Probiotics – lợi khuẩn sống hiện nay được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sức khỏe. Lợi khuẩn (probiotics) chính là một trong những yếu tố cần thiết giúp các hoạt động của cơ thể như tiêu hóa, hấp thu, miễn dịch diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sinh non, sinh mổ việc bổ sung probiotics hợp lý góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ viêm, nhiễm trùng.
Mục lục
- 1/ Probiotics (lợi khuẩn) là gì ?
- 2/ Lợi khuẩn có mặt ở đâu trong cơ thể ?
- 3/ Probiotics thiết yếu thường được bổ sung
- 4/ Vai trò quan trọng của probiotics (lợi khuẩn) với sức khỏe trẻ
- 5/ Những trường hợp nào trẻ nên bổ sung probiotics (lợi khuẩn) ?
- 6/ Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm bổ sung probiotics (lợi khuẩn)
- Tổng kết
1/ Probiotics (lợi khuẩn) là gì ?
Probiotics – hay còn gọi là lợi khuẩn, men vi sinh là những vi sinh vật có lợi cho sức khỏe. Trong cơ thể con người có hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn cư trú, trong đó có đến 85% là lợi khuẩn (probioticss). Thông thường, chúng chung sống hòa bình với hại khuẩn, đồng thời duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
2/ Lợi khuẩn có mặt ở đâu trong cơ thể ?
Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của probiotics trong cơ thể là pH môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển, đồng thời có khả năng bám dính vào biểu mô, niêm mạc để hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đa số probiotic được tìm thấy chủ yếu ở đường tiêu hoá (ruột, đặc biệt là ở ruột già).
- Ruột non: Niêm mạc ruột non có rất nhiều nếp gấp lồi và lõm (gọi là nhung mao), tạo nên diện tích bề mặt lớn để lợi khuẩn bám dính và hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời, pH ở ruột non dao động từ 6-8, thích hợp với một số probiotics.
- Ruột già: Đây là môi trường thích hợp cho sự phát triển của các probiotic, nơi có pH gần như trung tính, chứa nhiều chất nhầy giúp vi khuẩn probiotics có thể sinh sống một thời gian nhất định, cạnh tranh dinh dưỡng và tiết ra một số chất ức chế các tác nhân gây bệnh.
- Dạ dày: Nồng độ lợi khuẩn (probiotic) ở dạ dày rất ít do dịch dạ dày có pH thấp, môi trường axit ảnh hưởng đến sự phát triển của lợi khuẩn.
- Khác: Cũng có thể tìm thấy probiotics ở da, miệng, phổi, thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, âm đạo,…
3/ Probiotics thiết yếu thường được bổ sung
Các vi khuẩn probiotic thiết yếu, chiếm tỉ lệ lớn và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể thường được sử dụng trong các chế phẩm bổ sung bao gồm Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus,…. Ngoài ra còn có thêm Saccharomyces boulardii – chủng nấm men có mặt nhiều trong các loại men vi sinh hiện nay.
- Bifidobacterium là vi khuẩn tồn tại chủ yếu ở khu vực đại tràng của đường ruột, chiếm phần lớn trong tổng số lợi khuẩn đường ruột. Bifidobacterium có vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, Bifidobacterium được bổ sung phổ biến trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, phân sống,…), hội chứng ruột kích thích,…Đặc biệt ở trẻ em, Bifidobacterium chiếm đến 90% lợi khuẩn nên có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
- Lactobacillus: Vi khuẩn có lợi thường có mặt ở đường tiêu hóa (chủ yếu là ruột non), đường tiết niệu và đường sinh dục. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy lợi khuẩn này trong các thực phẩm lên men từ sữa (sữa chua) và trong một số thực phẩm chức năng. Lactobacillus hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, nên được sử dụng phổ biến trong trường hợp tiêu chảy, rối loạn chức năng tiêu hóa lâu dài (hội chứng ruột kích thích), viêm đường tiêu hóa,…
- Saccharomyces boulardii là một loại nấm men được sử dụng phổ biến cải thiện tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa,…
Tuy mỗi loại vi khuẩn probiotic đảm nhận vai trò và vị trí khác nhau trong cơ thể nhưng tất cả chúng đều có chung một mục đích đó chính là giúp cơ thể hoạt động một cách khỏe mạnh, bao gồm cả việc chống lại vi khuẩn có hại sinh sôi quá mức.
4/ Vai trò quan trọng của probiotics (lợi khuẩn) với sức khỏe trẻ
Vai trò chính của lợi khuẩn (probiotics) là giúp cho các hoạt động trong cơ thể trẻ diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả, quan trọng nhất là hoạt động tiêu hóa và miễn dịch.
Probiotics tham gia hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Bình thường, trong đường ruột tồn tại cả vi khuẩn có lợi (85%) lẫn vi khuẩn có hại (15%), với một tỷ lệ nhất định chúng sẽ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể diễn ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng vi khuẩn có hại gia tăng quá mức dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn sẽ đảm nhận vai trò lá chắn bảo vệ các tế bào niêm mạc ruột,khỏi sự tấn công của hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh nhờ:
- Cạnh tranh vị trí bám
- Cạnh tranh dinh dưỡng
- Tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên tiêu diệt hại khuẩn
- Tiết chất nhầy hấp phụ độc tố của hại khuẩn, giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc tiêu hóa
- Hỗ trợ quá trình hàn gắn các tổn thương tiêu hóa
Probiotics (Lợi khuẩn) hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Với các trường hợp rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân sống,… lợi khuẩn tham gia hỗ trợ điều tiết nhu động ruột, đảm bảo khôi phục chức năng hấp thu và bài tiết dinh dưỡng, nước, điện giải.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, đôi khi lẫn chất nhầy hoặc máu, nhiều hơn 3 lần một ngày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiêu chảy là do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh dài ngày,…
Sự có mặt của lợi khuẩn probiotic trong trường hợp này đã được chứng minh:
- Giảm mức độ nặng của tình trạng tiêu chảy.
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Giảm số lần đi ngoài và giảm tổng thời gian đi ngoài.
- Giảm tình trạng co thắt bụng.
Táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân khô cứng. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn, thường thì 2-3 ngày mới đi được. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng táo bón là:
- Chế độ ăn uống hằng ngày không cân bằng giữa chất đạm với chất xơ, sử dụng nhiều chất kích thích như (cà phê, thuốc lá, ăn cay,…), uống ít nước, …
- Lười vận động, nhịn đi đại tiện,…
Lợi khuẩn probiotic được bổ sung giúp cải thiện tình trạng táo bón, thông qua:
- Kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn.
- Điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân.
- Kích thích nhu động ruột.
Nhờ vậy mà phân mềm, tần suất đi đại tiện tăng lên, hơn nữa bệnh nhân không còn cảm giác đầy chướng bụng.
>>> Xem thêm: Probiotics (Lợi khuẩn) – Tiếp cận mới cải thiện táo bón kéo dài
Phân sống
Phân sống đặc trưng bởi biểu hiện phân có nhiều nhầy, lợn cợn hạt hoặc sợi, mảnh thức ăn chưa được tiêu hóa hết còn nguyên dạng. Phân sống thường là hậu quả sau 1 đợt tổn thương các tế bào niêm mạc ruột (dùng kháng sinh, viêm ruột, nhiễm khuẩn ruột, …). Theo đó, khi trẻ đi ngoài phân sống dài ngày, cơ thể giảm bài tiết các men tiêu hóa (enzyme) phân cắt thức ăn, thiếu đi những chiếc kéo sinh học chia nhỏ dinh dưỡng. Cơ thể không thể hấp thụ chất trong thức ăn sẽ dẫn đến đi ngoài phân sống.
Lợi khuẩn (men vi sinh) bổ sung trong trường hợp này với vai trò hỗ trợ:
- Tiết bổ sung một số loại enzyme để tiêu hóa và hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng
- Giảm độc tố của hại khuẩn, điều tiết nhu động ruột
- Tham gia vào quá trình tạo khuôn phân.
Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Lợi khuẩn probiotic giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt và giảm tác dụng phụ của kháng sinh bằng cách:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Làm gia tăng tế bào bạch cầu đa nhân và đại thực bào, gia tăng lượng kháng thể đặc hiệu và kháng thể chung IgA, gia tăng hoạt tính thực bào chống lại vi khuẩn, tăng cường hoạt tính của các tế bào diệt tự nhiên.
- Điều hòa các yếu tố tiền viêm hoặc chống viêm, giảm α1-antitrypsin, protein X của bạch cầu ưa acid trong nước tiểu (urinary eosinophil protein X), yếu tố hoại tử u (TNF–α), thay đổi TGF-β và các cytokin khác.
- Kích thích cơ thể sản xuất tế bào lympho T giúp đỡ (Th1 và Th2) và các cytokin chi phối các đáp ứng miễn dịch.
- Làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.
>>> Để tăng cường sức đề kháng cho bé, tham khảo bài viết: Nguyên tắc tăng sức đề kháng cho bé
Cải thiện tình trạng quấy khóc – Hội chứng Colic ở trẻ
Hội chứng Colic (đau bụng co thắt) là tình trạng trẻ quấy khóc nhiều, khóc dữ dội không thể dỗ được. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và gây tác động xấu đến tâm lý của cha mẹ. Nguyên nhân của hội chứng Colic hiện vẫn chưa biết rõ, nhưng các nghiên cứu chỉ ra, ở những trẻ mắc hội chứng Colic có sự sụt giảm lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium – Lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột.
Vì vậy, bổ sung đúng chủng lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện tình trạng quấy khóc ở trẻ, giúp bé ăn ngon, ngủ ngon và phát triển toàn diện.
>>> Xem thêm: Bằng chứng Imiale hỗ trợ cải thiện Hội chứng Colic ở trẻ
Phòng nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là sự gia tăng quá mức của vi khuẩn có hại trong cơ thể gây nên các phản ứng viêm, tổn thương biểu mô, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa,… Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn chủ yếu là do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm mang nhiều mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút,…) hay việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, … Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch bằng cách tăng cường tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, lượng bạch cầu tăng, CRP (protein phản ứng C đặc trưng cho mức độ và tình trạng viêm nhiễm) tăng hoặc không tăng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Lúc này, vai trò của lợi khuẩn probiotic là:
- Kích thích tương bào sản xuất kháng thể IgA – thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế tại bề mặt niêm mạc tiêu hóa có khả năng chống lại các kháng nguyên, các yếu tố gây bệnh tiềm tàng, độc lực và độc tố của vi khuẩn.
- Kích thích sản xuất các tế bào lympho T giúp đỡ chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài (vi khuẩn, vi rút,…) và làm giảm các cytokine gây viêm trong các trường hợp nhiễm trùng (hô hấp, toàn thân,…)
Cải thiện các triệu chứng viêm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng men vi sinh probiotic giúp cải thiện được các triệu chứng viêm thông qua:
- Tăng cường sản xuất axit béo chuỗi ngắn có đặc tính chống viêm (ví dụ như butyrate).
- Tăng tổng hợp các peptide kháng khuẩn có ảnh hưởng đến quá trình viêm.
- Kích thích sự biệt hóa và hoạt động của các tế bào miễn dịch quan trọng (ví dụ: tế bào đuôi gai, tế bào T).
- Tăng sản xuất các cytokine điều hòa quá trình viêm, bao gồm interleukin-10 (IL-10) và yếu tố tăng trưởng chuyển đổi-beta (TGF-b).
5/ Những trường hợp nào trẻ nên bổ sung probiotics (lợi khuẩn) ?
Trẻ cần được bổ sung Probiotics trong các trường hợp:
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, phân sống,… ): Lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…): Lợi khuẩn probiotics giúp cải thiện tình trạng viêm, giúp nhanh chóng làm lành vết thương.
- Tiêu chảy do dùng kháng sinh: Bổ sung men vi sinh probiotics giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cho dùng kháng sinh, giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột.
- Khóc dạ đề – Hội chứng Colic: Bố sung đúng chủng giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh, trẻ giảm tình trạng quấy khóc, tăng thời gian ngủ.
Probiotics là những vi khuẩn sống tốt cho sức khỏe con người. Việc bổ sung chúng là điều cần thiết để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
6/ Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm bổ sung probiotics (lợi khuẩn)
Tiêu chuẩn của sản phẩm chứa Probiotics:
Các probiotics sử dụng trên lâm sàng phải đạt được đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có khả năng tồn tại: Probiotics phải bền vững với dịch dạ dày và mật.
- Có khả năng khu trú: Probiotics phải bám chặt được vào niêm mạc và sống trong đường tiêu hoá.
- Có tính bền vững: Probiotics phải có đặc tính của chủng và tồn tại suốt chu kỳ sống.
- Liều lượng và khuyến cáo sử dụng phải dựa trên bằng chứng khoa học.
- An toàn tuyệt đối được công nhận bởi các tổ chức uy tín hàng đầu.
>>> Chi tiết tại:Tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lý tưởng
Tiêu chí lựa chọn Probiotics (lợi khuẩn, men vi sinh)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm probiotics, việc lựa chọn probiotic an toàn và phù hợp là một việc làm vô cùng cần thiết. Tiêu chuẩn để lựa chọn 1 sản phẩm probiotic an toàn
- Thương hiệu uy tín.
- Chủng lợi khuẩn an toàn, đã được chứng minh trên lâm sàng có lợi ích về sức khỏe
- Dạng bào chế phù hợp cho từng đối tượng: Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mẹ ưu tiên cho bé dùng men vi sinh dạng nước hoặc dạng giọt dầu. Đối với người lớn, có thể dùng dạng bột, cốm, viên,…
- Không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong chế phẩm probiotic.
- Công dụng của sản phẩm phải phù hợp với tình trạng bệnh.
- Được nhiều người tin dùng và đánh giá tốt.
Những khó khăn trong nghiên cứu và sản xuất probiotics (lợi khuẩn)
Khó khăn trong quá trình nghiên cứu probiotics
- Khó xác định được tất cả các sinh vật tồn tại trong cơ thể con người và vai trò của nó vì sự đa dạng về chủng, loài và các đặc tính sinh học đặc trưng khác nhau.
- Có sự mâu thuẫn giữa các kết quả nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra probiotic đều có vai trò và tác dụng lên các quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và điều hòa miễn dịch trong cơ thể, tuy nhiên vẫn có một vài mâu thuẫn (Một số nhược điểm: nghiên cứu chỉ được thực hiện ở cỡ mẫu nhỏ hoặc trên động vật,…).
- Không nhất quán giũa các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu probiotics trên toàn thế giới.
Khó khăn trong sản xuất probiotics
- Sự biến đổi của lợi khuẩn trong và ngoài cơ thể gây khó khăn trong việc thiết kế dạng bào chế cũng như bao bì phù hợp.
- Quy trình sản xuất probiotics chưa được tiêu chuẩn hóa ở mỗi quốc gia.
Tính an toàn
Đa số các chủng vi khuẩn sinh acid lactic (Lactobacillus và Bifidobacteria) được bổ sung trong thực phẩm là các vi khuẩn không gây bệnh, không độc lực và không sinh ra các độc tố. Chúng đã được chứng minh có tính an toàn cao trên lâm sàng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp (FAO) đã công bố rằng: “Mối liên quan được ghi nhận giữa các nhiễm trùng hệ thống và các probiotics đã được chứng minh rất ít, chủ yếu xảy ra trên các bệnh nhân có các vấn đề y tế tiềm tàng”.
Cho đến nay, việc sử dụng probiotics (Bifidobacteria và Lactobacillus) trong sữa công thức hay khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gây bệnh cả.
Phân loại dạng bào chế probiotics trên thị trường – Ưu & nhược điểm
Dạng viên
Ưu điểm: Giá thành rẻ, thuận tiện cho người sử dụng.
Nhược điểm:
- Hiệu lực thấp, vi sinh vật trong chế phẩm không ổn định.
- Quá trình bào chế gặp nhiều khó khăn, yêu cầu phải có kỹ thuật cao và phải đảm bảo rằng: Hoạt độ nước (lượng nước tự do tồn tại trong chế phẩm) phải dưới 0,2 aW (hoạt độ nước càng cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của probiotics, khiến chúng không ổn định, dễ bị chết), tốc độ dập viên càng chậm càng tốt để hạn chế nhiệt vào viên, ảnh hưởng đến vi sinh vật,…
Dạng bột
Ưu điểm: Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
Độ ổn định của chế phẩm thấp, dễ bị tác động của các tác nhân môi trường như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ,…Khi bào chế đòi hỏi phải thiết kế bao bì phù hợp để tránh ảnh hưởng đến độ ổn định đến chế phẩm. Việc điều chỉnh lượng nước tự do còn tồn tại trong chế phẩm cũng là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bột.
Cốm
Ưu điểm: Chứa bào tử lợi khuẩn probiotic có thể tồn tại vô hạn theo thời gian, trong điều kiện khắc nghiệt (không có dinh dưỡng, nhiệt độ cao,…).
Nhược điểm: Cốm là dạng bào chế không ổn định. Độ ẩm của cốm là vấn đề đáng lưu ý, do đó bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của chế phẩm. Vì vậy cần thiết kế bao bì cho phù hợp.
Viên nang
Ưu điểm: Hiệu lực cao, độ ổn định cao, dễ sử dụng.
Nhược điểm: Đòi hỏi trong quá trình bào chế phải sử dụng các nguyên liệu ổn định, đảm bảo lượng nước tự do trong tá dược thấp, bao gói phù hợp. Bào chế trong môi trường có độ ẩm dưới 30%.
Dạng giọt dầu
Ưu điểm: Dạng tối ưu nhất để bảo quản lợi khuẩn sống, thuận tiện sử dụng, mang lại hiệu quả cao.
Nhược điểm: Quá trình bào chế đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết kế bao gói phù hợp để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả.
Xem thêm: Imiale – Lợi khuẩn sống đến từ Đan Mạch
Dạng dung dịch nước
Ưu điểm: Nước là môi trường bảo quản tốt bào tử lợi khuẩn. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn dễ dàng phân bố khắp bề mặt ruột và đại tràng.
Nhược điểm: Không phải lợi khuẩn có ích nào cũng sinh bào tử lợi khuẩn.
Tổng kết
- Probiotics là những lợi khuẩn sống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung probiotics mang lại nhiều lợi ích đáng kể: hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, thiết lập cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải bổ sung lợi khuẩn, không chỉ ở người lớn và còn ở trẻ em.
- Đối với các trường hợp bị bệnh (nhiễm trùng, viêm ruột, …), nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng probiotic sử dụng.
- Bổ sung probiotic đúng cách sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
THAM KHẢO
[THAM KHẢO THÊM]
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên nâng cao khả năng hấp thu & sức đề kháng cho bé yêu qua các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482
Tham khảo nguồn: