Táo bón là 1 chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của bé. Bởi vậy các mẹ cần nhận biết được hiện tượng táo bón ở trẻ để có cách phòng ngừa kịp thời. Cùng tìm hiểu dấu hiệu táo bón sớm của bé ở bài viết sau đây.
I. 6 dấu hiệu dễ nhận biết nhất hiện tượng táo bón của bé
Các dấu hiệu điển hình để mẹ nhận biết bé đang bị táo bón:
1. Bé đi ngoài ít hơn bình thường
Số lần đi ngoài trong 1 ngày của mỗi bé thường không giống nhau. Nó phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt của trẻ. Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài 4 lần 1 ngày, trẻ trên 2 tháng tuổi sẽ đi 1-2 lần 1 ngày. Đối với những bé hay sử dụng sữa công thức, số lần đi ngoài có thể ít hơn.
Nếu như bé đi cầu ít hơn so với mức bình thường trên. Trung bình từ 1 – 2 ngày mới đi ngoài một lần kèm theo đó là những dấu hiệu khó chịu, bé khóc thì mẹ có thể nghĩ đến trường hợp bé bị táo bón.
2. Thời gian đi ngoài của bé lâu hơn
Khi trẻ mắc phải chứng táo bón thì phân trẻ sẽ khó ra ngoài hơn. Nếu mỗi lần bình thường trẻ đi ngoài 5- 10 phút thì khi bị táo bón, thời gian đi ngoài có thể kéo dài gấp nhiều lần.
Phân khô, vón cục, khó di chuyển ra ngoài dù bé đã cố sức gồng mình rặn. Bé có thể đi ngoài trong 20-30 phút hoặc hơn thế nữa.
3. Phân cứng, vón cục hoặc có kích thước lớn
Khi bé bị táo bón thì phân thường khô, rắn, vón cục, có hình viên.nhỏ như phân dê, màu xám hoặc màu đen. Đôi khi phân bé có kích thước lớn thì thường có hình trụ dài, khiến chúng không thể dễ dàng ra ngoài.
Ngoài ra nếu 1-2 ngày bé mới đi cầu nhưng phân mềm,vụn thì mẹ không phải lo lắng.
4. Bé đi ngoài rất khó khăn
Trẻ bị táo bón phân sẽ cứng, rắn và khô hơn. Do vậy khi đi ngoài mẹ có thể quan sát thấy bé có biểu hiện gồng mình, siết chặt mông. Do cơ bụng của bé còn rất yếu nên khi bé cố gắng đẩy phân ra.ngoài sẽ cần sử dụng tới sức rặn nhiều hơn.Điều đó khiến mặt bé đỏ ửng,toát mồ hôi.
Nếu bé gồng, rặn hay siết chặt mông quá nhiều có thể gây tổn thương hậu môn. Bởi vậy mà khi bé có các biểu hiện khó chịu, nhăn nhó, thậm chí là khóc khi đi ngoài thì mẹ cần phát hiện và có liệu pháp kịp thời.
5. Phân có thể lẫn máu
Khi trẻ cố gồng mình đi đại tiện, phân sẽ cọ sát với hậu môn làm cho hậu môn bị trầy xước, tổn thương. Hậu quả là hậu môn bị chảy máu khiến cho phân trẻ bị lẫn với máu.
Trẻ bị táo bón phân lẫn máu thì trên bề mặt phân sẽ xuất hiện máu đỏ tươi và không bầy nhầy. Thậm chí máu có thể nhỏ thành từng giọt. Mẹ có thể quan sát thấy các vết nứt ở hậu môn của trẻ.
6. Bé đầy hơi, chán ăn
Khi thức ăn và khí tích tụ trong bụng không được tiêu hóa hết, chúng sẽ lên men và tạo ra khí trong bụng gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Các mẹ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách ấn nhẹ vào bụng bé. Nếu thấy bụng bé cứng, tiếng kêu to và rõ, vang thì chứng tỏ khí trong bụng bé rất nhiều.
Táo bón làm cho bé bị mệt mỏi, quấy khóc và gây ra chán ăn, lười ăn. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng và chậm lớn.
>>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ: Cách nhận biết và xử trí tại nhà hiệu quả
II. Mẹ cần phải làm gì khi gặp hiện tượng táo bón ở trẻ
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu táo bón sớm của bé, mẹ đừng lo lắng. Mẹ hãy tuân thủ “4 nguyên tắc” sau đây để bé có thể đẩy lùi táo bón ngay lập tức:
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Tại sao nhiều bác sĩ nhi thường khuyên: “Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn là cần thiết ” đối.với cả bé đang bị và chưa bị táo bón?
Khi vào ruột, chất xơ hút nước trương nở làm tăng thể tích và làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn ít bị hấp thu, giúp kích thích thành ruột, làm tăng nhu.động ruột, tăng co bóp để tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Các sản phẩm giàu chất xơ, thanh mát mẹ có thể bổ sung trong chế độ.ăn cho con có thể là: rau dền, rau súp lơ xanh, rau mồng tơi. Một số loại quả như: quả bưởi, quả bơ, quả đu đủ…
Mẹ cũng nên tránh đồ ăn cay, nóng, quá nhiều chất đạm, protein cho bé.
>>> Xem bài viết: Góc dinh dưỡng cho trẻ: Bé bị táo bón ăn gì cho hết?
2. Uống nhiều nước
Nước là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện táo bón ở trẻ. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm tăng hấp thu nước ở đại tràng. Điều này sẽ giúp phân khô và xốp hơn.Phân nặng nước sẽ giúp bé nhanh có cảm giác đi tiêu nên phòng tránh được hiện tượng táo bón.
3. Thay đổi thói quen vận động
Thay đổi thói quen vận động nhất là đối với những bé lười vận động là rất hữu ích, giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
Hoạt động sẽ giúp tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, tăng nhu động, giúp giảm và phòng tránh tình trạng táo bón.
Tùy vào lứa tuổi của bé mà mẹ có thể có những bài vận động khác nhau:
Đối với bé dưới 12 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé tập lẫy, tập đạp chân, lăn hay tập nhún nhảy theo nhịp điệu của mẹ
Đối với các bé lớn hơn thì có thể cho bé đi bộ, đi dạo, đi chơi, đi picnic, dã ngoại.
Điều quan trọng là cha mẹ luôn tạo phải tạo sự hứng thú, vui vẻ và luôn hoạt động cùng con.Từ đó bé có thể vận động một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
>>> Xem bài viết: 5 bài tập tại nhà giảm ngay tình trạng táo bón hoài ở trẻ
4. Bổ sung lợi khuẩn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 75% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ là vô cùng non nớt, nếu không có 1 hàng rào bảo vệ ngay từ bên trong thì bé rất dễ gặp những rối loạn tại đường ruột. Hiện tượng táo bón là 1 trong số rối loạn đường ruột bé thương mắc phải.
Hàng rào bảo vệ quan trọng nhất không chỉ với hệ thống tiêu hóa mà còn là hệ miễn dịch của bé đó chính là hệ vi khuẩn “tạp” đường ruột. Với tỉ lệ “vàng” 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn, đây là tỉ lệ giúp bé luôn duy trì 1 hệ tiêu hóa và 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chưa hợp lí đang làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Số lượng hại khuẩn ngày càng tăng lên, chiếm chất dinh dưỡng và vị trí gắn, trong khi số lượng lợi khuẩn lại không tăng. Đó là điều kiện để hiện tượng táo bón gia tăng ở trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp hiện đại và cần thiết được bà mẹ tin dùng tại Việt Nam và trên thế giới.
>>> Xem bài viết: Top 6 men vi sinh cho trẻ táo bón hiệu quả nhất
III. Imiale – lựa chọn an toàn, bền lâu dành cho bé táo bón
Imiale chứa 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 – chiến binh quan trọng cho đường ruột của trẻ. Imiale được chứng minh giúp cải thiện 95% táo bón ở trẻ nhờ các ưu điểm vượt trội như:
- Thủ lĩnh Bifidobacterium: cư dân quen thuộc chiếm 90% tổng số lợi khuẩn đường ruột trẻ
- Làm mềm, xốp phân: tăng khả năng giữ nước tại đại tràng, tăng độ nhớt cho khuôn phân, giúp bé đi tiêu dễ dàng
- Tăng khối lượng phân: Kích thích cảm giác đi tiêu cho trẻ
- Kích thích nhu động ruột: tác động vào các thụ thể thần kinh giúp tăng cường nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng
- Bifidobacterium tăng cường tiết chất nhầy bôi trơn ống tiêu hóa (mucin). Các chất nhầy này giúp phân dễ dàng di chuyển trong đại tràng. Bên cạnh đó, chúng là lá chắn bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các tác động có hại. Giảm ma sát gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
Imiale được bào chế bởi công nghệ màng bao kép Cryoprotectant giúp bảo vệ lợi khuẩn vượt qua được rào cản khắc nghiệt của acid dịch vị và dịch mật nhờ khả năng tạo màng bảo vệ sinh học siêu bền vững, nhờ đó đến được đích tác dụng tại ruột già.
Khả năng bám dính tốt với niêm mạc ruột, cạnh tranh và ức chế vi khuẩn có hại, từ đó giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Imiale và những bằng chứng khoa học hỗ trợ cải thiện táo bón
Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ nhận biết sớm nhận biết táo bón ở trẻ nhỏ để có thể sớm cải thiện tình trạng cho con. Nếu còn thắc mắc về táo bón hay các tình trạng trên đường tiêu hóa ở trẻ, mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng.