Màu phân của trẻ sơ sinh chính là một trong những yếu tố phản ánh chân thực nhất về sức khỏe tiêu hóa, rằng bé có đang tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hay không. Theo BV Nhi CHOC – Mỹ, bảng màu phân của trẻ nhỏ bao gồm 6 màu chính: Đen, trắng, đỏ, xanh lá, vàng và nâu. Vậy, mỗi màu là báo hiệu điều gì? Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường, thế nào là do bệnh lý? Hãy cùng Imiale giải mã nhé!
Mục lục
Phân là chất thải của quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Sau khi nhai và nuốt thức ăn, thức ăn xuống đến dạ dày, ruột non và ruột già (đại tràng) để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua trực tràng và hậu môn – hay gọi là phân.
1. Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Thông thường, màu phân trẻ sơ sinh phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và loại thức ăn của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, màu và mùi của phân trẻ cũng dự báo một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, mẹ nên theo dõi tính chất và màu sắc của phân trẻ để biết trẻ có khoẻ mạnh không.
1.1. Trẻ sơ sinh đi phân su màu đen
Trong 1-2 ngày đầu sau khi trẻ chào đời, trẻ đi thường ngoài phân su màu đen, có thể có tính kết dính. Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài phân su màu đen thì có nghĩa là hệ tiêu hoá của trẻ đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, điều này chỉ được coi là bình thường trong giai đoạn này. Sau đó, màu phân và tính chất phân phụ thuộc vào thức ăn của bé: sữa mẹ hay sữa công thức.
1.2. Màu phân trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn
Ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ thường đi ngoài phân vàng tươi, có thể có thể chất hơi lỏng, sệt. Thời gian này, mẹ có thể thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình là 4-5 lần/ngày. Sau đó khoảng 1-2 tuần, số lần đi ngoài của trẻ có thể giảm dần xuống do hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu quen với sữa mẹ.
1.3. Màu phân trẻ sơ sinh uống sữa công thức
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường đi ngoài phân màu vàng nâu không sáng như trẻ bú mẹ, đồng thời phân có kết cấu đặc hơn và thường khá nặng mùi.
Ở giai đoạn này, trẻ dễ bị táo bón hơn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với sữa công thức hoặc có thể do thành phần dinh dưỡng trong sữa quá tải khiến trẻ không hấp thu kịp. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tham khảo chọn sữa công thức chứa lợi khuẩn hoặc dùng sữa công thức và kết hợp bổ sung men vi sinh cho bé.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức có thể đi ngoài phân xanh. Đó có thể do trong sữa công thức chứa nhiều sắt hơn bình thường. Việc bổ sung lượng sắt vượt quá mức cần của trẻ sẽ khiến chúng bị đào thải qua đường tiêu hóa và làm phân trẻ chuyển thành màu xanh.
1.4. Màu phân của trẻ ăn dặm
Giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ làm quen dần với thức ăn đặc. Do đó, trẻ thường đi ngoài phân màu vàng đậm, có kết cấu đặc hơn, đồng thời có mùi và sẫm màu.
Lúc này, màu phân của trẻ phần lớn sẽ phụ thuộc vào màu thức ăn. Chẳng hạn như khi trẻ ăn rau xanh thì phân sẽ có màu xanh lá, trẻ ăn bí đỏ thì phân sẽ có màu cam, trẻ ăn thanh long hồng thì phân sẽ có màu hồng… Ngoài ra, khi trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc sữa chứa sắt thì phân có thể màu xanh…
2. Màu phân của trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh lý
Trong một số trường hợp, phân trẻ sơ sinh có màu lạ, như màu đỏ, màu bạc, nhợt thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.
2.1. Phân trẻ sơ sinh màu đỏ
Bé đi ngoài phân màu đỏ có thể do phân lẫn máu hoặc do ăn thức ăn màu đỏ như ớt, nước sốt cà chua… Hoặc màu đỏ tươi trong phân cũng có thể do trẻ bị tổn thương ở hậu môn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột, kiết lỵ hoặc táo bón.
Trong trường hợp này, mẹ có thể xử trí như sau:
- Phân có máu tươi do trẻ bị táo bón: Mẹ nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh cho bé, bổ sung nhiều chất xơ, thay loại sữa công thức phù hợp cho bé, bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột…
- Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng, viêm ruột: Trẻ sẽ có biểu hiện sốt, tiêu chảy đi kèm với tình trạng đi ngoài phân lẫn máu tươi. Khi đó, mẹ cần cho bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc
2.2. Phân trẻ sơ sinh màu trắng/ xám
Thông thường, gan có chức năng bài tiết bilirubin – chất làm phân có màu vàng. Do vậy, khi phân trẻ màu trắng hoặc màu xám nhạt ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của chức năng gan suy yếu hoặc tắc ống mật. Bên cạnh đó, chế độ ăn toàn sữa cũng có thể khiến phân có trắng/ xám. Nếu mẹ thấy trẻ gặp tình trạng này hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Phân của bé sẽ có những thay đổi khác nhau trong suốt quá trình phát triển. Bình thường, phân bé có thể có màu nâu, nâu vàng, vàng hoặc xanh lá. Trong một số trường hợp nếu phân bé có màu trắng, đen hoặc đỏ thì có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc do chế độ ăn uống của bé.
Tuy nhiên, nếu phân trẻ có màu bình thường, nhưng lại có sự bất thường về số lần đi ngoài, về tính chất phân thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường? Phân thế nào là bình thường. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường
Bên cạnh việc theo dõi màu sắc và tính chất phân của bé thì số lần đi ngoài của bé cũng rất quan trọng. Tùy từng giai đoạn mà số lần trẻ đi ngoài cũng khác nhau:
- Giai đoạn 1-2 tuần đầu sau khi sinh: Trẻ thường đi ngoài nhiều hơn, trung bình khoảng 4-5 lần/ngày.
- Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: Trẻ bắt đầu đi tiêu ít hơn. Tần suất khoảng 2-3 lần/ngày.
- Giai đoạn 2-3 tháng tuổi: Đây là thời điểm giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh – hiện tượng ruột trẻ tăng cường phát triển và tăng thể tích so với bình thường. Trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ bình thường, tuy nhiên trẻ có thể không đi đại tiện trong khoảng 7-10 ngày hoặc hơn.
Tần suất trẻ đi ngoài ít hơn nhưng phân vẫn mềm. Mẹ nên phân biệt hiện tượng này với táo bón ở trẻ sơ sinh (cũng đi ngoài ít hơn nhưng phân thường khô cứng).
Hầu hết các trẻ giai đoạn này diễn ra khi 2-3 tháng tuổi, nhưng có những trẻ muộn hơn. Giai đoạn này kéo dài 10-15 ngày, tùy từng bé. Mẹ có thể yên tâm bởi đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ.
Sau đó, nếu trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày, phân mềm.
Lưu ý: Một số trẻ có thể rặn khi đi nặng, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Vì trẻ sơ sinh nằm khi đi ngoài, ko có tác động của trọng lực.
4. Tính chất phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường
Để đánh giá tính chất phân có thể dựa trên thang điểm Bristol:
Theo thang điểm trên, phân trẻ được đánh giá theo 7 mức độ:
- Mức độ 3,4: Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh.
- Mức độ 1,2: Cảnh báo tình trạng táo bón ở trẻ.
- Mức độ 5,6,7: Xuất hiện các dấu hiệu của tiêu chảy.
4.1. Trẻ sơ sinh bị táo bón
Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn sẽ đi qua ruột, tại ruột kết sẽ hấp thu nước và các chất dinh dưỡng tạo thành phân. Sau đó phân được đẩy về phía trực tràng, tại đây phần lớn nước trong phân đã được hấp thu nên phân rắn chắc hơn.
Trong trường hợp nhu động ruột giảm, phân di chuyển qua ruột kết chậm sẽ dẫn đến bị hấp thu nhiều nước hơn khiến phân khô cứng khó thải ra ngoài. Dẫn đến gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, khi trẻ bị mất nước, đại tràng sẽ tăng cường hấp thu nước để cung cấp nước cho những cơ quan quan trọng hơn, dẫn đến làm phân khô cứng.
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống của người mẹ cho phù hợp, mẹ nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…Đồng thời, có thể cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ để hạn chế tình trạng thiếu nước.
- Với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức: mẹ có thể tham khảo đổi loại sữa khác phù hợp với trẻ, đặc biệt là các loại sữa có bổ sung lợi khuẩn. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước hơn.
- Với trẻ sơ sinh ăn dặm: mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Đồng thời, mẹ nên tiếp tục cho bé uống sữa xen kẽ với chế độ ăn dặm để tránh thiếu nước.
4.2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là đi ngoài phân sống, phân lợn cợn hoa cà hoa cải,… Ngoài ra, khi ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhu động ruột sẽ tăng để tống phân ra ngoài. Do đó, lượng nước trong phân không kịp được hấp thu dẫn đến trẻ đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy nhiều lần.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống – Bật mí cách vượt qua dễ dàng
Trẻ sơ sinh tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bất dung nạp Lactose, dị ứng thực phẩm, Celiac, viêm ruột… Một số dấu hiệu điển hình giúp mẹ nhận biết những bệnh lý này:
- Bất dung nạp Lactose: Trẻ bú mẹ hoặc uống sữa là sôi bụng, đi ngoài; đi ngoài phân nhầy bọt, phân chua.
