Sốt là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy là một phản ứng có lợi, nhưng sốt làm trẻ mệt mỏi và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hạ sốt cho trẻ là điều quan trọng. Vậy trẻ em sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, có những biện pháp nào để hạ sốt cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bố mẹ cách xử trí khi trẻ sốt.
Mục lục
1. Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Sốt là một triệu chứng bệnh lý của trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp gây sốt ở trẻ là:
1.1. Sốt do nhiễm trùng
Sức đề kháng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sơ sinh còn hạn chế, trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Sốt là một triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ là: nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiết niệu, tai mũi họng, hô hấp,….
1.2. Sốt do nhiễm virus
Sốt cao từ 38-39 độ có thể là triệu chứng trong 24h đầu tiên sau khi trẻ nhiễm virus. Các bệnh nhiễm virus hay gặp ở trẻ nhỏ là cúm, cảm lạnh, nhiễm virus Adeno,…
1.3. Sốt sau khi tiêm vaccine
Theo một số thống kê y tế, trẻ có thể bị sốt sau khi được tiêm chủng một số loại vaccine như vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu khuẩn. Sau khi tiêm vaccine, cơ thể trẻ coi vaccine là chất lạ và đáp ứng lại bằng phản ứng sốt. Triệu chứng sốt có thể xảy ra trong vòng 12h sau khi tiêm và kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
1.4. Sốt do thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa luận phiên liên tục làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Một số trẻ thường mệt mỏi, sốt khi thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, sốt so mọc răng cũng là một nguyên nhân thường gặp đối với trẻ nhỏ trong độ tuổi mọc răng từ 4 tháng đến 6 tuổi.
>>>Xem thêm: Bé bị sốt -10 Điều cha mẹ nào cũng phải biết!
2. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
Trẻ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 ℃ trở lên. Nếu sốt dưới 38,5 ℃, các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc sẽ tránh những tác dụng phụ của thuốc nhưng vẫn đảm bảo hạ sốt hiệu quả.
Bố mẹ không nên cho con dùng thuốc hạ sốt khi con sốt dưới 38,5 ℃ do thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe bé. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ sốt là: tổn thương gan, kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Nếu sử dụng không đúng cách thuốc hạ sốt cho trẻ em có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng trẻ. Bố mẹ nên tham khảo phần hướng dẫn hạ sốt cho trẻ dưới đây để điều trị hạ sốt cho trẻ an toàn.
3. Hướng dẫn hạ sốt cho trẻ
3.1. Trẻ sốt dưới 38,5℃
Nếu trẻ sốt dưới 38,5℃, bố mẹ nên hạ sốt cho trẻ bằng những biện pháp không dùng thuốc sau đây:
Dùng khăn ấm lau người trẻ
Mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm và lau mặt trẻ khi trẻ sốt dưới 38,5℃. Mẹ lưu ý, nhiệt độ nước để nhúng khăn nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ từ 2-3℃. Mẹ tuyệt đối không dùng khăn lạnh để chườm trán, lau người vì có thể làm bé bị viêm phổi.
Cho trẻ mặc thoáng mát
Khi trẻ bị sốt, mẹ nên nới lỏng quần áo trẻ. Trẻ nên được mặc những bộ quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Trẻ không nên mặc quá ấm hoặc quá lạnh so với nhiệt độ môi trường.
Ngoài ra, trẻ nên được nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh gió lạnh.
Cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống Oresol.
Sốt làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ bú, uống nước nhiều hơn để bù lượng nước đã mất.
- Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên tăng thời gian và tăng số lần cho bé bú để bổ sung nước, chất dinh dưỡng cho bé.
- Đối với trẻ lớn, bố mẹ nên khích lệ, động viên con uống nhiều sữa, nước.
Ngoài ra, lựa chọn dùng dung dịch Oresol cho trẻ là cách hiệu quả để bù nước, điện giải khi trẻ sốt. Bố mẹ pha Oresol bằng nước nguội và đọc kỹ hướng dẫn pha được ghi trên bao bì sản phẩm. Liều dùng Oresol là:
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi: từ 50-100ml
- Đối với trẻ trên 2 tuổi: 100-200ml
3.2. Trẻ sốt trên 38℃
Nếu trẻ sốt trên 38,5℃, bố mẹ tiếp tục áp dụng các biện pháp hạ sốt trên kết hợp dùng thuốc hạ sốt. Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt thường dùng cho bé.
Paracetamol
Thuốc hạ sốt thường dùng nhất ở trẻ nhỏ là thuốc Paracetamol. Paracetamol là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng khi trẻ sốt trên 38,5℃.
Hiện nay trên thị trường, Paracetamol được bào chế thành các dạng thuốc như dạng gói bột, dạng siro, dạng viên đặt hậu môn,…. Các dạng chế phẩm dạng bột và siro có hương vị thơm, dễ uống nên phù hợp với trẻ nhỏ. Nếu trẻ nôn mửa hoặc đang ngủ, bố mẹ không muốn đánh thức trẻ thì có thể lựa chọn dạng viên đặt hậu môn.
Liều dùng: 10-15 mg/kg/lần, cách nhau 4-6 giờ mỗi lần khi cần thiết. Tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ.
Ibuprofen
Do có nhiều tác dụng phụ nên Ibuprofen ít được chỉ định dùng cho trẻ em hơn Paracetamol. Tuy nhiên, Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài hơn so với Paracetamol.
Các dạng bào chế của Ibuprofen cho trẻ em trên thị trường hiện nay là: dạng siro, viên nhai, viên nén.
Liều dùng: 7-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ uống.
Dùng Ibuprofen phải có chỉ định và được theo dõi bởi nhân viên y tế. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý:
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
- Không dùng khi trẻ bị hen, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, bệnh tim mạch, suy thận, suy gan
3.3. Khi nào trẻ sốt cần đi gặp bác sĩ
- Trẻ bị sốt cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng sau:
- Trẻ bị sốt dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ bị sốt liên tục, không hạ sốt dù đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc
- Trẻ sốt cao 39 ℃
- Cơn sốt lặp lại liên tục, nhiều lần hoặc sốt trên 24 giờ
- Trẻ nôn mửa, thở gấp
- Trẻ có dấu hiệu co giật, ngủ li bì khó đánh thức, hôn mê
>>>Xem thêm: Sốt siêu vi ở trẻ: Phát hiện sớm và xử trí đúng cách
4. Một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ
Trong quá trình hạ sốt cho trẻ và chăm sóc trẻ sau hạ sốt, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
4.1. Không chườm lạnh khi trẻ sốt
Chườm lạnh làm co các mạch máu xung quanh vị trí chườm dẫn đến giảm lưu thông máu. Bố mẹ lưu ý không chườm lạnh khi trẻ sốt. Thay vào đó, chườm khăn nóng sẽ giúp làm ấm cơ thể trẻ, tăng lưu thông máu để hỗ trợ hạ sốt hiệu quả.
4.2. Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ sốt không cao
Bố mẹ lưu ý chỉ cho trẻ dùng thuốc khi trẻ sốt trên 38,5℃. Khi trẻ sốt cao 39℃, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu trẻ sốt dưới 38,5℃, việc dùng thuốc hạ sốt là không cần thiết. Dùng thuốc lúc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Do trong cơ thể, chất chuyển hóa của thuốc hạ sốt có thể gây độc cho gan. Ngoài ra, tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ sốt là tổn thương niêm mạc dạ dày. Những ảnh hưởng này đến tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
4.3. Bổ sung sản phẩm nâng cao đề kháng trẻ
Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện ở những năm đầu đời. Trẻ dễ bị ốm vặt và mắc các rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Bố mẹ nên bổ sung thực phẩm chức năng cho con để giúp con nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ tiêu hóa. Đặc biệt là sản phẩm bổ sung lợi khuẩn. nếu được bổ sung lợi khuẩn đúng cách, con sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ngoài ra, lợi khuẩn còn kích thích sinh kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Imiale là sản phẩm bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 dành cho trẻ em. Được sản xuất bởi công nghệ bao kép hiện đại từ Đan Mạch, Imiale được các tổ chức quốc tế uy tín như FDA, EFSA, ESPGHAN chứng nhận và khuyên dùng cho trẻ nhỏ.
Tóm lại, bố mẹ cần bình tĩnh để hạ sốt cho con đúng cách và an toàn. Trẻ em chỉ nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 ℃. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn khi sử dụng thuốc cho con. Ngoài ra, các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả điều trị cao.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia về chủ đề Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?, các mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.
>>>Xem thêm: Bé sốt cao liên tục không hạ: 6 điều cần làm ngay