Khi bé được 1 tuổi sẽ bắt đầu làm quen dần với việc ăn dặm. Lúc này, bé cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng tốt, hạn chế tình trạng biếng ăn, chậm lớn là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Imiale sẽ gợi ý 6 món ăn dặm thơm ngon đủ chất cho bé 1 tuổi qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi
Bé 1 tuổi là thời điểm có những thay đổi rõ rệt, bé phát triển nhanh chóng và tăng nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Ở độ tuổi bé không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, chính vì vậy cha mẹ cần chú tâm vào việc xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tối đa sự phát triển của bé. Lượng dinh dưỡng mà bé cần mỗi ngày là:
- 1000 calo.
- 700mg canxi.
- 600 IU vitamin D.
- 7mg sắt
- 100g chất đạm (thịt, cá, trứng,…)
- 30g chất béo
- 20g chất xơ
Tuy nhiên, tùy vào thể chất, mức độ hoạt động của bé mà nhu cầu năng lượng mà bé cần để tiêu thụ sẽ khác nhau. Với những bé hiếu động, hoạt động thường xuyên thì tốc độ chuyển hóa thức ăn sẽ nhanh hơn, khiến bé dễ bị đói hơn. Do đó, cha mẹ cần linh động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với bé nhất.
>>>Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Cẩm nang chăm con phát triển toàn diện
2. 5 món ăn dặm đủ dinh dưỡng dễ làm
Mẹ có thể tham khảo một số món ăn dặm có giá trị dinh dưỡng phù hợp với bé 1 tuổi, đơn giản, dễ làm như sau:
Món ăn dặm số 1: Cháo thịt bò, cà rốt và khoai tây
- Nguyên liệu: 1 bát con cháo trắng; 20g cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, băm nhuyễn; 20g thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn; 1 thìa dầu ăn trẻ em; nước.
- Cách thực hiện:
- Cho cà rốt băm và thịt bò vào nồi với ⅓ chén nước. Nấu sơ qua.
- Thêm cháo vào nồi, đun sôi rồi cho dầu ăn vào khuấy đều.
- Thêm một chút gia vị cho vừa ăn.
- Múc cháo ra bát để nguội và cho bé thưởng thức.
Món ăn dặm số 2: Cháo yến mạch, thịt băm và cà rốt
- Nguyên liệu: 30g yến mạch, 20g cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, băm nhuyễn, 20g thịt lợn băm nhỏ, hành lá, nước.
- Cách thực hiện:
- Ngâm nở yến mạch 5 phút.
- Luộc chín cà rốt.
- Cho thịt băm và cà rốt vào nồi nước vừa luộc vừa khuấy đều, đun đến khi sôi.
- Sau khi nước sôi cho yến mạch vào khuấy đều. Đến khi yến mạch chín nhừ thì thêm hành lá thái nhỏ vào.
- Có thể thêm chút gia vị tuỳ vào khẩu vị của bé.
- Múc cháo ra bát để nguội và cho bé thưởng thức.
Món ăn dặm số 3: Cháo khoai tím và gạo lứt
- Nguyên liệu: 1 củ khoai tím gọt vỏ, rửa sạch, ngâm trong nước; 10g gạo tẻ, 10 gạo lứt vo sạch; 100ml nước.
- Cách thực hiện:
- Nấu gạo lứt trước với nước khoảng 10 phút (do gạo lứt lâu chín hơn), sau đó cho gạo tẻ vào nấu chung.
- Cắt khoai lang tím thành từng khối nhỏ. Cho vào nồi trộn với gạo. Nấu cho đến khi cháo đặc lại.
- Khuấy đều và cho gia vị tuỳ khẩu vị của bé.
- Múc cháo ra bát để nguội và cho bé thưởng thức.
Món ăn dặm số 4: Cháo hạt sen bổ dưỡng cho bé
- Nguyên liệu: 20g bột gạo, 20g hạt sen, 20g thịt lợn băm nhỏ, 1 thìa dầu ăn trẻ em, 100ml nước.
- Cách thực hiện:
- Luộc hoặc hấp chín hạt sen. Sau đó xay nhuyễn hạt sen chín.
- Nấu thịt lợn với 100ml nước.
- Cho hạt sen vào nồi thịt nấu nhỏ lửa.
- Cho bột gạo vào khuấy đều, nấu đến khi thành cháo.
- Khi cháo chín thì cho 1 thìa dầu ăn cho bé vào rồi múc ra, để nguội.
Món ăn dặm số 5: Bánh bí ngô
- Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1 lòng đỏ trứng gà, 4 muỗng bột mì, sữa hoặc nước.
- Cách thực hiện:
- Hấp chín bí đỏ rồi nghiền nhuyễn.
- Sau đó cho bột mì với lòng đỏ trứng gà vào trộn đều với bí đỏ.
- Thêm sữa hoặc một chút nước vào hỗn hợp trên.
- Cho ít dầu ô liu tráng chảo.
- Cho hỗn hợp trên vào chảo nóng. Chiên đến khi bánh chín vàng.
- Bánh để nguội, cắt thành từng miếng cho cho bé ăn.
>>>Xem thêm: Món ngon cho bé: Bắt mắt, giàu dinh dưỡng tại nhà
3. Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Bữa sáng
Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp thêm một số món ăn dặm cho bé vào bữa sáng như:
- Cháo, soup, bún, phở, bánh mì, bánh bông lan,…
- Bột ngũ cốc trẻ em
Bữa trưa
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đồng thời, mẹ hãy cho bé ăn dặm với thực đơn được thay đổi liên tục giữa các ngày trong tuần, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Một số món ăn dặm buổi trưa như:
- Cơm mềm, thịt hoặc chế phẩm đạm thịt thay thế, cháo (yến mạch, gà, thịt băm, tôm, lươn…), canh rau, các loại rau, củ, quả luộc (cà rốt, củ cải, bí, súp lơ, ngô…)
- Bột ngũ cốc cho trẻ em
- Hoa quả cắt nhỏ, nước ép, nước sinh tố trái cây,…
Bữa tối
Mẹ có thể lựa chọn cho bé uống sữa hoặc cho bé ăn các món ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ hãy thay đổi món ăn khác với buổi sáng và buổi trưa, điều này giúp bé không cảm thấy nhàm chán với các món ăn dặm.
Bên cạnh 3 bữa chính, bữa phụ cho bé 1 tuổi ăn dặm cũng rất cần thiết, giúp duy trì năng lượng và dinh dưỡng cho bé hoạt động cả ngày. Mẹ có thể tham khảo những món ăn sau:
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai, váng sữa, kem trứng sữa…
- Trái cây, sinh tố, nước ép trái cây
- Bánh ăn dặm
- Bánh pudding, bánh flan, bánh yến mạch, bánh chuối,…
- Khoai lang, khoai tây,…
>>>Xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi bắt mắt, đầy đủ dinh dưỡng
4. Lưu ý về chế độ ăn cho bé
Bên cạnh có một thực đơn phù hợp cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số lời khuyên sau để xây dựng chế độ ăn cho bé hoàn hảo nhất:
4.1. Kết hợp chế độ ăn dặm với sữa mẹ
Một tuổi là giai đoạn bé đang tập làm quen với những món ăn dặm. Bé cần có một khoảng thời gian để học cách ăn thức ăn đặc. Do đó, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Trong thời gian này, mẹ nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường kết hợp với ăn dặm để đảm bảo bé nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết.
4.2. Không ép bé ăn quá nhiều
Mẹ không nên cố gây áp lực cho bé khi ăn, việc ép bé ăn quá nhiều có thể khiến bé có tâm lý sợ bữa ăn, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn. Cho bé ăn quá no trong một bữa cũng có thể khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó tiêu hoặc thừa chất, béo phì. Hãy khuyến khích bé ăn lượng phù hợp với sức ăn của bé, tạo bầu không khí vui vẻ để bé cảm thấy thoải mái khi ăn.
4.3. Thường xuyên thay đổi món ăn, trang trí đẹp mắt để hấp dẫn
Mẹ nên thay đổi các món ăn cho bé thường xuyên để tránh nhàm chán, kích thích khẩu vị của bé bằng những món mới để bé hứng thú hơn với các bữa ăn. Ngoài ra, đây là thời điểm bé đang tìm hiểu về thế giới xung quanh, tò mò với những điều mới lạ. Đặc biệt, bé thường cảm thấy thích thú với những hình ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ. Do đó, mẹ có thể thử sức trang trí các món ăn trông thật đẹp mắt và hấp dẫn để thu hút con hơn.
4.4. Cần đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và hợp lý là chưa đủ, mẹ cần đảm bảo hệ tiêu hoá bé khỏe mạnh để có thể hấp thụ toàn diện các dưỡng chất từ những bữa ăn. Bổ sung lợi khuẩn sống chính là chìa khoá cho sức khỏe của bé. Imiale là lợi khuẩn SỐNG Bifidobacterium BB12, nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch dưới dạng nhỏ giọt. Mỗi liều 6 giọt chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn Sống Bifidobacterium gắn đích tại đại tràng. Với vai trò thủ lĩnh đường tiêu hóa, Imiale với chủng Bifidobacterium tham gia vào một số cơ chế:
Đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Loại trừ/ ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ cơ thể.
Gắn đích tại đại tràng, điều hòa nhu động ruột: cải thiện táo bón, tiêu chảy, phân sống
Tiết enzym tiêu hóa triệt để thức ăn: giảm phân sống, hấp thụ triệt để dinh dưỡng.
Hỗ trợ sinh vitamin nhóm B: bé ăn ngon miệng hơn.
Tương tác với hệ thống miễn dịch: tăng cường tổng hợp kháng thể tự nhiên, nâng cao đề kháng, giảm ốm vặt.
>>>Xem thêm: Imiale -Lợi khuẩn sống gắn đích từ Đan Mạch
Một tuổi là lứa tuổi mà cơ thể bé phát triển nhanh và có nhu cầu dinh dưỡng cao. Do đó, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi sao cho hợp lý là rất quan trọng để bé khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Hy vọng bài viết này đã giúp cha mẹ lựa chọn thực đơn phù hợp để áp dụng cho bé của mình.