Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện quanh năm, do nhiều nguyên nhân gây nên. Song có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn ở bé, đó là thời điểm vào mùa nóng và mùa lạnh vì tạo thuận lợi cho vi khuẩn cũng như virus phát triển nhiều hơn. Vậy khi trẻ dưới 1 tuổi bị tiêu chảy thì phải làm thế nào, cách xử trí ra sao? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Xử trí vệ sinh sau khi trẻ tiêu chảy
Bước đầu tiên trong việc chăm sóc cho trẻ dưới 1 tuổi bị tiêu chảy là phải vệ sinh cẩn thận xung quanh mông và hậu môn của bé sau mỗi lần bé đi ngoài.
Bé dưới 1 tuổi, số lần tiêu chảy đi ngoài có thể lên đến 4 lần/ ngày. Vì vậy việc thực hiện chăm sóc cần được thực hiện nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo tránh tình trạng viêm nhiễm phần da quanh mông và hậu môn của bé. Mẹ có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:
- Nơi tiếp xúc với vùng da ẩm bị nhiễm bẩn, mẹ có dùng nước ấm, sử dụng 1 chiếc khăn mềm, ẩm để lau cho bé. Chú ý không kỳ và chà sát quá mạnh để tránh mông trẻ bị đau rát, đỏ ửng.
- Khi bé đi ngoài xong thì phải thực hiện vệ sinh luôn, nếu để lâu da sẽ bị nhăn nheo và viêm nhiễm phần hậu môn.
- Trong trường hợp bé bị tiêu chảy nhiều, không thể tránh khỏi bị hăm tã và dị ứng vùng da nhạy cảm. Khi đó, mẹ nên tháo tã, cho bé nằm trên một chiếc ăn mềm để khô thoáng một lúc rồi mặc tã mới cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi kem dưỡng dưỡng ẩm để chống hăm tã, giảm đau do khô rát trước khi bé mặc tã bỉm.
- Sau khi thực hiện xong mẹ nên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh, rửa sạch, những đồ vật, đồ dùng của bé để hạn chế tối đa ảnh hưởng của trình trạng tiêu chảy cho bé.
➤ Có thể mẹ quan tâm : Nguyên nhân và cách xử lý tiêu chảy cấp ở trẻ
II. Nguyên tắc bù nước khi trẻ tiêu chảy
Bé dưới 1 tuổi bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng rất dễ gây tình trạng mất nước và điện giải. Tình trạng mất nước của bé thường được phân loại theo 3 cấp độ, tùy theo dấu hiệu mà mỗi cấp độ sẽ có cách xử trí khác nhau.
1. Đối với tình trạng bé không mất nước( dịch mất < 5%)
Không nhận biết hoặc khó nhận biết dấu hiệu mất nước. Đường ruột trẻ bị tiêu chảy vẫn hấp thu nước được, vì vậy phải cho trẻ uống bù nước, điện giải ngay khi biết trẻ có triệu chứng và có thể thực hiện tại nhà.
Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch oresol, oresol II, viên hoặc gói hydrite.
Nguyên tắc bù nước cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi như sau:
- Pha 1 gói trong 1 lít nước sôi( đối với ORS), hay 1 gói trong 200 ml nước (đối với gói hydrite)
- Không được pha nửa gói với một nửa lượng nước theo hướng dẫn.
- Thực hiện cho trẻ uống sau khi đi lỏng hoặc nôn trớ, ói với lượng từ 50-100ml
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên cho uống bằng muỗng.
- Dịch pha uống sau 24h không được tiếp tục sử dụng mà nên bỏ.
- Nếu trẻ bị ói sau khi uống thì nên cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Sau đó, cho uống chậm hơn.
Trường hợp không có dung dịch oresol có thể nấu nước cháo muối (một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch – tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.
➤ Mẹ cần biết : Trẻ tiêu chảy kéo dài khi nào cần đến cơ sở y tế ?
2. Tình trạng mất nước ( dịch mất > 5%)
Sau khoảng 4 giờ các mẹ cần đánh giá lại tình trạng mất nước của bé nếu bé có các dấu hiệu nặng hơn.
