Theo thống kê, trẻ em dưới 2 tuổi bị trung bình từ 2- 3 đợt tiêu chảy/ năm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cha mẹ có con nhỏ được phép chủ quan, lơ là trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ. Đặc biệt, tiêu chảy còn kèm theo rất nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ thì phải làm gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Tại sao trẻ tiêu chảy lại kèm theo nôn trớ
- II. Tiêu chảy kèm nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?
- III. Các bước xử trí khi trẻ đi ngoài nôn trớ
- IV. Lưu ý khi chăm sóc trẻ đi ngoài nôn trớ
- 1. Vỗ lưng cho trẻ thường xuyên bị tiêu chảy kèm nôn trớ
- 2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
- 3. Bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích cho trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ
- TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
- 4. Khi nào bé bị tiêu chảy nôn trớ nên cho đi khám bác sĩ
I. Tại sao trẻ tiêu chảy lại kèm theo nôn trớ
Nôn trớ có thể là một biểu hiện kèm theo tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Nôn trớ thường xuất hiện sớm trước khi có triệu chứng đi ngoài lỏng từ vài phút đến vài giờ. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc chỉ nôn một vài lần trong ngày.
Khác với nôn trớ thông thường ở trẻ, chất nôn có thể là sữa hoặc lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Nôn trớ ở trẻ bị tiêu chảy chủ yếu là nước, mất điện giải kèm với một lượng nhỏ thức ăn. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh ở trẻ thường do Rotavirus hoặc vi khuẩn tụ cầu.
Vì vậy, mẹ cần xác định xem trẻ nôn bao nhiêu lần, số lượng chất nôn trong mỗi lần, tính chất và thành phần chất nôn (toàn nước, thức ăn, chất khác),sau đó sẽ có giải pháp bù nước và chất điện giải hợp lý cho bé. Cách tốt nhất mẹ nên bù nước và điện giải cho bé bằng Oresol, chi tiết TẠI ĐÂY.
➤ Có thể mẹ quan tâm : Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em.
II. Tiêu chảy kèm nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?
Mất nước và điện giải là một trong những điều đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ trung bình hoặc nặng lại kèm theo tình trạng nôn trớ có thể gây nên điều này.
Mất nước và chất điện giải nghiêm trọng rất nguy hiểm, nó có thể gây co giật, tổn thương não. Sau đây là những dấu hiệu của mất nước, mẹ hãy chú ý và theo dõi tình hình sức khỏe của con cũng như tham vấn bác sĩ các trường hợp sau:
- Chóng mặt và choáng váng, uể oải, mệt mỏi
- Khô miệng; khát nước
- Nước tiểu màu vàng đậm, rất ít nước tiểu;
- Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc;
- Da khô và mát bất thường.
III. Các bước xử trí khi trẻ đi ngoài nôn trớ
1. Vệ sinh cho trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
Bước đầu tiên khi bé bị tiêu chảy gặp phải tình trạng nôn trớ là mẹ phải vệ sinh cho bé. Mẹ hãy nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Lưu ý tuyệt đối không bế sốc trẻ lên để tránh chất nôn tràn vào khí quản gây sặc.
Làm sạch chất nôn trong miệng và mũi bằng mềm khăn gạc. Đồng thời vỗ nhẹ lưng giúp trẻ bình tĩnh hơn. Lau sạch cổ và lưỡi trẻ bằng nước ấm, thay quần áo mới.
Ngoài ra, trẻ bị nôn trớ khi tiêu chảy cũng 1 phần giúp đẩy chất độc, vi khuẩn hay virus có hại ra khỏi cơ thể bé. Vì vậy, mẹ cũng nên vệ sinh thân thể và chỗ bé hay nằm bò bị nôn trớ để tránh tình trạng các loại virus, vi khuẩn có thể xâm nhập trở lại cơ thể .
2. Bù nước và chất điện giải cho bé
Đây là bước quan trọng để giúp bé bù đắp lại lượng nước và chất điện giải sau khi bé bị nôn trớ cũng như đi ngoài phân lỏng.
Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch oresol, viên hoặc gói hydrite. Pha dung dịch này sẽ giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân. Mỗi gói oresol lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói oresol với nửa lít nước) còn loại nhỏ thì cần pha với 200ml theo hướng dẫn sử dụng
- Trẻ dưới 2 tuổi: Cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
- Trẻ 2 – 10 tuổi: Cho trẻ uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
Nếu trẻ không thích uống mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác. Khi số lần tiêu chảy của bé không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây.
Đối với trẻ khi tiêu chảy và kèm theo nôn trớ, việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho trẻ uống từng ít một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa, trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.
Nếu như trẻ nôn nên đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho trẻ uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Trẻ được bù nước, điện giải đủ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
IV. Lưu ý khi chăm sóc trẻ đi ngoài nôn trớ
1. Vỗ lưng cho trẻ thường xuyên bị tiêu chảy kèm nôn trớ
Thường xuyên vỗ lưng trẻ sẽ giúp phổi lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và chất dịch trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn. Khi thực hiện vỗ lưng nên cho trẻ nằm nghiêng không gối đầu trẻ dùng khăn mềm kê dưới mông của trẻ tạo thành một góc 15 độ. Sau đó, vỗ liên tục trên lưng bé từ phổi hướng về phía cổ. Khi vỗ tay cần thao tác nhẹ nhàng tránh gây đau cho trẻ.
Thực hiện vỗ liên tục trong vòng 3 phút thì dừng lại. Đối với trẻ nhỏ thì sau khi vỗ phải bế trẻ trên tay ở tư thế an toàn. Khi vỗ lưng cho trẻ, trẻ có thể trớ ra một chút dịch, thức ăn, đây là điều rất bình thường. Mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn sạch quấn dưới cằm cho trẻ trước khi vỗ lưng cho trẻ.
➤ Mẹ có thể tham khảo bài viết 5 biện pháp giảm nôn trớ tại nhà mẹ cần biết để biết cách vỗ ợ hơi đúng cách khi trẻ bị nôn trớ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
Ngoài bù nước và điện giải là điều trị quan trọng đã được nêu ở trên, việc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nôn trớ cũng cần quan tâm.
Khi mắc bệnh, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do bị tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn, vì vậy nếu cho trẻ quá kiêng khem là không hợp lý.
Để trẻ duy trì sức khỏe,và lượng năng lượng đủ cho cơ thể, mẹ cần cung cấp chế độ ăn cân bằng, đủ các nhóm chất là ( tinh bột, chất béo, chất đạm, rau củ). Và mẹ phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
Đối với trẻ nhỏ còn đang bú sữa, thì mẹ vẫn phải tiếp tục cho bé bú để đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
➤ Có thể mẹ quan tâm : Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Đối với tình trạng bệnh kèm theo nôn trớ, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc. Hãy chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn từ từ từng ít một. 3-5 tiếng có thể cho trẻ ăn một lần. Ngoài ra thức ăn nấu cho trẻ cũng nên được nấu chín kỹ, mềm để bé dễ tiêu hóa hơn.
3. Bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích cho trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ
Theo các chuyên gia, bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh của trẻ, tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Trong đó, Bifidobacterium được biết tới là chi lợi khuẩn thống trị của đường ruột. Chủng chiếm tới 90% tổng số lợi khuẩn có trong đại tràng (ruột già). Ruột già được biết là bộ máy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến sự ổn định của đường tiêu hóa. Khi ruột bị các vi sinh vật có hại tấn công, Bifidobacterium trong cơ thể suy giảm mạnh. Thiếu hụt lợi khuẩn Bifidobacterium là nguyên nhân chính trẻ tiêu chảy nặng và tái đi tái lại nhiều lần.
Chính vì vậy, bổ sung các lợi khuẩn, đặc biệt lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ: lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12®, giúp trẻ mau chóng thiết lập hệ sinh thái ổn định trong đường ruột. BB-12 nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡng và tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
- Lợi khuẩn bảo vệ hệ, phục hồi hệ niêm mạc ruột khỏe mạnh cho trẻ: Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12® bám dính vào các tế bào nhung mao niêm mạc ruột, tạo hàng rào bảo vệ kép bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, lợi khuẩn giúp tăng tiết chất nhầy niêm mạc ruột, có nhiệm vụ giữ các chất độc hại do vi khuẩn tiết ra và hấp thu chúng. Ngăn ngừa sự tiêm xúc trực tiếp của niêm mạc ruột với chất độc, giảm sự kích ứng và tình trạng viêm ruột.
- Đối với trẻ tiêu chảy do sử dụng kháng sinh: Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 được chứng minh giúp giảm 1,4 tỷ lệ tiêu chảy, giảm 3 lần nguy cơ mắc tiêu chảy nặng
- Ngoài ra, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12® tiêu hóa triệt để dinh dưỡng giúp hấp thu tối đa dưỡng chất, tăng tốc độ tiêu hóa và giảm thiểu quá trình sinh khí hơi trong đường ruột của trẻ, nhờ vậy cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ
TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Liên hệ hotline tư vấn: 1900 9482 hoặc 0967629482
➤Tham khảo: Bí kíp chọn lợi khuẩn men vi sinh tốt cho bé bị tiêu chảy.
4. Khi nào bé bị tiêu chảy nôn trớ nên cho đi khám bác sĩ
Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng sau, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư:
- Quá yếu để có thể đứng lên;
- Choáng hoặc chóng mặt;
- Bệnh có biểu hiện nặng hơn;
- Ói mửa ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng lẫn máu;
- Không thể giữ chất lỏng hoặc đã nôn ra hơn hai lần;
- Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
- Có triệu chứng mất nước;
- Đi phân có máu;
- Nhỏ hơn một tháng tuổi và bị ba hoặc nhiều đợt tiêu chảy;
- Đi phân tiêu chảy trong vòng tám giờ và không uống đủ nước;
- Bị phát ban;
- Bị đau dạ dày trong hơn hai giờ;
- Không đi tiểu trong 6 giờ nếu là trẻ nhỏ hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn.
Như vậy, bài viết này đã giúp mẹ hiển được tại sao trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ và xách xử lý khi bé gặp tình trạng này. Để được tư vấn thêm về tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo Hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
➤ Tham khảo thêm : Lưu ý các khi sử dụng thuốc cho trẻ bị tiêu chảy.