Đặt thước lên mặt phẳng nằm ngang
  2. Tháo bỏ giày dép, mũ nón,…vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc đo chiều dài của trẻ.
  3. Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo.
  4. Người phụ đo giữ trẻ nhìn thẳng, để tay trẻ duỗi tự do, đầu trẻ chạm đế thước.
  5. Người đo giữ chân trẻ áp sát với thanh chạy trên mặt thước. Đọc kết quả và ghi số đo theo cm với một số lẻ ở phần thập phân (ví dụ 45,8 cm). Kết thúc quá trình đo.

b. Cách đo chiều cao đứng 

  1. Đặt thước đo của trẻ trên mặt phẳng đứng, tựa vào bàn hoặc tường,…đảm bảo thước vững và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
  2. Cởi bỏ giày dép, mũ nón,…để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
  3. Cho trẻ đứng giữa thước, đặt chân hình chữ V, người tựa vào thước sao cho gót, bắp chân, mông, vai, đầu áp sát vào thước.
  4. Mắt trẻ nhìn thẳng về phía trước, hai tay thả lỏng hai bên.
  5. Người phụ đo: Môt tay giữ gối trẻ, ép gối chụm lại; một tay giữ cổ chân sao cho ép sát vào thước.
  6. Người đo: Một tay giữ cằm sao cho đầu trẻ thẳng và áp sát vào mặt thước; một tay ép thanh trượt sát đầu trẻ. Đọc kết quả đo.

4.3. Cách xác định cân nặng của trẻ sơ sinh

Để xác định cân nặng của trẻ, các mẹ có thể sử dụng các loại cân như: Cân điện tử Seca 890 (cân có chức năng mẹ bồng con, rất tiện lợi khi cân trẻ), cân Omro (cân điện tử đa năng, có thể tính toán cả chỉ số BMI, đo % khối mỡ của cơ thể,…),…

a. Các bước xác định cân nặng trẻ sơ sinh bằng cân điện tử SECA

  1. Khởi động cân, chờ cân ổn định (màn hình không nhấp nháy nữa mà hiển thị số 0.0 kg) thì tiến hành cân.
  2. Đặt trẻ lên bàn cân nhẹ nhàng, cẩn thận. Lưu ý: Cởi bỏ giày dép, mũ nón, đồ chơi,… trước khi tiến hành cân.
  3. Đọc số hiển thị. Trường hợp trẻ chưa cởi bỏ quần áo thì cần cân quần áo trừ bì.
  4. Ghi kết quả với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg).

cân trẻ bằng cân điện tử

b. Đối với cân điện tử SECA có chức năng mẹ bồng con

  1. Khởi động cân.
  2. Người mẹ đứng lên cân, màn hình hiển thị chỉ số cân nặng của người mẹ (ghi số cân của người mẹ). Sau đó người cân ấn nút khởi động lại để màn hình trở về chỉ số 0.0 kg cho thấy cân đã được điều chỉnh.
  3. Tiếp theo, người mẹ đón (bế) trẻ, màn hình cân sẽ hiển thị số cân nặng của trẻ. Đợi khi kết quả hiển thị trên màn hình ổn định (màn hình không nháy nữa) thì ghi lại chỉ số với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg). Trường hợp trẻ không cởi bỏ quần áo có thể cân trừ bì (tức là lấy kết quả cân trẻ trừ cho khối lượng quần áo trẻ mặc).
Để xác định chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cân/ đo chiều cao cho trẻ, các mẹ cần loại bỏ các đồ vật (giày, dép, quần áo, mũ nón,…) vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả, làm cho kết quả không chính xác. Ngoài ra, khi xác định tháng tuổi cho trẻ, các mẹ cần đếm đủ ngày, tức là khi trẻ tròn 30 ngày mới tính 1 tháng tuổi.

5. Cách giúp trẻ sơ sinh đạt chiều cao cân nặng lý tưởng

Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh qua mỗi giai đoạn là khác nhau. Do đó, để giúp trẻ sơ sinh luôn đạt chiều cao, cân nặng hợp lý, các mẹ cần

  • Lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, ghi chú tình trạng của trẻ trong những giai đoạn đó (ốm, đau, biếng ăn,…) để điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống hằng ngày để bổ sung cho trẻ hợp lý, tránh tình trạng bổ sung quá thừa hoặc quá thiếu.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển về chiều cao mà bên cạnh đó, nó còn giúp trẻ tiêu hao năng lượng, kích thích ăn trẻ ăn ngon hơn.
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho trẻ như khói, bụi, vi khuẩn, vi rút,…Nhờ vậy mà giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.

Việc lập cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, thêm vào đó khuyến khích trẻ vận động nhiều sẽ giúp cải thiện, duy trì chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức lý tưởng.

TỔNG KẾT
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ được vai trò của việc thiết lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn cũng như các thông số cần thiết, cách xác định đúng chiều cao cân nặng của trẻ. Mong rằng, các mẹ sẽ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, giúp trẻ đạt được chiều cao cân nặng chuẩn.

» Tham khảo: Lợi khuẩn sống, gắn đích – Chìa khóa vàng cho sự phát triển của trẻ

Nguồn tham khảo:

  1. Uofmhealth
  2. Medicalnewstoday
  3. Healthline
]]>
https://imiale.com/bang-can-nang-tre-so-sinh-12076/feed/ 0
Sự khác biệt của Bifidobacterium và Lactobacillus https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/ https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/#comments Thu, 10 Mar 2022 02:51:32 +0000 https://imiale.com/?p=12223 Cơ thể người là một hệ thống vi sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó đường ruột là nơi có chứa hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng hơn 500 loài trải dài trong hệ thống niêm mạc ruột với độ dày lên tới 1mm. Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn có số lượng lớn và có nhiều vai trò nhất với cơ thể. Vậy 2 chi lợi khuẩn này có điểm gì khác nhau và liệu thì chi lợi khuẩn nào tốt hơn chi lợi khuẩn nào? Mời các bạn cùng đọc ngay bài viết sau để tìm được đáp án cho mình nhé

Bifidobacterium và Lactobacillus

1. Lợi khuẩn là gì và những vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể?

1.1. Định nghĩa

Theo FAO/WHO đã định nghĩa

Lợi khuẩn (men vi sinh hay probiotics) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Định nghĩa lợi khuẩn uWHO

Theo đó, một vi sinh vật được coi là lợi khuẩn phải thỏa mãn tối thiểu 3 tiêu chí:

  • Vi sinh vật đó phải còn sống
  • Vi sinh phải tồn tại khi tới được cơ quan đích tác dụng
  • Vi sinh vật khi bổ sung với liều lượng xác định phải cho những tác dụng có lợi nhất định đối với sức khỏe thông qua các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng.

1.2. Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe

Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,… Nghiên cứu được xuất bản bởi American College of Gastroenterology[1] chỉ ra rằng các chủng probiotics cụ thể có thể:

  • Hỗ trợ, tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy nặng
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
  • Giảm mức độ và ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng, …
  • Phòng chống lại nhiễm trùng tiết niệu

2. Phân loại lợi khuẩn

Có rất nhiều các loại vi sinh vật khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn thiết yếu, phổ biến thường được ứng dụng, nghiên cứu và phát triển thành các men vi sinh.

2.1. Bifidobacterium

Đây là chi lợi khuẩn chủ yếu tại đại tràng, chiếm tới 90% tổng số vi khuẩn tại đây. Chi vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung nhằm

  • Cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại
  • Hỗ trợ hầu hết các hoạt động tiêu hóa ở khu vực đại tràng
  • Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch
  • Kích thích cơ thể sản xuất các enzyme để phân hủy các chất thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.

2.2. Lactobacillus

Chi vi khuẩn này thường được tìm thấy tại khoang miệng, ruột non âm đạo. Chúng có khả năng hỗ trợ kích thích sản sinh lactase và acid lactic. Vì vậy chúng hỗ trợ cơ thể hấp thu, cân bằng hệ vi sinh, hình thành cơ cũng như tăng cường hấp thu khoáng chất.

2.3. Các chi lợi khuẩn khác

Ngoài 2 chi lợi khuẩn này ra, 1 số các lợi khuẩn lẻ khác cũng được nghiên cứu và đánh giá là có lợi cho cơ thể. Ví dụ như

  • Saccharomyces boulardii
  • Streptococcus thermophilus
  • Bacillus
  • ….

» Xem thêm: [Tổng quan] Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii & Vai trò

3. Lactobacilus là gì? Vai trò của Lactobacilus với cơ thể là gì?

3.1. Lactobacilus là gì?

Lactobacillus (đôi lúc được hiểu như thuốc lactobacillus) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Ngoài ra, Lactobacillus cũng có trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai và thực phẩm chức năng.

Chi Lactobacillus là nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng bậc nhất trong số các vi khuẩn sản xuất axit lactic. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo ra hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.

3.2. Đặc điểm của chi lactobacilus

  • Chi Lactobacilluslà một chi phức tạp, bao gồm hơn 170 loài. Các loài không thể dễ dàng phân biệt về mặt kiểu hình mà thường dùng cách xác định phân tử (xác định về bộ gen của chúng)
  • Vi khuẩn gram dương, hình que và không hình thành bào tử. (Bào tử ở đây có thể hiểu là trạng thái ngủ đông của vi khuẩn, cấu trúc bền vững và không diễn ra hoạt động trao đổi chất).
  • Có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu kỵ khí tùy ý, tức là chúng có thể tồn tại trong cả điều kiện hiếu khí (có oxy) và kỵ khí (không có oxy).
  • Ở người trưởng thành, nồng độ Lacobacillus có thể đạt được từ 104 – 105 CFU lợi khuẩn
  • Lactobacillus có thể sản sinh ra acid lactic và có khả năng lên men glucose.

3.3. Vai trò của chi lactobacilus

3.3.1. Kiểm soát pH và phòng ngừa một số bệnh ở khu vực âm đạo

Một số chủng lợi khuẩn thuộc Lactobacillus có thể ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Cơ chế chính được cho là:

  • Lactobacillus giảm pH âm đạo, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây hại.
  • Lactobacillus tiết chất kháng các loại nấm, vi khuẩn trong âm đạo.
  • Tăng tiết chất nhầy, duy trì độ ẩm trong âm đạo.

Nhằm khẳng định điều này, năm 2014, TS Homayouni, Aziz cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn trong việc phòng ngừa tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là một nghiên cứu mù đôi, đối chứng với giả dược, bệnh nhân được bổ sung Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 với liều ít nhất 10 CFU/ngày trong 2 tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotics thuộc chi Lactobacilus có vai trò trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm nhiễm khuẩn âm đạo.

3.3.2. Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Lactobacillus đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột bằng cách:

  • Kiểm soát độ pH tại ruột thông qua việc sản xuất các axit lactic, làm tăng tính axit, giảm độ pH trong ruột. Từ đó, hạn chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
  • Hỗ trợ tăng tiết các chất có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như bacteriocin.
  • Cạnh tranh vị trí bám và chất dinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru và ổn định hơn, cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy: Lactobacillus hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển nặng hơn tiêu chảy ở trẻ 1 – 36 tháng tuổi. [1] Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy liên quan tới sử dụng kháng sinh. Dòng lactobacillus được nghiên cứu kỹ lưỡng, có khả năng làm giảm nguy cơ tiêu chảy khoảng 60% đến 70% khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh và kéo dài ít nhất sau 3 ngày kết thúc kháng sinh.[2]
  • Táo bón: Uống lactobacillus trong 4-8 tuần có thể làm giảm các triệu chứng táo bón như khó chịu, đầy hơi và khó tiêu.[3]
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng men vi sinh Lactobacillus cùng với “liệu pháp bộ ba” gồm kháng sinh clarithromycin, amoxicillin và thuốc ức chế bơm proton giúp điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori hiệu quả hơn so với nhóm chỉ dùng liệu pháp bộ ba này.[4]
  • Viêm loét đại tràng: bổ sung Lactobacillus có thể làm thuyên giảm rõ rệt ở người bị viêm loét đại tràng. Có nghiên cứu cho rằng dùng sản phẩm kết hợp Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus có thể tăng hiệu quả gần gấp 2 lần khi được sử dụng với phương pháp điều trị viêm loét đại tràng thông thường.

LA5 cải thiện tiêu chảy

3.3.2. Tham gia vào hệ thống miễn dịch

Một số chủng lợi khuẩn Lactobacilus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhờ:

  • Gia tăng sản xuất các chất kháng khuẩn như mucin, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Tăng cường các hoạt tính của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân và thực bào.
  • Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch, nên có tác dụng giảm dị ứng.
  • Tăng các tế bào bài tiết IgA, IgG, IgM.
  • Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả khi bổ sung một số chủng thuộc chi Lactobacillus trong việc ngừa nhiễm trùng đường thở ở trẻ em và các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như hen suyễn, sổ mũi và chàm ở trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh này.[5]

3.4. Một số các chủng lợi khuẩn thuộc chi Lactobacilus thường dùng

  • L. acidophilus: Điều trị viêm loét đại tràng
  • L. plantarum: Phòng ngừa và quản lý bệnh ruột kích thích (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim mạch vành, ung thư và các triệu chứng tiêu hóa
  • L. reuteri: Điều trị hiệu quả chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiết niệu sinh dục, sâu răng và mẫn cảm với thức ăn. Ví dụ như L.reuteri DSM 17938 (Biogaia)
  • L. casei: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori – đặc tính của lợi khuẩn trong việc ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và Clostridium difficile. Ví dụ Lactobacillus casei LcS (Yakult)

» Xem thêm: Tổng quan thông tin khoa học về chi lợi khuẩn Lactobacillus

4. Bifidobacterium là gì? Vai trò của chúng trong cơ thể là gì?

4.1. Bifidobacterium là gì?

Bifidobacterium (đôi lúc được hiểu như thuốc Bifidobacterium) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa và cụ thể là đại tràng của con người. Có thể tìm thấy chúng trong phân, răng, âm đạo.

Đây là một nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở 6 ± 7, hầu như không phát triển ở pH 4,5 ± 5,0 trở xuống hoặc ở pH 8,0 ± 8,5 trở lên. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 37 ± 41 oC, tăng trưởng tối đa ở 43 ± 45 C và hầu như không tăng trưởng ở 25 ± 28 oC hoặc thấp hơn.

4.2. Đặc điểm của chi lợi khuẩn Bifidobacterium

  • Vi khuẩn Bifidobacterium lần đầu tiên được phân lập và mô tả vào năm 1899 bởi Tissier. Chúng được mô tả là vi sinh vật kỵ khí hình que, sinh sản vô tính, có hình dạng chữ Y và được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
  • Bifidobacterium là vi khuẩn kỵ khí gram dương, không hình thành bào tử, không di động và âm tính với catalase [7]. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm que ngắn, cong và que hình chữ Y chia đôi.
  • Hiện nay, đã xác định được khoảng 30 loài trong chi Bifidobacterium, 10 trong số đó được tìm thấy ở người (sâu răng, phân và âm đạo), 17 loài đường ruột động vật ăn cỏ, 2 từ nước thải và 1 từ sữa lên men.
  • Cũng như Lactobacillus, Bifidobacterium cũng có khả năng tạo ra axit axetic và axit lactic mà không tạo ra CO2.

4.3. Vai trò của Bifidobacterium đối với cơ thể

4.3.1. Trên tiêu hóa

Lợi khuẩn Bifido tiết dịch nhầy bao phủ thành ruột tạo thành một lớp lá chắn bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, chúng có thể chống lại sự phá huỷ đường ruột của virus Rota gây tiêu chảy kéo dài và liên tục ở trẻ em, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy mà giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, …

  • Táo bón:

Năm 2015, trung tâm nghiên cứu tiêu hóa, đại học Nam Manchester, Anh Quốc và Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa Park- Klinik tại Đức đã tiến hành một thí nghiệm trên 1248 trẻ táo bón tham gia nghiên cứu. Số này được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® trong vòng 4 tuần liên tiếp. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng đi tiêu mỗi ngày và thống kê số lần đi tiêu mỗi tuần.

Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng lợi khuẩn chứa chủng BB-12® cho trẻ bị táo bón. 100% tình trạng táo bón giảm nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng. Bắt đầu khi được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân thường chỉ đi tiêu 1 lần trong một tuần, tình trạng đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Kết quả cải thiện rõ rệt sau tuần đầu tiên, bệnh nhân tăng số lần đại tiện lên 3 lần/ tuần, và dần dần là 4-5 lần vào các tuần tiếp theo.

nghiên cứu táo bón

  • Tiêu chảy

90% lợi khuẩn tại khu vực đại tràng là lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium. Chính vì vậy nó quyết định tới hầu hết các hoạt động ở khu vực tiêu hóa. Nhờ khả năng sản sinh ra acid axetic có tác động diệt khuẩn mạnh mẽ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy do kháng sinh, Bifidobacterium giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch, tiêu chảy nhiễm trùng, táo bón, phân sống ở trẻ nhỏ như: Salmonella, E.coli, Shigella,…

Năm 2004, Chouraqui J.P. và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng để. Nghiên cứu tiến hành trên 90 trẻ khỏe mạnh dưới 8 tháng tuổi, được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được bổ sung 1010 CFU BB12 trong sữa công thức hàng ngày, một nhóm dùng sữa bình thường và theo dõi tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong 5 tháng.

Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung Bifidobacterium BB12 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm hơn nhóm còn lại, với 28,3% trẻ sơ sinh dùng BB-12 ® bị tiêu chảy cấp so với 38,6% ở nhóm chứng. Bên cạnh đó số ngày bị tiêu chảy cũng như xác suất tiêu chảy trong ngày ở nhóm BB-12 ® thấp hơn. Những kết quả này cho thấy rằng BB-12 ® có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.

nghien cuu tieu chay imiale Chouraqui

  • Các bệnh lýđại tràng

Ngoài ra, một số lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium còn được chứng mình là có vai trò cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, giảm được mức độ nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu lớn trên 362 người cho thấy rằng dùng men vi sinh Bifidobacteria trong bốn tuần đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS[5]

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng cùng một loại men vi sinh Bifidobacteria cũng làm giảm viêm ở những người bị bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính và bệnh vẩy nến [6]

  • Bệnh lý về dạ dày, tiêu diệt HP

160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia ngẫu nhiên thành một nhóm 2 nhóm ngẫu nhiên bổ sung BB12 – LA5 và nhóm chứng. Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 ® và LA-5 ® có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị kháng sinh, hỗ trợ tuân thủ điều trị, cải thiện tỷ lệ diệt trừ H. pylori và tái thiết lập hệ vi sinh vật.

4.3.2.Trên hệ miễn dịch

Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ bảo vệ tế bào miễn dịch ruột bằng cách thiết lập một màng bao bọc niêm mạc ruột. Đây là nơi chiếm 70% tế bào miễn dịch nhờ đó sẽ tăng cường được sức đề kháng của trẻ nhỏ.

Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến miễn dịch do có tác dụng chống viêm. Như trong trường hợp trẻ bị viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và tính trạng sức khoẻ của trẻ. Men vi sinh phát huy tác dụng trong ruột, nơi chứa 80% hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ làm cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ.

Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương, lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ tạo ra màng nhầy bao phủ vết thương và kích thích niêm mạc ruột để tổng hợp kháng thể IgA. Chúng sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ như: virus, vi khuẩn, độc tố,…để vô hiệu hoá kháng nguyên này.

miễn dịch

4.3.3. Vai trò trong phát triển trí não

Bifidobacterium giúp cải thiện được các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, đau bụng,… Do đó, khả năng phát triển về trí não của trẻ không bị ảnh hưởng đến não bộ của trẻ nên được phát triển hoàn thiện hơn.

Lợi khuẩn cũng giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ và giúp tổng hợp vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy giúp trẻ thông minh hơn và khỏe mạnh hơn.

4.3.4. Vai trò phòng ngừa các bệnh lý mạn tính

Khi lợi khuẩn Bifido vào ruột non và đại tràng sẽ nhanh chóng tiết ra kháng sinh, giúp nhanh lành vết loét và mau lên da non. Chúng cũng tạo lớp chất nhầy bao tráng lên niêm mạc dạ dày, đặc biệt là những vết sẹo mới lành nên điều trị dứt điểm tình trạng tái đi tái lại, cũng như là phòng ngừa các bệnh mạn tính xảy ra.