Đối với tình trạng có mất nước( dịch mất từ 5-10%), trẻ có 2 trong các biểu hiện:
- Vật vã, kích thích
- Mắt trũng
- Khát, uống háo hức, dấu véo da mất chậm
- Vết véo da mất chậm
Thì thực hiện điều trị bằng đường uống( góc ORT).
Hoặc đối với tiêu chảy mất nước nặng( dịch mất > 10%), trẻ có 2 trong các biểu hiện:
- Li bì hoặc khó mất nước
- Mắt trũng
- Không uống được hoặc uống kém
- Dấu véo da mất rất chậm.
Thực hiện bù nước theo phác đồ truyền tĩnh mạch.
III. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ tiêu chảy
Khi trẻ dưới 1 tuổi bị tiêu chảy, trẻ rất dễ gặp những biểu hiện như ợ hơi, đau chướng bụng, phân lỏng… Đó là biểu hiện cho sự không ổn định của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do lượng lợi khuẩn sẽ bị đào thải nhanh chóng cùng với phân.
Cùng với đó, lượng hại khuẩn sẽ tăng lên nhanh chóng do sống môi trường thích hợp. Điều này sẽ khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột của trẻ. Tình trạng tiêu chảy của trẻ có thể sẽ không cải thiện nếu mẹ không có giải pháp kịp thời.
Bổ sung lợi khuẩn được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn cản vòng xoáy bệnh lý cũng như cải thiện tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Đến từ Đan Mạch, với nhà sản xuất số 1 thế giới trong lĩnh vực lợi khuẩn, Imiale là sản phẩm cung cấp lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 được phân lập đến chủng.
Bifidobacterium BB12 là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất tại đại tràng (90% tổng lợi khuẩn). Bổ sung Imiale giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Không những thế, nó còn giúp giảm tần suất gặp tiêu chảy, thời gian tiêu chảy cũng như các triệu chứng tiêu chảy của trẻ dưới 1 tuổi.
➤ Tham khảo: Bí kíp lựa chọn lợi khuẩn, men vi sinh tốt cho bé bị tiêu chảy.
Lợi khuẩn Imiale đã trải qua hơn 307 nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dạng nhỏ giọt phù hợp với trẻ, mẹ không lo bé bị nôn trớ khi sử dụng.
IV. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi tiêu chảy
Bên cạnh việc xử lý kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cũng cần biết thay đổi chế độ dinh dưỡng duy trì trong khi bé bị tiêu chảy.
1. Với trẻ đang bú sữa mẹ
Mẹ tiếp tục cho trẻ bị đi ngoài bú bình thường, thậm chí tăng số lần bú. Nhờ sự kết hợp các thành phần một cách tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, sữa mẹ được dung nạp tốt khi trẻ bị đi ngoài. Bú mẹ giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, trẻ bị tiêu chảy nhanh khỏi hơn, đồng thời bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy.
Nhiều người cho rằng mẹ chỉ nên ăn cơm với muối để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ càng nên áp dụng chế độ ăn nhiều đồ bổ hơn để tiết đủ sữa và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ chỉ qua sữa mẹ.
2. Với trẻ sử dụng sữa công thức (sữa bò, sữa bột,…)
Nếu trẻ bị tiêu chảy không bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn, nhưng mẹ cần lưu ý phải cho trẻ ăn từng ít một và chia ra nhiều bữa trong ngày. Nên chú ý trường hợp bé bị tiêu chảy là do dị ứng sữa hay bất dung nạp lactose hay không
Nếu trẻ bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Về khoảng cách giữa các bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần.
➤ Mẹ cần biết : Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì?
3. Đối với trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…
Như vậy sau bài viết này mẹ đã có thể hiểu được, cách chăm sóc cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào là đúng cách và hiệu quả. Mọi thắc mắc cha mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482. để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn tận tình.
Tham khảo chi tiết bài viết của chuyên gia TẠI ĐÂY.
➤ Xem thêm : Lưu ý các nhóm thuốc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy.