Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Mon, 14 Aug 2023 08:54:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 MUA 1 TẶNG 1: ƯU ĐÃI RỰC RỠ NGÀY HÈ KHI MUA CHỈ 1 IMIALE https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/ https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/#respond Mon, 14 Aug 2023 06:52:47 +0000 https://imiale.com/?p=16812

Mùa hè này, men vi sinh Imiale dành tặng mẹ ưu đãi cực hấp dẫn. Chỉ cần mua 1 Imiale, mẹ nhận ngay 1 kem bôi Dizigone Baby 5g dịu hăm da, mẩn ngứa cho bé. Với bộ sản phẩm này, mẹ yên tâm bé được bảo vệ từ trong ra ngoài, không những tiêu hóa bé khỏe mà làn da cũng được chăm sóc dịu lành.

1. Imiale – men vi sinh số 1 về bằng chứng lâm sàng

Mỗi khi bé rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…. giải pháp đầu tiên mẹ tìm đến là men vi sinh. Nhưng giữa muôn vàn các sản phẩm trên thị trường, đâu là sản phẩm men vi sinh hoàn hảo dành cho bé?

Bộ 5 tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra cho 1 men vi sinh ( lợi khuẩn) lý tưởng

  • Lợi khuẩn phân lập tới chủng
  • Lợi khuẩn sống
  • Lợi khuẩn bám dính đích tác dụng
  • Lợi khuẩn bền vững trong suốt chu kỳ sống
  • Lợi khuẩn với số lượng thích hợp, được chứng minh có hiệu quả qua các nghiên cứu khoa học

Được phát triển bởi Chr.Hansen – nhà sản xuất kinh nghiệm 148 năm tuổi tại Đan Mạch, Imiale tự hào chính phục đủ 5 Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đồng thời, Imiale đã được đưa vào 307 thử nghiệm lâm sàng quốc tế trên các tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng kém. Trải qua quy trình nghiên cứu gắt gao, Imiale khẳng định hiệu quả vượt trội trên tiêu hóa, miễn dịch và vươn lên top 1 thị trường men vi sinh về bằng chứng lâm sàng

Các trường hợp sử dụng Imiale:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ, biếng ăn
  • Bất dung nạp lactose
  • Khóc dạ đề
  • Sức đề kháng kém, hay ốm vặt

Ưu điểm vượt trội của men vi sinh Imiale:

  • Lợi khuẩn thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ: Bifidobacterium BB-12
  • Công nghệ bao kép độc quyền tạo ra thế hệ lợi khuẩn mới, hiệu năng cao: 90% SỐNG, GẮN ĐÍCH và phát huy tối đa tác dụng
  • 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả
  • An toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi, được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu, Tổ chức Tiêu hóa và dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu
  • Là một sản phẩm nhà sản xuất lợi 148 năm tuổi

Imiale hiện được các chuyên gia tại bệnh viện lớn đánh giá cao và tin tưởng sử dụng

PGS.TS Phạm Nhật An – Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam chia sẻ: ” Sau khi tham khảo kỹ, thực tế cũng đã cho bệnh nhân sử dụng thì tôi thấy Imiale có những lợi thế vượt trội về lợi khuẩn, công nghệ bao kép. Vì thế cho tác dụng tốt”.

Cùng quan điểm, BS Phạm Thị Sửu – Trưởng khoa BV Nhi TW nhận định: ” Chủng lợi khuẩn BB-12 thực sự là chủng thiết yếu cho hệ tiêu hóa, sức đề kháng của bé, đặc biệt là các bé sinh non, sinh mổ,…Chúng tôi đã sử dụng và thấy rằng Imiale có hiệu quả cao trên trẻ táo bón, tiêu chảy, bất dung nạp lactose. Trẻ khóc dạ đề cũng có thể sử dụng”

Chuyên gia Phạm Thị Sửu nói gì về Imiale

Hiện tại, Imiale được hàng triệu bà mẹ lựa chọn và 95% mẹ hài lòng về chất lượng

Mẹ Nghé chia sẻ: “Trước bé đi phân lỏng, chua, mà quan trọng nhất là không tăng cân ấy, buồn kinh khủng luôn. Sau sử dụng Imiale, mình thấy bé cải thiện rõ rệt luôn, giảm hẳn tình trạng nôn trớ, đi phân đẹp, sệt, ngày 1 lần. Mình rất ưng ý và hài lòng, thấy bé ăn ngon hơn, giảm quấy khóc, ngủ tốt… Mình đi cân thì thấy bé nhà mình trộm vía lên được 1,6 kg… Mình chắc chắn sẽ theo sản phẩm này dài dài đấy’

* Liều dùng thông thường: 6 giọt/ lần/ ngày. Nên cho bé uống trước ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất

* Cách sử dụng Imiale: Lắc lọ Imiale trong khoảng 10s, nhỏ ra thìa 6 giọt và cho bé uống trực tiếp. Có thể hòa vào nước, sữa ( không quá 40 độ C)

2. Chương trình ưu đãi hấp dẫn mùa hè – Mua 1 tặng 1

Mùa hè là thời điểm bé dễ gặp các rối loạn tiêu hóa và các bệnh ngoài da. Với mong muốn mang đến sự chăm sóc toàn diện cho bé, Imiale dành tặng mẹ chương trình đặc biệt: Khi mua 1 men vi sinh Imiale mẹ được nhận ngay 1 kem bôi dịu mẩn ngứa, hăm da Dizigone Baby 5g

Kem Dizigone Baby chứa bảng thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm tự nhiên, lành tính như nano bạc, cúc tâm tư, dầu mầm gạo, bơ shea,… Dizigone baby cho tác dụng làm ẩm, dịu mát da, xử lý các tổn thương da liễu gặp ở trẻ: chàm sữa, rôm sảy, phát ban, hăm tã, muỗi đốt, côn trùng cắn,…

Ngoài ra, khi mua Imiale, mẹ cũng đừng quên tích điểm nhé. Với 1 lọ Imiale, mẹ được tích 1 điểm. Đủ 4 điểm, mẹ nhận ngay 1 kem bôi dịu da kháng khuẩn Dizigone baby trị giá 185.000 đ. Đủ 8 điểm, quà cho bé là 1 lọ Lợi khuẩn sống, gắn đich Imiale trị giá 390.000 đ.

Chương trình tích điểm tại đây

Mẹ nhanh tay đặt hàng để tận hưởng ưu đãi đặc biệt này nhé!

]]>
https://imiale.com/mua-1-tang-1-uu-dai-ruc-ro-ngay-he-khi-mua-chi-1-imiale-16812/feed/ 0
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì? Mẹ cần làm gì để xử lý https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/ https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/#respond Tue, 09 May 2023 03:19:28 +0000 https://imiale.com/?p=16256 Mẹ rất cẩn thận về chế độ ăn uống, thậm chí có trẻ chỉ bú sữa mẹ nhưng lại gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra nước vàng. Điều này làm mẹ rất hoang mang, không biết trẻ có bệnh gì không, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng qua bài viết dưới đây.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

1. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tần suất đi, tính chất phân và các triệu chứng khác kèm theo mà trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ là sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Để trả lời câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng, cần tìm tiêu hóa trẻ bình thường thế nào.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Trẻ sơ sinh khi bú mẹ thường phân sẽ có màu vàng xanh đến vàng sáng. Tính chất phân thường có hạt, hơi lỏng, có thể có bọt, nhớt, đôi khi nhiều nước. Màu sắc phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ ăn mỗi ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của con còn non yếu.
  • Thời kỳ  đầu, trẻ có thể đi ngoài từ 5 – 6 lần/ngày, khi lớn hơn thì số lần đi ngoài sẽ giảm dần. Với trẻ đi ngoài ra nước vài lần trong một ngày nhưng vẫn ăn ngủ tốt, chơi ngoan thì mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều về trường hợp này vì chưa chắc bé đã bị tiêu chảy. Chỉ khi trẻ đi tiêu nhiều hơn mức bình thường thì mẹ mới cần tìm cách khắc phục.

Đối với trẻ dùng sữa công thức

  • Khi trẻ uống hoàn toàn hoặc dặm kèm sữa ngoài, phân trẻ thường sẽ có màu xanh nâu hoặc vàng nâu. Do đường ruột bé chưa tiêu hóa được hoàn toàn sữa công thức, nên phân thường lớn, sệt hơn. Trẻ dễ gặp táo bón hơn. Do đó, nếu mẹ nhận thấy con liên tục đi ngoài ra nước, phân lỏng, có màu vàng thì cần phải theo dõi thêm số lần con đi ngoài và quan sát kĩ các biểu hiện của con vì với trẻ dùng sữa công thức thì nguy cơ bị tiêu chảy khá cao.
  • Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày, phân lỏng, có hạt lợn cợn, có bọt, có thể kèm theo biếng ăn, biếng bú thì nhiều khả năng trẻ gặp tiêu chảy.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Điểm danh một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy, đi ngoài ra nước vàng:

  • Nhiễm Rotavirus: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đi ngoài ra nước ở trẻ nhỏ. Sau khi bị nhiễm virus khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: xì xoẹt, phân lỏng, có thể có sốt, buồn nôn, nôn, sút cân. Tình trạng này thường kéo dài từ 3-9 ngày.
  • Nhiễm khuẩn: Trẻ nhiễm khuẩn qua đồ ăn hoặc dụng cụ ăn uống hoặc môi trường mà trẻ tiếp xúc, một số vi khuẩn thường gặp như:  E.coli, Shigella, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), Salmonella, Campylobacter… Các triệu chứng sẽ khác nhau đối với từng bé cũng như từng loại vi khuẩn mà bé bị nhiễm.
  • Nhiễm kí sinh trùng: Khi trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng Giardia Lamblia thường có các triệu chứng: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, chứa chất béo, có bọt nhờn và có mùi rất hôi. Ngoài ra, trẻ còn sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ. 
  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có vai trò giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên kháng sinh không phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và có hại nên đồng thời làm chết các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy và loạn khuẩn đường ruột.  
  • Dị ứng: Đối với trẻ nhạy cảm với một số loại protein trong thực phẩm, trẻ bị đi ngoài do dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm như sữa bò, hải sản,… Ngoài rối loạn tiêu hóa, trẻ thường gặp một số các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, phù,… sau vài phút đến vài giờ ăn các loại thực phẩm đó.
  • Không dung nạp đường lactose: Một số trẻ thiếu hụt men lactase phân giải đường lactose trong sữa. Sau uống sữa, trẻ xuất hiện các triệu chứng như đi tóe nước, phân chua, chướng bụng, xì hơi,….
  • Chọn sai loại sữa: Pha sữa không đúng tỷ lệ khuyến cáo và chọn sữa không phù hợp cho từng lứa tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Thông thường, trẻ đi ngoài ra nước vàng và vẫn ăn uống, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng, có thể tìm cách tự xử lý ở nhà. Tuy nhiên, khi trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều lần trên ngày, kèm với các bất thường sau đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ ngay:

  • Phân có thêm chất nhầy máu, mùi hôi tanh và có mỡ
  • Trẻ sốt, nôn, đau bụng hơn 12 tiếng
  • Trẻ  có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, ít đi tiểu, quấy khóc, mệt mỏi,
  • Trẻ bỏ ăn, biếng bú

3. Trẻ đi ngoài ra nước vàng thì cha mẹ cần làm gì?

Việc đi ngoài đôi khi cũng là cách mà trẻ đào thảo những chất độc có trong cơ thể ra ngoài. Điều quan trọng nhất là mẹ cần chuẩn bị những kiến thức về dấu hiệu nhận biết và hướng giải quyết với từng đối tượng trẻ để trẻ sớm cải thiện và tránh những rủi ro nếu tình trạng này kéo dài.

3.1. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú sữa mẹ

  • Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, nên tăng lượng sữa nhiều hơn mức bình thường và chia nhỏ cữ bú trong ngày. Việc bú đủ sữa giúp bù lại lượng nước trẻ mất ra ngoài theo phân. Đồng thời, sữa mẹ đủ dinh dưỡng và kháng thể, trẻ khỏe mạnh sẽ nhanh hồi phục hơn. Mẹ cũng nên vắt bỏ sữa đầu vì sữa đầu chứa nhiều đường, có thể là nguyên nhân trẻ tiêu chảy.
  • Mẹ chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho đường ruột. Vì thực phẩm mẹ ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các thực phẩm lợi tiêu hóa như: khoai lang, tía tô, cà rốt, nước dừa, sữa chua, yến mạch,… Đường ruột sản sinh 80% tế bào miễn dịch nên đường ruột khỏe là cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

3.2. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức 

  • Mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa, chia nhỏ bữa.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy trẻ chỉ đi ngoài sau khi uống sữa công thức, mẹ thử dừng cho con uống loại sữa đó và chuyển sang loại sữa công thức khác.
  • Khử trùng kỹ bình sữa

3.3. Lưu ý chung

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Vì trường hợp thông thường, trẻ tiêu chảy do nhiễm trùng. Nếu không đi ngoài, trẻ bị tích tụ vi khuẩn, độc tố gây biến chứng
  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh khi không có chỉ định từ chuyên gia: Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định,còn làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của trẻ
  • Bổ sung điện giải Oresol: Trong trường hợp trẻ đi ngoài nhiều, mẹ có thể cho trẻ dùng oresol. Tuy nhiên mẹ cần tuân thủ đúng cách pha và liều lượng ghi trên nhãn
  • Bổ sung kẽm: Kẽm nên được sử dụng sớm khi trẻ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Có thể dùng để giảm thời gian tiêu chảy hoặc dự phòng tiêu chảy tái phát. Lưu ý: bổ sung kẽm đúng theo liều lượng và thời gian khuyến cáo
  • Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh là phương pháp an toàn mẹ có thể sử dụng tại nhà để giúp trẻ cải thiện tiêu chảy. Men vi sinh giúp đào thải hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, hồi phục đường ruột của trẻ nhanh chóng, phù hợp với đa dạng các trường hợp như loạn khuẩn đường ruột, dị ứng sữa hay bất dung nạp lactose

Như vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là những rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách xử lý phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/feed/ 0
Tại sao trẻ tiêu chảy và biện pháp cải thiện nhanh nhất tại nhà https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/ https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/#respond Mon, 27 Mar 2023 03:38:31 +0000 https://imiale.com/?p=15907 Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ, trẻ thường tiêu chảy trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần. Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ ăn kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, xanh xao, chậm lớn. Vì vậy, mẹ thường rất hoang mang, lo lắng khi trẻ tiêu chảy. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà để mẹ có thể hiểu đúng và giúp trẻ cải thiện nhanh chóng

Tại sao trẻ tiêu chảy. Biện pháp cải thiệ nhanh nhất tại nhà

1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có các biểu hiện:

  • Tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường hoặc trên 3 lần/ ngày
  • Phân lỏng, nhiều nước, có thể có mùi tanh, chua, có bọt, nhầy
  • Có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc
  • Ngoài ra, trẻ đi ngoài nhiều có thể bị đỏ hậu môn, đau rát

Với trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ 3-6 lần/ ngày, phân sệt, vàng. Nên dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều hơn, phân rất lỏng, tóe nước, có mùi, thay đổi màu, thường đi kèm với ăn kém, không tăng cân.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhiễm trùng đường ruột: thường gặp là Rotavirus, vi khuẩn Salmonella từ đồ ăn, dụng cụ ăn uống hay do trẻ tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây bệnh ( trẻ mút tay, ngậm đồ vật có vi khuẩn)
  • Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy
  • Ít gặp hơn là trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa như Crohn, bất dung nạp lactose hay dị ứng thực phẩm, hội chứng ruột kích thích,…

nguyen- nhan-tieu-chay

Các yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

Nếu có các yếu tố sau đây, trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn:

  • Trẻ dùng sữa công thức từ sớm, trước 6 tháng tuổi. Trẻ cai sữa sớm
  • Trẻ bú bình

Trẻ bú mẹ trực tiếp giúp bé nhận được vi sinh từ mẹ tốt hơn khi bé bú bình. Ngoài ra, bú bình tăng nguy cơ bình không được vệ sinh kỹ, gây nhiễm trùng tiêu hóa

  • Trẻ sinh non, sinh mổ, trẻ có hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt.

80% tế bào miễn dịch được tổng hợp tại ruột nên bé hay ốm là dấu hiệu cho đường ruột bé kém

  • Yếu tố thời tiết: mùa hè nóng ẩm, trẻ hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông thường là tiêu chảy do virus

3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tại nhà

Tiêu chảy ở tình trạng thường gặp ở trẻ nên bố mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể tự xử lý ở nhà trước khi đưa bé đi khám.

3.1. Bù nước và điện giải

bù nước và điện giải

Trẻ đi ngoài nhiều khiến một lượng lớn nước, điện giải mất ra ngoài theo phân. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ

  • Với trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức: Cho trẻ tăng lượng sữa, chia nhỏ các bữa trong ngày
  • Với trẻ ăn dặm: Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ít đường
  • Bù điện giải bằng dung dịch Oresol. Mẹ lưu ý đặc biệt khi dùng Oresol: Dùng đúng liều, pha đúng tỷ lệ trên nhãn. Nếu pha quá đặc, có thể dẫn tình trạng trẻ bị ngộ độc muối, còn nếu pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng điện giải cần thiết

3.2. Chế độ ăn đủ chất, phù hợp với trẻ tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể bỏ bú, biếng ăn hơn bình thường, mẹ nên chia nhỏ các cữ ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng nhé.

Với trẻ bú sữa mẹ: 

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học cho mẹ vì dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào nguồn thực phẩm mẹ ăn. Mẹ tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giàu kẽm, vitamin C như rau xanh, ổi, chuối, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt heo nạc, thịt bò,…

Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng theo kinh nghiệm, mẹ nên tránh ăn các đồ tanh, chua, đồ nhiều ngọt, kể cả hoa quả nhiều đường.

  • Vắt bỏ sữa đầu khi cho bé bú. Sữa đầu chứa nhiều đường, trong khi nguyên nhân bé tiêu chảy có thể do quá tải đường.

Với trẻ bú sữa công thức:

  • Khử trùng kỹ bình sữa
  • Có thể cân nhắc đổi sữa nếu chắc chắn nguyên nhân trẻ tiêu chảy do sữa.

Nguyên tắc là đổi sữa từ từ, tránh đổi sữa liên tục, đột ngột. Mẹ cho trẻ dặm sữa mới = ⅓ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày. Nếu bé tiêu hóa bình thường, không tiêu chảy, bỏ bú, mẹ tăng dần lượng sữa lên.

Với trẻ ăn dặm:

  • Chế biến đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món hầm, ninh nhừ. 

Một số món cháo, mẹ tham khảo tại đây: 8 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

chế độ ăn cho trẻ

3.3. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh

Nguyên nhân của tiêu chảy chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột, trẻ không đi ngoài sẽ tích tụ vi khuẩn, chất độc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cần có chỉ đinh từ bác sỹ khi có những đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể

3.4. Biện pháp dân gian cải thiện tiêu chảy

Mẹ có thể tham khảo một số công thức như nước gạo nứt rang, nước hồng xiêm, nước cỏ sữa, nước búp ổi non,… để trị tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, các loại nước này cho thời gian cải thiện thường lâu, bé khó uống.

3.5. Dùng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Men vi sinh là biện pháp cải thiện tiêu chảy tại nhà tiện lợi, hiệu quả nhanh và an toàn tuyệt đối, được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ. Men vi sinh giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phục hồi đường ruột tổn thương, giảm tiêu chảy nhanh chóng. Men vi sinh nên dùng trước ăn 30 phút  và dùng từ 1 -3 tháng.

Men vi sinh Imiale nhập khẩu Đan Mạch, chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Imiale nhap khau Dan mach

Men vi sinh Imiale là men đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, chứa chủng lợi khuẩn thuần khiết, thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ là Bifidobacterium BB-12. Sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant hiện đại, lợi khuẩn trong Imiale vào sâu trong đường ruột với tác dụng đào thải hại khuẩn, thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột, nhanh chóng cải thiện tiêu chảy, kể cả tiêu chảy do kháng sinh, bất dung nạp lactose.

  • Liều sử dụng đơn giản, 6 giọt/ ngày, Imiale cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn sống giúp bé hết rối loạn tiêu hóa, kích thích vị giác, bé ăn ngon, hấp thu tốt.
  • Imiale dẫn đầu các men vi sinh về bằng chứng lâm sàng với 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả, FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu chứng nhận an toàn. 
  • Hiện nay, Imiale đã có mặt tại 5000 bệnh viện, nhà thuốc lớn trên toàn quốc như bệnh viện Nhi TW, Sản Nhi, Thu Cúc,…, chuỗi nhà thuốc Long Châu. Tại đây, Imiale được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.
  • Triệu mẹ Việt đang sử dụng Imiale và theo nghiên cứu, 95% mẹ phản hồi hài lòng về sản phẩm.

Hệ thống điểm bán Imiale:

Điểm bán trên toàn quốc

Hệ thống nhà thuốc Long Châu

Đánh giá của bác sỹ về Imiale

Đánh giá của mẹ về Imiale

Chị Lý chia sẻ: ” Bé nhà mình có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ. Sau thời gian sử dụng Imiale, bé cải thiện rõ rệt, giảm nôn trớ, không còn đi ngoài phân lỏng, ngày nhiều lần nữa. Ngày chỉ đi 1 lần, phân sệt. Mình rất hài lòng và ưng ý. Ngoài ra, mình thấy bé cũng ngoan hơn, đêm không quấy khóc mẹ nữa”

trải nghiệm dùng thử imiale A+

Trên đây là các biện pháp giúp mẹ cải thiện tiêu chảy cho trẻ tại nhà, đa số các trường hợp trẻ sẽ giảm tiêu chảy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu chảy có đồng thời các triệu chứng như sốt cao, phân có lẫn máu, nôn ói nhiều, trẻ không ăn không ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, bụng đau thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có sự kiểm tra từ chuyên gia nhé.

]]>
https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/feed/ 0
Men vi sinh Infa biotix có công dụng gì? Giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?  https://imiale.com/men-vi-sinh-infa-biotix-15859/ https://imiale.com/men-vi-sinh-infa-biotix-15859/#respond Tue, 21 Mar 2023 02:35:45 +0000 https://imiale.com/?p=15859 Ngày nay việc sử dụng men vi sinh cho trẻ là một điều không còn xa lạ đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên việc lựa chọn một sản phẩm men vi sinh chất lượng và phù hợp với trẻ thì không phải là điều dễ dàng. Trong đó, sản phẩm men vi sinh Infa biotix có chứa lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus được nhiều mẹ tin dùng cho bé. Hãy cùng Imiale tìm hiểu thêm về sản phẩm này qua bài viết dưới đây. 

Men vi sinh Infa biotix có công dụng gì? Giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu? 

1. Infa biotix là gì

Men vi sinh Infa biotix là sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ như tiêu chảy táo bón, nôn trớ, chán ăn, bỏ bú… Bên cạnh đó sản phẩm còn bổ sung các lợi khuẩn đường tiêu hóa, cân bằng vi sinh đường ruột. 

Infa biotix là gì

Thông tin về sản phẩm Men vi sinh Ìna biotix: 

  • Nơi sản xuất: Anh Quốc. 
  • Công ty sản xuất: Men vi sinh Infa biotix được sản xuất tại công ty Quest Middle East tại Anh Quốc. 
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch nhỏ giọt, phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 
  • Quy cách đóng gói: 7ml/lọ. 

>>> Tham khảo thêm: Men vi sinh: 5 Lợi ích tuyệt vời và 6 nguyên tắc sử dụng

2. Thành phần men vi sinh Infa biotix

Trong 5 giọt Infa biotix tương ứng với 0.2ml có chứa tới 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus.  

Lọ 7ml tương ứng với 35 lần sử dụng. Như vậy 1 lọ men vi sinh Infa Biotix có thể sử dụng tối đa trong 35 ngày với liều 5 giọt/lần, 1 lần/ngày. 

Thành phần men vi sinh Infa biotix? 

3. Men vi sinh Infa biotix có tác dụng gì? 

Trong men vi sinh Infa biotix có thành phần chính là lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus. Lactobacillus Rhamnosus là một chủng vi khuẩn thuộc họ Lactobacillus. Đây là một trong hai lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột chỉ sau Bifidobacterium.

Hiện nay đã có hàng trăm nghiên cứu chứng minh công dụng của Lactobacillus Rhamnosus lên đường tiêu hóa đối với trẻ. Một số công dụng chính của lợi khuẩn này bao gồm: 

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy 

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến ở trẻ đôi khi nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn có hại. Theo các nghiên cứu cho thấy Lactobacillus Rhamnosus giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy. 

Ngoài ra, Lactobacillus Rhamnosus còn giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu chảy ở bé do sử dụng thuốc kháng sinh. Theo nghiên cứu được tiến hành trên 1499 người được bổ xung lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus.  Kết quả cho thấy Lactobacillus Rhamnosus làm giảm các nguy cơ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh từ 23,4% xuống 12,3%. 

Ngoài ra, Lactobacillus Rhamnosus kích thích sản xuất enzyme lactase – loại enzyme có tác dụng chuyển hóa đường đôi lactose thành hai đường đơn để cơ thể hấp thu. Nhờ đó, các trẻ có triệu chứng bất dụng nạp như bú mẹ, uống sữa công thức chứa lactose là trẻ tiêu chảy, đi ngoài xì xoẹt, phân chua, sôi bụng… 

Men vi sinh Infa biotix có tác dụng gì? 

Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh khá phổ biến ảnh hưởng tới 9-23% người trên thế giới. Theo các chuyên gia, 90% những người bị hội chứng ruột kích thích bị giảm đáng kể số lượng lợi khuẩn Lactobacillus và tăng số lượng vi khuẩn có hại. 

Một số nghiên cứu trên trang Pubmed chỉ ra sử dụng các chế phẩm bổ sung Lactobacillus giúp củng cố đường ruột và làm giảm đáng kể triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. 

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột 

Lactobacillus Rhamnosus tạo ra acid lactic giúp ngăn chặn sự tồn tại của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Ngoài ra Lactobacillus Rhamnosus còn giúp tăng cường phát triển các vi khuẩn có lợi như: Bacteroides, Clostridia, Bifidobacteria…

Giảm tình trạng dị ứng 

Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng L. rhamnosus trong giai đoạn đầu đời có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Các bằng chứng sơ bộ cho thấy Lactobacillus Rhamnosus làm tăng tốc khả năng dung nạp đường uống ở trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bò. 

Ngoài ra việc bổ sung L. rhamnosus cho bà mẹ trước khi sinh (2-4 tuần) và cho trẻ sau khi sinh (6 tháng) trong các gia đình có tiền sử bệnh dị ứng chàm đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh chàm ở trẻ 2, 4 và 7 tuổi. 

Như vậy, men vi sinh Infa biotix có tác dụng: 

  •     Làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ sinh lý. 
  •    Giảm tình trạng chán ăn, bỏ bú, đau bụng, đầy bụng. 
  •    Giúp giảm tình trạng dị ứng đạm sữa bò. 
  •    Giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. 
  •    Khôi phục lại đường ruột khỏe mạnh cho trẻ. 
  •    Bổ sung các vi khuẩn có lợi đường tiêu hóa, cân bằng vi sinh đường ruột. 
  •    Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bé. 

>>> Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ uống men vi sinh không? 

4. Infa Biotix có hiệu quả sau bao lâu

Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào từng đối tượng. Có bé rối loạn tiêu hóa nhẹ, các triệu chứng chỉ mới xuất hiện thì sẽ nhanh cải thiện hơn, thường sau 2-4 ngày sẽ thấy thuyên giảm. 

Trong trường hợp bệnh lý như bất dung nạp, tiêu chảy, táo bón kéo dài thì cần bổ sung theo liệu trình 1-3 tháng. 

Infa Biotix có hiệu quả sau bao lâu

5. Men vi sinh Infa biotix dùng cho ai?

Men vi sinh thích hợp sử dụng với các đối tượng: 

  • Trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi bị tiêu hóa kém, trẻ bị táo bón, tiêu chảy. Sản phẩm giúp 
  • Trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột giúp ăn ngon hơn, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho bé. 
  • Trẻ khỏe mạnh cũng có thể sử dụng sản phẩm để bổ xung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch. 

6. Cách dùng men vi sinh Infa biotix

Liều dùng:  Trẻ uống 5 giọt (0,2 ml)/ lần, 1-2 lần/ ngày. 

Cách dùng: Sử dụng cùng với nước hoặc thức ăn. Có thể dùng 

7. Men vi sinh Infa biotix có tốt không

Ưu điểm: 

  • Dạng nhỏ giọt: Thuận tiện sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Sản phẩm được FDA chứng nhận an toàn GRAS – tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ sơ sinh, sinh non và trẻ em.
  • Đảm bảo lợi khuẩn sống, tác dụng nhanh: Thông thường các lợi khuẩn thường dễ bị tiêu diệt bởi điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm hay môi trường acid dịch vị. Tuy nhiên lợi  khuẩn trong sản phẩm men vi sinh Infa biotix tỷ lệ sống sót cao, không bị  axit dạ dày và mật biến đổi do đó tồn tại bền vững tại ruột, nhờ đó mang lại tác dụng nhanh chóng.  
  • Đạt chứng nhận 5 không: Không phải chế phẩm từ sữa, hạt, không chứa gluten, không chứa đường, không có thành phần biến đổi gen. 

Men vi sinh Infa biotix có tốt không

Nhược điểm: Hiệu quả phù thuộc vào từng đối tượng.

8. Cách phân biệt men vi sinh Infa biotix chính hãng

Mẹ cần kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua để đảm bảo bé được sử dụng sản phẩm tốt nhất với chất lượng đảm bảo nhất. Cách kiểm tra men vi sinh Infa Biotix chính hãng: 

  • Mặt trước của hộp sản phẩm có dán tem nhập khẩu chính hãng.
  • Sản phẩm men vi sinh Infa biotix có tem chống hàng giả ở phía bên trên vỏ hộp.
  • Phía bên cạnh trái của vỏ hộp men vi sinh Infa biotix có tờ toa Tiếng Việt ghi rõ thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng và các thông tin liên quan đến sản phẩm.
  • Kiểm tra mã vạch sau vỏ hộp men vi sinh Infa biotix. 

9.  Đánh giá hiệu quả sử dụng men vi sinh Infa biotix

9.1. Men vi sinh Infa biotix được đánh giá bởi chuyên gia

Theo THs. Bs Đinh Ngọc Hoa, việc sử dụng sản phẩm men vi sinh Infa biotix hàng ngày cho em bé thì chắc chắn bé nhà bạn sẽ có một sức khỏe tốt về đường tiêu hóa. Vì các bạn biết là hệ tiêu hóa quyết định tới 80% chỉ số hoàn thiện của hệ thống miễn dịch. Khi bé nhà bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì chắc chắn bé sẽ ăn uống tốt và tăng cường sức đề kháng mà không bị ốm vặt. 

9.2. Review men vi sinh Infa biotix từ khách hàng

Sản phẩm men vi sinh Infa biotix được nhiều phản hồi từ các mẹ đã mua và sử dụng. Tại trang mua hàng shopee sản phẩm nhận được cả phản hồi tích cực : 

Review men vi sinh Infa biotix từ khách hàng

Bên cạnh đó cũng có một số phản hồi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: 

Review men vi sinh Infa biotix từ khách hàngMột số các phản hồi của mẹ trên trang fanpage chính thức của sản phẩm:

  • Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng: Hôm kia đc phen hú vía thấy con nôn trớ nhiều, mẹ liền cho con uống infa và nước bù điện giải. Hôm sau ổn định hơn rồi. 
  • Theo chị Đỗ Quỳnh Triết: Bé nhà đã ngủ ngon hơn và đỡ khóc đêm. 
  • Theo chị Hường Đinh: Dùng men xong con mình hôm sau đi vệ sinh được luôn.
  • Theo chị Đinh Ngọc: Mình thấy chăm con nhàn hơn với men này, xua tan nỗi lo táo bón hay tiêu chảy.

10. Lời khuyên khi dùng men vi sinh Infa biotix

  • Men vi sinh Infa biotix chỉ là thực phẩm chăm sóc sức khỏe không phải thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Đảm bảo cho trẻ sử dụng đúng liều dùng, không nên lạm dụng sản phẩm. 
  • Ngừng sử dụng ngay lập tức khi bé có bất kỳ các triệu chứng mẫn cảm với thành phần của men vi sinh Infa biotix. 
  • Kiểm tra kỹ trước khi mua để lựa chọn được sản phẩm chính hãng. 
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.
  • Cần bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Đảm bảo vặn chặt nắp,  bảo quản trong tủ lạnh và chỉ sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng cho trẻ. 

InfaBiotix – Men vi sinh cho trẻ nhỏ đến từ Anh Quốc

11. Men vi sinh Infa biotix bao nhiêu tiền? Nên mua ở đâu?

Hiện nay, sản phẩm men vi sinh Infa biotix đang được bán trên thị trường với giá khoảng 350.000VNĐ/1 chai 7ml. Tuy nhiên cũng có một số chênh lệch khi mua tại các điểm bán lẻ khác nhau. 

Sản phẩm đã được bày bán rộng rãi trên thị trường. Mẹ có thể mua cho bé thông qua nhiều hình thức khác nhau như: 

11.1. Các trang thương mại như shopee, lazada…hay các trang web.

Ưu điểm:

  • Bạn có thể đặt mua sản phẩm ngay tại nhà mà không cần đi bất cứ đâu. 
  • Biết được giá của sản phẩm. 
  • Tham khảo ý kiến mua hàng từ những người trước. 

Nhược điểm: 

  • Không đảm bảo hàng chính hãng.
  • Có thể bị hỏng, va đập trong quá trình vận chuyển. 

11.2. Mua tại các nhà thuốc, quầy thuốc

Ưu điểm:

  • Có thể kiểm tra hàng trước khi mua. 
  • Được tư vấn chi tiết về cách dùng cũng như liều dùng

Nhược điểm:

  • Phải di chuyển tới các địa điểm bán hàng.
  • Không biết rõ về giá cả.

12. Đánh giá sản phẩm men vi sinh Infa biotix 

Men vi sinh Infa biotix là một sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và và trẻ nhỏ. Các mẹ cần chú ý mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín để lựa chọn được sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó cần bảo quản đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

men vi sinh cho trẻ biếng ăn INFABIOTIX

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố quyết định đến 80% khả năng miễn dịch của bé. Vì vậy việc bổ sung men vi sinh cho hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời là một điều vô cùng cần thiết. Trong đó, men vi sinh Infa biotix là một sản phẩm được các chuyên gia và nhiều phụ huynh tin dùng bởi chất lượng mà sản phẩm đem lại.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

>>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Men vi sinh Enterogermina cho trẻ sơ sinh – Lưu ý khi sử dụng

]]>
https://imiale.com/men-vi-sinh-infa-biotix-15859/feed/ 0
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì? https://imiale.com/tre-di-ngoai-ra-mau-va-chat-nhay-15727/ https://imiale.com/tre-di-ngoai-ra-mau-va-chat-nhay-15727/#respond Fri, 03 Mar 2023 04:35:47 +0000 https://imiale.com/?p=15727 Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng còn phụ thuộc vào các triệu chứng mắc kèm của trẻ. Do đó, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của con để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mẹ có giải pháp xử trí phù hợp hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất, tránh tình trạng mất máu kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì?

1. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? 

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể có 2 trường hợp như sau:

  • Trẻ đi ngoài ra phân có màu giống máu mà mẹ có thể bị nhầm lẫn: Nếu phân có dính màu đỏ tươi: có thể do thuốc kháng sinh, thực phẩm có màu đỏ như củ dền, dưa hấu,… Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài mà sẽ hết nếu mẹ ngừng cho trẻ ăn thực phẩm có màu đỏ.
  • Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu bất thường báo hiệu có tổn thương trong đường tiêu hóa. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây những biến chứng khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. 

Mẹ cần quan sát tính chất phân của trẻ thấy những đặc điểm sau đây thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. 

Phân lẫn máu đỏ tươi có thể do chảy máu đường tiêu hóa dưới ở đại tràng, hậu môn. 

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, máu lẫn nhầy mủ có thể do bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như kiết lỵ, dị ứng đạm sữa bò
  • Trẻ đi ngoài phân cứng, dính ít máu tươi kèm dịch nhầy, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, có thể do trẻ bị táo bón lâu ngày nên khi rặn khiến nứt hậu môn gây chảy máu.

Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ đi ngoài ra máu nhiều lẫn nhầy trong thời gian dài, không cầm được máu, kèm theo triệu chứng trẻ mệt mỏi, quấy khóc, da nhợt nhạt, sốt,… Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy dù do bất kì nguyên nhân nào cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? 

>>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài thế nào là bình thường, thế nào là bất thường? 

2. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột 

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy kèm theo các biểu hiện sốt, đi ngoài liên tục thì có thể trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột. 

2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng một số loại vi khuẩn (E.coli, Salmonella) xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: 

  • Bé ăn thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh
  • Với trẻ dùng sữa ngoài, có thể do vệ sinh bình sữa chưa sạch khiến mầm bệnh dễ lây lan
  • Bé đưa đồ chơi, đồ dùng vào miệng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể
  • Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm khuẩn hơn người lớn

2.2. Biểu hiện trẻ nhiễm khuẩn đường ruột

Mẹ nhận biết trẻ nhiễm khuẩn đường ruột khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần, có nhầy, máu trong phân. 
  • Sốt: Sốt là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập, và điển hình cho tình trạng nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy, kèm theo sốt khả năng cao trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. 
  • Nôn, buồn nôn
  • Đau đầu
  • Trẻ bỏ ăn, sụt cân, quấy khóc

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột 

2.3. Cần làm gì khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột 

Hầu hết trẻ nhiễm khuẩn đường ruột có chảy máu cần đến viện để được điều trị theo phác đồ kháng sinh của bác sĩ. Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất. 

Sau nhiễm khuẩn đường ruột, niêm mạc tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Vì vậy, để niêm mạc tiêu hóa phục hồi, không tái đi tái lại, mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý: 

Xây dựng chế độ ăn khoa học: 

  • Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, lỏng, ít gia vị như cháo trắng, súp,..
  • Chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bởi trong sữa chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bé, cung cấp nước và tăng sức đề kháng cho con.
  • Nếu trẻ đang ăn dặm: mẹ nên nấu các thực phẩm như khoai tây, thịt lợn, thịt gà, rau củ giàu chất xơ…tránh cho trẻ ăn đồ tanh, đồ chiên rán,….

Bổ sung kẽm cho trẻ: giúp giảm số lần đại tiện, giảm lượng nước trong phân, niêm mạc ruột được hồi phục nhanh chóng. Do vậy, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé ngay khi bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy. Liều dùng kẽm của trẻ:

  • Bé < 6 tháng tuổi: dùng 10mg/ngày, trong 10 – 14 ngày
  • Bé > 6 tháng tuổi: dùng 20mg/ngày, trong 10 – 14 ngày

Bổ sung men vi sinh:

Nhiễm khuẩn đường ruột do sự xâm nhập của vi khuẩn, kí sinh trùng có hại vào đường tiêu hóa tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột. Do đó, mẹ cần bổ sung men vi sinh giúp:

  • Cung cấp lợi khuẩn, thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Phục hồi niêm mạc ruột sau nhiễm khuẩn
  • Tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc ruột, tăng thải độc tố
  • Tăng sinh kháng thể, tạo hàng rào đề kháng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Lưu ý: Không được tự ý cho trẻ uống thuốc, cần đưa trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

>>> Chi tiết được trình bày tại: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tái lại

3. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do dị ứng thực phẩm

Trẻ đi ngoài phân nhầy, lúc có máu lúc không có, hoặc chỉ là sợi máu thì mẹ có thể dự đoán bé bị dị ứng thực phẩm. Trong đó dị ứng đạm sữa bò là trường hợp phổ biến nhất mà các bé thường mắc phải nên mẹ cần lưu ý.

3.1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng cơ thể trẻ nhầm lẫn protein có trong sữa bò là tác nhân có hại, dẫn đến các phản ứng dị ứng. Vì vậy, sau khi dùng các sản phẩm sữa chứa protein khoảng 5 – 30 phút sau hoặc 1 – 2 ngày sau, bé có các dấu hiệu dị ứng điển hình như nổi mẩn đỏ, nôn, khò khè,…

3.2. Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò

Một số biểu hiện cụ thể khi trẻ dị ứng đạm sữa bò:

  • Trên da: xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, sưng mắt môi, các vết mẩn đỏ bắt đầu từ mặt, chân tay, sau đó lan ra khắp cơ thể
  • Trên tiêu hóa: nôn trớ, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể có chấm máu, sợi máu nhỏ, lẫn nhầy
  • Trên hô hấp: khó thở, sổ mũi,…
  • Trẻ không sốt

biểu hiện dị ứng đạm sữa bò - đi ngoài ra máu và chất nhầy

>>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ chớ coi thường

3.3. Mẹ cần làm gì khi trẻ dị ứng đạm sữa bò

Để xác định chính xác bé có bị dị ứng đạm sữa bò hay không, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện test dị ứng đạm sữa bò hoặc cho trẻ thực hiện test qua đường miệng .

Sau khi có kết quả trẻ đi ngoài ra máu và nhầy do nguyên nhân dị ứng đạm sữa bò thì mẹ cần:

  • Cho trẻ dừng uống loại sữa đang dùng gây dị ứng, không cho con ăn các loại thực phẩm chứa sữa bò 
  • Với trẻ bú mẹ: tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ tránh ăn các thực phẩm chứa sữa bò
  • Với trẻ bú sữa ngoài: nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể thay thế cho bé uống sữa thủy phân một phần hoặc hoàn toàn

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ chỉ xảy ra tạm thời cho đến khi con 1-3 tuổi sẽ khỏi. Mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ để cho con dùng lại các thực phẩm chứa đạm sữa bò.

Chi tiết cách chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò được trình bày tại: Top 8 sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

4. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do táo bón 

4.1. Trẻ bị táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng trẻ đại tiện với tần suất < 3 lần/tuần, phân cứng, trẻ gặp đau đớn, khó khăn khi đại tiện. Cha mẹ cần quan sát để ý để nhận biết con bị táo bón, tránh để táo bón kéo dài gây những bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do táo bón 

4.2. Biểu hiện của trẻ bị táo bón

Dựa vào tiêu chuẩn NICE, bệnh nhân được xác định táo bón nếu có 2 trong số các triệu chứng sau:

  • Tần suất đại tiện <3 lần/tuần 
  • Phân cứng, kích thước phân lớn hoặc lổn nhổn như phân dê, phân có thể dính máu do bị nứt kẽ hậu môn khi rặn
  • Trẻ khó chịu, đau đớn khi rặn
  • Trẻ có tiền sử bị táo bón

4.3. Mẹ cần làm gì khi bé bị táo bón

Sau khi quan sát thấy con bị táo bón, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp bé cải thiện tình trạng táo bón:

  • Cho bé uống đủ nước: mỗi ngày bé nên uống 1 – 1.5 lít nước, bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp phân được hấp thu nước, giảm khô cứng và trẻ đi tiêu dễ dàng hơn
  • Tạo thói quen cho bé đi vệ sinh đều đặn: mẹ cố gắng giúp bé tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ trong ngày, tốt nhất là nên đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy bởi lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh nhất hoặc sau khi ăn 30 phút.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ: mẹ có thể cho bé ăn một số loại rau củ giàu chất xơ như súp lơ, rau cải,…giúp tăng khả năng hấp thu nước vào phân, giúp phân mềm hơn, cải thiện tình trạng táo bón.
  • Cho trẻ vận động nhiều hơn: mẹ nên để trẻ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,.. khoảng 30 phút mỗi ngày, giúp nhu động ruột được co bóp đều đặn, phòng tránh táo bón hiệu quả 
  • Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân: thành phần của thuốc gồm muối canxi hoặc natri  docusat là một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, hút nước vào khối phân giúp phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn mà không kích thích nhu động ruột.

>>> Xem thêm: Cẩm nang cho trẻ bị táo bón – Bí quyết từ chuyên gia

5. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy như trên thì còn một số nguyên nhân khác không phổ biến nhưng mẹ cũng cần lưu ý, không nên chủ quan.

5.1. Trẻ bị lồng ruột 

Lồng ruột là tình trạng một phần của ruột bị lồng vào một phần của đoạn ruột liền kề khiến các mạch máu cũng bị cuốn vào gây tắc mạch máu ruột gây tắc ruột và xuất huyết. Đây là trường hợp nguy hiểm, nếu không được xử lý  kịp thời, máu bị tắc không lưu thông được sản xuất gây hoại tử ruột, viêm phúc mạc và đe dọa tính mạng của trẻ. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi.

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do lồng ruột

Biểu hiện của trẻ bị lồng ruột gồm:

  • Đau bụng dữ dội, đau theo cơn, cứ 15-20 phút bé lại đau
  • Nôn nhiều lần 
  • Đi ngoài máu tươi kèm dịch nhầy nhớt
  • Sờ thấy khối lồi ở bụng bé
  • Da xanh tái, vã mồ hôi

Cách xử trí: Khi thấy bé có những dấu hiệu trên, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.

5.2. Trẻ bị viêm đại tràng 

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện vết viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Khi viêm sẽ dẫn đến biểu hiện trẻ đi ngoài ra máu, kèm nhầy. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu:

  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Bỏ ăn, sút cân
  • Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc

Cách xử trí:

Viêm đại tràng hiếm khi xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên nếu bé bị viêm đại tràng có dấu hiệu chảy máu kèm nhầy thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện sớm nhất để được thăm khám và điều trị.

>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: Trẻ đi ngoài phân đen là báo hiệu bệnh gì? Giải pháp cho mẹ?

6. Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy 

Tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là dấu hiệu báo hiệu những bệnh lý đường hóa nghiêm trọng ở trẻ nên mẹ cần lưu ý. Khi thấy trẻ có biểu hiện này, mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để phát hiện triệu chứng bất thường nếu có và xử trí kịp thời. 

Nếu trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất:

  • Sốt cao
  • Nôn
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Bỏ ăn, mệt mỏi

Phòng ngừa đi ngoài ra máu và chất nhầy:

  • Cho trẻ ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ thức ăn
  • Bổ sung nước, vitamin và chất xơ cho bé
  • Giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ tránh nhiễm khuẩn
  • Bổ sung men vi sinh 

7. Phục hồi và phòng ngừa trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy với lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12

Các rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy và sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy do bất cứ nguyên nhân nào cũng dẫn dến thiếu hụt lợi khuẩn, hại khuẩn tăng sinh. Chính sự mất cân bằng này khiến các rối loạn tiêu hóa dai dẳng, mãi không dứt điểm.

Vì vậy, giải pháp để chấm dứt vòng luẩn quẩn đi ngoài ra máu và chất nhầy – thiếu hụt lợi khuẩn, hại khuẩn tăng sinh – rối loạn tiêu hóa, trẻ cần được bổ sung men vi sinh để tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho tiêu hóa khỏe mạnh.

Tuy nhiên, có rất nhiều lợi khuẩn, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng, gắn đích tại đại tràngcó dạng bào chế đặc biệt để đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích và cho hiệu quả nhanh nhất.

7.1. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn cho trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy

Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh đi phân sống là biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng tại vùng đại tràng. Khi bổ sung lơi khuẩn, mẹ cần chọn đúng loại men vi sinh có vị trí hoạt động tại đại tràng. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ được giải quyết.

Với một đứa trẻ, sau khi được sinh ra, hệ khuẩn chí bắt đầu được hình thành. Trong đó, có một loại lợi khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh – Bifidobacterium. Bởi lẽ Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của một em bé. Bifidobacterium chính là thủ lĩnh đứng đầu, quyết định trật tự và khả năng hỗ trợ tiêu hóa tại đại tràng của trẻ nhỏ.

7.2. Lợi khuẩn Imiale – Gắn đích tại đại tràng: hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu và chất nhầy


Lợi khuẩn sống Imiale là sản phẩm phân phối độc quyền tại Việt Nam lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12. Đặc biệt, với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale đảm bảo bổ sung chủng lợi khuẩn sống được bảo vệ. Imiale cho hiệu quả nhanh – trực tiếp gắn đích tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa.

Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:

  • Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
  • Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
  • Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý

Ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn sống Imiale

  • Phân lập tới chủng: Bifidobacterium BB-12
  • Sống, bền vững, gắn đích tại đại tràng: Sống trên 80% khi qua môi trường dịch vị dạ dày, dịch mật
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium nhiều bằng chứng lâm sàng nhất: 307 nghiên cứu khoa học
  • An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: bởi FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu)
  • Được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ sơ sinh: Không sinh D – lactact, phòng viêm ruột hoại tử
  • Dạng bào chế nhỏ giọt: thuận tiện, dễ dùng cho trẻ nhỏ

Imiale đã và đang được các bác sĩ tại: viện nhi trung ương, Vinmec, Thu Cúc, Việt Nam Cuba, các viện sản nhi tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Yên Bái, … tin dùng

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

Hội thảo hướng dẫn sử dụng lợi khuẩn đúng cách 

Hy vọng, qua những thông tin mà Imiale vừa cung cấp, mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích giúp nhận biết những nguyên nhân và cách xử trí đúng cách khi trẻ đi ngoài ra máu lẫn nhầy. Nếu có bất kì thắc mắc về bài viết cũng như những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy, mẹ đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.

>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: [Giải đáp] Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày mấy lần là bình thường?

]]>
https://imiale.com/tre-di-ngoai-ra-mau-va-chat-nhay-15727/feed/ 0
Trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ kiêng gì, ăn gì? https://imiale.com/tre-bi-di-ung-dam-sua-bo-me-kieng-gi-14527/ https://imiale.com/tre-bi-di-ung-dam-sua-bo-me-kieng-gi-14527/#respond Wed, 14 Dec 2022 14:08:26 +0000 https://imiale.com/?p=14527 Dị ứng đạm sữa bò là một rối loạn phổ biến ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ trên toàn thế giới. Chế độ ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lý này do đạm sữa bò có thể vào cơ thể bé qua sữa mẹ. Hãy cùng Imiale A tìm hiểu mẹ nên ăn gì kiêng gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Mẹ nên ăn gì kiêng gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Dị ứng đạm sữa bò ( Cow’s Milk protein allergy – CMPA ) là một tình trạng quá mẫn miễn dịch bẩm sinh của trẻ đối với protein sữa bò. Cụ thể, khi bé bị CMAP uống phải protein sữa bò, cơ thể sẽ ngay lập tức nhận định đây là kháng nguyên lạ, kích hoạt hàng loạt các tế bào có thẩm quyền miễn dịch để tấn công protein đó, gây ra phản ứng dị ứng với rất nhiều biểu hiện trên các hệ cơ quan khác nhau như da, hô hấp, tiêu hóa,…

>>> Xem thêm: Dị ứng sữa – Phân loại và Nguyên nhân 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé tiêu thụ đạm sữa bò. Có hai loại dị ứng đạm sữa bò cơ bản là dị ứng qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE.

Trẻ dị ứng đạm sữa bò có biểu hiện gì

>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ cần biết ngay

Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định dị ứng đạm sữa bò, trẻ cần được thực hiện các test dị ứng chuyên biệt tại cơ sở y tế, hoặc tại nhà theo giám sát của nhân viên y tế.

2. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò mẹ nên kiêng gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Tổ chức Nhi khoa Hoa Kì khuyến nghị bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cho bú tiếp tục đến khi bé 2 tuổi. 

Với trẻ dị ứng đạm sữa bò, trẻ hoàn toàn có thể tiếp tục bú mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo có chế độ ăn hợp lý để trong sữa mẹ không chứa thành phần gây dị ứng cho con. Vậy, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên kiêng gì?

Chăm sóc trẻ dị ứng đạm sữa bò?

Trong sữa mẹ không chứa thành phần đạm gây dị ứng như trong sữa bò, nhưng trẻ dị ứng đạm sữa bò sẽ có nguy cơ cao dị ứng với các loại protein có trong các thực phẩm khác. Những thực phẩm này, trong thời gian cho trẻ bú mẹ cũng cần tránh, bao gồm:

1. Kiêng sữa bò và thực phẩm nào chế biến từ sữa bò

  • Tất cả các loại phô mai, pho mát
  • Sữa nguyên chất béo, tách béo một phần, sữa tách kem và sữa không béo 
  • Sữa cô đặc, sữa đặc
  • Đồ uống làm từ sữa
  • Sữa bột, bơ, bơ thực vật
  • Kem, sữa chua

2. Kiêng sữa động vật và thực phẩm từ sữa động vật (cừu, dê..)

Sữa động vật (sữa cừu, sữa dê…) có thành phần tương tự sữa bò, có thể gây dị ứng chéo nếu trẻ có tiền sử dị ứng đạm sữa bò. Vì vậy, mẹ cũng nên kiêng sữa động vật và thực phẩm từ sữa động vật (sữa cừu, dê…)

  • Đậu nành và các chế phẩm chế biến từ đậu nành 
  • Tất cả các loại sữa động vật khác như sữa dê, sữa cừu, …

3. Kiêng các loại đậu

Các loại đậu bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu phộng (lạc) giàu protein được cho là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, mẹ nên tránh các loại thực phẩm này.

Khi bé từ 6 tháng tuổi trở nên, mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp duy trì sữa mẹ. Chế độ ăn uống của bé cũng cần kiêng những thực phẩm chứa protein sữa bò tương tự như mẹ, tuy nhiên bé cần tham khảo thêm chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một thực đơn phù hợp do nguy cơ thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của bé. 

Lưu ý: Khi trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên tránh các loại thực phẩm kể trên để hạn chế nguy cơ dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể thử bằng cách ăn một lượng nhỏ. Tùy vào triệu chứng của trẻ mà mẹ xem xét xem có nên cho trẻ ăn loại thực phẩm này không:

  • Nếu trẻ không có biểu hiện dị ứng: Mẹ có thể ăn thực phẩm này với lượng nhiều hơn. Nếu ăn nhiều hơn trẻ vẫn không có triệu chứng dị ứng chứng tỏ trẻ không dị ứng khi mẹ ăn thực phẩm này.
  • Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng: Mẹ nên tránh thực phẩm này trong giai đoạn cho trẻ bú.

3. Mẹ cần bổ sung gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò?

Mẹ cần bổ sung gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò?

Đối với bà mẹ cho con bú, việc thực hiện một chế độ ăn cắt bỏ hoàn toàn sữa cũng như các chế phẩm từ sữa có thể gây ra tình trạng thiếu hụt canxi, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Hơn thế nữa, bé bú sữa mẹ cũng có khả năng thiếu hụt tương tự.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo đối với bà mẹ cho con bú thì nên bổ sung 1000 – 1300 mg canxi mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm 10mcg vitamin D nhằm giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.

Dưới đây là một vài loại thực phẩm mẹ cho nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu canxi như sữa gạo, sữa hạnh nhân, bông cải canh, rau xanh, hàu, cá hồi, sò điệp, …
  • Thịt, cá tươi không qua chế biến
  • Gạo, ngũ cốc, mì gạo

>>> Xem thêm: Trẻ dị ứng đạm sữa bò: Nguyên nhân – triệu chứng và cách khắc phục 

4. Vai trò của lợi khuẩn đối với bé bị dị ứng đạm sữa bò?

Probiotics được định nghĩa là những vi sinh vật sống, có lợi cho sức khỏe của vật chủ.

So với trẻ khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cho thấy sự gia tăng của các vi khuẩn có hại như Trichocomaceae, Ruminococcaceae cũng như các chi Bacteroides Alistipes trong khi giảm chi Bifidobacterium, chứng minh rằng đang có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn tiêu hóa ở bé CMPA. 

Lợi khuẩn có liên quan cực kì mật thiết đến hệ thống miễn dịch tiêu hóa và các phản ứng dị ứng như:

  • Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện miễn dịch tiêu hóa
  • Điều chỉnh phản ứng của cytokine bởi các tế bào miễn dịch và giúp ngăn ngừa dị ứng

Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung loài lợi khuẩn Bifidobacterium có khả năng cải thiện triệu chứng ở trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng như tăng cường khả năng dung nạp đạm sữa bò ở hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ tham khảo chế phẩm Imiale A chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 thiết yếu đối với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện triệu chứng dị ứng và phục hồi niêm mạc ruột. Hơn thế nữa, sản phẩm này còn vô cùng an toàn và không có bất kì tác dụng bất lợi nào đối với bé.

POD Imiale thông tin cơ bản

Dị ứng đạm sữa bò là một tình trạng phổ biến đối với trẻ nhỏ và sẽ dần dung nạp khi bé lớn lên, do đó mẹ không cần quá lo lắng. Đối với bé dưới 6 tháng sử dụng hoàn toàn nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ, mẹ nên có một chế độ ăn phù hợp, cắt bỏ hoàn toàn protein sữa bò và các thực phẩm liên quan ra khỏi thực đơn nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm thức ăn dặm phù hợp nhưng phải đảm bảo không chứa đạm sữa bò. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi, vitamin D hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung nếu cần thiết.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-bi-di-ung-dam-sua-bo-me-kieng-gi-14527/feed/ 0
Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Thế nào là bệnh lý?  https://imiale.com/mau-phan-cua-tre-so-sinh-14291/ https://imiale.com/mau-phan-cua-tre-so-sinh-14291/#respond Mon, 21 Nov 2022 04:40:29 +0000 https://imiale.com/?p=14291 Màu phân của trẻ sơ sinh chính là một trong những yếu tố phản ánh chân thực nhất về sức khỏe tiêu hóa, rằng bé có đang tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hay không. Theo BV Nhi CHOC – Mỹ, bảng màu phân của trẻ nhỏ bao gồm 6 màu chính: Đen, trắng, đỏ, xanh lá, vàng và nâu. Vậy, mỗi màu là báo hiệu điều gì? Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường, thế nào là do bệnh lý? Hãy cùng Imiale giải mã nhé!

màu phân trẻ sơ sinh

Phân là chất thải của quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Sau khi nhai và nuốt thức ăn, thức ăn xuống đến dạ dày, ruột non và ruột già (đại tràng) để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua trực tràng và hậu môn – hay gọi là phân. 

1. Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? 

Thông thường, màu phân trẻ sơ sinh phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và loại thức ăn của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, màu và mùi của phân trẻ cũng dự báo một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, mẹ nên theo dõi tính chất và màu sắc của phân trẻ để biết trẻ có khoẻ mạnh không. 

1.1. Trẻ sơ sinh đi phân su màu đen 

Trong 1-2 ngày đầu sau khi trẻ chào đời, trẻ đi thường ngoài phân su màu đen, có thể có tính kết dính. Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài phân su màu đen thì có nghĩa là hệ tiêu hoá của trẻ đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, điều này chỉ được coi là bình thường trong giai đoạn này. Sau đó, màu phân và tính chất phân phụ thuộc vào thức ăn của bé: sữa mẹ hay sữa công thức. 

1.2. Màu phân trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn 

Ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ thường đi ngoài phân vàng tươi, có thể có thể chất hơi lỏng, sệt. Thời gian này, mẹ có thể thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình là 4-5 lần/ngày. Sau đó khoảng 1-2 tuần, số lần đi ngoài của trẻ có thể giảm dần xuống do hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu quen với sữa mẹ.

1.3. Màu phân trẻ sơ sinh uống sữa công thức 

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường đi ngoài phân màu vàng nâu không sáng như trẻ bú mẹ, đồng thời phân có kết cấu đặc hơn và thường khá nặng mùi.

Ở giai đoạn này, trẻ dễ bị táo bón hơn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với sữa công thức hoặc có thể do thành phần dinh dưỡng trong sữa quá tải khiến trẻ không hấp thu kịp. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tham khảo chọn sữa công thức chứa lợi khuẩn hoặc dùng sữa công thức và kết hợp bổ sung men vi sinh cho bé. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức có thể đi ngoài phân xanh. Đó có thể do trong sữa công thức chứa nhiều sắt hơn bình thường. Việc bổ sung lượng sắt vượt quá mức cần của trẻ sẽ khiến chúng bị đào thải qua đường tiêu hóa và làm phân trẻ chuyển thành màu xanh.

màu phân trẻ sơ sinh bình thường

1.4. Màu phân của trẻ ăn dặm  

Giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ làm quen dần với thức ăn đặc. Do đó, trẻ thường đi ngoài phân màu vàng đậm, có kết cấu đặc hơn, đồng thời có mùi và sẫm màu.

Lúc này, màu phân của trẻ phần lớn sẽ phụ thuộc vào màu thức ăn. Chẳng hạn như khi trẻ ăn rau xanh thì phân sẽ có màu xanh lá, trẻ ăn bí đỏ thì phân sẽ có màu cam, trẻ ăn thanh long hồng thì phân sẽ có màu hồng… Ngoài ra, khi trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc sữa chứa sắt thì phân có thể màu xanh… 

2. Màu phân của trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh lý 

Trong một số trường hợp, phân trẻ sơ sinh có màu lạ, như màu đỏ, màu bạc, nhợt thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý. 

2.1. Phân trẻ sơ sinh màu đỏ 

Bé đi ngoài phân màu đỏ có thể do phân lẫn máu hoặc do ăn thức ăn màu đỏ như ớt, nước sốt cà chua… Hoặc màu đỏ tươi trong phân cũng có thể do trẻ bị tổn thương ở hậu môn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột, kiết lỵ hoặc táo bón.

Trong trường hợp này, mẹ có thể xử trí như sau:

  • Phân có máu tươi do trẻ bị táo bón: Mẹ nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh cho bé, bổ sung nhiều chất xơ, thay loại sữa công thức phù hợp cho bé, bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột… 
  • Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng, viêm ruột: Trẻ sẽ có biểu hiện sốt, tiêu chảy đi kèm với tình trạng đi ngoài phân lẫn máu tươi. Khi đó, mẹ cần cho bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

phân trẻ sơ sinh màu đỏ do nhiễm khuẩn ruột

>>> Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc

2.2. Phân trẻ sơ sinh màu trắng/ xám 

Thông thường, gan có chức năng bài tiết bilirubin – chất làm phân có màu vàng. Do vậy, khi phân trẻ màu trắng hoặc màu xám nhạt ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của chức năng gan suy yếu hoặc tắc ống mật. Bên cạnh đó, chế độ ăn toàn sữa cũng có thể khiến phân có trắng/ xám. Nếu mẹ thấy trẻ gặp tình trạng này hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phân của bé sẽ có những thay đổi khác nhau trong suốt quá trình phát triển. Bình thường, phân bé có thể có màu nâu, nâu vàng, vàng hoặc xanh lá. Trong một số trường hợp nếu phân bé có màu trắng, đen hoặc đỏ thì có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc do chế độ ăn uống của bé. 

Tuy nhiên, nếu phân trẻ có màu bình thường, nhưng lại có sự bất thường về số lần đi ngoài, về tính chất phân thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường? Phân thế nào là bình thường. Cùng tìm hiểu tiếp nhé! 

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường 

Bên cạnh việc theo dõi màu sắc và tính chất phân của bé thì số lần đi ngoài của bé cũng rất quan trọng. Tùy từng giai đoạn mà số lần trẻ đi ngoài cũng khác nhau:

  • Giai đoạn 1-2 tuần đầu sau khi sinh: Trẻ thường đi ngoài nhiều hơn, trung bình khoảng 4-5 lần/ngày. 
  • Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: Trẻ bắt đầu đi tiêu ít hơn. Tần suất khoảng 2-3 lần/ngày. 
  • Giai đoạn 2-3 tháng tuổi: Đây là thời điểm giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh – hiện tượng ruột trẻ tăng cường phát triển và tăng thể tích so với bình thường. Trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ bình thường, tuy nhiên trẻ có thể không đi đại tiện trong khoảng 7-10 ngày hoặc hơn. 

Tần suất trẻ đi ngoài ít hơn nhưng phân vẫn mềm. Mẹ nên phân biệt hiện tượng này với táo bón ở trẻ sơ sinh (cũng đi ngoài ít hơn nhưng phân thường khô cứng). 

Hầu hết các trẻ giai đoạn này diễn ra khi 2-3 tháng tuổi, nhưng có những trẻ muộn hơn. Giai đoạn này kéo dài 10-15 ngày, tùy từng bé. Mẹ có thể yên tâm bởi đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. 

Sau đó, nếu trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày, phân mềm. 

số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh

Lưu ý: Một số trẻ có thể rặn khi đi nặng, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Vì trẻ sơ sinh nằm khi đi ngoài, ko có tác động của trọng lực. 

4. Tính chất phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường 

Để đánh giá tính chất phân có thể dựa trên thang điểm Bristol:

Theo thang điểm trên, phân trẻ được đánh giá theo 7 mức độ: 

  • Mức độ 3,4: Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh.
  • Mức độ 1,2: Cảnh báo tình trạng táo bón ở trẻ. 
  • Mức độ  5,6,7: Xuất hiện các dấu hiệu của tiêu chảy.

thang điểm Bristol

4.1. Trẻ sơ sinh bị táo bón 

Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn sẽ đi qua ruột, tại ruột kết sẽ hấp thu nước và các chất dinh dưỡng tạo thành phân. Sau đó phân được đẩy về phía trực tràng, tại đây phần lớn nước trong phân đã được hấp thu nên phân rắn chắc hơn. 

Trong trường hợp nhu động ruột giảm, phân di chuyển qua ruột kết chậm sẽ dẫn đến bị hấp thu nhiều nước hơn khiến phân khô cứng khó thải ra ngoài. Dẫn đến gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. 

Ngoài ra, khi trẻ bị mất nước, đại tràng sẽ tăng cường hấp thu nước để cung cấp nước cho những cơ quan quan trọng hơn, dẫn đến làm phân khô cứng.

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau: 

  • Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống của người mẹ cho phù hợp, mẹ nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…Đồng thời, có thể cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ để hạn chế tình trạng thiếu nước.
  • Với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức: mẹ có thể tham khảo đổi loại sữa khác phù hợp với trẻ, đặc biệt là các loại sữa có bổ sung lợi khuẩn. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước hơn. 
  • Với trẻ sơ sinh ăn dặm: mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Đồng thời,  mẹ nên tiếp tục cho bé uống sữa xen kẽ với chế độ ăn dặm để tránh thiếu nước.

phân trẻ sơ sinh táo bón - bổ sung lợi khuẩn

4.2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy 

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là đi ngoài phân sống, phân lợn cợn hoa cà hoa cải,… Ngoài ra, khi ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhu động ruột sẽ tăng để tống phân ra ngoài. Do đó, lượng nước trong phân không kịp được hấp thu dẫn đến trẻ đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy nhiều lần. 

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống – Bật mí cách vượt qua dễ dàng

Trẻ sơ sinh tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bất dung nạp Lactose, dị ứng thực phẩm, Celiac, viêm ruột… Một số dấu hiệu điển hình giúp mẹ nhận biết những bệnh lý này: 

  • Bất dung nạp Lactose: Trẻ bú mẹ hoặc uống sữa là sôi bụng, đi ngoài; đi ngoài phân nhầy bọt, phân chua.
  • Dị ứng thực phẩm: Sau khi ăn một số thực phẩm nhất định, trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh…. Thường gặp nhất là tình trạng trẻ dị ứng đạm sữa bò.
  • Viêm ruột: Do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn, virus. Trẻ có biểu hiện tiêu chảy, sốt, có thể đi ngoài ra máu.
  • Bệnh Celiac: Do hệ miễn dịch của trẻ hoạt động quá mức, nhận nhầm tế bào đường ruột là tác nhân lạ nên tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân nhầy máu. Bệnh thường gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp tiêu chảy cần xử lý thế nào? 

  • Mẹ nên bổ sung cho bé nhiều nước và điện giải để tránh nguy cơ mất nước và điện giải do tiêu chảy.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: đảm bảo vệ sinh, ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc. Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như sốt, ngủ li bì, hay cáu gắt, bỏ bú, da xanh xao, nôn trớ,… mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp. 

5. Cần làm gì để trẻ sơ sinh tiêu hóa khỏe mạnh 

Trẻ sơ sinh tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng cần thiết, phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện. Để đạt được điều đó, mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:

5.1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

  • Với bé đang bú sữa mẹ: sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho bé ở thời điểm này, chế độ ăn của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Do đó, mẹ nên duy trì nguồn sữa thông qua việc cho trẻ bú đúng cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không sử dụng chất kích thích, tránh lo lắng, stress… để đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trẻ uống sữa công thức: mẹ nên chọn loại sữa công thức phù hợp với trẻ về độ tuổi, cân nặng và thể trạng của con. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các loại sữa công thức kết hợp bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Trẻ ăn dặm: đây là thời điểm bé chuyển từ bú sữa sang tập ăn thức ăn đặc, do đó mẹ cho bé ăn những thức ăn mềm, nhiều chất xơ, chất đạm với lượng phù hợp,… để bé tiêu hoá tốt hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho bé lợi khuẩn để đường ruột hoạt động khỏe mạnh, tránh các bệnh về đường tiêu hoá.

màu phân trẻ sơ sinh - hệ tiêu hóa khỏe mạnh

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị tiêu chảy 

5.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hệ tiêu hoá trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do đó mẹ cần đảm bảo sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường ruột và phòng ngừa các nguồn bệnh qua đường ăn uống. Để an toàn nhất, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn ăn chín uống sôi.
  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở uy tín
  • Rửa tay sạch khi chế biến và khi cho bé ăn
  • Vệ sinh cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi bé ăn
  • Không cho bé ăn những đồ ăn lạ, dễ gây dị ứng
  • Không kết hợp những món ăn tương kỵ với nhau…

5.3. Bổ sung lợi khuẩn 

Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lợi khuẩn hỗ trợ cơ thể trẻ tăng sản sinh kháng thể, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ ốm vặt. Đặc biệt, lợi khuẩn kích thích ruột tiết men tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. 

Mẹ có thể tham khảo men vi sinh Imiale – Sản phẩm chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thuần khiết thuộc chi lợi khuẩn thủ lĩnh Bifidobacterium, có ảnh hưởng chủ chốt đến các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và miễn dịch ở trẻ.

Imiale thỏa mãn các tiêu chí của WHO cho 1 sản phẩm lợi khuẩn lý tưởng:

  • Thuần khiết, phân lập chính xác tới chủng: Bifidobacterium BB-12
  • Đảm bảo SỐNG – SIÊU BỀN – GẮN ĐÍCH – Hiệu quả nhanh. Nhờ ứng dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant
  • An toàn tuyệt đối: Imiale được cấp chứng nhận an toàn cao nhất GRAS của FDA Hoa Kỳ và  EFSA Châu Âu
  • Được kiểm chứng lâm sàng: Imiale (Bifidobacterium BB-12) là lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới với hơn 300 nghiên cứu quốc tế.

5.4. Đi khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu nặng 

Mẹ hãy theo dõi tình trạng đi ngoài để nắm được tình hình sức khoẻ của bé. Nếu bé có các dấu hiệu sau thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và xử trí kịp thời:

  • Trẻ đi ngoài phân trắng/ xám, phân màu đỏ (do lẫn máu), phân màu đen (trừ phân su của trẻ),…
  • Phân có lẫn lượng lớn chất nhầy hoặc nước trong đó
  • Phân trẻ có quá khô cứng, khiến trẻ phải gắng sức khi đi ngoài
  • Trẻ bị nôn trớ
  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường
  • Trẻ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng như: da xanh xao, niêm mạc nhợt sốt cao trên 38 độ, người khô, lạnh, nước tiểu sẫm màu…
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc liên tục, bỏ bú mẹ,… 

Màu phân của trẻ sơ sinh có thể phản ánh một số điều về sức khỏe của bé. Do đó, nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài bất thường, hãy quan sát thêm các tính chất khác về phân của trẻ để biết được trẻ có đang ở tình trạng bình thường không.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/mau-phan-cua-tre-so-sinh-14291/feed/ 0
Các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp Lactose chính xác nhất https://imiale.com/xet-nghiem-bat-dung-nap-lactose-14167/ https://imiale.com/xet-nghiem-bat-dung-nap-lactose-14167/#respond Wed, 02 Nov 2022 09:56:08 +0000 https://imiale.com/?p=14167 Khi bé cứ uống sữa hay ti mẹ là sôi bụng, đi ngoài xì xoẹt, phân chua, mẹ cần sớm làm các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp lactose để có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy, bố mẹ nên đưa con đi thực hiện những xét nghiệm gì và ở đâu? Những thông tin quan trọng về xét nghiệm chẩn đoán bất dung nạp lactose ở trẻ nhỏ sẽ được gửi đến bố mẹ qua bài viết dưới đây.

xét nghiệm chẩn đoán trẻ bất dung nạp lactose 1

1. Thế nào là bất dung nạp Lactose 

Bất dung nạp lactose hay không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể trẻ không có hoặc suy giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu lactose. Lactose là loại đường chính trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa mẹ, sữa bò, sữa công thức cho trẻ em.

Bình thường, ruột non của trẻ tiết ra enzyme lactase – loại men có vai trò phân cắt lactose thành các phân tử đường đơn mà cơ thể hấp thu được là glucose và galactose. Khi cơ thể thiếu hụt men lactase thì phần lactose không được tiêu hóa sẽ di chuyển đến đại tràng và tương tác với vi khuẩn chí gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

trẻ bất dung nạp lactose - dấu hiệu nhận biết

Trẻ bị bất dung nạp lactose sau khi bú mẹ hoặc uống sữa có lactose khoảng 30 phút đến 2 giờ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi: Lactose không được hấp thu được lên men yếm khí bởi vi khuẩn ruột sẽ sinh ra nhiều acid béo, khí CO2. Trẻ thường cảm thấy khó chịu do chướng bụng, bụng căng tức.
  • Đi ngoài phân nước nhiều lần: Tại đại tràng, lactose kích thích kéo nước vào đại tràng làm tăng mạnh tần suất đi ngoài của trẻ.
  • Phân có mùi chua: Lactose len men sinh ra nhiều acid làm phân có mùi chua.
  • Buồn nôn, trớ sữa: Trẻ cảm thấy buồn nôn và hay ọc trớ sữa do khi bị đầy hơi, khả năng chứa thức ăn của dạ dày giảm sẽ kích thích đẩy ngược lại thức ăn lên thực quản, gây nôn trớ.
  • Đau bụng: Trẻ thường đau quặn và quấy khóc do bị đau.

>>> Xem thêm: Không dung nạp lactose – Hiểu đúng và phục hồi hiệu quả

2. Các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp Lactose

Triệu chứng của bất dung nạp lactose thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh, trẻ cần thực hiện các xét nghiệm bất dung nạp lactose.

2.1. Xét nghiệm hơi thở Hydro

Theo các nghiên cứu y khoa, hơi thở càng nhiều khí hydro thì khả năng dung nạp lactose càng giảm. Lactose không được tiêu hóa sẽ lên men và sinh khí hydro. Mức độ hydro cao có nghĩa là trẻ không dung nạp lactose. 

Cách thực hiện xét nghiệm kiểm tra hơi thở hydro

  • Bước 1: Kiểm tra lượng hydro trong hơi thở lúc đói: Trẻ thở vào 1 thiết bị đo
  • Bước 2: Cho trẻ uống nước chứa lactose liều 2g/kg cân nặng
  • Bước 3: Kiểm tra lượng hydro sau mỗi 30 phút trong suốt 3 giờ: Trẻ tiếp tục thở vào thiết bị đo.

xét nghiệm chẩn đoán trẻ bất dung nạp lactose - hydro hơi thở

Cách đọc kết quả: Nếu lượng hydro trong hơi thở tăng từ 20 ppm trở lên so với trước khi uống lactose thì bệnh nhân được chẩn đoán bất dung nạp lactose.

Nhược điểm: Xét nghiệm có độ nhạy trung bình do hệ vi khuẩn đường ruột có thể dùng khí hydro để sinh tổng hợp khí metan. Một số bệnh nhân bị bất dung nạp lactose nhưng lượng hydro trong hơi thở không tăng.

Lưu ý: Trẻ không ăn trong 8h trước khi xét nghiệm và phải hạn chế chất xơ vào tối hôm trước xét nghiệm

2.2. Xét nghiệm pH phân

Xét nghiệm pH phân hay kiểm tra độ chua của phân có mục đích nhằm đánh giá lượng acid trong phân trẻ. Nếu trẻ bị không dung nạp lactose thì phân sẽ chứa acid lactic, glucose và các acid béo dẫn đến phân có mùi chua. 

Xét nghiệm được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho trẻ uống nước chứa lactose
  • Bước 2: Lấy mẫu phân đi xét nghiệm

Cách đọc kết quả:

Trẻ được chẩn đoán bất dung nạp lactose nếu:

  • Phân hơi nhão có mùi chua
  • pH <5,5 (bình thường từ 6,5 – 7,5)

Lưu ý: Trẻ không ăn trong 8h trước khi xét nghiệm

xét nghiệm chẩn đoán trẻ bất dung nạp lactose: pH phân, dung nạp Lactose

2.3. Thử nghiệm dung nạp Lactose

Thử nghiệm này kiểm tra quá trình hệ tiêu hóa hấp thu lactose. Thông thường, lactose được phân cắt thành đường glucose làm tăng nồng độ glucose máu. Nếu sau khi uống lactose mà lượng glucose trong máu không tăng thì trẻ bị bất dung nạp lactose.

Thử nghiệm này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trẻ uống nước lactose: Trẻ được nhịn ăn trong 8h và uống nước lactose với liều 2g/kg cân nặng.
  • Bước 2: Lấy máu xét nghiệm: Sau 2h, lấy máu trẻ để đo glucose máu.

Cách đọc kết quả: Sau 2h, nếu glucose máu của trẻ không tăng trên 920 mg/dL và trẻ xuất hiện triệu chứng của rối loạn dung nạp lactose thì trẻ được chẩn đoán là bất dung nạp lactose.

Nhược điểm: Việc lấy máu sẽ làm trẻ đau và quấy khóc.

3. Xét nghiệm bất dung nạp Lactose ở đâu

Nếu trẻ gặp các dấu hiệu tương tự các triệu chứng bất dung nạp lactose, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa tiêu hóa sớm nhất. Trẻ cần được các bác sĩ tư vấn và thực hiện các xét nghiệm kịp thời. Nếu không được phát hiện sớm, các triệu chứng sẽ nặng dần theo thời gian. Khi đó, trẻ bị giảm sức đề kháng và sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Bố mẹ có thể tham khảo các bệnh viện sau:

  • Bệnh viện Nhi trung ương
  • Bệnh viện Nhi đồng 1, 2
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế
  • Bệnh viện Đa khoa các tỉnh trên cả nước

xét nghiệm chẩn đoán trẻ bất dung nạp lactose ở đâu

4. Cần làm gì khi trẻ bất dung nạp Lactose

Tình trạng kém dung nạp lactose dẫn đến những triệu chứng khó chịu. Trẻ thường mệt mỏi, chậm lớn, sút cân. Do vậy, khi con bị bất dung nạp lactose, bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp kịp thời. Imiale gợi ý những biện pháp sau đây:

4.1. Hạn chế thực phẩm chứa đường lactose

Câu hỏi thường gặp nhất khi con bị bất dung nạp lactose đó là “Con nên tránh ăn gì và con nên ăn gì?

Khi trẻ bị bất dung nạp lactose, việc quan trọng hàng đầu đó là hạn chế tối đa nguồn lactose nạp vào cơ thể trẻ. Lactose có trong hầu hết các loại sữa, các chế phẩm từ sữa. Bố mẹ lưu ý, trẻ cần tránh ăn: sữa, sữa dê, sữa bò, bơ, pho mát, bánh ngọt, nước giải khát,…

Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, bố mẹ cần đọc bảng thành phần được ghi trên nhãn để tránh chọn loại chứa lactose.

4.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

bé ăn dặm

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để khôn lớn, phát triển toàn diện. Trẻ bị bất dung nạp lactose thường phải hạn chế sữa trong khẩu phần ăn. Khi đó, trẻ sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, kẽm, vitamin.

Trẻ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi không chứa sữa để đảm bảo sự phát triển bình thường của xương. Các thực phẩm giàu canxi mà trẻ nên ăn là:

  • Các loại rau xanh: rau bina, cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ
  • Hải sản: cá hồi, cá mòi, tôm, cua
  • Sữa: sữa đậu nành, sữa gạo

Tiêu chảy là triệu chứng điển hình của kém dung nạp lactose. Khi trẻ bị tiêu chảy, một lượng lớn kẽm sẽ bị mất theo phân. Trẻ cần được bổ sung kẽm vì kẽm vừa hỗ trợ điều trị tiêu chảy, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng. WHO đã khuyến cáo liều bổ sung kẽm cho trẻ như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: bổ sung 10mg/ngày trong 10-14 ngày
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: bổ sung 20mg/ngày trong 10-14 ngày

Ngoài ra, hải sản, thịt bò, cà rốt chứa hàm lượng kẽm lớn. Cha mẹ nên cho con ăn những thực phẩm này để bổ sung kẽm.

Bên cạnh việc bổ sung kẽm, canxi, trẻ bất dung nạp lactose cần bổ sung vitamin đẩy đủ:

  • Bổ sung vitamin A: các loại củ quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, gấc
  • Bổ sung vitamin B: thịt bò, cá ngừ, trứng
  • Bổ sung vitamin D: ngũ cốc, cam, bưởi, sữa đậu nành

4.3. Sử dụng sữa thực vật

Sữa thực vật hay còn được gọi là sữa hạt. Các loại sữa này vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa không chứa lactose nên rất phù hợp cho trẻ bất dung nạp lactose. Mẹ có thể tham khảo các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa yến mạch, sữa dừa,…

4.4. Sử dụng sữa free lactose

dùng sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp

Sữa free lactose là loại sữa được hạn chế lượng lactose trong thành phần. Bên cạnh đó, sữa free lactose có thể được bổ sung enzyme lactase giúp phân cắt và tiêu hóa đường lactose trong sữa. Khi lựa chọn sữa free lactose cho con, mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau:

  • Uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé như: DHA, protein, vitamin, omega,…
  • Phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mẹ tham khảo: Top 7 sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay\

4.5. Bổ sung enzyme lactase

Trẻ có biểu hiện bất dung nạp Lactose do đường ruột giảm khả năng tiết enzym lactase để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bổ sung enzyme lactase từ bên ngoài sẽ giúp tiêu hóa đường Lactose tốt hơn, cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng bất dung nạp Lactose.

>>>Xem thêm: TOP 7 enzyme lactase cho bé tốt nhất thị trường

5. Với trẻ bú mẹ, chế độ ăn của mẹ có gì lưu ý?

Các xét nghiệm chẩn đoán bé bị bất dung nạp Lactose

Đối với trẻ bú mẹ bị bất dung nạp lactose, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho tre. Để không làm nặng thêm các triệu chứng của con, mẹ cần lưu ý những vấn đề su:

5.1. Thực phẩm mẹ không nên ăn

  • Đồ ngọt: sữa đặc, bánh kẹo, bánh quy làm lượng đường lactose trong sữa mẹ tăng cao, mẹ nên hạn chế ăn đồ ngọt.
  • Hoa quả nhiều đường: mặc dù hoa quả có lợi cho sức khỏe nhưng một số hoa quả nhiều đường như dưa hấu, nhãn, vải, mít, xoài làm tăng lượng đường lactose trong sữa dẫn tới tình trạng của con thêm nặng nề.

5.2. Thực phẩm mẹ nên ăn

Mẹ nên ăn thực phẩm không chứa lactose hoặc hàm lượng lactose thấp như:

  • Rau xanh: Rau cải, rau mồng tơi, rau lang, rau dền, rau ngót,…
  • Quả ít đường: lê, ổi, bơ, táo,…

>>> Xem thêm: Bé bị bất dung nạp Lactose mẹ kiêng gì, ăn gì?

5.3. Bổ sung men vi sinh

Các triệu chứng bất dung nạp lactose làm rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa, giảm hấp thu, loạn khuẩn đường ruột. Trẻ cần được bổ sung men vi sinh đúng cách để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện nhanh các triệu chứng, kích thích hệ tiêu hóa tiết men tiêu hóa, đặc biệt là tiết lactase. Ngoài ra, men vi sinh kích thích sinh kháng thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Men vi sinh rất có lợi. Tuy nhiên, chỉ sản phẩm men vi sinh bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột trẻ mới đạt tác dụng điều trị cao.

Men vi sinh Imiale là sản phẩm bổ sung chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 – lợi khuẩn quan trọng nhất tại đại tràng trẻ nhỏ. Được sản xuất bởi công nghệ bao kép hiện đại tại Đan Mạch, Imiale là giải pháp bổ sung lợi khuẩn hữu hiệu đối với trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tình trạng bất dung nạp lactose.

imiale ảnh sản phẩm

Bất dung nạp lactose không phải một tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín, an toàn để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp lactose. Phát hiện sớm kết hợp điều trị kịp thời, khoa học sẽ giúp con cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và phát triển toàn diện. 

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy chat ngay hoặc liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/xet-nghiem-bat-dung-nap-lactose-14167/feed/ 0
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Thực đơn tăng cân cho bé https://imiale.com/tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-13323/ https://imiale.com/tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-13323/#respond Thu, 11 Aug 2022 05:11:26 +0000 https://imiale.com/?p=13323 Tình trạng còi xương suy dinh dưỡng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Đây đều là những câu hỏi khiến bố mẹ phải lo lắng, trăn trở. Imiale sẽ giúp bố mẹ trả lời câu hỏi trên qua bài viết sau đây.

tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-phai-lam-sao trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao

1. Thế nào là trẻ còi xương suy dinh dưỡng?

Còi xương suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường. Khi đó, trẻ dễ bị sút cân hoặc đứng cân, trẻ có thể không tăng chiều cao trong thời gian dài. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. 

Còi xương suy dinh dưỡng lâu ngày khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc. Sức đề kháng của trẻ cũng bị suy giảm dẫn tới trẻ dễ ốm vặt. Bên cạnh đó, trẻ sẽ chậm mọc răng, chậm phát triển vận động (ví dụ như chậm biết bò, biết đứng, biết đi).

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ còi xương suy dinh dưỡng đã được các chuyên gia y tế chỉ ra là:

  • Mẹ cho bé cai sữa sớm: Trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ hoặc cai sữa sớm sẽ bị thiếu hụt một nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa mẹ. Trẻ dễ mắc bệnh và nguy cơ còi xương suy dinh dưỡng cũng tăng cao.
  • Chế độ ăn của bé không đủ chất dinh dưỡng: Dinh dưỡng kém hoặc trẻ biếng ăn là nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Trẻ nhỏ cũng rất hiếu động, chúng thường xuyên vận động và vui chơi. Nếu nguồn dinh dưỡng không đủ chất, năng lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng dinh dưỡng được hấp thu, dẫn đến trẻ bị thấp còi.
  • Bé thường xuyên bị ốm, mắc các bệnh lý nhiễm trùng: Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, trẻ dễ mắc bệnh hoặc ốm vặt trong những năm đầu đời. Khi bị ốm, trẻ chán ăn và hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể trẻ hấp thu kém dẫn tới trẻ khó tăng cân.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé bằng những cách sau:

Cho trẻ bú mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra lời khuyên rằng: mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kết hợp với một số loại thức ăn khác trong tối thiểu 2 năm đầu.

Đảm bảo nguồn sữa mẹ cho trẻ ở những tháng đầu đời là điều quan trọng. Các chuyên gia y tế đã đưa một số lời khuyên cho mẹ như sau:

  • Mẹ nên duy trì chế độ ăn đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước
  • Mẹ nên nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng

Sự mệt mỏi và căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, người mẹ cần ngủ đủ giấc, tránh làm việc nặng và giữ tâm lý thoải mái khi nuôi con nhỏ.

  • Mẹ nên tăng số lần và tăng thời gian cho con bú

Theo các nghiên cứu khoa học, cơ thể mẹ tạo sữa theo quy luật cung – cầu. Nghĩa là, khi trẻ tăng nhu cầu bú sữa, cơ thể mẹ sẽ tăng nguồn cung cấp. Ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 10 phút mỗi bên. Khoảng cách giữa các lần bú khoảng từ 2 đến 3 giờ. Bằng cách tăng tần suất và thời gian cho con bú, mẹ có thể tăng cường lượng sữa một cách tự nhiên.

tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-phai-lam-sao trẻ còi xương bu sua me

Khích lệ trẻ, tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không được dọa nạt, quát mắng hay đánh bé. Điều này sẽ tạo nên tâm lý sợ thức ăn cho con, con sẽ lười ăn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Thay vào đó, bố mẹ nên động viên, khích lệ, tạo cho con cảm giác vui vẻ khi ăn uống. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn khi tâm lý được thoải mái.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị các món ăn bắt mắt, giàu dinh dưỡng nhằm kích thích con ăn ngon, ăn nhiều để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Mẹ tham khảo: Một số món ngon bắt mắt, giàu dinh dưỡng tại nhà cho bé

Đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày liên quan mật thiết đến sự phát triển toàn diện của con trẻ. Các chất dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo, chất bột đường. Chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng phải được đảm bảo đầy đủ thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Thực đơn tăng cân cho bé cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu đạm và chất béo 
  • Bổ sung vitamin và muối khoáng
  • Ăn nhiều các loại rau, quả
  • Bổ sung men vi sinh
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước

Ngoài ra, đối với trẻ còi xương, chậm phát triển chiều cao, trẻ cần được tắm nắng hàng ngày để tối ưu việc hấp thu vitamin D. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bố mẹ nên để lưng, tay, chân của con lộ ra ngoài từ 10 đến 15 phút vào buổi sáng mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 

Tăng cường vận động cho bé

tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-phai-lam-sao tre van dong

Tăng cường hoạt động thể chất là biện pháp cải thiện suy dinh dưỡng hữu ích. Vận động cơ thể sẽ giúp trẻ:

  • Tăng cường phát triển xương và nhóm cơ
  • Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngoan
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Imiale sẽ gợi ý các cách hữu ích để bố mẹ thu hút trẻ tăng cường vận động thường xuyên.

  • Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi con trẻ
  • Đa dạng hóa các hoạt động của con trẻ

Bố mẹ nên thay đổi không gian, cách thức các hoạt động để con được trải nghiệm và luôn thích thú.

  • Bố mẹ là tấm gương tốt để con học hỏi

Đa số trẻ nhỏ thường có xu hướng “bắt chước” người lớn. Trẻ em là lứa tuổi ham khám phá nhưng chưa có nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh. Do đó, cha mẹ, ông bà cần dành nhiều thời gian để đồng hành, hướng dẫn và xây dựng thói quen vận động tích cực cho con.

Chỉ dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sĩ

Sự lựa chọn thuốc, cách dùng hay liều dùng thuốc ở trẻ nhỏ rất phức tạp. Các cơ quan trong cơ thể trẻ cũng chưa được hoàn thiện như người lớn. Việc dùng thuốc cho trẻ phải rất thận trọng. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi không may con bị ốm, bị bệnh. Tự ý dùng thuốc khi con bị ốm có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Cho bé sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng 

Trẻ ăn ngon miệng hơn khi bổ sung lợi khuẩn

Bố mẹ có thể tham khảo, lựa chọn một số sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho con như: sản phẩm bổ sung men vi sinh, sản phẩm bổ sung vitamin, sản phẩm bổ sung canxi, các loại sữa công thức, đặc biệt là bổ sung lợi khuẩn. 

Các sản phẩm uy tín, chất lượng sẽ giúp con giảm thiểu tỷ lệ bị bệnh đồng thời cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả. 

>>> Xem thêm: 10 lý do cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ trong những năm đầu đời. 

3. Chế độ ăn tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng 

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý là giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý của Imiale, hy vọng sẽ giúp mẹ thiết lập chế độ ăn phù hợp với bé nhà mình.

Cho trẻ ăn đủ bữa, đủ chất    

Chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng quan trọng: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ là những thành phần cần thiết trong bữa ăn của trẻ.

Mẹ nên chế biến bữa ăn cho con với đa dạng các món ăn khác nhau, trang trí hấp dẫn, bắt mắt để kích thích trẻ muốn ăn, ăn nhiều hơn. Đồng thời, các bữa ăn của con cũng nên được chia thành các bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của con không bị quá tải. 

Ngoài ra, bố mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều hoa quả, uống nước ép trái cây, uống các loại sữa để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra 

Cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin thiết yếu 

Trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin thiết yếu để có một sức khỏe tốt. Thiếu hụt vitamin là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, bướu cổ và các rối loạn tiêu hóa.

  • Các vitamin thiết yếu gồm: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và  vitamin K
  • Các khoáng chất thiết yếu gồm: canxi, sắt, iốt, kẽm, crom,…

tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-phai-lam-sao an du chat

Vitamin và khoáng chất thiết yếu có nhiều trong những nhóm thực phẩm sau:

  • Rau, trái cây
  • Thực phẩm từ ngũ cốc: bánh mì, gạo, ngô, mì ống
  • Các loại sữa, sữa chua
  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà
  • Các loại hạt: hạt óc chó, hạt chia, hạt điều

>>> Xem thêm: 15 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ

 Bổ sung lysine vào chế độ ăn cho trẻ

Lysine là một acid amin thiết yếu. Cơ thể không thể tạo ra lysine, lysine phải được cung cấp từ thực phẩm. Lysine tham gia cấu thành nên protein. Một số vai trò quan trọng khác của loại acid amin này là:

  • Tăng cường hoạt động hệ thống miễn dịch
  • Kích thích sản xuất enzyme, kháng thể
  • Hỗ trợ cơ thể hấp thu các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm

Không chỉ riêng trẻ nhỏ, mỗi người chúng ta đều cần lysine để duy trì các hoạt động hàng ngày. Bổ sung lysine vào chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là điều cần thiết.

Lysine có nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, thịt, sữa, các loại đậu là những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lysine cao nhất. Ngoài thực phẩm, bố mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung lysine cho con.

Lượng lysine cung cấp cho trẻ được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế như sau:

  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 89 mg/kg cân nặng/ngày
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 58 mg/kg cân nặng/ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 46 mg/kg cân nặng/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 43-46 mg/kg cân nặng/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: 40-43 mg/kg cân nặng/ngày

Bổ sung lợi khuẩn cho bé 

tiêu chảy sốt - probiotics

Theo WHO, lợi khuẩn (còn gọi là men vi sinh) là vi khuẩn sống, có lợi cho sức khỏe con người. Bổ sung lợi khuẩn đúng cách giúp cải thiện rõ rệt cân nặng, sức khỏe của trẻ do lợi khuẩn có vai trò:

  • Kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Ức chế vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh 
  • Ngăn ngừa các vấn đề rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón,… 

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, một số món ăn hàng ngày như sữa chua, đậu phụ, đậu nành,…  hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.

Với trẻ suy dinh dưỡng, việc bổ sung lợi khuẩn càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, có vô số lợi khuẩn khác nhau, mẹ cần lựa chọn đúng chủng lợi khuẩn để mang lại hiệu quả cải thiện tối ưu nhất cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. 

4. Lựa chọn lợi khuẩn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Lợi khuẩn bổ sung giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, đồng thời giúp trẻ tăng hấp thu các chất. Tuy nhiên, đường ruột của trẻ có vô số các lợi khuẩn khác nhau. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu, giúp mang lại hiệu quả nhanh và tối ưu nhất.

Bifidobacterium là chi lợi khuẩn tối ưu, chiếm đến 90% số lượng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ. Trong đó, Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính tốt nhất, gắn đích tại đại tràng và có đến hơn 300 bằng chứng nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trên tiêu hóa và miễn dịch trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên lựa chọn sản phẩm bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 khi con có biểu hiện còi xương, suy dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, trước khi đến ruột non và đại tràng, lợi khuẩn rất dễ bị phá hủy bởi môi trường acid dịch vị của dạ dày. Do đó, lợi khuẩn được đảm bảo sống, bền, gắn đích chính là lựa chọn tối ưu cho bé.

Trên thị trường hiện nay có vô số sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho trẻ. Thế nhưng, không phải sản phẩm nào cũng được nghiên cứu khoa học hoặc có các bằng chứng lâm sàng cụ thể. Một nhãn hàng có bằng chứng lâm sàng rõ ràng và được nhiều tổ chức uy tín khuyên dùng chính là lựa chọn thông thái của cha mẹ.

Imiale – sản phẩm bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12 được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bởi nhà sản xuất lợi khuẩn số 1 thế giới từ Đan Mạch. Với công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền, Imiale đảm bảo lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 sống, bền vững, gắn đích 90% tại đại tràng để cho tác dụng tối ưu. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Hội dinh dưỡng gan mật và nhi khoa Châu Âu đã khuyên dùng Imiale cho trẻ. Imiale mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm lợi khuẩn khác trên thị trường.

imiale ảnh sản phẩm

>>> Xem thêm: Các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12. 

Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ sẽ vượt trội hơn. Trẻ sẽ mau chóng tăng cân, khỏe mạnh, tình trạng suy dinh dưỡng dần dần được đẩy lùi. Ngoài ra, nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé, mẹ hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482

]]>
https://imiale.com/tre-coi-xuong-suy-dinh-duong-13323/feed/ 0
Táo bón khi mang thai và các giải pháp xử trí https://imiale.com/tao-bon-khi-mang-thai-12349/ https://imiale.com/tao-bon-khi-mang-thai-12349/#respond Mon, 21 Mar 2022 04:22:37 +0000 https://imiale.com/?p=12349 Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu rất hay gặp phải tình trạng táo bón nhưng lại rất ít quan tâm vì nó không gây hậu quả nguy hiểm ngay tức thì. Nếu tìm hiểu về chứng bệnh này, bạn sẽ thấy nó cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau đây là những điều nên biết về chứng táo bón phụ nữ mang thai và biện pháp cải thiện chứng bệnh này.

táo bón khi mang thai

1. Nguyên gây táo bón trên phụ nữ có thai

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai và những thói quen hàng ngày có thể làm tăng khả năng bị táo bón. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai bao gồm:

  • Progesterone: Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả hơn và thức ăn di chuyển chậm hơn qua ruột – hay còn gọi là giảm nhu động dạ dày. Đây là nguyên nhân gây ra táo bón trong thời kì mang thai.
  • Thai nhi: Thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung của người phụ nữ phải căng và to hơn bình thường. Trọng lượng tăng thêm có thể gây áp lực nhiều hơn lên ruột của người mang thai, khiến chất thải khó di chuyển ra ngoài cơ thể.
  • Do bổ sung vitamin và khoáng chất như: sắt. Vì trong quá trình mang thai thường uống một số loại sắt sắt và vitamin bổ sung. Tuy nhiên, quá nhiều sắt có thể khiến vi khuẩn trong ruột khó phân hủy thức ăn hơn. Cùng với việc không uống đủ nước làm cho các chất này không được chuyển hóa và hấp thu. Chất thải có thể tích tụ tại hệ thống tiêu hóa gây chứng táo bón.
  • Lối sống: Không ăn đủ chất xơ và uống đủ nước, cùng với sự ít vận động làm cho hệ thống tiêu hóa không được hoạt động linh hoạt, lượng chất xơ lại ít nên rất dễ gây ra chứng táo bón trên phụ nữ có thai.

2. Các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị kịp thời và để chứng táo bón kéo dài sẽ gây ra những biến chứng khôn lường có thể ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ). Việc căng thẳng để đi tiêu có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.
  • Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn). Phân lớn hoặc cứng có thể gây ra những vết rách li ti ở hậu môn.
  • Phân không thể tống ra ngoài được. Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng và mắc kẹt trong ruột, gây hiện tượng các chất thải tích tụ trong hệ tiêu hóa hấp thu ngược lại những chất độc cho cơ thể.
  • Sa trực tràng: Việc căng thẳng để đi tiêu có thể khiến một phần nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.

biến chứng táo bón khi mang thai

Việc dùng sức để đẩy phần chất thải ra khỏi cơ thể trong thời gian kéo dài cũng có thể có nguy cơ rất lớn dẫn đến tình trạng sảy thai trên phụ nữ có thai có nguy cơ cao xảy thai.

>> Xem thêm: Mối nguy hiểm của chứng táo bón khi mang bầu

3. Các giải pháp điều trị chứng táo bón trên phụ nữ có thai

3.1. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa tại nhà

Các biện pháp điều trị này được coi như biện pháp điều trị và phòng ngừa đầu tiên chứng táo bón trên phụ nữ có thai.

  • Tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày: Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống  sẽ làm tăng trọng lượng của phân và tăng tốc độ đi qua ruột. Hãy bắt đầu ăn nhiều trái cây tươi và rau quả mỗi ngày..
    Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam ít nhất là 20 – 25g/người/ngày. Tuy nhiên nếu tăng chất xơ quá đột ngột có thể gây ra các tác dụng phụ như: đầy hơi, chướng bụng..
  • Tập thể dục: tập thể dục có thể làm tăng hoạt động của hệ thống tiêu hóa đặc biệt là ruột, giúp tăng cường tiêu hóa khiến phân dễ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, cần tập luyện một chế độ phù hợp với các bà mẹ bầu. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện để có hiệu quả tập tốt nhất.

acid folic cho bà bầu

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước là điều quan trọng để giữ cho phân mềm và dễ đi ngoài.  Có thể sử dụng các loại: súp , trà và nước ép trái cây hoặc rau có vị ngọt tự nhiên vào chế độ ăn uống cũng là một giải pháp tốt để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Uống bổ sung probiotics: Sự mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột cũng có thể làm giảm tần suất đi tiêu. Probiotics là những vi sinh vật sống giúp duy trì vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh và đều đặn.
  • Không bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu: đây là một yếu tố rất quan trọng. Không nên nhịn khi có cảm giác muốn đi tiêu và tạo một không gian thoải mái lúc đi tiêu như: đủ thời gian, không vội vã… cũng là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu táo bón.

3.2. Các biện pháp khác

Điều chỉnh các loại chất bổ sung đang sử dụng

Đối với phụ nữ có thai dùng nhiều loại vitamin và khoáng chất, bổ sung nhiều chất sắt. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử một sản phẩm bổ sung chứa ít sắt hơn hoặc các dạng sắt hữu cơ giảm tối thiểu ảnh hưởng của sắt tới chứng táo bón.

Biện pháp massage 

Massage là biện pháp dễ thực hiện và mang lại đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này khiến người bệnh rất thoải mái và được nhiều người ưa chuộng.

Công dụng của massage: Đối với bệnh nhân đang không thể đi ngoài do táo bón và cảm thấy khó chịu thì massage là một biện pháp rất hữu hiệu. Massage giúp : 

  • Giúp giảm đau giảm khó chịu khi không thể đi tiêu được.
  • Tăng vận động hệ thống tiêu hóa giúp đi tiêu nhanh chóng hơn.
  • Loại bỏ khí, tắc nghẽn và chất thải,giảm chất lỏng trong ổ bụng.

Cách massage đúng và có tác dụng trong điều trị táo bón.

massage cho bà bầu

Cách massage xoa bóp vùng bụng :

  • Nằm ngửa tạo tư thế thoải mái và dùng hai tay ấn nhẹ nhàng lên bụng.
  • Dùng hai tay vuốt nhẹ bụng từ trái sang phải.
  • Day bàn tay và ngón tay xung quanh vùng rốn.
  • Dùng một tay xoa 1 vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ quanh rốn, nhanh chóng dùng tay kia làm vòng tròn tiếp theo.
  • Sau đó, đặt tay này lên tay kia xoa liên tục ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện xoa nhẹ nhàng để tạo cảm giác dễ chịu.
  • Dùng các ngón tay xoa thành các chuyển động hình tròn từ hai bên bụng hướng vào rốn và hướng xuống phía dưới.

Cách thực hiện xoa bóp ruột kết:

  • Người bệnh có thể  nằm hoặc ngồi với đầu gối uốn cong để cơ thể thả lỏng và cơ bụng trở nên mềm.
  • Sử dụng các đầu ngón tay, các đốt ngón tay hoặc cạnh bàn tay để vuốt hoắc ấn lên bụng – ấn nhẹ nhàng.
  • Xoa bóp bắt đầu từ góc dưới bên phải của bụng và di chuyển dần lên trên.
  • Sau đó, xoa bóp phần dưới xương sườn và sang bên trái, kế tiếp di chuyển để phần dưới bên trái của bụng và vùng trung tâm.
  • Có thể dừng lại và tập trung xoa bóp vào bất kỳ phần nào.

Lưu ý: Nên tránh biện pháp khắc phục này nếu có nguy cơ sinh non hoặc nhau tiền đạo nằm ở vị trí thấp.

>> Xem thêm: Bỏ túi 6 cách cải thiện táo bón đơn giản hiệu quả tại nhà

Điều trị dùng thuốc

Điều trị dùng thuốc đối với phụ nữ có thai  là biện pháp sau khi sử dụng các biện pháp tại nhà không hiệu quả. Một số thuốc nhuận tràng được sử dụng khi tình trạng táo bón trên phụ nữ mang thai không được cải thiện. Sau đây là các nhóm thuốc nhuận tràng và những lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào trên đối tượng này.

Thuốc nhuận tràng tạo khối

bổ sung vitamin K2 cho bà bầu

Cơ chế: thuốc nhuận tràng tạo khối là các polysacarit (hợp chất cấu trúc polymer phức tạp) có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Sử dụng trên phụ nữ có thai:Thuốc không được hấp thụ hoặc không liên quan đến tăng nguy cơ dị tật. Do đó, chúng được coi là an toàn để sử dụng lâu dài trong thai kỳ. 

Thuốc nhuận tràng làm mềm 

Cơ chế: Thuốc nhuận tràng làm mềm là muối của docusat, các chế phẩm này chứa lượng lớn muối kali, canxi, natri. Docusat là chất diện hoạt loại anion làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân. Thuốc làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già. 

Tác dụng phụ: đắng miệng, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, kích ứng xung quanh trực tràng, kích ứng họng.

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Docusate natri không có liên quan đến tác dụng phụ đối với thai kỳ trong một số nghiên cứu, do đó nó cũng được coi là an toàn khi sử dụng. 

Các thuốc nhuận tràng làm mềm thường dùng:

Thuốc nhuận tràng làm trơn

Cơ chế: Thuốc chủ yếu tác dụng tại ruột già làm khối phân dễ di chuyển. 

Tác dụng phụ: Thuốc làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)… 

Lưu ý: không uống thuốc lúc đi ngủ hay ở tư thế nằm do thuốc có thể sẽ hít vào phổi gây viêm phổi “dạng lipid”. Không nên uống thuốc vào lúc đói.

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Dầu khoáng không hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc đạn glycerin có thể được sử dụng. Nhưng cần hết sức thận trọng báo ngay với dược sĩ hoặc bác sĩ về những tác dụng phụ của sử dụng viên đạn.

Thuốc nhuận tràng kích thích

thuốc táo bón

Cơ chế: các thuốc này kích thích đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng làm tăng nhu động ruột. 

Tác dụng phụ như đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài. 

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Các thuốc ít hấp thu được ưu tiên sử dụng trên phụ nữ có thai. Các thuốc ít hấp thu và có sinh khả dụng kém được cho là ít gây ra nguy cơ dị tật trên thai nhi.

Các thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl, Diphenylmethanes, Anthraquinon,…

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Phân loại: Người ta chia thành 3 nhóm nhỏ: muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+,..), các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin) và polyethylen glycol (PEG3350).

Cơ chế:  Thuốc là các dung dịch ưu trương nên kéo nước vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu dẫn đến làm tăng nhu động ruột. 

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Các thuốc ít hấp thu được ưu tiên sử dụng trên phụ nữ có thai. Các thuốc ít hấp thu và có sinh khả dụng kém được cho là ít gây ra nguy cơ dị tật trên thai nhi.

Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Forlax, Duphalac,…

>> Xem thêm: Tổng quan thuốc điều trị táo bón và phương pháp xử trí

Biện pháp đầu tiên điều trị táo bón trên phụ nữ có thai là bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục  hàng ngày với lượng vừa phải… Sau khi dùng những biện pháp này không hiệu quả thì mới sử dụng thuốc nhuận tràng. Tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn trên cả mẹ và thai nhi.

4. Những câu hỏi thường gặp về táo bón ở phụ nữ có thai

4.1. Táo bón có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Táo bón có thể gây tích tụ phân trong đường tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Nhưng táo bón chỉ gây khó chịu trên cơ thể người mẹ mà không gây hại gì cho thai nhi bên trong. Tuy nhiên phải có các biện pháp điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

4.2. Sau khi sinh chứng táo bón có tái phát lại không?

Sau khi sinh nồng độ hormone bắt đầu trở lại mức trước khi mang thai, nhu động ruột của bạn có thể sẽ trở lại bình thường. Nếu các mẹ có thêm một chế độ ăn uống hợp lí và chứng táo bón là do hormone thì hiện tượng táo bón có thể sẽ không diễn ra như trước nữa.

4.3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Khi có bất kì triệu chứng nào dưới đây nên đi khám bác sĩ để có những biện pháp để xử lí kịp thời:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Táo bón kéo dài hơn 1-2 tuần
  • Chảy máu trực tràng
  • Chứng táo bón không giảm sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Hãy nói cho bác sĩ tất cả những thông tin khi đi khám để có các biện pháp điều trị kịp thời và hợp lí nhất.

Kết luận: Phụ nữ mang thai mà một đối tượng đặc biệt, vì vậy khi mắc chứng táo bón trên đối tượng này càng cần được quan tâm nhiều hơn. Luôn chú ý tìm hiểu để có những biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách trước khi xảy ra các biến chứng.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482

Tài liệu tham khảo:

[1] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation

[2] https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-during-pregnancy

[3] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/symptoms-causes/syc-20354253

[4] https://www.medicalnewstoday.com/articles/324379#other-treatments

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/

[6] https://www.healthline.com/health/massage-for-constipation-relief#colon-massage

]]>
https://imiale.com/tao-bon-khi-mang-thai-12349/feed/ 0