Chế độ ăn của mẹ ít nhiều ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ cũng giúp cải thiện triệu chứng khi bé tiêu chảy. Vậy, bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng gì? Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ, có những biện pháp nào khác để cải thiện tiêu chảy? Hãy cùng Imiale giải đáp những câu hỏi này.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
Nguyên nhân bé bị tiêu chảy rất đa dạng, có thể bắt nguồn từ môi trường xung quanh hoặc bất thường từ chính cơ thể bé. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp:
1.1. Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Sau khi chào đời, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần thời gian để hoàn thiện cả về chức năng lẫn cấu trúc, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại sinh từ môi trường, dẫn đến những rối loạn hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.
1.2. Do chế độ ăn của bé
Bé uống sữa công thức
Thay đổi đột ngột từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc thay đổi các loại sữa công thức thường xuyên khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi với các thành phần mới có trong sữa, gây quá tải hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, những trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn không được nhận kháng thể, các chất kháng khuẩn (điển hình là Lysozyme và Lactoferrin) từ sữa mẹ. Do đó, đường ruột dễ có nguy cơ bị hại khuẩn tấn công, dễ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân gây rối loạn quá trình tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
>>> Xem thêm: Bé uống sữa công thức bị tiêu chảy và giải pháp cho mẹ
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc hoặc được chế biến không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển hoặc tích lũy độc tố. Những tác nhân này có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.
1.3. Do thiếu enzym tiêu hóa
Trong sữa mẹ chứa hàm lượng lớn các enzym lipase, protease, amylase hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo, đạm và tinh bột. Vì vậy, trẻ không được bú mẹ sẽ thiếu hụt những enzym tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và bị đào thải ra ngoài gây tiêu chảy, phân sống.
1.4. Do bệnh lý
Bất dung nạp Lactose
bất dung nạp lactose là ình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt men lactase nên không thể phân cắt lactose thành các phân tử nhỏ để hấp thu. Lactose không được hấp thu được đưa xuống đại tràng, vi khuẩn chí lên men và chuyển hóa thành axit lactic, làm giảm pH ruột, kích thích nhu động tiêu hóa, gây tiêu chảy. Ở những trẻ này, tình trạng tiêu chảy sẽ cải thiện khi trẻ chuyển sang dùng sữa free lactose. Mẹ tham khảo: Top 7 sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay.
Dị ứng thức ăn, sữa
Dị ứng có liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch. Khi bé sử dụng protein được coi là lạ với cơ thể, những chất này sẽ hoạt hóa các tế bào miễn dịch tiết ra histamin. Ngoài tiêu chảy, histamin sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng khác như nổi mày đay, sưng phù, khó thở…
Thường gặp nhất là trẻ bị dị ứng đạm sữa bò – thành phần có trong sữa bò. Lúc này, mẹ cần thay đổi cho con sang loại sữa chứa thành phần đạm đã thủy phân để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Để chọn sữa phù hợp, mẹ tham khảo: Top 8 sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò tốt nhất hiện nay.
Nhiễm trùng tiêu hóa
Hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên bé dễ dàng bị nhiễm các loại vi sinh vật gây tiêu chảy như virus (Rotavirus, Adenovirus,…), vi khuẩn (E.coli, Salmonella, Shigella,..), ký sinh trùng (lỵ amip, Giardia,…). Trong đó, tác nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ là virus.
>>> Xem thêm: Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách chăm sóc.
1.5. Chế độ ăn của mẹ
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng nhất định đến trẻ bú sữa mẹ. Một số chất gây tiêu chảy từ thực phẩm mẹ ăn có thể thải trừ qua sữa mẹ và gây tiêu chảy khi trẻ bú. Vì vậy, khi mẹ áp dụng chế độ ăn tương tự như đối với người bệnh tiêu chảy có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.
>>>Xem thêm: 8 biểu hiện thường gặp khi bé bị tiêu chảy
2. Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Khi nguyên nhân gây tiêu chảy là do chế độ ăn chưa hợp lý của mẹ, mẹ cần thay đổi để cải thiện tình trạng này cho con. Những thực phẩm mẹ nên ăn:
Chế độ ăn BRAT
BRAT là viết tắt của nhóm thực phẩm bao gồm: chuối (banana), gạo trắng (rice), nước sốt táo (apple), bánh mì nướng (toast). Đặc điểm chung của nhóm thực phẩm này là cung cấp ít protein và chất béo nên ít gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ thấp giúp làm giảm hút nước vào lòng ruột, tăng độ rắn của phân. Đặc biệt, trong chuối còn chứa nhiều kali giúp cân bằng lượng ion đã mất khi tiêu chảy, duy trì trạng thái hoạt động của tế bào.
Những thực phẩm khác có đặc điểm tương tự mà mẹ có thể bổ sung như: mì ống, khoai tây, sữa chua.
Trái cây và rau củ ít chất xơ
Trái cây và rau củ là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất hữu ích cho trẻ, đặc biệt khi cơ thể bé bị thiếu chất do tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm ít xơ. Bởi chất xơ có khả năng hút nước, làm tăng khối lượng chất lỏng trong lòng đại tràng. Đồng thời, hạn chế chất xơ cũng giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Những loại trái cây, rau củ có lợi cho tình trạng tiêu chảy của trẻ bao gồm:
- Trái cây ít xơ: chuối, táo, nước ép các loại trái cây, trái cây nấu chín, không có vỏ hoặc hạt
- Rau củ ít xơ: măng tây, đậu xanh, bí, cà rốt,…
Uống nhiều nước
Uống nước là giải pháp an toàn và hiệu quả để dự phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy. Đối với trẻ bú sữa mẹ, nước được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ. Theo các chuyên gia, uống nhiều nước (khoảng 2-3l mỗi ngày) sẽ giúp mẹ tăng lượng sữa, cũng như tăng cung cấp chất lỏng cho trẻ bú mẹ.
3. Con bị đi ngoài mẹ nên kiêng ăn gì?
3.1. Thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh
Những thức ăn này tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc hoặc các bệnh nhiễm trùng do có lẫn các vi sinh vật. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ mà còn giảm chất lượng sữa, có thể gây tiêu chảy cho trẻ bú sữa mẹ. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên nấu chín bất cứ món ăn nào nếu nếu có thể, hạn chế ăn rau sống và các loại thịt, cá sống, tái như gỏi cá, nem chua rán,… Bên cạnh đó, mẹ cần giữ môi trường chế biến sạch sẽ và sử dụng những nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Mẹ cũng nên hạn chế ăn đồ thừa, đã để qua ngày, kể cả đã được bảo quản trong tủ đông vì có khả năng tích tụ nhiều vi sinh vật gây bệnh.
3.2. Thực phẩm dễ gây dị ứng
Một số thực phẩm không gây dị ứng cho mẹ nhưng có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ. Vì thế, để hạn chế nguy cơ tiêu chảy do dị ứng thức ăn, mẹ cần tránh sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong thời gian cho con bú như:
- Hải sản có vỏ (tôm, cua,…)
- Trứng
- Lúa mì
- Các sản phẩm từ đậu nành, đậu phộng
- Sữa chứa whey, casein…
- Rau muống
Khi có các biểu hiện dị ứng thực phẩm như: tiêu chảy, phân màu xanh lá cây, có nhầy/máu, phát ban, sưng phù,…, bé cần ngừng tiêu thụ món ăn nghi ngờ ngay lập tức và tránh ăn những lần sau đó.
3.3. Đồ cay nóng
Đồ cay nóng thường chứa capsaicin- thành phần tạo vị cay. Chất này có thể đào thải qua sữa mẹ. Khi vào hệ tiêu hóa của trẻ, capsaicin gây kích ứng niêm mạc ruột và làm làm tăng nhu động tiêu hóa. Vì vậy, tốt nhất, mẹ cần tránh tiêu thụ các thực phẩm như ớt, mù tạt,…hay bất cứ món ăn có vị cay khác.
3.4. Đồ uống chứa cồn
Cồn chủ yếu có trong các loại rượu, bia. Chất này có khả năng kích thích thần kinh, dẫn đến tăng nhu động tiêu hóa và gây tiêu chảy. Sau khi uống, chất này nhanh chóng đi vào sữa mẹ với nồng độ tương đương trong máu. Vì vậy, trẻ sẽ phải hấp thụ một lượng cồn tương tự nếu bé bú sữa mẹ trong vòng 2 tiếng sau khi mẹ sử dụng rượu bia.
Để tránh nguy cơ gây hại cho trẻ, tốt nhất mẹ nên tránh hoàn toàn rượu bia hoặc hạn chế nhất có thể. Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày mẹ chỉ nên uống tối đa 1 cốc mỗi ngày. Cụ thể, nếu mẹ nặng 60 ký thì không nên uống quá 60 ml rượu trắng, 240 ml rượu vang, hay 2 ly bia trong vòng 24 tiếng.
3.5. Nước uống chứa caffein
Tương tự chất cồn, cafein cũng là một chất kích thích có khả năng gây tiêu chảy. Mặc dù rất khó xác định lượng cafein trẻ có thể hấp thu, mẹ vẫn nên hạn chế cafein trong thai kỳ để phòng ngừa khả năng làm nặng hơn triệu chứng tiêu chảy.
Tốt nhất, mẹ nên bỏ hoàn toàn những nước uống chứa caffein khi cho con bú như trà xanh, trà đen, cà phê, ca cao, nước tăng lực, coca,… Ngay cả cà phê đã khử caffeine cũng vẫn chứa một lượng nhỏ caffeine. Nếu sử dụng caffein, mẹ nên cho trẻ bú trước hoặc đợi 3 giờ sau khi tiêu thụ caffein để đảm bảo caffeine đã được cơ thể mẹ đào thải hết. Lượng caffein tối đa mẹ có thể tiêu thụ là 200-300 mg/ngày (tương đương 2-3 tách cà phê).
3.6. Một số loại trái cây, rau củ, ngũ cốc
Những thực phẩm được cho là có ích cho táo bón là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy. Đây cũng là những thực phẩm mẹ cần tránh, bao gồm:
- Trái cây: Các loại trái cây tươi hoặc sấy khô, đặc biệt là đào, lê, mận. Thành phần gây tiêu chảy ở những loại quả trên là chất xơ và sorbitol, đều có tác dụng hút nước, làm tăng thể tích lòng ruột.
- Rau củ: Các loại đậu, củ cải, rau sống, súp lơ trắng, bông cải xanh,…
- Các loại ngũ cốc nguyên cám
>>>Xem thêm: Vì sao bé uống sữa công thức bị tiêu chảy? 5 giải pháp cho mẹ
4. Lưu ý khi chăm sóc bé bị tiêu chảy
Ngoài thay đổi chế độ ăn của bản thân, mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tiêu chảy cho bé:
4.1. Bổ sung nước và điện giải
Trẻ có dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải nhẹ thì có thể điều trị bên ngoài bệnh viện bằng cách bù dịch đường uống. Lúc này, giải pháp tốt nhất là sử dụng nước uống oresol khi trẻ uống được và không bị nôn trớ.
Đối với trẻ bú sữa mẹ, nên bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho bé bú nhiều và lâu hơn bình thường. Nếu tiêu chảy nghiêm trọng, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm oresol giữa những lần bú và ngừng khi tiêu chảy giảm.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bé có thể sử dụng các loại nước khác như nước dừa, nước cơm, nước trái cây tươi không thêm đường,… Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng được khuyến cáo sử dụng khi bé bị tiêu chảy. Các loại nước ngọt như coca, nước trái cây chứa nhiều đường hoặc đồ uống thể thao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý về lượng dịch nên bổ sung thêm cho trẻ bởi điều này thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng mất nước của trẻ. Ngoài lượng nước cần uống thông thường, lượng nước cần được bổ sung như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ 2-10 tuổi: Khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ trên 10 tuổi: Uống theo nhu cầu
4.2. Bổ sung dinh dưỡng, lưu ý cần đảm bảo vệ sinh
Đối với trẻ chưa có biểu hiện mất nước hoặc có biểu hiện mất nước nhưng đã được bù dịch, cần cho trẻ quay trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt. Chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục chức năng hệ tiêu hóa, dự phòng và cải thiện tình trạng thiếu chất do tiêu chảy.
Trong đó, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên tiếp tục bú mẹ. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung thêm sữa công thức và các loại thực phẩm khác phù hợp độ tuổi.
Các chất dinh dưỡng khác được khuyến khích sử dụng khi bé bị tiêu chảy bảo gồm cacbonhydrat (gạo, lúa mì, khoai tây,…),thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau củ. Chất béo nên hạn chế vì khó hấp thu.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa nhỏ một ngày để hạn chế tình trạng khó tiêu và giảm nguy cơ nôn mửa.
4.3. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ ngưng sữa hoặc đổi sữa
Khi sữa công thức là nguyên nhân gây tiêu chảy, mẹ cần ngưng sử dụng loại sữa đó một thời gian hoặc đổi loại sữa khác nếu cần thiết. Trong đó, mẹ cần lưu ý việc lựa chọn sữa cần phù hợp độ tuổi và tình trạng của trẻ.
- Trẻ dưới 6 tháng: Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất. Nếu bắt buộc phải dùng sữa ngoài, mẹ nên sử dụng sữa công thức 1 bởi thành phần dinh dưỡng tương tự sữa mẹ.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ có thể sử dụng sữa công thức 2 cùng thương hiệu với loại sữa trước đó mà bé quen dùng. Tuy nhiên, hàm lượng đạm cần cao hơn để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần tránh những loại sữa chứa lactose, whey, casein,… nếu trẻ không dung nạp hoặc dị ứng với những thành phần trên.
- Trẻ trên 1 tuổi: Lúc này, bé đã có khả năng dung nạp nhiều loại sữa khác nhau. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống nhiều loại sữa trong ngày, kể cả sữa tươi.
4.4. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột là một trong những phương pháp cải thiện tiêu chảy an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ. Đó là nhờ lợi khuẩn có khả năng tái tạo và duy trì sự cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Lợi khuẩn cũng ức chế vi khuẩn có hại bằng cách cạnh tranh chất dinh dưỡng, vị trí bám đồng thời tăng cường hệ miễn dịch . Ngoài ra, một số lợi khuẩn có khả năng bài tiết hoặc kích thích niêm mạc ruột sản xuất enzym tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Mẹ tham khảo sản phẩm Lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch Imiale. Imiale chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, là chủng lợi khuẩn thiết yếu, chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đều chỉ ra việc bổ sung Imiale giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón ở trẻ nhỏ, đồng thời là biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ gặp tình trạng bất dung nạp Lactose, trẻ dị ứng đạm sữa bò….
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ rất đa dạng, thậm chí có thể bắt nguồn từ sữa mẹ. Để cải thiện tình trạng tiêu chảy đối với trẻ bú mẹ, mẹ cần thay đổi chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chăm sóc bé bổ sung lợi khuẩn để đảm bảo bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ yên tâm.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia về chủ đề bé bị tiêu chảy, các mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.