Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Khi gặp tình trạng này mẹ bầu thường rất lo lắng đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu và hướng xử trí như thế nào để nhanh chóng cải thiện, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây 5 tips cho mẹ bầu ăn không tiêu đầy bụng khó thở.
1. Nguyên nhân mẹ bầu ăn không tiêu, đầy bụng, khó thở
Tình trạng mẹ bầu ăn không tiêu đầy bụng khó thở thường khá phổ biến hiện nay khiến nhiều mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này mà mẹ cần quan tâm để xác định tình trạng của mình.
1.1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu ăn không tiêu đầy bụng
Trong thời kỳ mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lượng hormone do cơ thể sản xuất ra. Khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, lượng hormone progesterone và estrogen tăng cao (Hormone sinh dục nữ được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng) góp phần gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ có thai.
Hai hormon này có thể làm giảm nhu động ruột, làm chậm sự tháo rỗng dạ dày. Do đó, mẹ có thể gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi đặc biệt là sau khi ăn no và có thể khó tiêu hóa.
Ngoài ra, trong những tháng tiếp theo khi em bé dần phát triển, tử cung của mẹ tăng kích thước có thể chèn ép vào khoang bụng. Dẫn đến dạ dày và các cơ quan khác của đường tiêu hoá chịu áp lực lớn nên làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn khiến mẹ đầy hơi, chướng bụng.
Mẹ bầu đầy hơi cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống thất thường, mẹ ăn một số thực phẩm khó tiêu hóa như: thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Một số mẹ bầu có thể đầy hơi, chướng bụng do bất dung nạp lactose trong một số sản phẩm từ sữa.
Do cơ thể không tiết đủ enzym lactase để phân hủy lactose trong sữa và hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi cũng ảnh hưởng tới lượng khí sinh ra trong ruột
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai mẹ thường rất nhạy cảm, tâm trạng dễ bị ảnh hưởng, thường xuyên lo lắng, căng thẳng bởi những nguyên nhân khác nhau như tài chính, các mối quan hệ, sự phát triển của con,…Tình trạng này có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của mẹ, làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng.
1.2. Nguyên nhân mẹ khó thở trong thời kỳ mang thai
Khó thở là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi cơ thể mẹ có sự gia tăng nồng độ progesterone có thể ảnh hưởng tới phổi và kích thích trung tâm hô hấp tại não.
Tình trạng khó thở có thể nghiêm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước thai nhi lớn hơn làm tăng áp lực của tử cung lên cơ hoành (cơ hoành có vai trò quan trọng với sinh lý hệ hô hấp của cơ thể). Đặc biệt, nếu mẹ mang đa thai hoặc có nhiều nước ối cảm giác khó thở sẽ nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu mẹ bầu có bệnh hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao.
2. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở có nguy hiểm không
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng để đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là tình trạng bình thường khi mang thai nếu nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể mẹ hoặc sức ép của tử cung lên cơ hoành và đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và chán nản. Điều này có thể khiến mẹ chán ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt mẹ cần lưu ý nếu có bệnh hen suyễn, thiếu máu khi xuất hiện tình trạng như:
- Khó thở đột ngột
- Mạch nhanh, tim đập nhanh, đau ngực
- Ho dai dẳng kèm theo sốt
Khi đó mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời giảm nguy cơ tạo cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn phổi.
3. Mẹ nên làm gì khi ăn không tiêu đầy bụng khó thở
Ăn không tiêu khó thở khiến các mẹ bầu lo lắng rằng sẽ thiếu dinh dưỡng cho con phát triển. Vậy mẹ đã biết ăn không tiêu nên làm gì? Làm sao để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai? Sau đây là một số tips giúp mẹ cải thiện những tình trạng này.
3.1. Thực phẩm mẹ nên bổ sung
Khi mẹ bị ăn không tiêu đầy bụng thì việc bổ sung thực phẩm dễ tiêu hoá và giàu chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất qua các loại thực phẩm sau đây:
Quả bơ
Bơ là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin B9, vitamin C, vitamin K, Kali, Natri để cân bằng bằng điện giải và giữ nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng chất xơ trong bơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi.
Quả chuối
Chuối là một loại quả không còn xa lạ với người Việt Nam. Chuối có vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải kể đến là hàm lượng chất xơ hòa tan có khả năng hút nước và trương nở giúp phân mềm và dễ tiêu hóa.
Kali, Natri trong chuối là những chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ cân bằng các chất điện giải cho cơ thể, giúp giữ nước và ngăn ngừa đầy hơi.
Quả táo
Quả táo chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin E,… Trong đó lượng kali giúp giữ nước cho cơ thể và hàm lượng chất xơ tương đối cao có lợi cho quá trình tiêu hoá, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn của mẹ. Mẹ có thể ăn táo trực tiếp hoặc dùng dưới dạng nước ép táo để thay đổi khẩu vị mỗi ngày.
Gừng
Từ lâu gừng được biết là một loại thảo mộc nổi tiếng với nhiều công dụng như chữa cảm lạnh, chống viêm, giảm say tàu xe,…Ngoài ra, một số nghiên cứu thấy rằng gừng có thể đẩy nhanh tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi.
Nếu mẹ thắc mắc ăn không tiêu uống gì? Mẹ có thể uống trà gừng 1-2 lần mỗi ngày đến khi tình trạng này được cải thiện. Mẹ có thể tự pha trà gừng như sau: rửa sạch một củ gừng cạo sạch vỏ và giã nhuyễn, cho vào ly pha với khoảng 200ml nước sôi, đậy nắp sau khoảng 2-3 phút là có thể dùng.
Sữa chua
Hệ vi khuẩn đường ruột có một vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ đường ruột cũng như việc tiêu hoá thức ăn. Chính vì thế, mẹ nên bổ sung những lợi khuẩn cho cơ thể thông qua men vi sinh hoặc bằng sữa chua. Sữa chua có thể cung cấp cho mẹ một số lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ mắc các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
Rau xanh
Mẹ nên bổ sung những loại rau nhiều chất xơ, chứa các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể giữ nước, tiêu hoá thức ăn tốt hơn, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Một số loại rau mẹ nên bổ sung như rau cần tây, rau dền,… Mẹ cũng cần lưu ý có những loại rau như bông cải xanh và các loại rau họ cải có chứa raffinose có thể khiến đường tiêu hoá của mẹ khó chịu.
>> Xem thêm: Chất xơ và 9+ vai trò quan trọng đối với sức khỏe
3.2. Thực phẩm mẹ không nên ăn khi mang thai
Bên cạnh những thực phẩm cần được bổ sung, mẹ cũng nên quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế, giảm nguy cơ ăn không tiêu khó thở trầm trọng hơn.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Bên cạnh một số loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp được FDA khuyên dùng để bổ sung omega 3 cho bé như Cá hồi, cá rô phi, cá cơm,.. Một số loại cá như Cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá thu,… có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây độc với hệ thần kinh, thận và hệ miễn dịch của mẹ. Lượng thủy ngân này cũng có thể qua nhau thai ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều chất béo
Đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến đặc biệt với giới trẻ như: Pizza, xúc xích, mì tôm, khoai tây chiên,… Tuy nhiên những thức ăn này sau khi vào cơ thể thường khó tiêu hóa và dễ gây ra khí trong ruột dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, mẹ có thể tăng cân mất kiểm soát nếu ăn nhiều những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Mẹ tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Các sản phẩm từ sữa với những người rối loạn dung nạp lactose
Một số mẹ bầu không dung nạp với lactose do không sản xuất đủ Enzym để tiêu hóa lượng lactose trong sữa. Do đó, nếu mẹ có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy do sử dụng sữa có chứa lactose mẹ nên ngừng uống sữa này, thay vào đó mẹ có thể lựa chọn những loại sữa không chứa lactose hoặc sữa đậu nành tăng cường canxi.
Thức ăn chưa nấu chín
Thức ăn tái, chưa được nấu chín hoặc chưa rửa sạch cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến mẹ đau bụng đầy hơi và tiêu chảy. Mẹ ăn những thức ăn này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng như E. coli, Salmonella,… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, tăng nguy cơ thai chết lưu, các bệnh thần kinh.
3.3. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục là một thói quen tốt đặc biệt với những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn bài tập, mẹ có thể tập những bài yoga, khiêu vũ nhẹ nhàng hay đơn giản là đi bộ mỗi ngày để giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi hình dáng, cân nặng khi mang thai và tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Trong quá trình tập thể dục mẹ không nên tập quá sức nhất là trong những lần tập đầu tiên. Mẹ có thể tìm một lớp dạy tập thể dục cho bà bầu hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong những ngày đầu mới tập , mỗi ngày mẹ không nên tập quá 15 phút, 3 lần mỗi tuần và có thể tăng lên 30 phút trong những ngày tiếp theo. Sau đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi tập thể dục trong thời kỳ mang thai:
- Mẹ nên khởi động nhẹ nhàng, giãn cơ trước khi bắt đầu vào bài tập và giảm dần trước khi kết thúc buổi tập.
- Lựa chọn những bài tập vừa phải, tránh những bài tập vất vả ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ nên tập thể dục hàng ngày khoảng 30 phút để tạo thói quen và đảm bảo có sức khỏe tốt
- Nếu mẹ muốn theo học những lớp tập thể dục cho phụ nữ mang thai mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn những lớp học uy tín, giáo viên có trình độ và thái độ tốt với học viên của mình.
Bên cạnh đó mẹ nên tránh một số bài tập có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ như:
- Nằm ngửa trong thời gian dài đặc biệt là sau khi thai nhi được 16 tuần, vì trọng lượng của thai nhi chèn ép lên mạch máu, giảm lượng máu về tim khiến mẹ mệt mỏi và dễ ngất xỉu.
- Không tập những bài tập thể dục thể thao quá sức, có nguy cơ bị ngã như bóng chuyền, quần vợt, cưỡi ngựa,…
- Không nên tập thể dục hoặc leo núi ở độ cao trên 2500m so với mực nước biển, mẹ có thể dễ dàng bị say độ cao.
Tập thể dục là một thói quen tốt với phụ nữ mang thai để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên mẹ cũng nên cân nhắc về cường độ và tần suất tập, tránh quá sức ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.4. Một số mẹo cải thiện ăn không tiêu, đầy bụng
Khi ăn không tiêu, đầy bụng mẹ có thể thử một số mẹo sau đẩy để cải thiện tình trạng này.
- Mẹ không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để thức ăn dễ dàng tiêu hóa.
- Khi ăn mẹ nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể cũng rất quan trọng, mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 2 lít nước và uống đều đặn trong ngày. Mẹ không nên uống quá nhiều trong bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Khi dùng bữa mẹ nên ngồi dậy để ăn, ngay cả trong những bữa ăn nhẹ, việc này sẽ giúp thức ăn xuống dạ dày nhanh hơn, tránh nguy cơ mẹ bị nghẹn thức ăn.
- Sau khi ăn mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Sau khi áp dụng các phương pháp trên cùng với việc thay đổi chế độ ăn mà tình trạng ăn không tiêu đầy bụng không được cải thiện. Lúc này mẹ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.
3.5. Biện pháp cải thiện tình trạng khó thở
Khó thở khi mang thai đã không còn quá xa lạ với những người từng mang bầu. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách làm giảm những triệu chứng này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và đảm bảo đủ oxy cho cơ thể. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà mẹ có thể tham khảo:
- Mẹ nên hoạt động chậm hơn, không nên ép bản thân làm việc quá sức khiến cơ thể tiêu thụ nhiều oxy hơn.
- Khi ngồi mẹ nên ngồi thả lỏng, thẳng lưng và giữ vai về phía sau ngực hơi chếch về phía trước, giúp mẹ hít thở dễ dàng hơn.
- Khi ngủ vào buổi tối mẹ nên gối đầu cao hơn và tìm một tư thế ngủ thoải mái để thư giãn đảm bảo mẹ không bị tỉnh giấc.
- Mẹ có thể nâng cánh tay lên cao để giảm áp lực với khung liên sườn, nên mẹ có thể hít thở được nhiều oxy hơn.
- Tập thở sâu mỗi ngày bằng cách hít vào thật sâu để không khí dễ dàng vào phổi, giữ trong vài giây và dần dần thở ra bằng miệng.
Khó thở ở phụ nữ mang thai khỏe mạnh trong một thời gian ngắn và nếu mẹ thử các phương pháp trên hiệu quả thì mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu trong một vài ngày áp dụng tình trạng này không giảm hoặc có bất kỳ triệu chứng khác kèm theo như tim đập nhanh, đau ngực, ho, sốt cơ thể mệt mỏi, mẹ nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị.
Mẹ nên phối hợp các phương pháp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và một số thói quen khác sẽ nhanh chóng loại trừ những triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Việc cải thiện tình trạng này giúp mẹ cảm thấy thoải mái và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai – Nguyên nhân và phương pháp xử trí
4. Kết luận
Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ của mẹ. nếu mẹ cảm thấy khó thở kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh, mạnh, đau ngực, khó thở đột ngột, sốt cao, da xanh xao, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Một số tips có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng này là xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường các thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, hạn chế các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn chưa nấu chín và các sản phẩm từ sữa chứa lactose.
Với tình trạng khó thở mẹ có thể thay đổi thói quen khi ngủ hoặc khi ngồi và tập thở sâu mỗi ngày để không khí dễ dàng vào phổi, cải thiện tình trạng này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho mẹ một số tips cải thiện tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
Tham khảo nguồn: