Trẻ kén ăn là tình trạng trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, cự tuyệt với các loại thức ăn còn lại. Việc trẻ kén ăn kéo dài sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, trẻ kén ăn có biểu hiện lo âu và trầm cảm cao hơn 2 lần so với nhóm trẻ ăn uống đầy đủ. Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện kén ăn, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được giải pháp nhé.
Mục lục
1. Biểu hiện trẻ kén ăn
Kén ăn là tình trạng trẻ chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định, không ăn thực phẩm trẻ không thích. Theo các chuyên gia, có khoảng 25 – 30% trẻ trong độ tuổi chập chững biết bò, biết đi hoặc mẫu giáo có tình trạng kén ăn. Kén ăn lâu dài sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ.
Trẻ kén ăn có một số biểu hiện:
- Từ chối món mới, chỉ ăn một loại thức ăn nhất định: Từ việc chỉ ăn một món ăn nhất định, sẽ dẫn đến trẻ từ chối các món mới khác. Mẹ hãy kiên nhẫn tạo hứng thú cho con.
- Lặp đi lặp lại một món ăn hàng ngày: Trẻ chỉ đòi ăn một món ăn trong nhiều ngày, không ăn thức ăn khác cũng là dấu hiệu của kén ăn.
- Không ăn hết khẩu phần: Trẻ kén ăn thường chỉ ăn hết những món trẻ thích, để lại các món không phải món khoái khẩu dẫn tới bỏ dở thức ăn.
- Trẻ quấy khóc khi ăn: Khi không có món trẻ thích, trẻ sẽ phá phách, quấy khóc, ném đồ ăn, lật bát,… Cha mẹ không nên ép trẻ sẽ tạo không khí căng thẳng trong bữa ăn.
- Ăn chậm: Mỗi bữa ăn của trẻ có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ nếu không có món trẻ thích. Nếu trẻ cảm thấy ngon miệng thì mỗi bữa chỉ kéo dài khoảng 25 – 30 phút.
- Trẻ có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu máu trẻ có biểu hiện da xanh, các niêm mạc môi, mắt và lưỡi nhợt nhạt, tóc dễ rụng, hay buồn ngủ,… Thiếu canxi và vitamin D trẻ có biểu hiện ra mồ hôi trộm, rụng tóc, chậm biết ngồi, biết đi,… Thiếu vitamin A trẻ có biểu hiện quáng gà, nặng dẫn đến mù lòa,…
2. Phân biệt trẻ kén ăn với trẻ biếng ăn
Trẻ kén ăn và biếng ăn có một số biểu hiện khác nhau bố mẹ cần phải phân biệt được rõ ràng để có biện pháp khắc phục cho đúng chuẩn. Dưới đây là sự khác biệt của kén ăn và biếng ăn, bố mẹ tham khảo:
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ kén ăn
Trẻ kén ăn thường do các nguyên nhân sau:
Do gen di truyền
Bố mẹ kén ăn từ thời thơ ấu thì thường con sinh ra cũng sẽ kén ăn giống bố mẹ. Một đứa trẻ sẽ phát triển theo thứ tự cảm giác – âm thanh – hình ảnh. Hầu hết các trẻ nhỏ đang phát triển trong giai đoạn cảm giác nên rất nhạy với gia vị, đặc biệt là vị đắng.
Trẻ cảm nhận vị đắng cao trong một số loại rau, hoa quả do gen T2R38 tác động. Gen này có chức năng tạo ra các protein TAS2R38 sẽ nhận biết được vị đắng.
- Trường hợp ba mẹ và trẻ đều thừa hưởng gen T2R38 và hai bản sao này thì sẽ nhận biết vị đắng rất cao.
- Trường hợp chỉ mang một gen T2R38 thì mức độ nhận biết vị đắng ở mức trung bình.
- Trường hợp không mang gen nào thì mức độ nhận biết vị đắng rất kém.
Do vậy, trong bữa ăn có thêm rau hoặc một số món khác thì trẻ sẽ cảm thấy đắng và không muốn ăn.
Do cách chăm sóc của cha mẹ
- Do cha mẹ chiều con, cho con ăn theo ý thích mà không khuyên nhủ con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Do cha mẹ không chế biến đa dạng các món ăn mà chỉ cho con ăn mãi một món.
- Do cách ăn của bố mẹ trong bữa ăn chỉ ăn một món nên trẻ sẽ học theo.
- Do cách cha mẹ ăn, cha mẹ chế biến món ăn, cách trang trí bữa ăn,…Cha mẹ vừa ăn vừa xem hoặc ăn lâu,.. các con sẽ học theo.
- Do cha mẹ ép con ăn, hù dọa con làm con sợ, nôn, trớ
Trẻ kén ăn do tự nhiên
Tất cả các trẻ nhỏ đều có giai đoạn tự nhiên kén ăn. Có những món trước đây con rất thích nhưng tự nhiên giờ con không muốn ăn nữa, chê cả thức ăn cũ lẫn thức ăn mới.
Thường từ giai đoạn con từ 18 tháng – 2 tuổi trước ăn rất tốt nhưng giờ từ chối thức ăn. Vị giác giai đoạn này phát triển đỉnh điểm, con thích ăn ngọt hơn, nó kích não tăng trưởng cực nhanh.
Do chế độ ăn của mẹ
Từ trong bụng mẹ, nếu mẹ ăn uống sai cách, đơn điệu,… thì sau này bé sẽ ăn như thế. Vì trong bụng mẹ trẻ đã tóp tép uống nước ối của mẹ. Vị của nước ối sẽ liên quan đến những thức ăn mẹ ăn. Nếu mẹ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn tự nhiên thì dẫn đến em bé sau này dễ thẩm vị hơn.
Khi ra ngoài, trẻ ti bú mẹ thì mùi sữa cũng vậy sẽ thay đổi theo thức ăn mẹ ăn. Đa số trẻ bú mẹ khi lớn lên dễ ăn hơn. Còn trẻ uống sữa công thức lớn lên hay kén ăn, có xu thế ăn mặn, ăn chua.
Do món ăn không hợp khẩu vị
Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi đã có gu ăn uống riêng. nếu mẹ chế biến không ngon, không đẹp mắt trẻ sẽ không ăn.
2. Hậu quả của việc trẻ kén ăn
Tình trạng kén ăn có thể xảy ra trong một thời gian dài, nếu để lâu ngày sẽ gây nên những hậu quả như:
Rối loạn tăng trưởng do thiếu chất
Trẻ kén ăn chỉ ăn một món nhất định sẽ gây nên tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và gây nên suy dinh dưỡng ở trẻ. Một số hậu quả của việc thiếu các chất chính trong cơ thể trẻ như:
- Thiếu vitamin B1 sẽ gây tê bì chân tay
- Thiếu chất sắt sẽ gây thiếu máu: niêm mạc da và môi xanh, nhợt nhạt, trẻ hay buồn ngủ, thể trạng yếu,…
- Thiếu vitamin A nghiêm trọng sẽ bị mù
- Thiếu canxi gây còi xương
- Thiếu kẽm gây nên các vấn đề: tóc dễ rụng, quáng gà, loét niêm mạc miệng,…
Trí não kém phát triển
Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quyết định đến trí não phát triển của trẻ. Vì vậy, con kén ăn bị thiếu chất dinh dưỡng, não bộ sẽ thiếu chất Omega 3, DHA, sắt,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ kén ăn thua hẳn về mặt trí não so với trẻ được ăn uống đầy đủ.
Sức đề kháng kém
Đa số trẻ kén ăn sẽ bị suy giảm sức đề kháng. Sức đề kháng giảm trẻ dễ bị các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập dẫn đến bị các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy hơi, ốm, sốt,…. Tình trạng này sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn khiến bố mẹ đau đầu: trẻ kén ăn – thiếu chất dinh dưỡng – bệnh – biếng ăn.
Chỉ số EQ thấp
Chỉ số EQ hay còn gọi là chỉ số cảm xúc, là nền tảng giúp trẻ phát triển tốt khả năng diễn đạt và kỹ năng giao tiếp. Trẻ kén ăn thường sẽ bị thiếu chất nên cơ thể sẽ mệt mỏi, không thích vận động, không hòa nhập bạn bè, học kém,… dẫn đến chỉ số EQ thấp hơn những trẻ bình thường khác.
Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ bị trầm cảm và tự kỷ,… Vì vậy, mẹ cần có biện pháp kịp thời, để con có thể phát triển bình thường như các trẻ khác.
4. Giải pháp khắc phục trẻ kén ăn
Để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhanh chóng hiệu quả, bố mẹ nên áp dụng theo các giải pháp sau đây:
- Đồng cảm và giải thích cho con hiểu cần ăn đa dạng thức ăn
Tước tiên, mẹ cần phải kiên trì, cố gắng không được bỏ cuộc và đồng cảm với con. Khi bày thức ăn, con chỉ đòi ăn thịt mà không chịu ăn rau. Đối với trẻ lớn (>1 tuổi rưỡi), con đã có khả năng giao tiếp, mẹ có thể nói chuyện với con và giải thích cho con hiểu lý do vì sao nên ăn 2 thức ăn đó trong cùng bữa. Mẹ nên tôn trọng ý kiến của trẻ để làm trẻ cởi mở và thích thú việc ăn uống hơn.
- Bố mẹ cần làm gương cho trẻ
Thói quen và hành vi ăn uống của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống của trẻ. Để làm gương tốt cho trẻ, người lớn nên ăn đa dạng loại thực phẩm, không bỏ bữa và ăn hết suất ăn sẽ hình thành thói quen tốt ở trẻ.
- Lên kế hoạch thay đổi món mới cho trẻ
Để hạn chế tình trạng bé biếng ăn, ăn chậm, mẹ cần có kế hoạch giúp bé thường xuyên thay đổi và thử nghiệm những món ăn mới cho bé tập thích nghi. Nên để bé thích nghi dần trên nguyên tắc vẫn giữ những món cũ, không nên thay đổi toàn bộ món ăn trong 1-2 bữa.
- Mẹ nên chọn món phù hợp với độ tuổi của con
Ngay từ khi ăn dặm, ba mẹ cần lên thực đơn đa dạng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con như sau:
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
Khi bé đủ 6 tháng tuổi trở đi đã có thể bắt đầu ăn dặm những loại thực phẩm mềm như ngũ cốc (loại chỉ dùng cho trẻ sơ sinh), hoa quả, rau xanh và thịt được xay nhuyễn để con dễ nuốt và không bỏ ăn.
Từ 1 đến 2 tuổi
Khi bé được 1 tuổi, thời điểm này cũng là lúc bé bắt đầu tập lẫy, bò, đứng và đi, mẹ cho trẻ ăn cháo thịt, cá,… hoặc bột kèm theo sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp với trẻ.
>>> Chi tiết tại: Bí kíp trị biếng ăn cho trẻ 1 tuổi mẹ có thể chưa biết
Từ 2 đến 5 tuổi
Đến giai đoạn bé đủ 2 tuổi thì hầu hết đã mọc đủ răng và cứng cáp hơn, bé có thể ăn được cơm canh, rau củ luộc, thịt hoặc cá, trứng,… Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa công thức đã qua kiểm nghiệm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo lứa tuổi.
Dưới đây là bảng thực đơn cho trẻ kén ăn theo độ tuổi mẹ nên tham khảo:
- Xen kẽ món mới và món cũ
Đan xen món cũ, món mới sẽ giúp bé đỡ bỡ ngỡ và tránh những thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng của bé, tập cho bé ăn món mới dần dần bé sẽ quen và tập thêm cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn không để thừa lại đồ ăn không thích.
- Chế biến thức ăn trở nên hấp dẫn, ngộ nghĩnh hơn
Mẹ có thể xếp các đồ ăn mới và đồ ăn cũ một cách bắt mắt và hấp dẫn nhiều màu sắc với các hình thú ngộ nghĩnh sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn với đồ ăn. Mẹ hãy kết hợp những món trẻ không thích với món trẻ thích để trẻ làm quen dần dần với những món lạ sẽ giúp cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ.
- Bổ sung dưỡng chất cho trẻ
Để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ, cha mẹ nên sử dụng cho trẻ những sản phẩm bổ sung có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như sắt, crom, selen, kẽm, canxi, vitamin nhóm B,… để đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ.
Đồng thời, những vitamin cần thiết này cũng hỗ trợ tiêu hoá và tăng sự hấp thu dinh dưỡng để kích thích trẻ ăn uống tốt hơn nữa.
- Nhận trợ giúp từ chuyên gia
Khi đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng kén ăn của bé vẫn không được cải thiện, mẹ nên đưa bé đến đi kiểm tra dinh dưỡng để nhận lời tư vấn từ các chuyên gia và bác sĩ vì rất có thể bé đã mắc một số bệnh lý gây biếng ăn.
>>> Xem thêm: Mẹo cải thiện biếng ăn cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo
Trên đây là các thông tin cần thiết mà Imiale đã tổng hợp cho các bố mẹ tham khảo về tình trạng trẻ kén ăn. Hy vọng với các kiến thức này, các mẹ bỉm sữa có thể hiểu rõ và áp dụng hiệu quả. Hãy luôn là người mẹ thông thái để giúp con phát triển toàn diện các mẹ nhé!
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay Imiale theo HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.