Các vấn đề về tiêu hoá là tình trạng thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh. Trong các vấn đề đó phải kể đến nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ. Đây là vấn đề mà hầu hết khi các mẹ chăm con mình đều gặp phải. Vậy nhiễm khuẩn đường ruột là gì và trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là gì?
- 2. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột
- 3. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột?
- 4. Các loại thuốc sử dụng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
- 5. Lợi khuẩn – Sản phẩm không phải thuốc hỗ trợ cho trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
- 6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
1. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là tình trạng niêm mạc ruột bị tổn thương do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây nên. Tuỳ vào nguyên nhân và sức khỏe của bé mà các triệu chứng của trẻ có thể ở mức độ khác nhau nhưng phổ biến nhất là tiêu chảy.
2. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm trùng đường tiêu ruột thường kéo dài trong vài ngày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau quặn bụng, khó chịu, sau đó sẽ tiêu chảy. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Nôn mửa, buồn nôn
- Sốt cao, đau đầu, quấy khóc
- Chán ăn, bỏ ăn, phân có chất nhầy hoặc máu.
- Trẻ gầy, ốm, yếu, sụt cân…
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột?
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột:
Vi khuẩn
Thường gặp nhất là 2 loại vi khuẩn là E coli và Salmonella. Với vi khuẩn E.coli khi xâm nhập vào cơ thể chúng tiết ra một loại độc tố có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Còn nhiễm khuẩn Salmonella thường do trẻ ăn phải các thực phẩm chưa chín.
Virus
Đối với virus thì Norovirus là một trong số các loại virus gây nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn đường ruột do virus ở trẻ em.
>>Xem thêm: Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp do Rota virus
Ký sinh trùng
Phải kể đến là Giardiasis đây là một loại ký sinh trùng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột với tỷ lệ cao.
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì có các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn đường ruột hơn như:
- Hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt nên dễ bị nhiễm các vi sinh vật hơn người lớn
- Trẻ đang còn nhỏ trong giai đoạn khám phá nên dễ tiếp xúc với các mầm gây bệnh như đưa mọi thứ vào miệng, môi trường chơi không sạch sẽ…
4. Các loại thuốc sử dụng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp tự chăm sóc là cách điều trị được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn phải sử dụng thuốc dễ điều trị. Dưới đây là các loại thuốc sử dụng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:
4.1. Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân:
Nhóm thuốc kháng sinh
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thì việc dùng thuốc kháng sinh là việc hoàn toàn cần thiết cho trẻ. Vậy dùng loại kháng sinh nào? Dùng trong bao lâu?
Khi dùng kháng sinh cho trẻ thì thầy thuốc sẽ ưu tiên lựa chọn kháng sinh từ kháng sinh nhẹ đến nặng để tránh tình trạng kháng kháng sinh và dự phòng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh cho trẻ theo nguyên tắc 3D:
- Đúng thuốc
- Đúng liều
- Đúng thời gian
Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc thì cần có sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ. Dưới đây là 3 loại kháng sinh mà sẽ được bác sĩ, dược sĩ ưu tiên lựa chọn dùng cho trẻ:
Ưu tiên lựa chọn Biseptol
Biseptol là một hỗn hợp gồm thành phần sulfamethoxazol và trimethoprim. Với tỷ lệ sulfamethoxazol : trimethoprim là 5:1. Đây là kháng sinh có phổ rộng dùng để điều trị trường hợp nhiễm khuẩn gram (-), gram(+), nhưng tác dụng hiệu quả đối với vi khuẩn đường ruột.
Liều dùng với trẻ em:
- Liều lượng: 48 mg /kg cân nặng/ ngày chia làm 2 lần.
- Thời gian sử dụng: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì dùng thuốc trong 10 ngày, nhiễm khuẩn do shigella 5 ngày
Nhóm Cephalosporin thế hệ III (Cefixim)
Dùng thuốc khi trẻ đã bị kháng thuốc Biseptol.
Liều dùng cho trẻ em:
- Trẻ em lớn hơn 12 tuổi hoặc trên 45kg: Với dạng viên Cefixim 200mg 1-2 viên/ngày dùng 1 lần/ngày hoặc chia thành 2 lần/ngày.
- Trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi và không quá 45kg: 8mg/kg/ngày chia làm 1-2 lần.
Nhóm quinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin…)
Quinolon là nhóm kháng sinh phổ rộng, thuốc có tác dụng tốt trên trực khuẩn Gram (-) đường ruột, Gram (+), một số vi khuẩn không điển hình và trực khuẩn mủ xanh.
Liều dùng cho trẻ: Ciprofloxacin
- Uống 7,5 – 15 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần.
- Truyền tĩnh mạch 5 – 10 mg/kg/ngày, truyền trong thời gian từ 30 – 60 phút
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ
4.2. Nhóm thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc điều trị tiêu chảy
Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hoá ở trẻ thì tiêu chảy là triệu chứng phổ biến xảy ra hầu hết ở các trẻ. Nên việc sử dụng các thuốc điều trị tiêu chảy là điều hoàn toàn cấp thiết với trẻ đang bị tiêu chảy.
Thuốc bù nước và điện giải: Oresol, Hydrite…
Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước, mất điện giải nghiêm trọng. Các thuốc như Oresol và Hydrite được bác sĩ lựa chọn cho trẻ.
Cách pha Oresol: Pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Tốt nhất nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ ghi trên bao bì, không nên pha với các loại nước khác.
Cách cho trẻ uống: Mẹ cho trẻ uống chậm và uống thay nước. Tốt nhất là mẹ nên cho trẻ uống từ 50 – 100ml (khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
Thuốc hấp phụ và bao phủ niêm mạc ruột:
Các chất hấp phụ này trơ về mặt hóa học và có cấu trúc đặc biệt, vì vậy nó có khả năng hút giữ các vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, siêu vi và các khí sinh ra trong ống tiêu hóa (là những tác nhân làm kích thích niêm mạc).
Sau đó được thải ra ngoài kéo theo các chất mà nó hút giữ, các chất hấp phụ này không hòa tan và không hấp thu vào cơ thể nên an toàn cho trẻ. Thuốc được dùng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy của trẻ ngoài ra, còn dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp.
Cách dùng thuốc: Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì với nước đối với trẻ nhỏ mẹ có thể trộn vào thức ăn lỏng của trẻ. Sử dụng thuốc ngay sau khi pha xong không để quá lâu.
Lưu ý: Nhóm thuốc này tác dụng hiệu quả với người lớn nhưng chưa có nghiên cứu rõ ràng tác dụng của thuốc đối với trẻ em. Vì vậy, khi dùng mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng không nên tự ý dùng.
Thuốc làm giảm triệu chứng: Loperamid
Loperamid làm giảm nhu động thành ruột, tăng lực co thắt hậu môn, giảm tiết dịch đường tiêu hóa nên làm giảm sự mất dịch, giảm thể tích phân, cầm tiêu chảy khá nhanh. Loperamid với liều dùng trong điều trị tiêu chảy thì ít độc cho hệ thần kinh trung ương của người lớn.
Tuy nhiên, nó có thể gây các triệu chứng thần kinh cho trẻ dưới 6 tuổi. Vì vậy không dùng Loperamid cho trẻ dưới 6 tuổi.
4.3. Các sản phẩm không phải thuốc thuốc hỗ trợ điều trị cho trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Tiêu chảy xảy ra do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Việc bổ sung men vi sinh là cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể trẻ. Từ đó lập lại trạng thái cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu việc bổ sung lợi khuẩn thì rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của bé.
Các lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị tiêu chảy:
- Bổ sung đủ lượng lợi khuẩn giúp tái cân bằng hệ vi sinh. Từ đó, hạn chế các vấn đề tiêu hoá bạn có thể gặp như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón..
- Giúp tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột, giảm các tổn thương. Bên cạnh đó, hỗ trợ phục hồi các tế bào ruột bị tổn thương nhờ tăng thải trừ các loại độ tố.
- Bổ sung lợi khuẩn còn giúp ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Giúp tăng sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể giảm các tình trạng nhiễm khuẩn của bạn.
Thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy. Việc tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em có thể khiến trẻ bị sốt. Do đó, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol, diclofenac…Khi tình trạng sốt của trẻ được cải thiện thì mẹ nên kích thích trẻ ăn để nhanh chóng lấy lại sức. Bên cạnh đó mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
Bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm là một trong các khuyến cáo mới trong phác đồ điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ em hiện nay. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ giảm thời gian và mức độ tiêu chảy của trẻ, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới.
Bên cạnh đó, kẽm giúp kích thích trẻ ăn ngon và sự tăng trưởng của bé. Mẹ nên cho trẻ uống kẽm sớm để dự phòng tiêu chảy ở bé. Tốt nhất nên uống kẽm vào lúc đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn.
Liều dùng kẽm cho trẻ được khuyến cáo:
- Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: uống 10mg/ngày trong 10-14 ngày
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: uống 20mg/ngày trong 10-14 ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách
5. Lợi khuẩn – Sản phẩm không phải thuốc hỗ trợ cho trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Tiêu chảy xảy ra do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Việc bổ sung men vi sinh là cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể trẻ. Từ đó lập lại trạng thái cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu việc bổ sung lợi khuẩn thì rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của bé.
Các lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị tiêu chảy
- Bổ sung đủ lượng lợi khuẩn giúp tái cân bằng hệ vi sinh. Từ đó, hạn chế các vấn đề tiêu hoá bạn có thể gặp như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón..
- Giúp tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột, giảm các tổn thương. Bên cạnh đó, hỗ trợ phục hồi các tế bào ruột bị tổn thương nhờ tăng thải trừ các loại độ tố.
- Bổ sung lợi khuẩn còn giúp ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Giúp tăng sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể giảm các tình trạng nhiễm khuẩn của bạn.
6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Ngoài dùng các thuốc điều trị việc chăm sóc bé tại nhà sẽ giúp bệnh tình của bé cải thiện nhanh hơn và giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một vài mẹo chăm sóc bé tại nhà mà mẹ nên biết khi chăm sóc bé:
- Bổ sung nước trong khẩu phần ăn của bé. Mẹ có thể nấu các món dạng lỏng hoặc cho trẻ bú nhiều hơn. Điều này làm giảm tình trạng mất nước của trẻ.
- Tránh nước ép trái cây vì chúng không có thể làm tăng tiêu chảy ở trẻ.
- Việc sử dụng các chất bù nước và điện giải sẽ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Ăn thức ăn với lượng nhỏ và để dạ dày của trẻ nhanh phục hồi.
- Chia nhỏ các khẩu phần ăn của trẻ trong ngày.
- Bổ sung các thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ, bên cạnh đó tăng cường protein trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Mẹ tránh cho trẻ ăn các đồ ăn tanh, đồ sống, đồ ngọt điều này khiến bệnh tình trẻ trở nên tệ hơn.
Khi bệnh tình của trẻ trở nặng như sốt cao, nôn mửa liên tục, hôn mê… thì mẹ hãy đưa bé đến trung tâm y tế để được cứu chữa kịp thời. Tránh các biến chứng nặng nề có thể xảy ra với bé.
Tổng kết
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ xảy ra khá thường xuyên và phổ biến ở trẻ nhỏ. Do hệ thống tiêu hoá của bé còn non nớt và sức đề kháng của trẻ khá thấp nên trẻ dễ mắc bệnh. Trên đây là các thuốc và hướng dẫn chăm sóc trẻ khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Mong bài viết giúp cho mẹ phần nào trong quá trình chăm sóc trẻ trưởng thành.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liện hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482