Theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành, người mắc bệnh Hội chứng ruột kích thích IBS nên dùng các chế phẩm sinh học như men vi sinh nhằm cân bằng vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu lợi ích của các chủng vi khuẩn trong hỗ trợ bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Mục lục
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích IBS là một bệnh Rối loạn tiêu hóa mãn tính đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thắt bụng hoặc khó chịu, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy…Nó ảnh hưởng đến 7–21% dân số trên toàn thế giới, thường hay gặp ở phụ nữ.
Nguyên nhân chính xác của IBS vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số nguyên nhân được đề xuất bao gồm: thay đổi nhu động tiêu hóa, nhiễm trùng, tương tác não-ruột, vi khuẩn phát triển quá mức, nhạy cảm với thức ăn, kém hấp thu carbohydrate và viêm ruột.
Có thể chia bệnh thành 4 nhóm phụ:
- IBS-D: Tiêu chảy chiếm ưu thế
- IBS-C: Táo bón chiếm ưu thế
- IBS-M: Xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
- IBS-U: Không xác định, dành cho những người không phù hợp với một trong các loại trên
Các phương pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích IBS bao gồm: sử dụng thuốc – cải thiện chế độ ăn uống và lối sống – loại bỏ FODMAP và lactose – sử dụng men vi sinh.
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân và cách xử trí
2. Probiotics là gì?
Hệ tiêu hóa của chúng ta chứa cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, được gọi là hệ khuẩn chí đường ruột. Trong đó, vi khuẩn có lợi đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, hệ vi khuẩn đường ruột đôi khi có thể mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi.
Probiotics là vi khuẩn sống hoặc nấm men được tìm thấy trong thực phẩm và chất bổ sung. Chúng an toàn, tương tự như hệ thực vật đường ruột tự nhiên và mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Một số thực phẩm chứa probiotics phổ biến bao gồm sữa chua, dưa cải bắp, tempeh, kim chi và các loại thực phẩm lên men khác.
Ngoài ra, các chủng lợi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong các chất bổ sung bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.
3. Probiotics có vai trò cải thiện như thế nào với IBS?
3.1. Vai trò của Probiotics
Một số lượng đáng kể các nghiên cứu gần đây đã điều tra cách thức sử dụng chế phẩm sinh học để hỗ trợ và quản lý IBS. Các triệu chứng IBS có liên quan đến những thay đổi nhất định trong hệ vi khuẩn đường ruột. Ví dụ: những người bị IBS có lượng Lactobacillus và Bifidobacterium trong ruột thấp hơn và mức độ Streptococcus, E. coli và Clostridium có hại lại cao.
Ngoài ra, có tới 84% bệnh nhân IBS bị vi khuẩn có hại phát triển quá mức trong ruột có thể dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh.
Những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột, tăng hại khuẩn có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng IBS bằng cách tăng viêm, tăng nhạy cảm ruột, giảm chức năng miễn dịch và thay đổi nhu động tiêu hóa.
Probiotics (men vi sinh – Lợi khuẩn) đã được công nhận hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn hội chứng ruột kích thích bằng cách:
Loại trừ và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
Lợi khuẩn giúp sản sinh các acid, các chất kháng khuẩn, các chất chuyển hóa có chọn lọc ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể tạo ra một hệ vi sinh đối lập, nhằm cạnh tranh vị trí bám dính và nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại khiến chúng không thể tồn tại.
Nâng cao sức đề kháng, giảm các phản ứng viêm
Một trong những cơ chế quan trọng của lợi khuẩn là sản xuất các chất kháng khuẩn, gây ức chế cho cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Các acid hữu cơ, đặc biệt là acid acetic và acid lactic, có tác dụng ức chế mạnh đối với vi khuẩn gram âm, ức chế hoạt động chống lại mầm bệnh hại gây bệnh.
Lợi khuẩn cũng tạo ra một loạt các acid béo giúp tăng cường sức khỏe. Ví dụ, một số chuẩn vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột đã được chứng minh là tạo ra acid linoleic liên hợp (CLA) – một tác nhân chống ung thư mạnh, thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch tế bào lympho T nhằm kích thích sản xuất interleukin 10 và các yếu tố biến đổi sự phát triển giúp trung hòa miễn dịch, giảm các bệnh lý dị ứng, các phản ứng viêm.
Ngoài ra, chúng còn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột thông qua tiết kháng thể IgA – protein nhận dạng và tiêu diệt các tác nhân có hại.
Tăng cường các chức năng bảo vệ và phục hồi tổn thương hệ tiêu hóa
Tăng độ bám dính của lợi khuẩn vào niêm mạc ruột là hoạt động rất quan trọng để điều chỉnh hệ thống miễn dịch, đối kháng với các tác nhân gây bệnh. Sự có mặt của lợi khuẩn giúp kích thích một số chức năng của hệ miễn dịch đường ruột, góp phần phục hồi các tổn thương, tăng tái tạo tế bào biểu mô giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Giảm các triệu chứng của hệ tiêu hoá
Giảm sản xuất khí hơi, giảm đầy bụng, căng tức, giảm độ nhạy cảm của ruột với các chất kích thích, giảm rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy, giảm hiện tượng đau quặn. Điều hòa nhu động ruột
Một số chủng lợi khuẩn được biết đến với khả năng sản sinh ra nhiều loại enzyme như amylase, protease, cellulase,…. giúp phân hủy và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Đường lactose cũng được chuyển hóa bởi các enzyme này thành dưỡng chất để cơ thể dễ dung nạp hơn, tránh tình trạng đầy bụng, căng tức, đau quặn bụng, giúp điều hòa nhu động ruột.
3.2. Probiotics có thể cải thiện các triệu chứng IBS?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chế phẩm sinh học cụ thể có thể có khả năng nhắm vào các triệu chứng cụ thể. Probiotics từ các họ Bifidobacterium, Lactobacillus và Saccharomyces đã cho thấy các dấu hiệu tích cực.
3.3. Các bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của lợi khuẩn với IBS
Một nghiên cứu bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium cho 214 bệnh nhân IBS có nhóm đối chứng . Sau bốn tuần, 78% bệnh nhân bổ sung lợi khuẩn cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là đối với đau và đầy hơi.
Một nghiên cứu của Đức về bổ sung probiotic cũng cho kết quả đầy hứa hẹn. Trong nghiên cứu này, 297 bệnh nhân được bổ sung tuần và giảm 50% các triệu chứng chung, bao gồm cả đau bụng.
Trong khi đó, Một nghiên cứu khác đã được thử nghiệm trên 186 bệnh nhân ở Anh. Nghiên cứu chỉ ra nhóm bổ sung lợi khuẩn giảm mức độ nghiêm trọng, giảm số lần tiêu chảy, giảm các cơn đau quặn bụng ở bệnh nhân sau 12 tuần bổ sung.
Bifidobacterium cũng đã được chứng minh là làm giảm nhẹ cơn đau, đầy hơi và giảm số lần đi tiêu ở tất cả các dạng của IBS.
4. Cách lựa chọn 1 sản phẩm Probiotic – lợi khuẩn (men vi sinh) cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Dưới đây là một số nguyên tắc khi lựa chọn men vi sinh cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích:
- Chọn một loại men vi sinh dựa trên bằng chứng: Chọn một loại men vi sinh có bằng chứng nghiên cứu khoa học rõ ràng trên hội chứng ruột kích thích.
- Lựa chọn lợi khuẩn gắn đích tại niêm mạc ruột: Lợi khuẩn cần có khả năng vượt qua môi trường dịch vị dạ dày và dịch mật, tới và gắn vào niêm mạc đại tràng mới thực sự đem lại hiệu quả khi bổ sung
- Dùng đúng liều lượng: Dùng đúng liều lượng theo các nghiên cứu khoa học chứng minh
- Kiên trì bổ sung sản phẩm lợi khuẩn: Lợi khuẩn nên được bổ sung kéo dài để đủ thời gian đem lai hiệu quả như mong đợi.
Tổng kết
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi không đem lại cải thiện đáng kể trong việc giảm các triệu chứng bệnh, men vi sinh vẫn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác, là một thành phần có giá trị của một lối sống lành mạnh. Vì vậy hãy bổ sung men vi sinh thường xuyên để tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: Healthline