4.3.5. Vai trò trên chuyển hóa

Chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn mãn tính khác. Bifidobacteria có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này bằng cách phân giải, tiêu hóa chất xơ. Khi tiêu hóa chất xơ, những vi khuẩn có lợi này tạo ra các hóa chất quan trọng được gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Acid béo chuỗi ngắn là sản phẩm của quá trình lên men chất xơ ở ruột già, vừa là nguồn năng lượng cho tế bào ruột già, vừa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa, điều trị một số vấn đề bệnh lý về tiêu hóa và chuyển hóa.

Bifidobacteria cũng giúp sản xuất các hóa chất quan trọng khác, bao gồm vitamin B và axit béo lành mạnh

4.4. Một số chủng lợi khuẩn của chi Bifidobacterium thường gặp

  • B. animalis: Loài này là một thành phần trong sản phẩm Activia của sữa chua Dannon. Nó được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn lây truyền qua thức ăn cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • B. breve: Loài này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa và trong âm đạ. Ở cả hai nơi, nó có vai trò chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc nấm men. Loài này cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách lên men đường và phá vỡ chất xơ thực vật để làm cho nó có thể tiêu hóa được.
  • B. lactis: Loại này có nguồn gốc từ sữa tươi. Đó là một thành phần trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa probiotic của Nestle, được gọi là Good Start Natural Cultures. Ngoài ra, Bifidobacterium BB12 cũng là một lợi khuẩn thiết yếu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó cũng cũng giúp lên men:
    • Sữa bơ
    • Pho mát
    • Các sản phẩm khác từ sữa
  • B. longum: Loài này sống trong đường tiêu hóa của bạn. Nó giúp phân hủy carbohydrate và cũng có thể là một chất chống oxy hóa.

6 lợi ích của bifidobacterium

5. Lactobacilus và Bifidobacterium nên bổ sung chi lợi khuẩn nào?

  • Mỗi chi lợi khuẩn sẽ có nhiều loài lợi khuẩn, và trong mỗi loài sẽ có nhiều chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có vị trí, vai trò và nồng độ cho tác dụng khác nhau. Cả Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe của con người, nhưng với mỗi chi lợi khuẩn sẽ có vị trí tác dụng, vai trò khác nhau. Ví dụ, như Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm tới 90% tại đại tràng – nơi quyết định hầu hết các hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, phần lớn các nghiên cứu của Bifidobacterium BB12 được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện và phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,… Chính vì vậy, việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn nào cần xác định xem mục đích cần bổ sung cũng như chủng lợi khuẩn muốn
  • Bổ sung lợi khuẩn cần dựa trên những nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh: Không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào thuộc chi Bifidobacterium cũng đều được phân lập hay chứng minh là có tác dụng đối với sức khỏe. Thêm vào đó, có rất nhiều những lợi khuẩn mới được đánh giá hiệu quả trong môi trường phòng thí nghiệm, chưa được ứng dụng trên cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, khi lựa chọn bổ sung lợi khuẩn, cần xem xét, cân nhắc các nghiên cứu của lợi khuẩn đó trên lâm sàng.
  • Đối tượng sử dụng: Tháng 2/2012, Hiệp Hội dinh dưỡng Tiêu hóa Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN) đã đưa ra khuyến nghị không nên sử dụng các lợi khuẩn có gen kháng kháng sinh hoặc sản sinh ra D-lactate cho trẻ sinh non vì có khả năng gây độc cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm lợi khuẩn nào cũng cần phải cân nhắc dựa trên đối tượng cụ thể.
  • Lựa chọn lợi khuẩn theo tiêu chí nào? Thực tế, ngày nay có rất nhiều các chủng lợi khuẩn và cũng có rất nhiều chế phẩm trên thị trường. Việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn đôi khi cũng trở nên khó khăn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, WHO đã xây dựng nên 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng để các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn.

5 tiêu chí lợi khuẩn lý tưởng

» Xem thêm: 5 tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lí tưởng

Tổng kết

Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những chi lợi khuẩn có lợi cho cơ thể, sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, người dùng cần có sự cân nhắc lựa chọn khác nhau. Bên cạnh đó là cần phải xác định xem lợi khuẩn đã thỏa mãn các tiêu chí, quy trình nhất định.

Đặt mua Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo

  1. Elservier
  2. Healthline
  3. Pubmed
]]>
https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/feed/ 1
Bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng – Vòng luẩn quẩn đã có giải pháp   https://imiale.com/di-ngoai-dai-dang-11543/ https://imiale.com/di-ngoai-dai-dang-11543/#comments Fri, 17 Dec 2021 06:56:19 +0000 https://imiale.com/?p=11543 Bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, nhiều bọt, mùi chua, đôi khi có tia máu trong phân. Tình trạng này có thể tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, châm lớn, thậm chí là sụt cân. Hầu hết các bạn nhỏ có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa một vài lần trong những năm đầu đời, nhưng cũng có nhiều bé rối loạn tiêu hóa lặp lại dai dẳng liên miên khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi và loay hoay tìm giải pháp.

1. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn – vòng bệnh lý luẩn quẩn  

Trên các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm chăm con hàng ngày có hàng trăm các câu hỏi xoay quanh tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé như: “Bé nhà em 4 – 5 tháng, bị đi ngoài liên tục cả tháng nay, mỗi ngày xì xoẹt 5,6 lần, phân chua nhiều nước, phải làm gì để hết các mom ơi?” hay “Con em 6 tháng bị đi ngoài phân sống mấy tháng nay, em lo quá phải làm sao đây hả các mẹ ?” 

Cũng từng lo lắng vì gặp tình cảnh ấy, chị Lan, 26 tuổi ở Hà Nội chia sẻ: “Ngày trước, lúc Chíp mới được 2 tháng tuổi, có một đợt con đi hoa cà, hoa cải, xì xoẹt suốt ngày, có ngày đi 5 – 6 lần, phân lợn cợn hạt vàng trắng nhiều nước. Được khoảng 1 tháng, phân còn có nhầy bọt, nhiều nước, xì hơi nhiều. Lo lắng kinh khủng khi tới tháng thứ 4, con bắt đầu có dấu hiệu chậm tăng cân, bụng sôi lại hay quấy, đôi khi đi ngoài có tia máu nhỏ trong phân. Mình đã đưa Chíp đi khám ở Viện Nhi và được kết luận là rối loạn tiêu hóa kéo dài, loạn khuẩn ruột và có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ.”

Cũng trong tình cảnh tương tự chị Lan, chị Ngọc Minh chia sẻ: “Bim nhà mình 2 tháng bị nhiễm khuẩn ruột phải nằm viện điều trị 2 tuần. Sau 2 tuần được tích cực điều trị, truyền thuốc ở bệnh viện Bim cũng đã cải thiện và được xuất viện. Tuy nhiên sau đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống kéo dài khiến Bim biếng ăn, hấp thu kém và chậm tăng cân”. 

rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 em bé lại có 2 trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần trong năm đầu đời. Rối loạn tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa sau viêm ruột, tiêu chảy, do sử dụng kháng sinh, do vệ sinh thực phẩm, bất dung nạp lactose, dị ứng, sức đề kháng kém … và nhiều nguyên nhân khác. Việc hiểu rõ căn nguyên rối loạn tiêu hóa, thấu hiểu sức khỏe đường ruột của bé một cách khoa học chính là “chìa khóa vàng” giúp bé vượt qua được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng, để bé phát triển sức khỏe một cách toàn diện. 

2. “Cắt đứt” vòng luẩn quẩn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa – biếng ăn nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích 

Như đã biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dai dẳng ở trẻ. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, rối loạn tiêu hóa cũng đều gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến những thay đổi bệnh lý trên hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể của bé. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ đi ngoài dai dẳng, mệt mỏi, biếng ăn, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó làm giảm sức đề kháng. Sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại bên ngoài tấn công cơ thể, tiếp tục gây ra một vòng tròn bệnh lý luẩn quẩn không hồi kết.

hậu quả rối loạn tiêu hóa kéo dài

Để “cắt đứt” vòng tròn tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa luẩn quẩn, việc bổ sung các lợi khuẩn đường ruột để lấy lại cân bằng hệ vi sinh là quan trọng và cần thiết. Tuy chỉ là những vi sinh vật vô cùng nhỏ bé, lợi khuẩn đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý và rối loạn về tiêu hóa nhờ khả năng: 

  • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn, loại trừ những tác nhân gây tổn thương hệ tiêu hóa
  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn cản tác nhân có hại tấn công.
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột
  • Giúp bé hấp thu dưỡng chất triệt để, phát triển sức khỏe toàn diện.
  • Nâng cao đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn

Có vô vàn lợi ích của lợi khuẩn đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng trên toàn thế giới. Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi Đinh Ngọc Hoa:

Bổ sung một lợi khuẩn sống, gắn đích chính là biện pháp tối ưu số 1 để hỗ trợ tối ưu cho hệ tiêu hóa và cân bằng lại đường ruột.

Bên cạnh khả năng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, lợi khuẩn đường ruột còn hỗ trợ giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Từ đó giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt hơn, giải quyết vòng tròn “TIÊU CHẢY – RỐI LOẠN TIÊU HÓA – BIẾNG ĂN”

» Xem thêm:

3. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học giúp phục hồi hệ tiêu hóa

3.1. Bifidobacterium BB12 và vai trò với hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu khoa học, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ có hơn 100 nghìn loại vi khuẩn khác nhau với hơn 500 loại lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó, Bifidobacterium được xác định là thủ lĩnh của đường ruột, chiếm tỷ lệ cao tới 90% tổng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy, bổ sung Bifidobacterium chính là lựa chọn hàng đầu để thiết lập cân bằng hệ vi sinh, phục hồi hệ tiêu hóa của trẻ. 

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại: bằng cách cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡng và tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
  • Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tạo hàng rào bảo vệ, duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa.
  • Hấp thu độc tố do hại khuẩn tiết ra: nhờ tăng tiết chất nhầy bao niêm mạc ruột. Bảo vệ đường ruột bởi những tác nhân gây viêm, tổn thương, hoại tử.
  • Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa chất khó hấp thu, tránh tình trạng đi ngoài phân sống
  • Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần tiêu chảy của trẻ.
  • Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

6 lợi ích của bifidobacterium

3.2. Bifidobacterium phục hồi, cải thiện tiêu chảy – rối loạn tiêu hóa – biếng ăn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm lợi khuẩn, chứa các chủng lợi khuẩn khác nhau. Trong đó, Bifidobacterium là lợi khuẩn số 1 thế giới về bằng chứng khoa học trên hiệu qủa phục hồi, cải thiện tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn. Tác dụng vượt trội của Bifidobacterium đã được kiểm chứng qua 307 nghiên cứu lâm sàng trên toàn cầu. 

  • Ngay từ năm 1994, trên Tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới, Giáo sư Saavedra J.M và cộng sự của Đại học Y khoa John Hopkins đã công bố hiệu quả của Bifidobacterium BB12® trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Thí nghiệm tiến hành trên trẻ 5-24 tháng tuổi, được thực hiện bổ sung BB – 12 trong 17 tháng.

Cải thiện tiêu chảy sau khi sử dụng sản phẩm Imiale

Kết quả cho thấy, BB12 giảm hơn 90% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng và hỗ trợ loại trừ Rotavirus ra khỏi đường ruột của trẻ

  • Mới đây nhất, vào năm 2015, một nghiên cứu do GS.TS. Neveen Helmy Abou El-Soud và cộng sự tiến hành trên 50 trẻ từ 1 đến 23 tháng tuổi mắc tiêu chảy nặng để đánh giá vai trò của Bifidobacterium. 

nghiên cứu hiệu quả imiale với loạn khuẩn

Kết quả cũng chứng minh được vai trò của Bifidobacterium BB12® trong việc giảm thời gian mắc tiêu chảy, giúp trẻ nhanh chóng xuất viện.

Kết luận: Bổ sung Bifidobacterium BB12® chính là giải pháp số 1 cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

4. Imiale – khỏe bụng để khỏe thân: 5 lý do mẹ nên lựa chọn! 

POD Imiale

imiale

imiale

Ngày nay, có rất nhiều các men vi sinh để mẹ lựa chọn cho bé, nhưng không phải sản phẩm nào cũng được các chuyên gia và tin dùng như Imiale bởi lý do sau:

  1. Hiện nay, tại Việt Nam, Imiale là lợi khuẩn sống hỗ trợ tốt nhất cho trẻ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhờ bổ sung chủng Bifidobaterium BB12 – chủng lợi khuẩn có khả năng gắn đích tốt nhất tại đại tràng. Đây là chủng lợi khuẩn thân thuộc với đường tiêu hóa của trẻ nhỏ thỏa mãn đủ 5 tiêu chí của 1 lợi khuẩn được sử dụng WHO công nhận được sử dụng trên lâm sàng
  2. Lợi khuẩn sống – gắn đích tại đại tràng – bền vững nhờ công nghệ Cryoprotectant. Nhờ vậy mà lợi khuẩn có thể vượt qua điều kiện môi trường khắc nghiệt như dạ dày, dịch mật để tới bám đích và phát huy nhanh tác dụng.
  3. Lợi khuẩn An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với 1 sản phẩm sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chứng nhận An toàn tuyệt đối bởi các cơ quan uy tín hàng đầu thế giới. Imiale có hơn 307 bằng chứng khoa học, nghiên cứu lâm sàng, được công nhận hiệu quả và tính an toàn. Hiện nay, Imiale là lợi khuẩn duy nhất đạt được chứng nhận GRAS của FDA (Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu).
  4. Imiale đã và đang được các bác sĩ tại viện nhi Trung Ương, viện Thu Cúc, viện Vinmec, … tin dùng
  5. Đã có rất nhiều các mẹ sử dụng, tin tưởng và đang cho con sử dụng Imiale mỗi ngày!

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

“Mình cũng đã từng rất lo lắng, xót xa mỗi khi chứng kiến con bị rối loạn tiêu hóa liên tục nhiều như vậy. Nhưng giờ thì khác rồi, cảm ơn ngày ấy được các bác sĩ giới thiệu Imiale, mà giờ đây, Chíp ăn ngoan, khỏe mạnh và lớn khôn mỗi ngày. Hy vọng, nếu có mẹ nào gặp tình trạng như nhà mình có thể sớm biết đến sản phẩm này” chị Lan tâm sự.

3. Imiale - lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch 5

Lưu ý: Thời gian cải thiện phụ thuộc vào tùy tình trạng của trẻ.

Nếu như còn bất cứ băn khoăn, lo lắng nào về tình trạng của bé, hãy liên hệ tới HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 

trải nghiệm dùng thử imiale A+

]]>
https://imiale.com/di-ngoai-dai-dang-11543/feed/ 37
Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc https://imiale.com/giai-phap-cho-be-quay-khoc-dem-11386/ https://imiale.com/giai-phap-cho-be-quay-khoc-dem-11386/#comments Wed, 08 Dec 2021 06:47:53 +0000 https://imiale.com/?p=11386 Các nhà khoa học đã khẳng định rằng giấc ngủ chính là khoảng thời gian vàng để bé phát triển não bộ, nhận thức, chiều cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đang lo lắng khi bé thức đêm trường kỳ, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bố mẹ hãy cùng lắng nghe, thấu hiểu tiếng khóc của bé một cách khoa học cùng bé vượt qua giai đoạn này và phát triển toàn diện.

bé quấy khóc colic

1. Bé quấy khóc đêm, nỗi ám ảnh những tháng đầu đời 

“Trước khi có bé, vợ chồng mình cũng xác định sẽ có những ngày con quấy khóc về đêm. Nhưng mình thật sự không thể nghĩ rằng chuyện này lại liên tục và căng thẳng đến vậy. Trộm vía, ngày con ngủ ngoan, nhưng cứ về đêm là con quấy khóc, vợ chồng mình dùng đủ mọi cách mà không được.

Mình cũng lên mạng tìm hiểu, áp dụng đủ chiêu mà con cứ thế. Đốt vía, đắp lá, đổi sữa cho con mình đều thử qua, hy vọng con sẽ đỡ. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng đêm, thay nhau bế con, vỗ ru các kiểu mà con cứ gồng người khóc ngằn ngặt.

Rồi con cứ ốm liên tục vì không ngủ được, đã thế lại cứ khóc thét lên khàn cả giọng khiến mình gần như stress trong chuyện chăm con. Nhiều đêm thức trắng trằn trọc, mong sao con đừng quấy khóc nữa để hai mẹ con có một giấc ngủ trọn vẹn. Đôi khi vợ chồng to tiếng với nhau cũng chỉ vì con cái. Nhiều lúc vừa buồn, vừa tủi thân lại xót con vô cùng.”

Đó là những chia sẻ của Ngọc Anh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể về những ngày đầu làm mẹ của mình. Chắc chắn câu chuyện trên không chỉ của riêng Ngọc Anh, mà còn của rất nhiều gia đình trẻ.

Việc bé quấy khóc dài ngày, ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cùng trí tuệ của trẻ mà còn khiến cha mẹ, gia đình căng thẳng, mệt mỏi và áp lực vô cùng. 

2. Hiểu được tiếng khóc của con để cùng con vượt qua

Đi tìm câu trả lời cho tình trạng quấy khóc của trẻ, theo chuyên gia Nguyễn Thị Vân Hồng: “Trên thực tế, tình trạng quấy khóc về đêm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thông thường cứ 10 bé lại có 1 bé gặp tình trạng quấy khóc về đêm. Tình trạng này được các chuyên gia gọi chung là hội chứng khóc Colic hay các cụ còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ thường khóc thét thường xuyên hơn 3h/ngày, liên tục nhiều ngày và dữ dội mặc dù không có các triệu chứng bệnh lý gì. Mỗi lần khóc mặt bé thường căng thẳng, co quắp, tay có xu hướng co về phía bụng.”

Đến nay, có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng quấy khóc về đêm ở trẻ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tới tình trạng quấy khóc, hay hội chứng colic (khóc do co thắt) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, các vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, chúng tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột làm co thắt các cơ trơn đường ruột làm trẻ bị đau, khó chịu. Vì khóc là cách thức duy nhất của con, nên chúng chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.

3. Lợi khuẩn sống, gắn đích & khoa học cải thiện giấc ngủ cho bé 

3.1. Lợi khuẩn Sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 hiệu quả với hội chứng quấy khóc đêm, khóc dạ đề 

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung một số lợi khuẩn đặc hiệu có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, khóc dạ đề ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Bifidobacterium tập trung tại đại tràng và chiếm 99% hệ lợi khuẩn tại đây. Bifidobacterium đóng nhiều vai trò quan trọng tới sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa, hấp thu, thiết lập hệ cân bằng vi sinh, điều chỉnh hoạt động co thắt nhu động ruột. 

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa Bifidobacterium là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các nhà khoa học tin dùng. Qua các nghiên cứu lâm sàng, trẻ quấy khóc Colic bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.giảm đáng kể thời gian và tần suất quấy khóc. 

 

Đến nay đã có hơn 180 nghiên cứu lâm sàng khẳng định vai trò lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.

  • Năm 2004, Saavedra JM và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 118 trẻ sơ sinh để đánh giá hiệu quả của BB-12 trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Kết quả ủng hộ việc bổ sung Imiale giúp giảm 90% số lần tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. [1]

Saavedra JM hiệu quả trong khóc colic

  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Nocerino R đã chứng mình rằng, bổ sung BB-12 là cách vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Số lần khóc giảm từ 8 lần (từ lúc trước khi nghiên cứu được bắt đầu) xuống chỉ còn 3 lần một ngày sau thời gian nghiên cứu. Và 100% trẻ giảm quấy khóc khi được bổ sung lợi khuẩn và 80% trẻ giảm quấy khóc nặng. 

cải thiện quấy khóc

  • Và mới đây nhất, vào tháng 10/2021, K.Chen và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Kết quả cho thấy, ở nhóm bổ sung BB12 có số lần khóc trung bình giảm đáng kể từ 12 lần còn 5,0 so với nhóm giả dược là từ 11 còn khoảng 8 lần. Đồng thời, thời gian ngủ của trẻ bổ sung BB-12 cũng tăng khoảng 1h20 phút với với trẻ ở nhóm giả dược[1]

nghiên cứu quấy khóc 2021

3. Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.

 

  1. Imiale bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có vai trò vô cùng quan trọng trong tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mỗi ngày 6 giọt tương đương 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi ngày giúp lợi khuẩn nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh và hấp thu các độc tố mà chúng giải phóng ra. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của con hoạt động trơn chu và không còn hiện tượng rối loạn do co thắt,  hiện tượng quấy khóc cũng nhờ đó mà giảm ngay tức thì.
  2. Với công nghệ bao kép bền vững Cryoprotectant, Imiale là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam chứa lợi khuẩn sống Biffidobacterium BB12 đã được nghiên cứu cải thiện tới 80% tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.
  3. Được sản xuất bởi Chr Hansen – nhà sản xuất số 1 về lợi khuẩn nằm tại Đan Mạch
  4. Imiale là một trong số rất ít sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non đã được các tổ chức ESPGHAN, FDA khuyến nghị và tin dùng.

Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.

feedback trẻ quấy khóc 1

feedback trẻ quấy khóc 2

feedback trẻ quấy khóc 3

Nếu mẹ còn đang băn khoăn vì chưa tìm được giải pháp cho mình thì Imiale nhất định sẽ không làm mẹ thất vọng.

Để mỗi giây phút con đều là điều hạnh phúc, mỗi giấc ngủ của con và cha mẹ luôn trọn vẹn, Imiale chính là giải pháp dành cho mẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Em be imiale

Đặt mua ngay tại đây 

]]>
https://imiale.com/giai-phap-cho-be-quay-khoc-dem-11386/feed/ 2
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh – Hiểu đúng để phát triển toàn diện https://imiale.com/tam-nang-cho-tre-so-sinh-10721/ https://imiale.com/tam-nang-cho-tre-so-sinh-10721/#respond Wed, 20 Oct 2021 04:08:25 +0000 https://imiale.com/?p=10721 Một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ, an toàn, hợp lý cho trẻ sơ sinh luôn là vấn đề được quan tâm của các bậc cha mẹ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cả cộng đồng. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ liên quan đến việc có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để sản sinh nguồn vitamin D tự nhiên hay không?

tắm nắng cho trẻ sơ sinh

1. Ánh nắng mặt trời và vai trò của chúng với sức khỏe 

1.1. Tia UV là gì?

Trong ánh nắng mặt trời, ngoài thành phần ánh sáng trắng nhìn thấy còn có các bức xạ có bước sóng ngắn (200-400nm) không nhìn thấy được gọi là tia UV. Thành phần của tia UV trong ánh nắng chia thành 3 nhóm:

  • UV-A (320-400 nm) chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần tia UV, có thể gây ra sạm da, nguy cơ ung thư da.
  • UV-B (290–320 nm) chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần tia UV, nguy hiểm hơn tia UV-B.
  • UV-C (200–290 nm) nguy hiểm nhất nhưng được hấp thụ hầu hết bởi tầng ozon.

1.2. Lợi ích của ánh nắng mặt trời   

Việc cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách là các giúp bé nhận được nhiều lợi ích to lớn:

  • Tổng hợp vitamin D tự nhiên nhờ tia UVB
  • Giúp cơ thể khỏe khoắn khi hòa mình với thiên nhiên
  • Điều trị một số bệnh da liễu như vảy nến. 

Các lợi ích này chủ yếu liên quan đến tác dụng tổng hợp vitamin D của ánh nắng mặt trời. 

Ánh nắng giúp tổng hợp vitamin D

1.3. Tác hại của ánh nắng mặt trời 

Tuy có nhiều lợi ích quan trọng khi cho bé tắm nắng, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận việc tiếp xúc với ánh nắng sẽ có nhiều nguy hiểm cho bé:

  • Ung thư da: Tiếp xúc với ánh nắng là một trong những nguy cơ chính gây ra sự phát triển của khối u ác tính và ung thư da không tế bào hắc tố (NMSC) và nguy cơ này cao hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Ức chế miễn dịch: thông qua việc kích thích tế bào T sản sinh cytokin IL – 10 ức chế miễn dịch
  • Gây ra các bệnh lý về da: lão hóa da, sạm da, cháy da và được coi là một nguy cơ gây ra bệnh lý lupus ban đỏ.

Tuy ánh nắng mặt trời có lợi ích đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ  tuy nhiên không thể xem nhẹ những tác hại nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với nó. Với những nguy cơ tiềm tàng này được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều so với lợi ích nhận được khi tiếp xúc nên không khuyến khích việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D. Mặt khác, thiếu hụt về vitamin D hoàn toàn có thể bổ sung qua dinh dưỡng.

2. Vitamin D và 5 vai trò cho sức khỏe của bé

Vitamin D (còn được gọi là “calciferol”) là một loại vitamin tan trong dầu, có trong một số thực phẩm và các thuốc bổ sung vitamin D hoặc được tổng hợp nhờ tia UVB trong ánh nắng.Tất cả nguồn vitamin D từ thực phẩm cũng như được tổng hợp từ ánh nắng đều trơ về mặt sinh học và phải trải qua hai lần hydroxyl hóa lần lượt tại gan và thận để trở thành dạng có hoạt tính là 1,25-dihydroxyvitamin D, còn được gọi là “calcitriol”. Vitamin D có nhiều vai trò với cơ thể: 

  • Giúp xương phát triển khỏe mạnh:  Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi ở ruột, duy trì cân bằng nồng độ canxi và photphat trong máu để giúp quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng. 
  • Giảm viêm 
  • Điều chỉnh các quá trình tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch,
  • Tham gia vào chuyển hóa glucose thông qua tác động làm tăng nồng độ insulin máu 
  • Điều hòa nhiều gen mã hóa protein quy định sự tăng sinh, biệt hóa và quá trình chết tự nhiên của tế bào.

vitamin D cho bé

Với vai trò quan trọng như vậy trẻ sơ sinh cần được bổ sung đầy đủ vitamin D hằng ngày.Tuy nhiên thực tế, sữa mẹ sẽ không đủ cung cấp vitamin D cho sự phát triển của trẻ do chỉ cung cấp từ 25-75 IU/L. Do vậy Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị bổ sung 400 UI/ngày cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn ngay sau khi sinh và kéo dài cho đến khi chúng cai sữa và tiêu thụ ít nhất 1 L/ngày sữa công thức. 

3. Phân loại vitamin D 

Có 2 loại vitamin D chính trong tự nhiên là vitamin D2 và D3.

Khả năng hấp thu của cả hai dạng vitamin D trên là như nhau trên đường tiêu hóa. Sau khi được hấp thu, cả hai dạng vitamin trên đều giúp tăng nồng độ vitamin D. Tuy nhiên người ta chứng minh được rằng với cùng một lượng vitamin D2 và D3 được bổ sung thì vitamin D3 có thể tồn tại lâu hơn và tạo ra dạng hoạt tính sinh học tốt hơn so với vitamin D2. Do vậy, mẹ nên ưu tiên bổ sung các sản phẩm có chứa vitamin D3 cho trẻ. 

Sự khác biệt giữa vitamin D2 và D3 còn nằm ở các nguồn thực phẩm cung cấp chúng cho bé, cụ thể: 

  • Vitamin D2 (ergocalciferol) : chủ yếu được cung cấp nhờ một số loại nấm, sữa công thức và thực phẩm chức năng chứa vitamin D
  • Vitamin D3 (cholecalciferol): các thực phẩm cung cấp vitamin D3 chủ yếu là từ động vật tiêu biểu như cá hồi, cá thu, dầu gan cá, gan bò. Ngoài ra còn được cung cấp nhờ một số sản phẩm sữa công thức và thực phẩm bổ sung vitamin D3 và tổng hợp trên biểu bì da nhờ ánh nắng.

Cả hai dạng vitamin trên đều có thể cung cấp dinh dưỡng cho bé tuy nhiên các thực phẩm mẹ nên ưu tiên bổ sung sữa công thức hoặc thực phẩm chức năng cho bé sơ sinh và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3 có trong các loại cá hồi, cá ngừ, dầu gan cá và thực phẩm chức năng cho bé ăn dặm. 

» Xem thêm: [Tổng quan] Vitamin D3: 7 điều mẹ cần biết

4. Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh?

Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) khuyến cáo không cho bé dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với ánh mặt trời dù trực tiếp hoặc gián tiếp để tránh tình trạng tổn thương da. Trẻ tiếp xúc ánh sáng mặt trời càng sớm, tần suất nhiều và lâu có nguy cơ đột biến gen cấu trúc da, khả năng mắc các bệnh tự miễn về da tăng cao (lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, ung thư da,…).

Trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng tuyên bố rằng “Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nên tránh ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt.

Trẻ trên 6 tháng tuổi không nên chủ động tắm nắng để cung cấp đủ lượng vitamin D

Theo NCBI có công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy 90% trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt vào buổi chiều cũng không đủ cung cấp lượng vitamin D cần thiết. AAP cũng tuyên bố rằng “Không nên chủ động tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tạo đủ vitamin D”. Tại Úc, chính phủ cũng đưa ra rất nhiều khuyến cáo nghiêm ngặt để bảo vệ bé như “Không đội mũ, không vui chơi”- trẻ em sẽ không được vui chơi ngoài trời nếu không đội mũ. 

Các chính phủ đồng thuận rằng nên bổ sung vitamin D thông qua dinh dưỡng hơn là qua việc tiếp xúc với ánh nắng, đặc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

5. Một số sai lầm mẹ thường mắc phải khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Những sai lầm của cha mẹ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tiếp xúc ánh nắng càng nhiều càng tổng hợp nhiều vitamin D: 

Theo thống kê, lượng vitamin D được sản xuất ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố: da trắng hay da màu, thời gian tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm nào trong ngày, vào tháng nào trong năm, ở vĩ độ bao nhiêu. Có một nghiên cứu rất thú vị diễn ra tại Ấn độ khi người dân nước này, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh sáng quanh năm nhưng vẫn thiếu hụt phần lớn lượng vitamin D. Từ đây, quan điểm chỉ cần tắm nắng càng lâu, càng nhiều cơ thể sẽ có đủ vitamin D đã được bãi bỏ.

Bôi kem chống nắng cho trẻ để phơi nắng giúp tổng hợp vitamin D: 

Đây là sai lầm của nhiều cha mẹ khi bôi kem chống nắng cho trẻ hoặc mặc đồ kín cho trẻ ra phơi nắng để tổng hợp vitamin D. Thực tế thì chỉ phần tia UVB có tác dụng tổng hợp vitamin D, mà tia UV lại bị hấp thụ hoặc phản xạ bởi kem chống nắng và quần áo thì sẽ không giúp trẻ tạo vitamin D.

bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Không bảo vệ phần đầu của bé với ánh nắng

Trẻ sơ sinh có não bộ vô cùng nhạy cảm với nhiệt, nên cần tránh ánh nắng trực tiếp bằng mũ rộng vành mỗi khi ra ngoài. 

Cho bé tắm nắng lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tổng hợp vitamin D

Theo tiến sĩ Michael F. Holick, Giáo sư Y khoa, Sinh lý học và Sinh lý học tại Trường Y Đại học Boston, tác giả của ‘Giải pháp Vitamin D’ và ‘Lợi ích tia cực tím’, giải thích: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm và chiều muộn không cung cấp bất kỳ vitamin D nào nhưng lại khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ tia UVA có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư da. Như vậy việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng hoặc buổi chiều tối của nhiều cha mẹ với mong muốn giúp con tổng hợp vitamin D không hợp lý.

Tắm nắng sau cửa kính 

Thủy tinh có thể hấp thụ tia UV nên khi cho trẻ ngồi sau cửa kính thì bé không tổng hợp vitamin D. 

Tóm lại, muốn tạo ra vitamin D nội sinh, da của bé phải được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Các biện pháp giúp bảo vệ bé bởi tia UV cũng đồng thời khiến cơ chế tổng hợp vitamin D dừng lại, và gia tăng các tác hại nguy hiểm của ánh nắng từ nhiệt độ.

6. 3 việc mẹ cần làm để giúp bé có lượng Vitamin D đầy đủ nhất

Thiếu vitamin D và còi xương luôn là một vấn đề quan trọng đối với các bác sĩ nhi khoa và các bậc cha mẹ. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh còi xương ở trẻ em là “thiếu dinh dưỡng”. Sự thiếu hụt dinh dưỡng này không tương đồng với “thiếu tiếp xúc với ánh nắng”. Do vậy các mẹ cần phối hợp cả việc cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ lượng vitamin D cho trẻ. Có hai nguồn giúp bổ sung vitamin D là:

6.1. Cung cấp vitamin D qua thực phẩm (rau, củ, thịt, cá, trứng…):

Thực phẩm chứa vitamin D3 trong thực tế phổ biến nhất là cá hồi, cá ngừ, cá thu trong đó dầu gan cá chứa hàm lượng vitamin D cao. Một số loại nấm chứa vitamin D2. Tuy nhiên hàm lượng vitamin D trong thực phẩm tương đối thấp do vậy cung cấp không đủ cho bé. Đặc biệt với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm thì sẽ không được bổ sung vitamin D qua thực phẩm mà chủ yếu bổ sung nhờ nguồn sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra vitamin D chỉ được hấp thu khi chế độ ăn có dầu mỡ nên cha mẹ nên cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng các loại thực phẩm.

6.2. Cung cấp vitamin D qua sữa công thức hoặc thực phẩm chức năng có vitamin D:

Với trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ một phần thì sữa công thức bổ sung vitamin D sẽ là lựa chọn ưu tiên cho bé. Hoa Kỳ bắt buộc bổ sung thêm 40–100 IU/100 calo trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh và 40–80 IU/100 calo là lượng bắt buộc ở Canada. Tuy nhiên, do các bé thông thường uống ít sữa, không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết thì mẹ có thể bổ sung bằng các chế phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D.

6.3. Tiếp xúc với ánh nắng

Tuy biện pháp này không được khuyến khích để cung cấp vitamin D, nhưng trong giai đoạn trưởng thành bé sẽ ít nhiều tiếp xúc với ánh nắng trong quá trình vui chơi hoạt động ngoài trời. Đây sẽ được coi là một con đường cung cấp vitamin tự nhiên cho cơ thể.

Bổ sung Vitamin D cho bé

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị giải pháp lý tưởng nhất cho việc thiếu vitamin D ở trẻ em là cung cấp vitamin D qua chế độ ăn uống và chế phẩm thuốc bổ sung vitamin D trên tất cả các đối tượng trẻ em. Do vậy mẹ nên kết hợp bổ sung vitamin D thông qua dinh dưỡng bên cạnh cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý.

7. Khi nào bé có thể bắt đầu tắm nắng và cách tắm nắng sao cho đúng?

7.1. Độ tuổi:

Khuyến cáo của các tổ chức uy tín, bé bắt đầu được tiếp xúc với ánh nắng tối thiểu trên 6 tháng tuổi. Đối với các trường hợp trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân thì độ tuổi có thể lâu hơn. Với việc tắm nắng có thể khi bé từ 1-2 tuổi. 

7.2. Thời gian tắm nắng:

Thời gian phơi nắng cho con phụ thuộc vào tuổi của bé và mùa trong năm, thời tiết trong ngày. Với những bé lớn tuổi, mẹ cho bé vui chơi ngoài trời, tuy nhiên tối đa không quá 20 phút vào nắng. Mùa đông thời gian này có thể dài hơn. Trong ngày hè, ưu tiên cho trẻ chơi trong bóng dâm hơn là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng do lúc đó có cả phản ứng nhiệt và UV sẽ tác động lên cơ thể trẻ.

7.3. Không gian

Lựa chọn không gian sạch sẽ không khói bụi, dưới tán cây mát có một phần nhỏ ánh nắng xuyên qua vào ngày hè. Ngày trời gió to, mẹ không nên cho con ra ngoài tắm nắng. Mùa đông có thể cho con phơi nắng trực tiếp.

7.4. Trang phục

Không nên mặc kín, có thể để hở cánh tay và chân của bé. Luôn luôn đội mũ rộng vành để bé và cần thiết thì đeo kính cho bé để bảo vệ mắt.

trang phục tắm nắng cho trẻ sơ sinh

7.5. Cách phơi nắng

Mẹ cho lần lượt tay và chân, nếu có thể là lưng và ngực của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể kết hợp cả việc cho con tắm nắng và cho con vui chơi để tăng cường thể chất và tinh thần cho bé. Cần chú ý tới các phản ứng của da bé như đỏ dát hoặc các phản ứng quấy khóc của con khi tắm nắng. Mẹ cũng có thể tăng tương tác với con bằng cách nô đùa hoặc xoa bóp cơ thể cho bé. Không tắm cho bé ngay sau tắm nắng tránh trường hợp bị shock nhiệt

Các lưu ý về tắm bé nêu trên có thể được linh hoạt theo vùng miền, thời tiết, thể trạng của bé. Kèm với hoạt động tắm nắng nên là hoạt động vui chơi vận động ngoài trời để giúp con phát triển toàn diện. 

Tổng kết

Tắm nắng cho bé là một trong ba con đường giúp bé tổng hợp vitamin D, tuy nhiên không phải là ưu tiên hàng đầu. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc bổ sung đủ lượng vitamin D cho bé là vô cùng quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên xem xét bổ sung cho bé đủ lượng vitamin D thông qua chế độ dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cha mẹ có những lựa chọn tốt nhất cho việc bổ sung vitamin D cho trẻ.

» Xem thêm: [TỔNG QUAN] VITAMIN D VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Mọi chi tiết xin liên hệ theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Nguồn tham khảo

  1. Pubmed
  2. Healthchildren
  3. Babycenter
]]>
https://imiale.com/tam-nang-cho-tre-so-sinh-10721/feed/ 0
[Tổng quan] Táo bón – Cẩm nang 9 điều cần biết https://imiale.com/cam-nang-ve-tao-bon-10049/ https://imiale.com/cam-nang-ve-tao-bon-10049/#respond Tue, 31 Aug 2021 09:21:41 +0000 https://imiale.com/?p=10049 Táo bón – Tình trạng phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn nhưng ít ai có hiểu biết tường tận về nó. Bài viết sau đây như một cuốn cẩm nang cung cấp thông tin đầy đủ & toàn diện nhất về táo bón và các phương pháp điều trị.

1. Táo bón là gì?

Táo bón - cẩm nang 9 điều cần biết

Táo bón được định nghĩa là đi ngoài không thường xuyên hoặc khó đại tiện. Táo bón có liên quan đến các triệu chứng khác nhau bao gồm phân cứng, mót rặn, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, đi tiêu không hoàn toàn, khó chịu ở bụng và đầy hơi. [1]

Theo tiêu chuẩn ROME III, táo bón được xác định khi có các triệu chứng sau:

(1) Xuất hiện ít nhất 2 trong 5 triệu chứng sau:

  • Căng thẳng, khó khăn trong quá trình đại tiện
  • Cảm giác không tiêu hết
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng
  • Cần các hoạt động kích thích hỗ trợ để đại tiện trở nên dễ dàng
  • Tần suất đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần.

(2) Phân khô cứng

(3) Bệnh nhân không có các dấu hiệu khác liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Nếu các triệu chứng xuất hiện trong khoảng thời gian dài ≥ 6 tháng thì đây được nhận định là táo bón mãn tính.

Táo bón được định nghĩa là đi ngoài không thường xuyên hoặc khó đại tiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ em

>> Xem thêm: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả táo bón ở trẻ

2. Phân loại và nguyên nhân của táo bón

Như chúng ta đã biết có hai loại táo bón chính: nguyên phátthứ phát.

2.1. Táo bón nguyên phát

phân loại táo bón

Táo bón nguyên phát đôi khi còn được gọi là táo bón “chức năng” hoặc “vô căn” thường xuất phát do thói quen nhịn khi có nhu cầu đại tiện và đã loại trừ các căn nguyên khác.

Có 3 loại táo bón nguyên phát khác nhau:

a. Táo bón nhu động ruột bình thường

  • Những người mắc chứng táo bón dạng này nhu động ruột của người bệnh vẫn bình thường. Biểu hiện: độ đặc của phân bình thường và phân vẫn di chuyển qua đường tiêu hóa với tốc độ đều đặn nhưng người bệnh lại gặp phải các triệu chứng như chướng bụngđau bụng.
  • Nguyên nhân thường gặp thường do thường xuyên nhịn cầu, hoặc ngồi quá nhiều, đại tiện không có đúng tư thế.

b. Táo bón nhu động ruột giảm

  • Nhu động ruột giảm khiến thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa chậm, phân nằm lâu tại ruột gây ra tình trạng táo bón.
  • Những người này có tần suất đại tiện ít và kết quả là gây ra hiện tượng táo bón.

c. Tổn thương cơ sàn chậu

Táo bón xảy ra do tổn thương cơ sàn chậu. Khối cơ này có vai trò hỗ trợ, nâng đỡ ruột và bàng quang, cũng như tử cung ở phụ nữ.

Khi bị tổn thương các cơ hoặc dây thần kinh ở sàn chậu, người bệnh sẽ gặp tình trạng khó đi tiêu. Tổn thương này có thể gây ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả mang thai và sinh con.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị táo bón do tổn thương cơ sàn chậu bao gồm:

  • Người phải gắng sức, rặn mới đại tiện được.
  • Đau đớn mỗi khi đi tiêu
  • Cần sử dụng biện pháp tăng nhu động ruột mới có thể đi tiêu được
Táo bón nguyên phát bao gồm: Táo bón nhu động ruột tăng/giảm, táo bón tổn thương cơ sàn chậu.

2.2. Táo bón thứ phát

táo bón

Táo bón thứ phát là chứng táo bón xảy ra do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Các nguyên nhân phổ biến nhất của táo bón thứ phát bao gồm:

  • Nguyên nhân giải phẫu: Bao gồm hẹp hoặc teo hậu môn, hậu môn bị di lệch, hậu môn không hoàn thiện, hẹp ruột .
  • Nguyên nhân liên quan đến bất thường hệ cơ bao gồm hội chứng “bụng quả mận”, rối loạn dạ dày, hội chứng down, chứng loạn dưỡng cơ.
  • Nguyên nhân liên quan đến bất thường dây thần kinh ruột bao gồm bệnh Hirschsprung, giả tắc nghẽn, loạn sản tế bào thần kinh ruột, dị tật tủy sống, dây chằng, nứt đốt sống.
  • Dùng các loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, ma túy, thuốc chống trầm cảm, nhiễm độc chì, vitamin D...
  • Các nguyên nhân chuyển hóa và nội tiết như hạ kali máu, tăng canxi huyết, suy giáp, đái tháo đường, hoặc đái tháo nhạt…
  • Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh celiac, xơ nang, dị ứng protein sữa bò, bệnh viêm ruột, xơ cứng bì…

3. Yếu tố nguy cơ nào dễ gây táo bón?

Yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh táo bón là ăn một chế độ ăn uống nghèo chất xơKHÔNG rèn luyện thể lực và vận động như: tập thể dục, ngồi quá nhiều….Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh táo bón như:

  • Những đối tượng không thể di chuyển như những người bị bại liệt phải nằm trên giường nhiều ngày, những người có một số bệnh lý, chẳng hạn như chấn thương tủy sống, thường khó đi tiêu.
  • Giới tính: phụ nữ thường có khả năng mắc táo bón cao hơn nam giới
  • Đối tượng đặc biệt:

Phụ nữ có thai: thường dễ mắc chứng táo bón có thể do sự thay đổi nội tiết và các áp lực lên đường ruột từ thai nhi đang lớn dẫn đến táo bón.

Trẻ em: thường là đối tượng mắc chứng táo bón được ghi nhận nhiều nhất trong số các độ tuổi, do hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định.

Người già: Tuổi từ 65 trở lên thường ít hoạt động thể chất hơn và thường dễ mắc các bệnh lý tiềm ẩn.

Yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh táo bón là ăn một chế độ ăn uống nghèo chất xơ và không rèn luyện thể lực và vận động. Ngoài ra còn hay gặp ở người già, phụ nữ có thai và trẻ em

4. Hậu quả khi mắc táo bón kéo dài

hậu quả của táo bón

Trong một thời gian ngắn, táo bón có thể đem lại cảm giác đầy chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn. Nhưng sau một thời gian dài, người mắc táo bón mãn tính có thể gây ra một số hậu quả như sau:

  • Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ). Việc căng thẳng để đi tiêu có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.
  • Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn). Phân lớn hoặc cứng có thể gây ra những vết rách li ti ở hậu môn.
  • Phân không thể tống ra ngoài được. Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng và mắc kẹt trong ruột của bạn.
  • Sa trực tràng: Việc căng thẳng để đi tiêu có thể khiến một phần nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.

5. Điều trị táo bón không dùng thuốc

Táo bón nếu không xử lý sớm và đúng cách có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại.

Điều trị táo bón mãn tính thường bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhằm tăng tốc độ di chuyển của phân trong ruột của người bệnh. Nếu những thay đổi đó không giúp ích, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Sau đây là các cách điều trị táo bón cần biết.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất ở những người bị táo bón, những thay đổi sau có thể giảm táo bón:

5.1. Tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày

Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống là điều rất cần thiết. Chất xơ làm tăng trọng lượng của phân và tăng tốc độ phân đi qua ruột. Bổ sung vào chế độ ăn với nhiều trái cây tươi, rau củ quả vào mỗi bữa ăn hàng ngày là cách tốt nhất để tăng chất xơ.

Trung bình một ngày nên tiêu thụ khoảng 14 gam chất xơ là tốt nhất. Nếu sử dụng một lượng chất xơ quá lớn và đột ngột ngay thời điểm đầu của quá trình thay đổi chế độ ăn có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Vì vậy, nên thay đổi một cách hợp lí và từ từ để vừa khắc phục được tình trạng táo bón mà lại không gây ra các tác dụng không mong muốn.

5.2. Tập thể dục

Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động của cơ trong ruột. Tập thể dục là biện pháp tốt giúp cho hoạt động của ruột được tăng lên. Nếu chưa có thói quen tập thể dục, nên bắt đầu với một chế độ nhẹ nhàng phù hợp cho người bắt đầu để có một sức khỏe tốt.

5.3. Bổ sung lợi khuẩn probiotic

Sự mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột cũng có thể làm giảm tần suất đi tiêu. Probiotics là những vi sinh vật sống giúp duy trì vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh và đều đặn.

>>Xem thêm: Probiotics – Bí mật của sức khoẻ con người

5.4. Ăn kiêng hợp lí

Ở những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề tiêu hóa, một số loại thực phẩm có thể làm giảm hoạt động của ruột. Một chế độ ăn kiêng hợp lý sẽ giúp xác định chính xác các loại thực phẩm nào gây táo bón và hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn.

Ở những người gặp tình trạng táo bón, nên hạn chế các loại thực phẩm như: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, rượu và thực phẩm chứa gluten.

5.5. Uống các chất lỏng ấm

uống nước ấm

Trà nóng và các chất lỏng ấm khác có thể thư giãn đường tiêu hóa, tăng tốc độ vòng tuần hoàn đến ruột và tăng hoạt động co bóp của ruột.

5.6. Hạn chế nhịn đi vệ sinh

Việc nhịn đi tiêu cũng góp phần gây nên tình trạng táo bón. Để cải thiện cũng như phòng ngừa, hạn chế tình trạng nhịn nhất có thể. Khi đi vệ sinh, nên giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh để bị phân tâm cũng như cảm thấy vội vã, áp lực.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất ở những người bị táo bón.

6. Điều trị táo bón bằng thuốc

Nếu điều trị bằng các biện pháp trên không có những cải thiện mong muốn thì biện pháp tiếp theo phải dùng thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc vẫn cần phải đi kèm với điều chỉnh, thay đổi lối sống. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng trong táo bón:

6.1. Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng chia làm 5 nhóm chính. Mỗi nhóm thuốc sẽ có cơ chế, chỉ định, liều dùng khác nhau, tùy theo từng đối tượng.

6.1.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối

Đại diện: Inuline, fructo oligosaccharid, glacto oligosaccharid.

Cơ chế: thuốc nhuận tràng tạo khối là các polysacarit (hợp chất cấu trúc polymer phức tạp) có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.

Chỉ định: Thuốc cho tác dụng chậm (1 – 3 ngày) nên chủ yếu để phòng ngừa. Sử dụng để điều trị với trường hợp phân cứng và nhỏ. Thuốc được sử dụng trên cả bệnh nhân viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh.

Tác dụng không mong muốn: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Lưu ý: phải uống với nhiều nước tránh bị táo bón ngược và tắc nghẽn ruột. Không nên uống trước khi đi ngủ.

Liều dùng: Với Inuline:

  • Liều thông thường: 10-14g mỗi ngày.
  • Với người cao tuổi: 20-40g/ngày trong 19 ngày.

6.1.2. Thuốc nhuận tràng làm mềm

Đại diện: Docusat natri, Docusat kali

Cơ chế: Thuốc nhuận tràng làm mềm là muối của docusat, các chế phẩm này chứa lượng lớn muối calci, natri và kali. Docusat là chất diện hoạt loại anion làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân. Thuốc làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già.

Chỉ định: cho chứng táo bón, nhất là giúp đại tiện dễ dàng đối với người bị trĩ, nứt hậu môn, bệnh nhân sau phẫu thuật

Tác dụng không mong muốn: đắng miệng, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, kích ứng xung quanh trực tràng, kích ứng họng.

Lưu ý: Không dùng thuốc quá 1 tuần vì sử dụng lâu gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước và điện giải trên người bệnh.

Liều dùng: Với Docusat natri: 

a. Liều dùng cho người lớn

  • Dùng đường uống: 50-400 mg (sử dụng thuốc dạng muối bất kỳ), uống 1-4 liều chia đều trong mỗi ngày.
  • Dùng qua đường trực tràng: thụt trực tràng 200-283 mg một lần

b. Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh táo bón:

Dùng đường uống:

  • Trẻ < 3 tuổi: dùng 10-40 mg (muối natri docusat), chia làm 1-4 liều.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: dùng 20-60 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 40-150 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều.
  • Trẻ > 12 tuổi: mỗi ngày uống 50-400 mg (dùng dưới dạng muối bất kì) chia làm 1-4 liều bằng nhau.

Dùng qua đường trực tràng:

trẻ táo bón

  • Trẻ từ 3 đến 18 tuổi: 50- 100 mg (dung dịch natri docusat) thêm vào khi bị bón hoặc thụt hậu môn một lần một ngày.
  • Liều dùng thay thế: 200-283 mg thụt trực tràng dạng thuốc xổ một lần mỗi ngày khi cần thiết.

6.1.3. Thuốc nhuận tràng làm trơn

Đại diện: Parafin, dầu khoáng…

Cơ chế: Thường là dầu khoáng. Thuốc chủ yếu tác dụng tại ruột già làm khối phân dễ di chuyển.

Chỉ định: Thuốc không bị chuyển hóa và hiệu quả ở bệnh nhân bị nứt hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện cho người tim mạch.

Tác dụng không mong muốn:Thuốc làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)…

Lưu ý: không uống thuốc lúc đi ngủ hay ở tư thế nằm do thuốc có thể sẽ hít vào phổi gây viêm phổi “dạng lipid”. Không nên uống thuốc vào lúc đói.

6.1.4. Thuốc nhuận tràng kích thích

Đại diện: Bisacodyl, natri bicarbonate và kali bitartrate, Senna, Dầu thầu dầu…

Cơ chế: các thuốc này kích thích đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng làm tăng nhu động ruột.

Chỉ định: Thuốc được sử dụng điều trị táo bón và làm sạch ruột chuẩn bị cho phẫu thuật.

Tác dụng không mong muốn: đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài.

Lưu ý: thuốc nhuận tràng kích thích không nên dùng thường xuyên và không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Liều dùng: Với Bisacodyl, liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi:

  • Điều trị táo bón: Uống 1 liều duy nhất 5 – 10 mg (có thể tăng tới 15 mg) vào buổi tối. Hoặc đặt 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng, nếu muốn tác dụng ngay.
  • Chuẩn bị chụp X- quang đại tràng hoặc phẫu thuật: Uống 10 – 20 mg vào buổi tối trước ngày làm thủ thuật, sau đó 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng hôm sau, trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật.

6.1.5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Nhóm thuốc này có 3 nhóm nhỏ, bao gồm:

  • Muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+,..)
  • Các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin)
  • Polyethylen glycol (PEG3350)

Đại diện: lactoluse và macrogol…

Cơ chế: Thuốc là các dung dịch ưu trương nên kéo nước vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu dẫn đến làm tăng nhu động ruột.

Đường sử dụng và cách dùng: Có 2 dạng bào chế, bơm trực tràng/hậu môn khởi phát tác dụng nhanh: 15 – 30 phút và đường uống tác dụng chậm hơn (1 – 4 giờ).

Chỉ định: thường sử dụng cho người bệnh táo bón mạn tính, đi phân không đều

Liều dùng:

a. Lactose( Duphalac):hinh anh duphalac

  • Người lớn và thiếu niên:
    • Liều khởi đầu: 15 – 45ml, tương ứng 1 – 3 gói/ngày;
    • Liều duy trì: 15 – 30ml, tương ứng 1 – 2 gói/ngày.
  • Trẻ em (7 – 14 tuổi):
    • Liều khởi đầu: 15ml, tương ứng 1 gói/ngày.
    • Liều duy trì: 10-15ml, tương ứng 1 gói/ngày.
  • Trẻ em (1-6 tuổi): thông thường 5 – 10ml/ngày.
  • Nhũ nhi dưới 1 tuổi: Liều khởi đầu và duy trì dưới 5ml/ngày.

b. Sorbitol: (Mỗi gói 5g Sorbitol)

sorbitol

Đối với người lớn:

  • Khó tiêu: Uống 1- 3 gói/ngày, uống trước khi ăn hoặc khi có biểu hiện khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Táo bón: Uống 1 gói vào buổi sáng khi bụng đói.
  • Nhuận tràng: Đặt trực tràng 20-30%, 120ml.

Đối với trẻ em:

  • Khó tiêu: Liều dùng bằng ½ người lớn.
  • Nhuận tràng: Trẻ em trên 12 tuổi đặt trực tràng Sorbitol 20-30%, 120ml; trẻ từ 2-11 tuổi đặt trực tràng 30-60ml.

c. Macrogol: 

  • Điều trị chứng vón phân ở trẻ (dung dịch nước chứa 105g/l Macrogol) Liều ban đầu là 62,5ml, dùng 4 liều, khoảng cách giữa các liều là 12 giờ. Sau đó tăng liều duy trì trong khoảng 7 ngày, dùng tối đa 12 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
  • Điều trị táo bón mãn tính

Forlax Công dụng liều dùng lưu ý sử dụng

Trẻ em từ 2 – 6 tuổi:  Liều 62,5ml/ngày

Trẻ từ 7 – 11 tuổi: Liều 125ml/ngày. Liều tối đa là 250ml sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Sử dụng trong thụt rửa ruột: Cho trẻ uống thuốc với liều lượng 25 – 40ml/kg/giờ, kết hợp với dung dịch nước chứa khoảng 59, 60 hoặc 105g/l Macrogol.

6.2. Nhóm thuốc khác

6.2.1. Chất chủ vận thụ thể 5HT-4

  • Cơ chế: Nhóm này kích thích phản xạ, bài tiết và nhu động ruột. Từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón.
  • Chỉ định: Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân sử dụng các thuốc nhuận tràng khác mà không thấy hiệu quả .
  • Tác dụng phụ: Thường gây giảm sự thèm ăn, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng trên thần kinh là đau đầu chóng mặt.
  • Lưu ý sử dụng: không khuyến cáo sử dụng cho nam giới, trẻ em dưới 18 tuổi và đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Đại diện: Prucalopride (Motegrity)

6.2.2. Thuốc đối kháng thụ thể mu-opioid tác dụng ngoại vi (PAMORA)

  • Cơ chế: Đảo ngược tác dụng của opioid lên ruột để giữ cho nhu động ruột được hoạt động bình thường .
  • Chỉ định: Táo bón do  sử dụng thuốc giảm đau opioid ở bệnh nhân ung thư.
  • Tác dụng không mong muốn: Gây đau dạ dày bụng, khó tiêu. Đặc biệt có thể gây hội chứng cai nghiện như đổ mồ hôi, ớn lạnh, ngáp, đau bụng tiêu chảy…
  • Lưu ý: Ngừng sử dụng các thuốc nhuận tràng khác trước khi sử dụng các thuốc này.
  • Đại diện: các PAMORA như naloxegol (Movantik) và methylnaltrexone (Relistor).

» Xem thêm[TỔNG QUAN] Thuốc trị táo bón & Phương pháp xử trí

7. Xử trí táo bón bằng can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị khác mà không hiệu quả và những người có phân di chuyển chậm bất thường qua ruột kết.

8. Phòng ngừa tình trạng táo bón như thế nào?

8.1. Tư vấn cho bệnh nhân

Tư vấn và giải thích rất quan trọng. Người bệnh phải hiểu được tầm quan trọng của bệnh thì mới thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Để bệnh nhân hiểu đúng và phòng ngừa bệnh có hiệu quả cần giải thích rõ để người bệnh

  • Hiểu rõ hơn về bệnh giúp phát hiện ra bệnh sớm, để có các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Giúp người bệnh hiểu và phòng ngừa đúng cách để khắc phục tình trạng táo bón là điều rất quan trọng.

Một tinh thần tốt, cùng với sự hiểu biết về bệnh là điều kiện tiên quyết làm cho tình trạng của bệnh được cải thiện.

8.2. Áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau

lợi khuẩn probiotics

  • Thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường mức độ hoạt động thể chất là những cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa táo bón.
  • Mỗi ngày, nên uống 0,5 – 2 lít nước.
  • Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có chứa cafein khiến cơ thể bị mất nước.
  • Thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, như trái cây và rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, đậu khô hoặc ngũ cốc.
  • Cắt giảm thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như thịt, sữa và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nên dành 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần, với mục tiêu 30 phút mỗi ngày ít nhất 5 lần mỗi tuần
  • Nên hạn chế tình trạng nhịn đại tiện, vì càng đợi lâu, phân sẽ càng có thể trở nên cứng hơn.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng một cách hợp lí. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ trong một thời gian ngắn để giúp làm mềm phân của người bệnh. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng trong hơn hai tuần mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cân nhắc thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như men vi sinh có trong sữa chua,…

9. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn sống từ Đan Mạch 

Imiale với chủng lợi khuẩn Sống – Gắn đích – Hiệu năng cao Bifidobacterium BB12 độc quyền từ Đan Mạch. Imiale đem lại 3 tác động: cải thiện nhanh tình trạng Táo bón, hết Biếng ăn tăng cường sức đề kháng.

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

Imiale cải thiện tình trạng táo bón bằng cách:

  • Tăng cường nhu động ruột bằng cách kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin
  • Bifidobacterium BB-12 tạo một lớp màng nhầy giúp bôi trơn ống tiêu hóa để phân di chuyển dễ dàng
  • Tiết ra các enzym giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để chất dinh dưỡng, tăng khối lượng phân
  • Làm mềm phân nhờ điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng
  • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn đường ruột
  • Tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Imiale được sản xuất từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Châu Âu. Imiale là lợi khuẩn Số 1 về kiểm chứng lâm sàng. Hiệu quả và độ an toàn đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận.

Imiale đã và đang được các chuyên gia và các mẹ sử dụng cho con mỗi ngày

» Xem thêm: Con hết táo bón, mẹ đón niềm vui – Bí quyết từ chuyên gia

TỔNG KẾT:

Thay đổi các thói quen xấu cũng như bổ sung các lợi khuẩn đường ruột là điều rất cần thiết trong việc giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa táo bón hãy đưa ra cho bản thân mình một chế độ ăn uống hợp lí, một thói quen tốt để giữ được một cơ thể mạnh khỏe.

Liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được tư vấn hoặc đặt mua hàng.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6528208/

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513291/

[3] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/diagnosis-treatment/drc-20354259?fbclid=IwAR2k6ML1qnWMVRMS4vjfoYQo_vL8UznMrKYxuVFrt95MYlfSJVQu_JkKmTM

[4] https://www.healthline.com/health/constipation-medication#considerations

[5] https://www.medicalnewstoday.com/articles/types-of-constipation

[6] https://www.healthline.com/health/constipation

]]>
https://imiale.com/cam-nang-ve-tao-bon-10049/feed/ 0