Tiêu chảy nên kiêng gì, ăn gì để hồi phục nhanh nhất là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, bởi đây là giai đoạn nhạy cảm của hệ tiêu hóa. Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để đường ruột có thể tiêu hóa và hấp thu hết sức cần thiết. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng đóng góp vai trò đến 40% trong việc hồi phục ở bệnh nhân tiêu chảy. Vì vậy điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp điều trị hiệu quả và hồi phục nhanh chóng.
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người tiêu chảy như sau:
- Bổ sung thực phẩm dạng lỏng, mềm và dần dần đổi sang đặc.
- Tránh ăn trực tiếp các thực phẩm thô, cứng
- Ăn chín uống sôi
- Chia nhỏ thành nhiều bữa, nâng từ từ lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước và dinh dưỡng
- Bổ sung thêm nước hoa quả, các loại rau xanh: chuối, táo, rau ngót,…
- Bù nước và điện giải
- Ăn các thực phẩm giàu tinh bột
- Không ăn các thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nhanh, các thực phẩm dễ lên men, sinh khí.
8+ thực phẩm cần tránh cho người bị tiêu chảy
Những thực phẩm cần tránh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy bảo gồm:
Các thực phẩm nhiều dầu mỡ
Khi bị tiêu chảy, đường ruột bị tổn thương dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất, nhất là các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Nếu ăn quá nhiều dầu mỡ có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy ở người bệnh. Vì vậy cần hạn chế ăn các món xào, món chiên rán.
Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm dinh dưỡng được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên đây là thực phẩm dễ lên men và sinh hơi trong đường ruột. Ở những bệnh nhân tiêu chảy, các enzym tiêu hóa sữa bị suy giảm do tăng đào thải ra ngoài. Vì vậy sử dụng sử dụng sữa có thể làm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm tái, sống
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm tái, sống như: tiết canh, thịt chua, mắm tôm, rau sống,… Đây là những thực phẩm khó tiêu hóa và ẩn chứa ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho cơ thể đặc biệt là đường ruột. Khi vào cơ thể rất dễ gây ngộ độc.
Thực phẩm dễ lên men, sinh hơi
Rau củ quả được khuyến nghị rất tốt cho những bệnh nhân tiêu chảy. Tuy nhiên các loại rau dễ sinh hơi như: bắp cải, súp lơ, hành tây,… gây đầy bụng, khó tiêu và làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.
Các thực phẩm chua, cay
Các thực phẩm chua, cay sẽ kích thích tiết acid dịch vị và làm tổn thương niêm mạc ruột. Ở bệnh nhân tiêu chảy, niêm mạc ruột đã bị tổn thương, vì vậy sử dụng thực phẩm chua cay sẽ hiệp đồng và làm nặng hơn tổn thương đường ruột.
Thực phẩm quá ngọt
Thực phẩm quá ngọt, chứa nhiều đường rất khó tiêu hóa và dễ lên men do mất các enzym phân cắt. Bên cạnh đó sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, kéo nước vào ruột và nặng hơn các tình trạng tiêu chảy.
Rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê
Rượu bia, đồ uống có ga và cà phê là thực phẩm tối kỵ cho các bệnh nhân tiêu chảy. Đồ uống có cồn và có ga làm tăng sinh khí dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra còn kích thích nhu động ruột và niêm mạc ruột tăng tiết dịch, làm tăng thêm tình trạng tiêu chảy.
Thức ăn nhanh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Các thức ăn nhanh được chế biến sẵn tiềm ẩn một lượng rủi ro rất lớn do có thể chứa các vi sinh vật gây hại cho đường ruột. Xuất phát từ những nguyên liệu không đảm bảo, chế biến không vệ sinh, sử dụng các phụ gia hóa chất độc hại. Vì vậy hạn chế ăn các thức ăn nhanh và chế biến sẵn là rất cần thiết đối với bệnh nhân tiêu chảy.
10+ thực phẩm dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy nhanh hồi phục
Nước dừa
“Tiêu chảy uống nước dừa có được không?” là câu hỏi được rất nhiều người đưa ra. Và câu trả lời ở đây là “có”. Nước dừa rất tốt cho các bệnh nhân tiêu chảy bởi:
- Cung cấp nước và khoáng chất: trong nước dừa hàm lượng nước và khoáng chất cao giúp bù nước và cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy.
- Nước dừa chứa acid lauric có tác dụng cân bằng pH đường ruột và giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng.
- Rất dễ uống: nước dừa thơm và ngọt nhẹ, dễ sử dụng kể cả cho trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia, không nên sử dụng liên tục, nên bổ sung 2 – 3 tiếng một lần. Không nên uống vào lúc đói, bởi sẽ gây lạnh bụng và tăng acid dạ dày.
Nước cam
Cũng giống như nước dừa, nước cam rất tốt cho những bệnh nhân bị tiêu chảy. Nước cam giúp bù nước và bổ sung thêm các vitamin. Trong nước cam có chứa các vitamin như vitamin B9, vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra vitamin C còn giúp nâng cao sức đề kháng và chống viêm, cân bằng pH đường ruột.
Táo
Táo là một loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong táo chứa rất nhiều chất xơ đặc biệt là chất xơ hòa tan pectin dễ tiêu hóa. Pectin được các lợi khuẩn phân hủy tạo thành một lớp niêm mạc và giảm nhu động ruột giảm tiêu chảy. Đồng thời chất xơ có trong táo là nguồn dinh dưỡng tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển.
Chuối
Chuối chứa nhiều các chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Giống như táo, chuối rất có lợi cho đường tiêu hóa. Trong chuối có chứa nhiều Kali giúp bù điện giải trong trường hợp tiêu chảy.
Ngoài ra, chuối là thực phẩm mềm, phù hợp với bệnh nhân bị tiêu chảy. Chất xơ của chuối giúp hấp thu lượng nước trong lòng ruột, giúp phân cứng và thành khuôn.
Ổi
Trong dân gian đã có rất nhiều bài thuốc sử dụng hầu hết tất cả các bộ phận của cây ổi vào để chữa bệnh. Với thành phần gồm pectin và vitamin C của quả ổi hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh chảy máu nhiều khó cầm và tiểu đường. Ngoài ra, với sự có mặt của tanin, triterpenoid và tinh dầu có trong lá và búp ổi được dân gian ta đã áp dụng để chữa các tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa kém,…
Trong y học cổ truyền, lá, búp ổi có vị đắng, chát và có tính ấm. Nhờ vậy, chúng được dùng để điều trị các bệnh tiêu chảy cấp, mãn tinh, làm lành, sát khuẩn nhanh chóng các vết thương.
Lá mơ
Lá mơ tam thể có vị đắng, tính bình và mát. Với hoạt chất gồm các alkaloid, sulfur dimethyl disulphide và tinh dầu bisulfur carbon giúp lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra lá mơ còn có khả năng điều trị tiêu chảy, lỵ do nhiễm trực khuẩn Shigella. Do vậy, mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Thịt nạc
Thịt lợn nạc giúp bổ sung protein cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt nạc dễ tiêu hóa và hấp thu giúp cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy.
Thịt gà
Tiêu chảy làm giảm chất dinh dưỡng cũng như các protein do đào thải ra ngoài. Thịt gà có hàm lượng dinh dưỡng vừa đủ để bổ sung protein, sắt, kẽm, vitamin A,… giúp hồi phục tiêu chảy.
Khoai tây
Khoai tây chứa:
- Nước 77%
- Chất xơ: 1,8 gam
- Protein: 1,9 gam
- Chất béo 0,1 gam
- Calo: 87 gam
Khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao và hầu như không có chất béo hoặc lượng chất béo rất thấp. Điều này có thể thấy, đối với bệnh nhân tiêu chảy thì sử dụng khoai tây sẽ dễ hấp thu và cung cấp thêm tinh bột, chất xơ, làm phân rắn hơn và giảm tiêu chảy.
Ngoài ra khoai tây còn chứa nhiều nước giúp bổ sung nước cho cơ thể, giúp cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất.
Khoai lang
Trong khoai lang có chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất và carbohydrate cao có tác dụng hồi phục các tổn thương ruột, là nguồn dinh dưỡng giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu chảy.
Ngoài ra lượng Beta-carotene có trong khoai lang giúp tạo hàng rào miễn dịch cho niêm mạc, bảo vệ sự xâm nhập các yếu tố có hại.
Sữa chua
Đôi khi, nguyên nhân tiêu chảy là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua giúp bổ sung các probiotics – lợi khuẩn, thiết lập lại hệ thống vi sinh vật. Tạo ra hàng rào bảo vệ cho đường ruột. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, tiêu chảy có nên ăn sữa chua để nhanh chóng cân bằng và phục hồi đường tiêu hóa.
>> Xem thêm: Tiêu chảy nên ăn cháo gì? 8+ món cháo dễ tiêu
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột – giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị tiêu chảy.
Bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh) là một giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị tiêu chảy được các chuyên gia tin dùng.
Theo các nghiên cứu, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ có hơn 100 nghìn loại vi khuẩn khác nhau, và có hơn 500 loại lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó Bifidobacterium là lợi khuẩn quan trọng chiếm đến 90% tổng lợi khuẩn đường ruột.
Lợi khuẩn giúp cải thiện táo bón thông qua cơ chế:
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại: bằng cách cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡng và tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tạo hàng rào bảo vệ, duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa.
- Hấp thu độc tố do hại khuẩn tiết ra: nhờ tăng tiết chất nhầy bao niêm mạc ruột. Bảo vệ đường ruột bởi những tác nhân gây viêm, tổn thương, hoại tử.
- Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa chất khó hấp thu, tránh tình trạng đi ngoài phân sống
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần tiêu chảy của trẻ.
- Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
Lợi khuẩn sống được coi là chìa khóa vàng để cải thiện tốt tình trạng tiêu chảy.
>> Xem thêm: Probiotics – Vai trò quan trọng đối với sức khỏe
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 0967629482