Một tháng gần đây, số trẻ nhiễm Adenovirus đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Tính đến 18/09/2022, bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 400 ca nhiễm. Adenovirus lây lan nhanh chóng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây chia sẻ những thông tin cập nhật nhất về Adenovirus: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.
Mục lục
1. Adenovirus gây bệnh gì?
Adenovirus không phải mới xuất hiện mà đã được phát hiện lần đầu vào năm 1953. Đây là virus có bộ gen là ADN kép, không có vỏ bọc bên ngoài. Adenovirus gây bệnh cho người, lây lan nhanh chóng và có thể tiến triển thành dịch. Adenovirus chia thành 7 nhóm, trong đó có hơn 50 type có thể gây bệnh.
Các bệnh lý Adenovirus có thể gây ra:
- Viêm đường hô hấp
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Viêm tai giữa
- Viêm kết mạc
- Nhiễm trùng tiêu hóa
- Một số bệnh khác (Hiếm gặp): Viêm bàng quang, viêm màng não…
Adenovirus gây bệnh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh, có thể bùng thành dịch vào thời điểm giao mùa Xuân – Hạ hoặc Thu – Đông.
Thời điểm tháng 8 – tháng 9 là giao mùa Thu Đông nên trẻ có nguy cơ mắc Adenovirus rất cao. Theo các nghiên cứu, Adenovirus có thể trở thành dịch sau các đợt dịch cúm, sởi. Việt nam vừa trải qua dịch Covid và cúm A nên khả năng nhiễm Adenovirus gia tăng trong thời gian này.
2. Adenovirus lây truyền qua đường nào?
Adenovirus chủ yếu lây truyền qua đường giọt bắn hay niêm mạc cụ thể:
- Nói chuyện, tiếp xúc với người mắc Adenovirus
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân mắc Adenovirus: khăn tay, khăn mặt, cốc, dụng cụ ăn uống…
- Dùng chung nguồn nước (bơi chung bể bơi…)
Adenovirus dễ dàng lây truyền qua đường giọt bắn
Thời gian ủ bệnh của Adenovirus là 8-12 ngày. Trong thời gian này, virus nhân lên và lây lan mạnh mẽ nhất. Người bệnh thường không có biểu hiện gì, tuy nhiên, nếu tiếp xúc với người bệnh mắc Adenovirus trong thời gian này, nguy cơ lây bệnh là rất cao.
3. Đối tượng nào dễ mắc Adenovirus?
Adenovirus gây bệnh cho mọi đối tượng khi mắc phải. Tuy nhiên theo thống kê, số lượng bệnh nhân mắc Adenovirus chủ yếu thuộc nhóm đối tượng sau:
- Trẻ em (từ 6 tháng – 5 tuổi): Trẻ vẫn chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân và phòng bệnh, bệnh dễ lây lan.
- Người lớn suy giảm miễn dịch (người cao tuổi, người mắc bệnh nền,…): Những đối tượng này có sức đề kháng kém, dễ nhiễm virus hơn.
Trẻ chưa ý thực được việc vệ sinh cá nhân và phòng bệnh nên dễ lây lan Adenovirus
4. Trẻ mắc Adenovirus có triệu chứng gì?
Sau thời kỳ ủ bệnh, các triệu chứng bắt đầu rõ rệt với các biểu hiện:
- Sốt cao 38-39 độ
- Viêm đường hô hấp trên: Ho, đau họng, khò khè, chảy nước mũi trong…
- Viêm kết mạc: Kết mạc mắt đỏ
- Viêm ruột: Tiêu chảy kéo dài, nôn, buồn nôn,…
Một số triệu chứng ít gặp hơn như: Viêm bàng quang, viêm màng não…
Các triệu chứng nặng hay nhẹ tùy vào sức đề kháng của trẻ. Có những trẻ, các triệu chứng chỉ như cảm lạnh thông thường, nhưng có những trẻ triệu chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán nhiễm Adenovirus
Bệnh nhân nhiễm Adenovirus dễ nhầm lẫn với các nhiễm khuẩn hoặc nhiềm virus hô hấp khác. Do đó, bên cạnh thăm khám lâm sàng, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm khác: xét nghiệm máu, xét nghiệm xác định căn nguyên Realtime PCR.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm Adenovirus khi xét nghiệm PCR dương tính với virus Adenovirus.
5. Adenovirus có nguy hiểm không ?
Adenovirus thời gian ủ bệnh dài, lây lan nhanh chóng thành dịch và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Suy hô hấp
- Nhiễm khuẩn huyết
- Suy đa tạng.
Các biến chứng này đều đe dọa đến tính mạng của trẻ. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung Ương, có hơn 50% bệnh nhi nhiễm Adenovirus phải thở oxy, thậm chí có trường hợp phải thở máy.
Chưa kể nhiễm Adenovirus có thể để lại hậu quả lâu dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ như: Viêm phế quản mạn, xơ phổi…
Trẻ mắc Adenovirus không được điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm
Vì vậy, khi thấy bé có các biểu hiện nghi ngờ, mẹ cần theo dõi bé sát sao để phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị sớm.
6. Điều trị Adenovirus ở trẻ
Trẻ khi được phát hiện nhiễm Adenovirus cần được cách ly và điều trị sớm. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Đa số các trường hợp, bệnh nhi được điều trị triệu chứng. Các biện pháp bao gồm:
Hạ sốt
Cách chăm sóc trẻ bị sốt:
- Chườm ấm, mẹ nên dùng khăn ấm lau người cho bé. Mẹ tuyệt đối không sử dụng khăn lạnh do khăn lạnh làm co lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát được, dẫn đến không hạ thân nhiệt mà còn khiến tình trạng của trẻ nặng hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát, đảm bảo không khí trong phòng sạch sẽ, thoáng mát
- Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên.
Lưu ý:
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ, mẹ cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của chuyên gia. Thuốc hạ sốt cho an toàn cho trẻ em: Paracetamol hoặc Ibuprofen.
- Sử dụng liều lượng phù hợp: Hai lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 giờ với Paracetamol và 6 giờ với Ibuprofen để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc
>>> Mẹ tham khảo: Cách xử trí khi bé bị sốt
Bù nước và điện giải
Trẻ tiêu chảy liên tục, đồng thời sốt cao hay nôn dễ dẫn đến mất nước và điện giải. Để tránh tình trạng mất nước với các hậu quả khó lường, mẹ nên bù nước và điện giải cho bé sớm bằng Oresol hay nước hoa quả.
Nếu mẹ chưa rõ cách bù nước và điện giải cho bé bằng Oresol, tham khảo TẠI ĐÂY
Bổ sung dinh dưỡng
Bên cạnh bù nước điện giải, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.
- Với trẻ còn bú mẹ: Mẹ tăng cữ sữa, cho trẻ bú thành nhiều lần hơn.
- Với trẻ đã ăn dặm: Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, súp…
- Với trẻ lớn: Bổ sung các món dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
>>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho trẻ thơm ngon, bổ dưỡng
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Trong trường hợp có biểu hiện nặng, trẻ được chỉ định điều trị bằng thuốc:
- Thuốc kháng virus: Chỉ sử dụng trên những bệnh nhân suy hô hấp, viêm phổi nặng có suy giảm miễn dịch do có thể gây tác dụng phụ trên thận.
- Thuốc kháng sinh: Khi có bội nhiễm vi khuẩn
Ngoài ra, nếu có khó thở, trẻ có thể được hỗ trợ hô hấp bằng cách thở oxy hoặc thở máy.
5. Trẻ nhiễm Adenovirus bao lâu thì khỏi ?
Thời gian trẻ nhiễm Adenovirus khỏi bệnh cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của bé.
Đa số các trường hợp trẻ nhiễm Adenovirus chỉ điều trị triệu chứng và bệnh khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày. Một số trẻ có triệu chứng đau mắt đỏ hoặc viêm phổi, thời gian điều trị có thể kéo dài đến 2 tuần.
6. Phòng ngừa lây nhiễm Adenovirus
Hiện nay, nước ta chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa Adenovirus. Do vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn lây và thường xuyên vệ sinh cho trẻ:
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Mẹ nhỏ mũi, cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Tránh tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh nhiễm Adenovirus.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên: Loại bỏ virus nếu vô tình chạm vào bề mặt hay đồ vật có chứa Adenovirus.
- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Nâng cao đề kháng cho bé: Vào thời điểm dịch bệnh đang tiến triển nhanh, mẹ cần nâng cao đề kháng để phòng ngừa Adenovirus. Ngoài ra, ngay cả khi đang nhiễm virus, trẻ cũng cần nâng cao đề kháng để bệnh nhanh khỏi hơn. Cách tăng đề kháng cho trẻ: Tiêm vaccin phòng ngừa các bệnh lý hô hấp khác, bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, men vi sinh…
Mẹ cũng cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm dinh dưỡng và bổ sung lợi khuẩn Imiale. Imiale chứa lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa Bifidobacterium BB-12 đã được chứng minh có khả năng kích thích sinh kháng thể IgA, nâng cao đề kháng trên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, với trẻ mắc Adenovirus, Imiale giúp:
- Hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy.
- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tránh khỏi bị virus tấn công đồng thời tạo điều kiện để niêm mạc phục hồi.
- Ức chế tác nhân gây hại.
- Tăng cường sức đề kháng.
Imiale đã được chứng minh hiệu quả và an toàn qua hơn 300 nghiên cứu lâm sàng và được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhân và khuyên dùng.
>>> Xem thêm: Hơn 300 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale
Hầu hết trường hợp trẻ nhiễm Adenovirus đều cải thiện bằng cách chăm sóc đúng cách: Hạ sốt, bù nước và điện giải, bổ sung dinh dưỡng và các biện pháp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, mẹ cần phòng ngừa và theo dõi trẻ để phát hiện nếu trẻ có triệu chứng và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482