Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với mức độ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm đại tràng bao gồm nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… Việc sử dụng các thuốc chữa viêm đại tràng luôn là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Vậy các thuốc chữa viêm đại tràng thường gặp và có những lưu ý gì khi dùng thuốc?
Mục lục
1. Triệu chứng viêm đại tràng
Triệu chứng viêm đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm ở vị trí viêm. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Tiêu chảy, thường có dịch nhầy, mủ hoặc máu
- Đau quặn bụng
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Sốt
- Ở trẻ em, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài các triệu chứng trên ở giai đoạn bùng phát thì bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng cơ các bộ phận khác trên cơ thể như đau, sưng khớp, loét miệng, da mắt bị sưng đỏ kích ứng…
2. Nguyên nhân viêm đại tràng
Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm loét đại tràng vẫn chưa được biết rõ. Nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch gặp trục trặc. Khi hệ thống miễn dịch nhầm vi khuẩn vô hại cho đường ruột là yếu tố tấn công các mô của đại tràng khiến chúng bị viêm. Đôi khi việc bị nhiễm một số loại vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cho bạn.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Các thực phẩm chưa chín, đồ cay nóng, các thực phẩm kích thích đại trạng được sử dụng kéo dài tăng yếu tố nguy cơ bị viêm đại tràng
- Chế độ sinh hoạt không điều độ: Bệnh nhân thường xuyên lo âu, căng thẳng, mất ngủ, thức khuya… cũng có thể khiến bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn.
- Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Đây là một trong số các nguyên nhân khiến bạn có triệu chứng tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Ngoài ra, di truyền cũng tham gia vào các yếu tố nguy cơ. Trong đó viêm loét đại tràng phổ biến hơn ở những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh.
3. Các nhóm thuốc chữa viêm đại tràng hiện nay
Điều trị viêm loét đại tràng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và tần suất bùng phát các triệu chứng của bạn. Mục đích của việc điều trị là giảm các triệu chứng ngoài ra có thể là điều trị nguyên nhân gây bệnh (nhóm kháng sinh). Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm đại tràng thường gặp
3.1. Các thuốc chữa viêm đại tràng tác động vào nguyên nhân:
Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân có tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Trong nhóm này có 2 nhóm là nhóm ức chế miễn dịch và nhóm thuốc kháng sinh.
a. Nhóm thuốc ức chế miễn dịch:
Các thuốc dùng trong trường hợp nguyên nhân dân do hệ thống miễn dịch. Chúng hoạt động theo cơ chế ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch bắt đầu quá trình viêm. Các thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:
– Azathioprine và Mercaptopurine: Đây là những chất ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị bệnh viêm ruột. Hai thuốc này đều có tác dụng phụ lên gan và thận vì vậy hãy dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Azathioprine: Đối với bệnh nhân viêm đại tràng thì thuốc có 2 loại bào chế chính là dạng tiêm, truyền tĩnh mạch và dạng viên nén.
Thuốc được dùng với liều tiêm truyền tĩnh mạch là 20-40 mg/kg trong 36 giờ, thuốc ở dạng viên nén 2 mg/kg đường uống mỗi ngày, bắt đầu sau khi kết thúc các liều nạp tiêm tĩnh mạch. Trên thị trường thuốc có tên biệt dược là Azasan, Imuran
- Mercaptopurine: Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với liều lượng 50mg. Liều dùng đối với người lớn và trẻ em từ 1,5mg-2,5 mg/kg/ ngày. Các biệt dược hiện nay trên thị trường: Catoprine, Purinethol, Puritan.
– Cyclosporine:Thuốc này thường được dành cho những người không đáp ứng tốt với các loại thuốc khác. Cyclosporine có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và không được sử dụng lâu dài. Liều dùng bình thường: 2,5 mg/kg/ ngày hoặc liều tối đa 4mg/kg/ngày. Các biệt dược hiện nay trên thị trường: Gengraf, Neoral, Sandimmune.
– Tofacitinib: Tofacitinib có hiệu quả khi các liệu pháp khác không hiệu quả. Các tác dụng phụ chính bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng zona và cục máu đông. Liều dùng đối với bệnh nhân viêm đại tràng là 10mg/ngày, ngày 2 lần duy trì trong 8 tuần. Các biệt dược: Xeljanz, Xeljanz XR (dạng viên nén).
Thuốc ức chế miễn dịch có thể rất hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng, nhưng chúng thường mất một thời gian để bắt đầu phát huy tác dụng (thường là từ 2 đến 3 tháng). Các loại thuốc có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, điều quan trọng là phải báo cáo ngay bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như nhiệt độ cao hoặc ốm đau.
b. Nhóm thuốc kháng sinh (nếu cần):
Chỉ sử dụng khi nguyên nhân gây viêm đại tràng là do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn có thể gây bệnh viêm đại tràng có thể kể đến như: E.coli, Salmonella, Lỵ trực khuẩn, Virus Rota, Lỵ Amip… Ngoài việc sử dụng nguyên nhân do vi khuẩn thì còn điều trị dự phòng khi bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Một số kháng sinh được dùng trong bệnh viêm đại tràng:
- Metronidazole: là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm đại tràng do ký sinh trùng, amip hoặc vi khuẩn yếm khí.
Liều dùng 750mg uống ba lần mỗi ngày trong 5-10 ngày hoặc 500mg tiêm mạch mỗi 6 giờ trong 5-10 ngày.
Tên biệt dược của thuốc Choongwae trizele; Flagyl 250mg. Thuốc có nhiều dạng bào chế: viên nén, viên bao phim, dung dịch tiêm, truyền…
- Vancomycin: tương tự như với thuốc Metronidazol, Vancomycin cũng là thuốc kháng sinh phổ biến cho bệnh viêm đại tràng do loại vi khuẩn C.difficile gây ra. Liều dùng Vancomycin: 125-250mg x 4 lần/ ngày dùng trong 10 ngày. Dành cho bệnh nhân không đáp ứng, hoặc không dung nạp metronidazole. Biệt dược: Beevasmin inj, Vancolexin.
- Biseptol (hỗn hợp 2 loại kháng sinh Trimethoprim và sulfamethoxazol theo tỷ lệ 1:5): Kháng sinh điều trị viêm đại tràng do ký sinh trùng, virus, nấm gây ra. Liều dùng: Uống mỗi lần 1-2 viên 480mg, ngày 2 lần, điều trị trong 5 ngày.
Ngoài 3 thuốc trên còn sử dụng một số kháng sinh khác như: ciprofloxacin.
3.2. Nhóm thuốc điều trị triệu chứng:
Các thuốc điều trị triệu chứng có tác dụng hỗ trợ điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng khi bị viêm đại tràng gặp phải. Nó không tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh mà chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng mà bạn thường gặp phải khi bị viêm đại tràng gồm có tiêu chảy, bụng quặn đau, đầy hơi, táo bón, viêm…
a. Nhóm thuốc điều trị tiêu chảy:
Đối với viêm đại tràng tình trạng tiêu chảy diễn ra khá phổ biến. Đây là các thuốc làm thuyên giảm các triệu chứng tiêu chảy:
– Nhóm bù nước và điện giải:
Thành phần của nhóm thuốc này gồm có muối natri, kali và glucose hoặc carbonhydrat khác…
Liều dùng:
- Người lớn từ 200-400 ml dung dịch sau mỗi lần tiêu chảy.
- Với trẻ nhỏ từ 1-1,5ml (trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi), 200ml sau mỗi lần mất nước (trẻ từ 1 – 12 tuổi), 200 – 400 ml sau mỗi lần mất nước (trẻ từ 12 – 18 tuổi).
Cách dùng: Pha bột thuốc với nước nguội với tỷ lệ nhất định, hoà tan hoàn toàn rồi uống.
Biệt dược trên thị trường: Oresol, Hydrite…
– Các thuốc bao phủ niêm mạc ruột:
Thành phần trong thuốc gồm có: hydrat nhôm magnesi silicat (nhôm kép và magie silicat )
Liều dùng: 2-3 gói/ ngày đối với người lớn. Với trẻ nhỏ thì 1-2 gói/ngày.
Cách dùng: Pha 1 gói với khoảng 300ml uống trước bữa ăn. Uống nhiều nước.
Biệt dược: Attapulgite, Diosmectite, …
– Nhóm thuốc làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột:
Thành phần của thuốc là: Loperamid và tá dược vừa đủ 1 viên.
Liều dùng Loperamid:
- Người lớn: lúc đầu uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi ngừng tiêu chảy. Liều tối đa: 16 mg/ ngày. Không dùng quá 5 ngày trong tiêu chảy cấp.
- Trẻ em: không dùng thường xuyên trong tiêu chảy cấp. Chỉ dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi thật cần thiết. ( do loperamid gây độc thần kinh cho trẻ dưới 6 tuổi) Mỗi lần uống 2 mg, ngày 2 – 3 lần tuỳ theo tuổi.
Cách dùng: Thuốc có dạng dung dịch uống, dạng viên nên tiện sử dụng cho nhiều lứa tuổi.
Biệt dược: Cenloper, Loperamid STADA, A.T Loperamid 2mg, Axolop, Eldoper, Flamipio…
» Xem thêm: Loperamid: công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng
b. Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau:
Đây là nhóm thuốc đầu tay khi điều trị viêm đại tràng mà bệnh nhân sẽ dùng. Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này điều trị viêm đại tràng:
- Nhóm thuốc aminosalicylate: là nhóm thuốc giảm viêm được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Thuốc có thể dùng điều trị ngắn hạn hoặc dùng duy trì.
-
- Sulfasalazin:
Liều dùng: Người lớn thì ban đầu nên dùng từ 0,5 – 1 g; 3 – 4 lần/ngày. Có thể giảm tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, khi bắt đầu với liều thấp 1- 2g/ngày, chia làm 3 – 4 lần hoặc dùng viên bao tan trong ruột 0,5-1g/ngày. Ðiều trị duy trì: 1 – 2 g/ngày, chia làm 3 – 4 lần.
Trẻ em trên 2 tuổi: Bắt đầu 40 – 60 mg/kg, chia 3 – 4 lần. Liều duy trì 20 – 30mg/kg, chia làm 4 lần.
Cách dùng: Nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc cùng thức ăn. Uống thuốc với một cốc nước đầy và uống thêm nhiều nước trong ngày.
Biệt dược: Mysalazin, Sulfasalazin 500mg
-
- Mesalazin
Liều dùng: Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên đặt trực tràng (hậu môn), viêm giải phóng kéo dài…
Viên đặt hậu môn: đặt hậu môn 1g (1 viên), 1-2 lần/ngày
Viên giải phóng kéo dài: Người lớn: Liều dùng tối đa 4,5 g mesalazine/ngày, chia làm nhiều lần. Trẻ em trên 2 tuổi: Liều dùng thông thường là 20-30 mg mesalazine/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều lần.
Cách dùng:
Viên đặt trực tràng: vệ sinh sạch sẽ tay và hậu môn trước khi đặt. Nên đặt thuốc trong tủ lạnh vài phút cho thuốc cứng lại trước khi đặt. Bạn nên đọc hướng dẫn cách đặt để đặt thuốc dễ dàng hơn.
Biệt dược: Savi-Mesalazine, Barzfin, Fedcerine, Mesaflor…
Ngoài ra, còn một số hoạt chất trong nhóm này mà bạn có thể dùng nếu có sự chỉ định của bác sĩ như olsalazine…
- Nhóm thuốc corticosteroid: là nhóm thuốc giảm viêm mạnh được dùng trong những trường hợp cấp hoặc nặng. Tuy nhiên khác với nhóm aminosalicylate thì corticosteroid không được sử dụng kéo dài mà phải giảm liều dần. Do chúng gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.
-
- Prednisolon
Thành phần: Prednisone
Liều dùng: Bệnh cấp tính liều khởi đầu 20–40mg/ngày sau đó giảm dần đến liều duy trì khoảng 5–15mg/ ngày. Bệnh lý mãn tính khởi đầu với liều prednisone 5–10mg/ ngày và điều chỉnh đến liều thấp nhất có hiệu quả.
Cách dùng: Bạn nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích thích dạ dày, buồn nôn và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất nên uống thuốc vào lúc 8 giờ sáng.
Biệt dược: Corticlasmin, Cortasmin, Prednison, Prednison, Prednison…
Dạng bào chế: Viên bao, Viên nén, Viên nang cứng, Viên nén bao phim
-
- Hydrocortison
Thành phần là Hydrocortisone acetate
Liều dùng: Người lớn: mỗi lần 25mg, ngày 2 lần trong 2 tuần; các trường hợp nặng có thể tăng lên mỗi lần 25 mg. Với trẻ em: 2 – 8 mg/kg dùng đường uống hàng ngày, chia thành ba hoặc bốn lần.
Cách dùng: Dùng thuốc sau khi ăn, nếu dùng 1 liều/ ngày thì dùng vào buổi sáng lúc 8 giờ sáng. Nếu dùng 2-3 lần/ ngày thì dùng vào sáng, tối hoặc sáng, trưa, tối. Giảm liều dần khi dùng thuốc
Biệt dược: Hydrocortisone acetate, A.T Hydrocortisone, Anginovag, Axcel Hydrocortisone Cream, Canesten Plus…
-
- Betamethason
Thành phần: Betamethasone dipropionate
Liều dùng: Liều dùng có thể thay đổi theo tình trạng bệnh của bệnh nhân. Người lớn: liều thường dùng 4 – 8 mg/ ngày.
Liều betamethason gợi ý cho trẻ em, dưới dạng tiêm tĩnh mạch chậm là: Trẻ nhỏ tới 1 tuổi: 1mg/ ngày. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 2mg/ngày. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 4mg/ ngày.
Liều có thể nhắc lại 3 hoặc 4 lần trong 24 giờ, nếu cần thiết, tùy theo tình trạng bệnh đang điều trị và đáp ứng lâm sàng.
Cách dùng: Khi dùng thuốc cần giảm liều dần tránh việc ngừng thuốc đột ngột. Nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gây nguy cơ suy thượng thận cấp, dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biệt dược: Betamethason, Betamethason 0.05%, Betamethason Meyer, Betamethasone tablet BP 0.5 mg
Dạng bào chế của thuốc: Viên nén, Dung dịch tiêm
Nhóm thuốc corticosteroid ngoài có tác dụng giảm viêm còn các tác dụng ức chế miễn dịch. Vì vậy thường được lựa chọn trong các trường hợp viêm đại tràng cấp. Ngoài các thuốc trên còn có rất nhiều thuốc cùng nhóm có thể thay thế được.
c. Nhóm thuốc điều trị táo bón:
Khi bị táo bón dưới đây là các loại thuốc bạn có thể dùng làm giảm hoặc mất tình trạng táo bón:
- Nhóm thuốc tạo khối: Nhóm thuốc này chứa các chất xơ. Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.
-
- Methylcellulose
Liều dùng: Liều thường 1-2 viên/ ngày ứng với 500-1000mg/ ngày. Mức độ liều phù thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Cách dùng: Uống thuốc với nhiều nước. Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Có thể bổ sung điện giải trong trường hợp bị mất nước.
Biệt dược: Citrucel
- Nhóm thuốc làm mềm phân: Nhóm thuốc giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
-
- Docusate
Thành phần: Docusate sodium
Liều dùng: Người lớn: 1-3 viên nang 100mg mỗi ngày, trong một tuần. Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 1-6 viên nang 50mg hàng ngày. Trẻ em lứa tuổi 2-12: 50 mg viên nang hàng ngày.
Cách dùng: Uống thuốc với nhiều nước trong ngày.
Biệt dược: Ausagel 100, Ausagel 250, Norgalax…
- Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
-
- Lactulose
Liều dùng: Người lớn: 1 đến 3 gói/ngày ứng với 10-30mg/ ngày. Trẻ em: 1 gói/ ngày ứng với 10mg/ngày.
Cách dùng: Pha loãng bột thuốc với nước. Hoà tan hoàn toàn thuốc, uống ngay sau đó. Uống nước nhiều trong ngày.
Biệt dược: Duphalac
-
- Sorbitol
Thành phần: Sorbitol
Liều dùng: Người lớn: 1 gói/ ngày ứng với 10mg/ngày. Trẻ nhỏ kiều bằng một nửa so với liều người lớn.
Cách dùng: Uống vào buổi sáng khi bụng đói. Uống nhiều nước cả ngày.
Biệt dược: Sorbitol, Microlax…
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích: Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn.
-
- Bisacodyl
Thành phần: Bisacodyl
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 1-2 viên/ ngày ứng với 5-10mg/ ngày. Trẻ em dưới 10 tuổi: 1 viên/ ngày ứng với 5mg/ngày.
Cách dùng: Thuốc có dạng viên uống và viên đặt trực tràng tùy theo dạng bào chế mà có cách dùng khác nhau. Nếu dạng viên uống thì uống với nhiều nước. Dạng đặt trực tràng thuốc thường có tác dụng trong 30 phút. Thuốc nên để nguyên viên và nhét vào trực tràng bằng đầu nhọn.
Biệt dược: Bisacodyl, Danalax 5mg, Dulcolax, Laxan, Medobisa…
4. Các bài thuốc cổ phương điều trị viêm đại tràng
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tân dược ở trên, thì các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người tin dùng. Theo nhiều căn cứu khoa học đưa ra các bệnh cấp tính sử dụng các thuốc tân dược thì tiên lượng tốt hơn so với các thuốc Đông Y. Nhưng đối với các bệnh lý mãn tính việc sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền lại mang lại tác dụng điều trị tốt hơn. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn các bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính dưới đây:
4.1. Bài thuốc Hoàng cầm thang:
Hoàng cầm thang nổi tiếng trong y học cổ truyền với công dụng thanh nhiệt, giảm đau bụng. Bài thuốc còn giúp giảm một số triệu chứng của người bị viêm đại tràng có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đắng miệng…
Các vị thuốc gồm có:
- Hoàng cầm 12 – 16g
- Thược dược 12 – 16g
- Chích Cam thảo 6 – 8g
- Đại táo 3 – 6 quả
Cách dùng:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với nước. Đun sôi đến khi cô lại vừa đủ uống trong ngày.
- Mỗi ngày chia làm 2 – 3 phần để uống.
4.2. Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang:
Đây là một bài thuốc cổ phương. Đây là bài thuốc Đông y chữa bệnh về đường tiêu hóa. Gồm các chứng khí hư kiêm hàn thấp, nôn mửa, ỉa chảy, viêm đại tràng mãn tính… có thể dùng bài thuốc này.
Các vị thuốc gồm có:
- Bạch truật, nhân sâm, phục linh và bán hạ: mỗi vị 80g
- Chích thảo, trần bì: 40g mỗi vị
- Mộc hương, sa nhân: 32g mỗi loại
Cách dùng:
- Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi về thành các viên nhỏ
- Mỗi ngày dùng 16-20g (khoảng 3-5 viên) uống sau bữa ăn.
- Ngoài ra, có thể sắc để uống trong ngày (2-3 lần/ ngày)
4.3. Bài thuốc Tứ quân tử thang:
Tứ quân tử thang có tác dụng bổ khí, dưỡng vị. Những người bị vàng da, chậm tiêu, tứ chi vô lực…có thể sử dụng bài thuốc này. Với ưu điểm không nhiệt, không táo, bài thuốc có thể dùng được lâu dài mà ít tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
Các vị thuốc gồm có:
- Phục linh: 9-15 g
- Bạch truật: 9-12 g
- Nhân sâm: 6-9 g
- Chích cam thảo: 6-9 g
Cách dùng:
- Sắc các nguyên liệu trên cùng nước và uống mỗi ngày 1 lần.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tán nhỏ các nguyên liệu trên làm thành viên hoàn để uống. Mỗi lần uống 6-9g, ngày uống 2-3 lần.
5. Vai trò thực phẩm bổ sung, men vi sinh trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Bổ sung men vi sinh: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium,…
Tiêu chảy là triệu chứng xảy phổ biến ở các bệnh nhân viêm đại tràng. Tiêu chảy xảy ra do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, chướng bụng…). Việc bổ sung men vi sinh là cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Viêm đại tràng không chỉ gây tổn thương lớn đến đường tiêu hoá mà còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, bên cạnh việc dùng các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy. Việc bổ sung lợi khuẩn là một biện pháp để hỗ trợ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bạn.
Trong đó, Bifidobacterium chiếm đến 90% lợi khuẩn tại đường ruột, 99% tại đại tràng. Vậy bổ sung lượng lớn lợi khuẩn như chủng Bifidobacterium sẽ giúp bảo vệ niêm mạc, phục hồi tổn thương, hoạt động tại đại tràng. Ngoài ra, còn giảm thời gian và tần suất mắc tiêu chảy của bé.
Các lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn cho bệnh nhân viêm đại tràng:
- Bổ sung đủ lượng lợi khuẩn giúp tái cân bằng hệ vi sinh. Từ đó, hạn chế các vấn đề tiêu hoá bạn có thể gặp như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón..
- Giúp tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột, giảm các tổn thương. Bên cạnh đó, hỗ trợ phục hồi các tế bào ruột bị tổn thương nhờ tăng thải trừ các loại độ tố.
- Bổ sung lợi khuẩn còn giúp ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Giúp tăng sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể giảm các tình trạng nhiễm khuẩn của bạn.
TỔNG KẾT:
Các thuốc chữa viêm đại tràng thường chia làm 2 nhóm lớn là nhóm điều trị nguyên nhân và nhóm điều trị triệu chứng. Ngoài ra, áp dụng các bài thuốc đông y cũng mang lại hiệu quả điều trị khá tốt. Trên đây là các thuốc điều trị viêm đại tràng mà bạn có thể tìm hiểu trước khi dùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
» Xem thêm: 9 điều cần biết về bệnh viêm đại tràng
Nguồn tham khảo:
- Drug.com
- Pubmed
- Mayoclinic