- Dị ứng thực phẩm: Sau khi ăn một số thực phẩm nhất định, trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh…. Thường gặp nhất là tình trạng trẻ dị ứng đạm sữa bò.
- Viêm ruột: Do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn, virus. Trẻ có biểu hiện tiêu chảy, sốt, có thể đi ngoài ra máu.
- Bệnh Celiac: Do hệ miễn dịch của trẻ hoạt động quá mức, nhận nhầm tế bào đường ruột là tác nhân lạ nên tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân nhầy máu. Bệnh thường gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp tiêu chảy cần xử lý thế nào?
- Mẹ nên bổ sung cho bé nhiều nước và điện giải để tránh nguy cơ mất nước và điện giải do tiêu chảy.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: đảm bảo vệ sinh, ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc. Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như sốt, ngủ li bì, hay cáu gắt, bỏ bú, da xanh xao, nôn trớ,… mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
5. Cần làm gì để trẻ sơ sinh tiêu hóa khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng cần thiết, phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện. Để đạt được điều đó, mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:
5.1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Với bé đang bú sữa mẹ: sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho bé ở thời điểm này, chế độ ăn của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Do đó, mẹ nên duy trì nguồn sữa thông qua việc cho trẻ bú đúng cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không sử dụng chất kích thích, tránh lo lắng, stress… để đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ uống sữa công thức: mẹ nên chọn loại sữa công thức phù hợp với trẻ về độ tuổi, cân nặng và thể trạng của con. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các loại sữa công thức kết hợp bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Trẻ ăn dặm: đây là thời điểm bé chuyển từ bú sữa sang tập ăn thức ăn đặc, do đó mẹ cho bé ăn những thức ăn mềm, nhiều chất xơ, chất đạm với lượng phù hợp,… để bé tiêu hoá tốt hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho bé lợi khuẩn để đường ruột hoạt động khỏe mạnh, tránh các bệnh về đường tiêu hoá.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị tiêu chảy
5.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ tiêu hoá trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do đó mẹ cần đảm bảo sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường ruột và phòng ngừa các nguồn bệnh qua đường ăn uống. Để an toàn nhất, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Luôn ăn chín uống sôi.
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở uy tín
- Rửa tay sạch khi chế biến và khi cho bé ăn
- Vệ sinh cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi bé ăn
- Không cho bé ăn những đồ ăn lạ, dễ gây dị ứng
- Không kết hợp những món ăn tương kỵ với nhau…
5.3. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lợi khuẩn hỗ trợ cơ thể trẻ tăng sản sinh kháng thể, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ ốm vặt. Đặc biệt, lợi khuẩn kích thích ruột tiết men tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
Mẹ có thể tham khảo men vi sinh Imiale – Sản phẩm chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thuần khiết thuộc chi lợi khuẩn thủ lĩnh Bifidobacterium, có ảnh hưởng chủ chốt đến các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và miễn dịch ở trẻ.
Imiale thỏa mãn các tiêu chí của WHO cho 1 sản phẩm lợi khuẩn lý tưởng:
- Thuần khiết, phân lập chính xác tới chủng: Bifidobacterium BB-12
- Đảm bảo SỐNG – SIÊU BỀN – GẮN ĐÍCH – Hiệu quả nhanh. Nhờ ứng dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant
- An toàn tuyệt đối: Imiale được cấp chứng nhận an toàn cao nhất GRAS của FDA Hoa Kỳ và EFSA Châu Âu
- Được kiểm chứng lâm sàng: Imiale (Bifidobacterium BB-12) là lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới với hơn 300 nghiên cứu quốc tế.
5.4. Đi khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu nặng
Mẹ hãy theo dõi tình trạng đi ngoài để nắm được tình hình sức khoẻ của bé. Nếu bé có các dấu hiệu sau thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và xử trí kịp thời:
- Trẻ đi ngoài phân trắng/ xám, phân màu đỏ (do lẫn máu), phân màu đen (trừ phân su của trẻ),…
- Phân có lẫn lượng lớn chất nhầy hoặc nước trong đó
- Phân trẻ có quá khô cứng, khiến trẻ phải gắng sức khi đi ngoài
- Trẻ bị nôn trớ
- Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường
- Trẻ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng như: da xanh xao, niêm mạc nhợt sốt cao trên 38 độ, người khô, lạnh, nước tiểu sẫm màu…
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc liên tục, bỏ bú mẹ,…
Màu phân của trẻ sơ sinh có thể phản ánh một số điều về sức khỏe của bé. Do đó, nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài bất thường, hãy quan sát thêm các tính chất khác về phân của trẻ để biết được trẻ có đang ở tình trạng bình thường không.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.